Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Chương 1 : Các thí nghiệm của Men Đen (tiếp)

Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Chương 1 : Các thí nghiệm của Men Đen (tiếp)

I/MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :

-Học sinh trình bày được mục đích, nhiệm vụ và ý nghĩa của di truyền học; Hiểu được công lao và trình bày được phương pháp phân tích các thế hệ lai của Men Đen; Hiểu và ghi nhớ một số thuật ngữ và kí hiệu trong di truyền học

-Rèn kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình

-Xây dựng ý thức tự giác và thói quen học tập môn học

 

doc 152 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1428Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Chương 1 : Các thí nghiệm của Men Đen (tiếp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lớp: 9A- Tiết: 2 - Ngày giảng: 18/08/2009 - Sĩ số: 
Lớp: 9B- Tiết: 1- Ngày giảng: 18/08/2009 - Sĩ số: 
Chương 1 : Các thí nghiệm của men đen
 Tiết 1 : Men đen và di truyền học
I/Mục đích yêu cầu :
-Học sinh trình bày được mục đích, nhiệm vụ và ý nghĩa của di truyền học; Hiểu được công lao và trình bày được phương pháp phân tích các thế hệ lai của Men Đen; Hiểu và ghi nhớ một số thuật ngữ và kí hiệu trong di truyền học
-Rèn kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình
-Xây dựng ý thức tự giác và thói quen học tập môn học
II/Chuẩn bị : 
-Giáo viên : giáo án + tranh vẽ các cặp tính trạng trong thí nghiệm của Men Đen
Học sinh: tìm hiểu trước nội dung bài học 
III/Tiến trình lên lớp :
1/Kiểm tra bài cũ : Sách vở học tập
2/Bài mới : 
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Nội dung
*Hoạt động 1 : Di truyền học
-Yêu cầu hs làm bài tập mục sGK-5 : Liên hệ bản thân mình có những điểm giống và khác bố mẹ
-Giải thích: Đặc điểm giống bố mẹ là hiện tượng di truyền
-đặc điểm khác bố mẹ là hiện tượng biến dị
?Thế nào là di truyền và biến dị
-giải thích: Biến dị và di truyền là hai hiện tượng song song gắn liền với quá trình sinh sản
-tổng kết
-Trình bày những đặc điểm của bản thân giống và khác bố mẹ về chiều cao, màu mắt, hình dạng, tai...
-nêu được hai hiện tượng di truyền và biến dị
I/ Di truyền học:
-Di truyền là hiện tượng truyền đạt các tính trạng của bố mẹ, tổ tiên cho các thế hệ con cháu
-biến dị là hiện tượng con sinh ra khác bố mẹ và khác nhau về nhiều chi tiét
-Di truyền học nghiên cứu cơ sở vật chất, cơ chế, tính quy luật của hiện tượng di truyền và biến dị
*Hoạt động 2 : Men Đen người đặt nền móng cho di truyền học:
- Giới thiệu tiểu sử của
 Men Đen
- Cho hs quan sát tranh vẽ hình 1.2 SGK-6
- Yêu cầu hs nghiên cứu thông tin và nêu phương pháp nghiên cứu của Men Đen
?Vì sao Men Đen chọn đậu Hà Lan làm đối tưọng nghiên cứu
- Thông báo: Men Đen đã tách ra từng cặp tính trạng, theo dõi sự thể hiện cặp tính trạng đó qua các thế hệ lai. Đây là điểm độc đáo trong phương pháp phân tích di truyền của ông- phương pháp phân tích các thế hệ lai, nhờ đó ông đã phát hiện ra các quy luật di truyền
-1hs đọc tiểu sử cho cả lớp theo dõi
-Đọc kĩ thông tin và trình bày được nội dung cơ bản của phương pháp phân tích các thế hệ lai
-Do dễ trồngvà có thể phân biệt nhau rõ ràng về các tính trạng tương phản, tự thụ phấn nghiêm ngặt nên dễ dàng tạo ra dòng thuần
II/ Men đen – người đặt nền móng cho di truyền học:
-Phương pháp phân tích các thế hệ lai SGK-6 
Hoạt động 3: Một số thuật ngữ và kí hiệu cơ bản của di truyền học:
-Hướng dẫn hs nghiên cứu một số thuật ngữ
-giới thiệu một số kí hiệu
-lấy ví dụ cụ thể từng thuật ngữ
III/ Một số thuật ngữ và kí hiệu cơ bản của Di truyền học:
a/ Thuật ngữ:
-Tính trạng
-Cặp tính trạng tưong phản
-Nhân tố di truyền
-Giống ( dòng) thuần chủng
b/ Kí hiệu ( SGK-7)
3/Củng cố :
--Yêu cầu đọc tổng kết toàn bài , Giáo viên tổng kết toàn bài học 
-Hướng dẫn trả lời câu 4 SGK: Men Đen chọn các cặp tính trạng tương phản khi thực hiện các phép lai vì thuận tiện cho việc theo dõi sự di truyền của các cặp tính trạng
-Giáo viên tổng kết toàn bài học 
4/Hướng dẫn về nhà : 
-Học và trả lời các câu hỏi sgk 
-Tìm hiểu trước bài sau , Đọc phần “em có biết”.
Lớp: 9A- Tiết: 4 - Ngày giảng: 21/08/2009 - Sĩ số: 
Lớp: 9B- Tiết: 3- Ngày giảng: 22/08/2009 - Sĩ số: 
Tiết 2 : lai một cặp tính trạng 
I/Mục đích yêu cầu :
-Học sinh trình bày và phân tích được thí nghiệm lai một cặp tính trạng của Men Đen; Hiểu và ghi nhớ các khái niệm kiểu hình, kiểu gen, thể đồng hợp, thể dị hợp , phát biểu được nội dung quy luật phân li; Giải thích được kết quả thí nghiệm theo quan điểm của Men Đen
-Phát triển kĩ năng phân tích kênh hình, phân tích số liệu
-Củng cố niềm tin vào khoa học khi nghiên cứu tính quy luật của hiện tượng sinh học
II/Chuẩn bị : 
-Giáo viên : giáo án + tranh phóng to hình 2.2 và 2.3 SGK trang 9
-Học sinh: tìm hiểu trước nội dung bài học 
III/Tiến trình lên lớp :
1/Kiểm tra bài cũ : Trong quá trình học 
2/Bài mới : 
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Nội dung
*Hoạt động 1 : Tìm hiểu Thí nghiệm của Menđen 
-Hướng dẫn hs quan sát tranh 2.1 SGK-8 giới thiệu sự thụ phấn nhân tạo trên hoa đậu Hà lan
-Sử dụng bảng 2 để phân tích các khái niệm: Kiểu hình, tính trạng trội, tính trạng lặn
? nhận xét kiểu hình ở F1
?Xác định tỉ lệ kiểu hình ở F2 trong từng trưòng hợp
-cho hs quan sát tranh vẽ hình 2.2 SGK-9
?Trình bày thí nghiệm của Men Đen
-nhấn mạnh về sự thay đổi giống làm mẹ thì kết quả thu được không thay đổi và từ đó thấy được vai trò di truyền của bố mẹ là như nhau
-Yêu cầu hs làm bài tập điền từ SGK-9
-yêu cầu hs nhắc lại nội dung quy luật phân li
-Tổng kết
-phân tích bảng 2 , thảo luận trong nhóm để rút ra tỉ lệ
-Kiểu hình F1 mang tính trnạg trội của bố hoặc mẹ
-Hoa đỏ : Hao trắng= 705: 224 =3,14:1= 3:1
-Thân cao: thân lùn= 487: 177 = 2,8: 1 = 3: 1
-Quả lục : quả vàng= 428: 224= 3,14: 1= 3:1
-Dựa vào hình 2.2 để trình bày thí nghiệm, lớp nhận xét bổ xung
-Lựa chọn cụm từ điền vào chỗ trống:
1: đồng tính
2: 3 trội: 1 lặn
I/ Thí nghiệm của Men Đen 
1/ Các khái niệm:
-Kiểu hình : Là tổ hợp các tính trạng của cơ thể
-Tính trạng trội: Là tính trạng biểu hiện ở F1
-Tính trạng lặn: Là tính trạng đến F2 mới được biểu hiện
2/ Thí nghiệm:
a/ Đối tượng: đậu Hà Lan khác nhau về 1 cặp tính trạng thuần chủng tương phản
b/Phương pháp tiến hành: SGK-8
c/ Kết quả thí nghiệm:
P: Hoa đỏ X Hoa trắng
F1 : Hoa đỏ
F2: 3 hoa đỏ : 1 hoa trắng
( Kiểu hình có tỉ lệ 3 trội : 1 lặn)
3/Nội dung quy luật phân li
Khi lai hai bố mẹ khác nhau về một cặp tính trạng thuần chủng tương phản thì F2 phân li tính trạng theo tỉ lệ trung bình 3 trội : 1 lặn
*Hoạt động 2 : Men Đen giải thích kết quả thí nghiệm
-Men Đen nhận thấy các tính trạng không trộn lẫn vào nhau như quan niệm đương thời
_Nêu quan niệm của Men Đen về giao tử thuần khiết
-Treo tranh vẽ cho hs quan sát sơ đồ giải thích kết quả thí nghiệm lai một cặp tính trnạg của Men đen
? Tỉ lệ các loại giao tử ở F1 và tỉ lệ các loại hợp tử ở F2
? Tại sao F2 lại có tỉ lệ 3 hoa đỏ: 1 hoa trắng
-Tổng kết lại cách giải thích kết quả là sự phân li mỗi nhân tố di truyền về một giao tử và giữ nguyên bản chất như cơ thể thuần chủng của P
-Quan sát tranh vẽ , thảo luận nhóm xác định được: 
+G F1 : 1A : 1a
+ Hợp tử F2 có tỉ lệ : 
1AA : 2A a: 1aa
+Hợp tử A a , biểu hiện kiểu hình trội giống hợp tử AA
II/ Men Đen giải thích kết quả thí nghiệm
-Theo Men Đen:
+Mỗi tính trạng do cặp nhân tố di truyền quy định
+Trong quá trình phát sinh giao tử có sự phân li của cặp nhân tố di truyền
+Các nhân tố di truyền được tổ hợp lại trong thụ tinh 
3/Củng cố :
-Yêu cầu đọc tổng kết toàn bài 
-Cho HS làm bài tập 4 SGK
GV gợi ý;
P: Mắt đen x Mắt đỏ
 AA aa
Gp : A a
F1: Aa x Aa
Gf1 1A :1a ; 1A :1a
F2 1AA :2Aa :1aa
 3 cá mắt đen :1 cá mắt đỏ
4/Hướng dẫn về nhà : 
-Học bài và làm bài tập SGK
-Học phần ghi nhớ
-Đọc trước bài 3 “Lai một cặp tính trạng”
Lớp: 9A- Tiết: 2 - Ngày giảng: 25/08/2009 - Sĩ số: 
Lớp: 9B- Tiết: 1- Ngày giảng: 25/08/2009 - Sĩ số: 
Tiết 3 : lai một cặp tính trạng (Tiếp) 
I/Mục đích - yêu cầu :
Học xong bài này, HS phải:
-Hiểu và trình bày được nội dung,mục đích và ứng dụng của phép lai phân tích; Hiểu và giải thích được vì sao quy luật phân li chỉ nghiệm đúng trong những điều kiện nhất định; Nêu được ý nghĩa của quy luật phân li đối với lĩnh vực sản xuất.; Hiểu và phân biệt được sự di truyền trội không hoàn toàn và trội hoàn toàn; 
-Rèn tư duy phân tích, so sánh, viết sơ đồ lai, hoạt động nhóm.
-Giáo dục ý thức học tập và yêu thích môn học.
II/Chuẩn bị : 
-Giáo viên : giáo án + Tranh phóng to H3SGK+ phiếu học tập
-Học sinh: tìm hiểu trước nội dung bài học 
III/Tiến trình lên lớp :
1/Kiểm tra bài cũ : Sử dụng câu hỏi 1; 2- SGK
2/Bài mới : 
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Nội dung
*Hoạt động 1 : Tìm hiểu Lai phân tích:
-Yêu cầu hs nêu các loại hợp tử ở F2 trong thí nghiệm của Men Đen.
-Từ kết quả trên gv phân tích các kháI niệm Kiểu gen, thể đồng hợp,thể dị hợp.
-Yêu cầu hs xác định kết quả của phép lai:
+P: hoa đỏ x hoa trắng
 AA aa
=> hoa đỏ có hai kiểu gen AA và aa 
? Làm thế nào để xác định được kiểu gen của cá thể mang tính trạng trội? 
=> đó là phép lai phân tích
-Yc hs làm bài tập điền từ tr.11
-Gọi 1 hs nhắc lại khái niệm lai phân tích
-Giáo viên đưa thêm ví dụ
- 1AA: 2Aa: 1aa
-Ghi nhớ khái niệm
-Thảo luận nhóm:
Viết sơ đồ lai
Đại diện các nhóm trình bày kết quả 
-Đem lai với cá thể mang tính trạng trội
-1: trội; 2: kiểu gen; 3;lặn
4:đồng hợp; 5;dị hợp
-1-2 hs nhắc lại khái niệm lai phân tích.
III/ Lai phân tích: 
1/ Một số khái niệm:
a/ Kiểu gen: là tổ hợp toàn bộ các gen trong tế bào của cơ thể
b/ Thể đồng hợp: là kiểu gen chứa cặp gen tương ứng giống nhau
c/Thể dị hợp: là kiểu gen chứa cặp gen tương ứng giống nhau
2/Lai phân tích:
-Lai phân tích là phép lai giưa cá thể mang tính trạng trội cần xác định kiểu gen với ca thể mang tính trạng lặn.
+Nếu kết quả phép lai đồng tính thì cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen đồng hợp
+ Nếu kết quả phép lai phân li theo tỉ lệ 1:1 thì cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen dị hợp.
*Hoạt động 2 : Tìm hiểu ý nghĩa tương quan trội- lặn:
-Yêu cầu hs nghiên cứu thông tin SGK và thảo luận:
? Nêu tương quan trội- lặn trong tự nhiên
? Xác định tính trạng trội và lặn nhằm mục đích gì
? Việc xác định độ thuần chủng của giống có ý nghĩa gì trong sản xuất
? Muốn xác định giống có thuần chủng hay không cần phảithực hiện phép lai nào
-Nghiên cứu thông tin SGK
=> thảo luận nhóm thống nhát ý kiến trả lời; nhóm khác nhận xét và bổ sung.
-Xác định được cần phải sử dụng phép lai phân tích và nêu nội dung phương pháp
II/ ý nghĩa tương quan trội- lặn:
-Trong tự nhiên mối tương quan trội- lặn là phổ biến.
-Tính trạng trội thường là tính trạng tốt, do đó cần xác định tính trạng trội và tập trung nhiều gen trội quý vào một kiểu gen tạo giống có ý nghĩa kinh tế.
-trong chọn giống để tránh sự phân li tính trạng phảI kiểm tra độ thuần chủng của giống.
*Hoạt động 2 : Tìm hiểu trội không hoàn toàn:
-Yêu cầu hs quan sát H3, nghiên cưa thông tin SGK:
? Nêu sự khác nhau về kiểu hình ở F1, F2 giữa trội không hoàn toàn với thí nghiệm của Men Đen
-Yêu cầu hs làm bài tập điền từ
? Em hiểu thế nào là trội không hoàn toàn
-Gv nhận xét kết luận
-Hs nghiên cứu thông tin SGK và hình và xác định được kiểu hình của trội không hoàn toàn:
F1: tính trạngk trung gian
F2: 1 trội: 2 trung gian: 1 lặn
-Yêu cầu hs điền được các cụm từ 
1: tính trạng trung gian
2: 1:2:1
-Hs liên kếtkiến thức trả lời
III/Trội không hoàn toàn:
-Trội không hoàn toàn là hiện tượng di truyền trong đó kiểu hình của F1 biểu hiện tính trạng trung gian giữa bố và mẹ, còn F2 có tỉ lệ kiểu hình là 1:2:1.
3/Củ ... iun đất : đất 
-giun đũa : kí sinh trong cơ quan tiêu hoá của người
-Sáo : không khí 
b) Các nhân tố sinh thái ảnh hưởng đến đời sống của bò là : ánh sáng , nhiệt độ , không khí , nước , cỏ ,ve , người , sán lá gan , sáo 
*Các nhân tố sinh thái đó thuộc 3 nhóm :
-Nhân tố v ô sinh : ánh sáng , nhiệt độ ,không khí và nước
-Nhân tố hữu sinh :cỏ , ve , sán lá gan , sáo
-Nhân tố con người : con người
4/ Nhận xét và hướng dẫn về nhà :
-Thu bài và nhận xét nhanh ý thức làm bài kiểm tra 
-Tìm hiểu trước bài sau . 
Ngày soạn : / /2008
Ngày giảng : / /2008
Tiết 54 : thực hành hệ sinh thái
I/ Mục đích yêu cầu : 
-Nêu được các thành phần của hệ sinh thái , chuỗi thức ăn , lưới thức ăn 
-Qua bài học giúp cho học sinh yêu thiên nhiên , nâng cao ý thức bảo vệ môi trường 
II/Chuẩn bị : 
Giáo viên : Giáo án và sưu tầm các tài liệu liên quan đến bài học ,dao con , dụng c ụ đào đất , vợy bắt côn trùng, giấy ni lông , kính lúp 
Học sinh : chuẩn b ị thêm các dụng cụ bắt và đào côn trùng 
III/Tiến trình lên lớp : 
1/ổn định tổ chức :
2/Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra sự chuẩn bị các dxụng c ụ học bài thực hành của học sinh
3/Bài thực hành :
* Phương pháp : Giáo viên nêu yêu cầu của bài thực hành 
-Điều tra các thành phần của hệ sinh thái 
-Xác định thành phần sinh vật trong khu v ực quan sát 
-Yêu cầu học sinh quan sát, lấy các dụng cụ để bắt các sinh vật trong tự nhiên , tìm ra các mối quan hệ giữa chúng 
-Yêu cầu trật tự trong quá trình học thực hành 
-Quan sát và đối chiếu trong thực tế sau đó hoàn thành vào các bảng 
Bảng 51.1 : các thành phần của hệ sinh thái
Các nhân tố vô sinh
Các nhân tố hữu sinh
-Những nhân tố vô sinh trong tự nhiên : Đất, cát, độ dốc, độ ẩm cao 
-Những nhân tố vô sinh do con người tạo nên : Ruộng bậc thang, thác nước nhân tạo , mái che nắng 
-Các nhân tố hữu sinh trong tự nhiên: Sinh vật sản xuất:+ cây cỏ , cây gỗ lớn, cây gỗ nhỏ Sinh vật tiêu thụ cấp 1 : châu chấu, sâu ăn lá cây , ong Sinh vậy tiêu thụ cấp 2: chuột , bọ ngựa  Sinh vật phân giải : nấm , giun đất
-Các nhân tố hữu sinh do con người tạo nên:cây trồng và vật nuôi trong vùng
Bảng 51.2. thành phần thực vật trong khu vực thực hành
 ( Quan sát ruộng lúa )
Loài có nhiều cá thể nhất
Loài có nhiều cá thể
Loài có ít cá thể
Loài có rất ít cá thể
Tên loài : cây lúa 
Tên loài : bèo tấm
Tên loài : cỏ bợ 
Tên loài : bèo tây
Bảng 51.3 : thành phần động vật trong khu vực thực hành
Loài có nhiều cá thể nhất
Loài có nhiều cá thể
Loài có ít cá thể
Loài rất ít cá thể
Tên loài: Châu chấu
Rệp hại lúa
Tên loài : Con giun
Con châu chấu voi
4/Nhận xét và hướng dẫn về nhà :
-Sưu tầm thêm các động thực vật quan sát được trong môi trường sống, ghi tên loài vào bảng hoàn chỉnh
-Hoàn thành vào các bảng 51.1 – 51.2 – 51.3 
-Tìm hiểu v à sưu tầm các nội dung điền vào bảng 51.4 chuẩn bị giờ sau học tiếp
Ngày soạn : / /2008
Ngày giảng : / /2008
Tiết 55: thực hành hệ sinh thái
(tiếp theo )
I/Mục đích yêu cầu :
-Học sinh tiếp tục nêu các thành phần của hệ sinh thái và một chuỗi thức ăn 
-Qua bài học giúp học sinh yêu thiên nhiên v à nâng cao ý thức bảo vệ môi trường
II/ Chuẩn bị :
-Giáo viên : Giáo án , sưu tầm các mẫu vật thực hành 
-Học sinh: Tìm hiểu tiếp các sinh v ật có trong thiên nhiên khu vực sống ở địa phương
III/Tién trình lên lớp : 
1/ổn định tổ chức :
2/kiểm tra bài cũ : trong quá trình học 
3/Bài mới : 
Phương pháp : Yêu cầu các nhóm học sinh quan sát ,thảo luận và hoàn thành vào các bảng trong sách giáo khoa – Bảng 51.3 và bảng 51.4 
Giáo viên : Tổng kết và nhận xét việc học bài thực hành của học sinh 
Bảng 51.3 .thành phần động vật trong khu vực thực hành ( Ao cá )
Loài có nhiều cá thể nhất 
Loài có nhiều cá thể 
Loài có ít cá thể
Loài rất ít cá thể 
Tên loài : Cá rô phi 
Tên loài : cá mè 
Tên loài : tôm
Ba ba , ếch , rắn 
Bảng 51.4 .các thành phần sinh vật trong hệ sinh thái 
Sinh vật sản xuất
Tên loài : bèo tấm
Môi trường sống : Dưới nước 
động vật ăn thực vật(sinh vật tiêu thụ )
Tên loài : cá
Thức ăn của từng loài : cá ăn bèo tấm ,rong rêu và các sinh vật nhỏ khác 
động vật ăn thịt ( sinh vật tiêu thụ )
Tên loài : cá to ăn con cung quăng nhỏ và nhiều loài động vật nhỏ khác 
Thức ăn của loài cá to : tép nhỏ , cá nhỏ 
động vật ăn thịt (động vật ăn các động vật ở trên)
Tên loài : ếch , rắn 
Thức ăn của loài rắn : cá ,muỗi 
Sinh vật phân giải
Nấm 
-giun đất 
Môi trường sống : trong đất , kí sinh trên các động vật khác 
4/Củng cố và hướng dẫn về nhà :
- vẽ chuôĩ thức ăn và lươí thức ăn quan sát được 
-tìm hiểu trước nội dung bài học sau
Ngày soạn : / /2008
Ngày giảng : / /2008
Tiết 56 : tác động của con người đối với môi trường
I/Mục đích yêu cầu :
-học sinh chỉ ra được các hoạt động của con người làm thay đổi thiên nhiên,từ đó có trách nhiệm với bản thân ,cộng đồng và bảo vệ môi trường trong hiện tại và tương lai 
-Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường sống và thu thập các kién thức trong thực tế 
II/Chuẩn bị : 
-Giáo viên : giáo án và các tài liệu có lien quan đến nội dung bài dạy 
-Học sinh: tìm hiểu trước nội dung bài học 
III/Tiến trình lên lớp :
1/ổn định tổ chức :
2/Kiểm tra bài cũ : Trong quá trình học 
3/Bài mới : 
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Nội dung 
*Hoạt động 1 : Tìm hiểu tác động của con người tới môi trường qua các thời kì phát triển của xã hội 
-Yêu cầu học sinh quan sát trnh vẽ Hình 53.1 và nhận xét tác động của con người qua các thời kì lịch sử 
-Thảo luận trả lời : +con người đốt lửa ---cháy rừng ---dồn thú dữ ---thú bị nướng chín từ đó con người chuyển sang ăn thịt chín và từ đó con người chuyển sang chặt phá rừng và săn bắt bừa bãi làm giảm diện tích rừng và gây ô nhiễm môi trường 
I/Tác động của con người tới môi trường qua các thời kì phát triển của xã hội 
*Kết luận :
Tác động của con người : 
-Thời kì nguyên thuỷ : Đốt rừng , đào hố săn bắn thú dữ ---- giảm diẹn tích rừng 
-Xã hội nông nghiệp :+Trồng trọt , chăn nuôi 
+Phá rừng làm khu dân cư , khu sản xuất --- thay đổi đất và tầng nước mặt 
-Xã hội công nghiệp :+ Khai thác tài nguyen bừa bãi , xây dựng nhiều khu công nghiệp ----đất càng thu hẹp 
+rác thải lớn 
*Hoạt động 2 : Tác động của con người làm suy thoái tự nhiên 
-Những hoạt động nào của con người làm phá huỷ môi trường tự nhiên ?
-Hậu quả từ những hoạt động của con người là gì ? 
-Ngoài những hoạt động của con người trong bảng 53.1 hãy cho biết còn hoạt động nào của con người gây ra ô nhiễm môi trường ?
-Trình bày hậu quả của việc chặt phá rừng bừa bãi và gây cháy rừng ? 
-Thảo luận và trả lời : Xây dựng các nhà máy , các khu công nghiệp ,chất thải công nghiệp nhiều 
-Gây ra hiện tượng lũ quét , lở đất  
II/Tác động của con người làm suy thoái môi trường tự nhiên 
-Nhiều hoạt động của con người đã gây hậu quả rất sấu 
+Mất cân bằng sinh thái 
+Xói mòn đất --- Gây lũ lụt diện tích rộng , hạn hán kéo dài , ảnh hưởng mạch nước ngầm.
+Nhiều loài sinh vật bị mất , đặc biệt nhiều loài động vật quý hiém có nguy cơ bị tuyệt chủng 
*Hoạt động 3 : Tìm hiểu vai trò của con người trong việc bảo vệ và cải tạo môi trường tự nhiên
-Con người đã làm gì để cải tạo và bảo vệ môi trường 
-Thảo luận và trả lời : +phủ xanh đồi trọc
+xây dựng khu bảo tồn 
+xây dựng nhà máy thuỷ điện 
III/ vai trò của con người trong việc bảo vệ và cải tạo môi trường tự nhiên
-hạn chế sự gia tăng dân số 
-Sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên 
-Pháp lệnh bảo vệ sinh vật 
-Phục hồi trồng rừng 
-xử lí rác thải 
-Lai tạo giống có năng suất và phẩm chất tốt 
4/Củng cố :
--Yêu cầu đọc tổng kết toàn bài 
-Giáo viên tổng kết toàn bài học 
5/Hướng dẫn về nhà : -Học và trả lời các câu hỏi sgk -Tìm hiểu trước bài sau 
Ngày soạn : 
Ngày giảng : 
Tiết 56 : tác động của con người đối với môi trường
I/Mục đích yêu cầu :
-học sinh chỉ ra được các hoạt động của con người làm thay đổi thiên nhiên,từ đó có trách nhiệm với bản than ,cộng đồng và bảo vệ môi trường trong hiện tại và tương lai 
-Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường sống và thu thập các kién thức trong thực tế 
II/Chuẩn bị : 
-Giáo viên : giáo án và các tài liệu có lien quan đến nội dung bài dạy 
-Học sinh: tìm hiểu trước nội dung bài học 
III/Tiến trình lên lớp :
1/ổn định tổ chức :
2/Kiểm tra bài cũ : Trong quá trình học 
3/Bài mới : 
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Nội dung
*Hoạt động 1 : Tìm hiểu tác động của con người tới môi trường qua các thời kì phát triển của xã hội 
-Yêu cầu học sinh quan sát trnh vẽ Hình 53.1 và nhận xét tác động của con người qua các thời kì lịch sử 
-Thảo luận trả lời : +con người đốt lửa ---cháy rừng ---dồn thú dữ ---thú bị nướng chín từ đó con người chuyển sang ăn thịt chín và từ đó con người chuyển sang chặt phá rừng và săn bắt bừa bãi làm giảm diện tích rừng và gây ô nhiễm môi trường 
I/Tác động của con người tới môi trường qua các thời kì phát triển của xã hội 
*Kết luận :
Tác động của con người : 
-Thời kì nguyên thuỷ : Đốt rừng , đào hố săn bắn thú dữ ---- giảm diẹn tích rừng 
-Xã hội nông nghiệp :+Trồng trọt , chăn nuôi 
+Phá rừng làm khu dân cư , khu sản xuất --- thay đổi đất và tầng nước mặt 
-Xã hội công nghiệp :+ Khai thác tài nguyen bừa bãi , xây dựng nhiều khu công nghiệp ----đất càng thu hẹp 
+rác thải lớn 
*Hoạt động 2 : Tác động của con người làm suy thoái tự nhiên 
-Những hoạt động nào của con người làm phá huỷ môi trường tự nhiên ?
-Hậu quả từ những hoạt động của con người là gì ? 
-Ngoài những hoạt động của con người trong bảng 53.1 hãy cho biết còn hoạt động nào của con người gây ra ô nhiễm môi trường ?
-Trình bày hậu quả của việc chặt phá rừng bừa bãi và gây cháy rừng ? 
-Thảo luận và trả lời : Xây dựng các nhà máy , các khu công nghiệp ,chất thải công nghiệp nhiều 
-Gây ra hiện tượng lũ quét , lở đất  
II/Tác động của con người làm suy thoái môi trường tự nhiên 
-Nhiều hoạt động của con người đã gây hậu quả rất sấu 
+Mất cân bằng sinh thái 
+Xói mòn đất --- Gây lũ lụt diện tích rộng , hạn hán kéo dài , ảnh hưởng mạch nước ngầm.
+Nhiều loài sinh vật bị mất , đặc biệt nhiều loài động vật quý hiém có nguy cơ bị tuyệt chủng 
*Hoạt động 3 : Tìm hiểu vai trò của con người trong việc bảo vệ và cải tạo môi trường tự nhiên
-Con người đã làm gì để cải tạo và bảo vệ môi trường 
-Thảo luận và trả lời : +phủ xanh đồi trọc
+xây dựng khu bảo tồn 
+xây dựng nhà máy thuỷ điện 
III/ vai trò của con người trong việc bảo vệ và cải tạo môi trường tự nhiên
-hạn chế sự gia tăng dân số 
-Sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên 
-Pháp lệnh bảo vệ sinh vật 
-Phục hồi trồng rừng 
-xử lí rác thải 
-Lai tạo giống có năng suất và phẩm chất tốt 
4/Củng cố :
--Yêu cầu đọc tổng kết toàn bài 
-Giáo viên tổng kết toàn bài học 
5/Hướng dẫn về nhà :-Học và trả lời các câu hỏi sgk -Tìm hiểu trước bài sau 
Nếu thấy hay thì nhớ thanhk nhé: maitancl@gmail.com
Còn nhiều g/a hay nữa

Tài liệu đính kèm:

  • docSINH HOC 9 ca nam.doc