Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Chương 1: Các thí nghiệm của Men đen (tiết 1)

Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Chương 1: Các thí nghiệm của Men đen (tiết 1)

- Tính trạng . Tính trạng tương phản

- Nhân tố di truyền

- Gen , Gen đồng hợp trội , đồng hợp lặn , Gen dị hợp tử

- Kiểu gen . Kiểu hình

- Cơ thể thuần chủng

- Tính trạng trội , lặn. Tính trạng trung gian.

 

doc 40 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 977Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Chương 1: Các thí nghiệm của Men đen (tiết 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài soạn sinh học lớp 9
 Chương 1: Các thí nghiệm của Men đen
A/ Lý thuyết.
I- Các thí nghiệm của Men đen:
TN của MĐ
Nội dung ĐL
ĐK Nghiệm đúng
Cơ sở tế bào học
ĐL đồng tính
PTC: Vàng x xanh
F1 : 100% Vàng
- PTC
- Trội phải trội hoàn toàn
-nhân tố di tr
-Giao tử thuầnk F1 nhận 2 G tử
-trong TT
- Sơ đồ lai
ĐL Phân tính
PTC: Vàng x xanh
F1 : 100% Vàng
F2: 3 vàng : 1 xanh
- PTC
- Trội phải trội hoàn toàn
- Số lượng cá thể F2đủ lớn
F1 cho 2 G tử mỗi bên bố mẹ
-trong TT
- Sơ đồ lai
ĐL phân ly độc lập
II- Một số khái niệm:
- Tính trạng . Tính trạng tương phản 
- Nhân tố di truyền 
- Gen , Gen đồng hợp trội , đồng hợp lặn , Gen dị hợp tử
- Kiểu gen . Kiểu hình
- Cơ thể thuần chủng
- Tính trạng trội , lặn. Tính trạng trung gian.
III -Câu hỏi so sánh:
Câu 1: So sánh định luật đồng tính và định luật phân li.
 1. Những điểm giống nhau:
 - Đều là định luật phản ánh sự di truyền của một cặp tính trạng .
 - Đều chỉ nghiệm đúng trong trường hợp tính trạng trội phải trội hoàn toàn .
 - Thế hệ xuất phát (bố mẹ) phải thuần chủng về cặp tính trang tương phản .
 	 2. Những điểm khác nhau :
Định luật đồng tính
Định luật phân ly
- Phản ánh KQ ở con lai F1
- Phản ánh kết quả ở con lai ở F2
- F1 đồng tính của bố hoặc mẹ, là tính trội. Còn tính lặn không xuất hiện
-F1 chỉ xuất hiện 1 kiểu gen dị hợp Aa
-F2 phân ly tính trạng theo tỷ lệ trung bình 3 trội : 1 lặn
- F2 xuất hiện 3 kiểu gen với tỷ lệ 
1AA : 2Aa : 1aa
- Kết quả kiểu hình F1 đều nghiệm đúng với mọi số lượng xuất hiện ở F1
- Kết quả kiểu hình F2 nghiệm đúng khi số lượng con lai thu được ở F2 phải đủ lớn
Câu 2: So sánh phép lai 1 cặp tính trạng trong hai trường hợp tính trội hoàn toàn và tính trội không hoàn toàn về cơ sở, cơ chế, kết quả ở F1 và F2
	1. Các điểm giống nhau:
	- Về cơ sở: Đều có hiện tượng gen trội lấn át gen lặn 
	- Về cơ chế: Quá trình di truyền của tính trạng đều dựa trên sự kết hựp giữa 2 cơ chế là phân ly của 2 cặp gen trong giảm phân tao giao tử và sự tổ hợp của các gen trong quá trình thụ tinh tạo hợp tử
	- Về kết quả : Nếu P thuần chủng về 1 cặp tính trạng tương phản thì F1 đồng tính và F2 đều có sự phân ly tính trạng 
	 F1đều mang kiểu gen dị hợp 
	 F2đều có tỷ lệ 1 đồng hợp trội:2 kiểu gen dị hợp : 1đồng hợp lặn
2. Các điểm khác nhau:
điểm so sánh
Tính trội hoàn toàn
Tính trội không hoàn toàn
Về cơ chế
gen trội át hoàn toàn gen lặn
gen trội át không hoàn toàn gen lặn
Về kết quả
F1 đồng tính trội
F1 đồng tính trung gian
F2 phân tính có tỷ lệ kiểu hình 3 tính trội : 1 tính lặn
F2 phân tính có tỷ lệ kiểu hình 1 tính trội : 2 tính trạng trung gian : 1 tính lặn
Câu 3: Phân biệt phép lai phân tích và PP phân tích giống lai.
Đặc điểm
Lai phân tích
pp phân tích giống lai
Mục đích
Kiểm tra kiểu gen của cơ thể mang tính trạng trội
Xác định quy luật chi phối sự biểu hiện
của các tính trạng qua các thế hệ và kiểu gen của các thế hệ 
Cách tiến hành
- Lai cơ thể chưa biết kiểu gen với cơ thể đồng hợp lặn
- Dùng toán thống kê để phân tích kết quả của phép lai 
- Biện luận để làm sáng tỏ mục đích đề ra
- Chọn dòng TC
- Cho lai các cặp bố mẹ TC khác nhau về 1 hay 2 cặp tính trạng tương phản thu được F1 
- Cho F1 Lai thu được F2
- dùng toán thống kê để phân tích KQ của F2
- biện luận để làm sáng tỏ quy luật di truyền và kiểu gen của các thế hệ
 Câu 4: Hiện tượng tính trạng trội hoàn toàn là gì? Hãy nêu thí dụ và lập sơ đồ lai minh hoạ từ P đến F2 của phép lai 1tính với tính trội không hoàn toàn.
 Câu 5 : Những điểm mới trong PP nghiên cứu di truyền của Men đen 
	- Chọn đối tượng nghiên cứu là cây đậu Hà lan có đặc điểm : Thời gian sinh trưởng ngắn, khả năng tự thụ phấn cao, có nhiều tính trạng đối lập và tính trạng đơn gen
	- Phân tích cơ thể lai gồm 4 nội dung: Tạo dòng thuần chủng, lai P thuần chủng khác nhau 1 hoặc vài cặp tính trạng , dùng phép lai phân tích ,dùng toán thống kê.
Câu 6 : Lai phân tích là gì? trường hợp trội không hoàn toàn có cần sử dụng lai phân tích để phát hiện kiểu gen hay không? Vì sao?
B/ Bài tập
Dạng I : Bài toán thuận
*Đặc điểm :
 - Bài toán cho trội lặn hoặc điều kiện để biện luận tương quan trội lặn
 - Cho kiểu hình P, xác định tỷ lệ phân ly kiểu hình F1, F2
*Các PP pháp xác định tương quan trội lăn.
 C1- PTC khác nhau 1 cặp tính trạng tương phản thì F1 mang tính trội 
 C2 - PTC khác nhau 1 cặp tính trạng tương phản thì F2 3 trội 1lặn
 C3- Trường hợp trội lặn hoàn toàn , nếu bài cho các cặp gen dị hợp quy định tính trạng thì tính trạng đó là TT Trội 
	*Bài tập 1: ở cà chua tính trạng thân cao là trội hoàn toàn so với thân thấp. Cho cao x thấp thu được F1.Tiếp tục cho F1 giao phấn 
a. Lập sơ đồ lai từ P đến F2
b. Làm thế nào để xác định được thân cao ở F2 là thuần chủng hay không thuần chủng 
* Hướng dẫn:
a - P : AA x aa ; Aa x aa
b - lai phân tích
*Bài tập 2: ở các giống bí , tính trạng quả tròn trội so với tính trạng quả dài ; quả bầu dục là tính trạng trung gian của 2 tính trạng trên .
 a. Hãy lập quy ước gen và kiểu gen tương ứng với mỗi kiểu hình trên .
 b. Nếu cho lai ngẫu nhiên giữa các cây mang các kiểu gen nói trên. Hãy lập các sơ đồ lai có thể .
Hướng dẫn:
 a. Có 3 kiểu gen tương ứng: AA; Aa; aa
 b. P : AA x AA
 P : AA x Aa
 P : AA x aa
 P : Aa x Aa
 P : Aa x aa
 P : aa x aa 
 Dạng 2 : Bài toán đảo
* Đặc điểm :
	- Bài toán cho tỷ lệ phân ly kiểu hình, cho TT trội - lặn (đk xác định trội -lặn)
*Yêu cầu : Tìm kiểu gen P . Viết sơ đồ lai . 
*Cơ sở : Một số tỷ lệ phân ly kiểu hình cơ bản.
	+ 1 : 1 nên là kết quả phép lai phân tích kiểu gen Aa x aa
	+ 3 : 1 nên là kết quả phép lai quy luật phân ly kiểu gen Aa x Aa
	+ 1 : 2 : 1 nên là kết quả phép lai trội không hoàn toàn kiểu gen Aa x Aa
*Bài tập 1: ở cà chua tính trạng thân cao là trội hoàn toàn so với thân thấp. Hãy biện luận, viết sơ đồ lai cho P nếu F1 xuất hiện 1 trong các kết quả sau:
	a. F1 đồng loạt thân cao .
	b. F1 vừa thân cao vừa thấp.
	c. F1 đồng loạt thân thấp .
 	Hướng dẫn :
	- cao A, thấp a
	a. 3 TH : AA x AA ; AA x aa ; AA x A a
	b. 2 TH : Aa x Aa ; Aa x aa
	c. 1 TH : aa x aa
*Bài tập 2: Cho các cây F1 có cùng kiểu gen giao phấn với 3 cây khác nhau được kết quả:
	- F 1 x cây 1 được 390 hoa đỏ : 130 hoa trắng 
 	- F 1 x cây 2 được 390 đều hoa đỏ 
	- F 1 x cây 3 được 200 hoa đỏ : 225 hoa trắng
 	a. Giải thích kết quả lập sơ đồ lai trong mỗi phép lai trên .
	b, Nếu cây F1 đều được tạo ra từ cùng một cặp P . Hãy lập sơ đồ lai minh họa. Biết rằng tính trạng màu hoa do một gen quy định .
* Củng cố bài :
 	 - Nêu các bước giải bài tập : 
 - Nêu khái niệm, kết quả, mục đính ý nghĩa của phép lai phân tích.
 * Hướng dẫn học ở nhà
 	- Học kĩ bài , trả lời đầy đủ các câu hỏi ,
- Hoàn thành các dạng bài tập.4,5,8,9 sách 126 bài tập di truyền
	Chương 1: Các thí nghiệm của Men đen
A/ Lý thuyết.
Câu 1: So sánh định luật phân li với ĐL phân ly độc lập về hai cặp tính trạng . 
 1. Những điểm giống nhau :
- Đều có các điều kiện nghiệm đúng giống nhau như :
.Bố mẹ mang lai phải thuần chủng về cặp tính trạng được theo dõi.
.Tính trạng trội phải trội hoàn toàn.
. Số lượng cá thể thu được phải đủ lớn .
- Ơ F2 đều có sự phân ly tính trạng ( xuất hiện nhiều kiểu hình ).
- Cơ chế của sự di truyền các tính trạng đều dựa trên sự phân li của các cặp gen trong giảm phân tạo giao tử và sự tổ hợp của các gen trong thụ tinh tạo hợp tử
 2. Những điểm khác nhau
Định luật phân ly
Định luật phân ly độc lập
- Phản ánh sự di truyền của 1 cặp tính trạng
- F1 dị hợp 1 cặp gen, tạo 2 loại giao tử
- F2 có 2 loại kiểu hình với tỷ lệ 3 trội :1 lặn
- F2 không xuất hiện biến dị tổ hợp
- F2có 4 tổ hợp với 3 loại kiểu gen
- Phản ánh sự di truyền của 2 cặp tính trạng
- F1 dị hợp 2 cặp gen, tạo 4 loại giao tử
- F2 có 4 loại kiểu hình với tỷ lệ 9 :3 :3 :1 
- F2 xuất hiện các biến dị tổ hợp
- F2có 16 tổ hợp với 9 loại kiểu gen
Câu 2 : Hãy nêu khái niệm và ví dụ về biến dị tổ hợp. Vì sao biến dị tổ hợp là nguồn nguyên liệu quan trọng đối với chọn giống và tiến hóa?
1. Khái niệm : Biến dị tổ hợp là loại biến dị do sự sắp xếp lại các đặc điểm di truyền của bố mẹ trong quá trình sinh sản, dẫn đến ở thế hệ con, cháu xuất hiện kiểu hình khác với bố mẹ .
Ví dụ 
Thực hiện phép lai 2 cặp tính trạng ở đậu Hà Lan 
PTC : Hạt vàng, trơn x xanh, nhăn
F1 : 100% vàng, trơn 
 F1 tự thụ phấn:
F2 : 9 Hạt vàng, trơn : 3 vàng , nhăn : 3 xanh, trơn : 1xanh ,nhăn
 Sự sắp xếp các đặc điểm di truyền trong quá trình sinh sản đã tạo ra biến dị tổ hợp ở F2 là hạt vàng, nhăn và hạt xanh, trơn.
	2. Biến dị tổ hợp là nguyên liệu quan trọng của tiến hóa và chọn giống: Vì biến dị tổ hợp tạo ra ở sinh vật nhiều kiểu gen và kiểu hình. Nói chung là làm tăng tính đa dạng ở loài.
- Trong tiến hóa : Tính đa dạng ở sinh vật là nguồn nguyên liệu cho quá trình chọn lọc tự nhiên và giúp cho loài có thể sống và phân bố được ở nhiều môi trường sống khác nhau.
- Trong chọn giống : Tính đa dạng ở vật nuôi và cây trồng cung cấp cho con người nguồn nguyên liệu để dễ dàng chọn giữ lại các đặc điểm mà nhà sản xuất muốn .
B/ Bài tập
Dạng 1: Bài toán thuận của lai 2 cặp tính trạng
Đặc điểm : - Bài cho tương quan trội lặn
	 - Bài cho kiểu hình P.
Yêu cầu : Xác định tỉ lệ phân ly Kiểu hình, kiểu gen của F1, F2 
Lưu ý : 
- 2 TT phải phân ly độc lập khi tích tỷ lệ phân ly bằng tỷ lệ phân ly kiểu hình
- 2 TT di truyền liên kết khi tích tỷ lệ phân ly khác tỷ lệ phân ly kiểu hình
Bài 1: ở đậu hà lan cao, vàng là tính trạng trội hoàn toàn so với thấp, xanh 2 tính trạng này phân ly độc lập với nhau . Hãy lập sơ đồ lai 
a. P : cao, xanh x thấp, vàng
b. P : cao, vàng x thấp, xanh
c. P : cao, vàng x thấp, vàng
Bài 2 : ở cà chua cao, vàng x Thấp , đỏ thu được F1 đồng loạt cao, đỏ. 
Hãy lập sơ đồ lai từ P đến F2 xác định tỷ lệ kiểu gen, kiểu hình. biết các gen phân ly độc lập, mỗi gen quy định 1 tính trạng
Bài 3 : ở chuột xám, dài x đen, ngắn thu đườcF1 đồng loạt xám, dài. Biết xám, dài là trội hoàn toàn so với đen, ngắn, 2 cặp gen này phân ly độc lập . Hãy xác định tỷ lệ phân ly kiểu gen và kiểu hình trong các trường hợp sau:
a. F1 x đen, dài b. F1 x xám, ngắn c. F1 x đen, ngắnd. F1 x xám, dài
Dạng 2 : Bài toán đảo
* Đặc điểm :
	- Bài toán cho tỷ lệ phân ly kiểu hình, cho TT trội - lặn (đk xác định trội -lặn) . Có thể cho kiểu hình P, Có thể không cho kiểu hình P
	- Cho tỷ lệ phân ly kiểu hình của thế hệ sau
*Yêu cầu : Tìm kiểu gen P . Viết sơ đồ lai . 
*Cơ sở : Một số tỷ lệ phân ly kiểu hình cơ bản.
*Lưu ý : Tỷ lệ phân ky kiẻu hình cơ bản : 3:1 ; 1:1; 1:2:1
	 số giao tử 2n = giao tử đực x = giao tử cái
	 Số tổ hợp (3:1 = 4 = 2 x 2)
	 Nếu khác đ2 trên là đột biến
	 Nếu có n cặp gen dị hợp thì : Số giao tử, số tổ hợp, số kiểu gen, số kiểu hình, tỷ lệ phân ly kiểu gen, tỷ lệ phân ly kiểu hình được tính bằng các công thức tổng quát nào? 
Bài tập tổng hợp về các bài ... ?
Hướng dẫn : 
 a) Số gen trong 1 NST bằng số gen trên 1 phân tử ADN ==200 gen
b) Số Nu có trong bộ NST 2n của gà
900 x 2 x 15600 = 28080000 Nu
c) Số Nu có trong giao tử: 
28080000 : 2 = 14040000 Nu
Bài 3:
Trên 1 mạch của đoạn phân tử ADN thứ 1 có 2100 Nu
ở đoạn phân tử ADN thứ 2 có 840 Nuloại T = 20% số Nu của đoạn 
a) Xác định số Nu của mỗi đoạn ADN nói trên
b) Có thể căn cứ vào số Nu từng loại để so sánh chiều dài của 2 đoạn ADN nói trên được không? Tại sao? 
Hướng Dẫn
a) Đoạn 1 có 4200 Nu
 Đoạn 2 có 4200 Nu
b) Được vì Nu = nhau nên l = nhau
	Củng cố
6. Theo nguyên tấc bổ sung thì về số lượng đơn phân những trường hợp nào sau đây là đúng ?
a) A + G =T + X b) A = T ; G = X
c) A + T + G = A + X + T d) A + X + T = G + X + T
 7. Tính đặc thù của mỗi loạiADN do yếu tố nào sau đây quy định ?
 a) Số lượng,thành phần và trình tự sắp xếp của các nuclêôtit trong phân tử ADN
 b) Hàm lượng ADN trong nhân tế bào
 c) Tỉ lệ (A+T) / (G+X) trong phân tử ADN
 d) Cả b và c
 8. ADN khác với ARN ở chỗ chỉ ADN mới chứa:
 a) Guanin b) Timin
 c) Đường d) Phôtphat
 10. Quá trình nhân đôi của ADN diễn ra khi nào?
 a) Trước nguyên phân b)Trước giảm phân I
 c) Trước giảm phân II d) Cả a b và c
 Bài tập về nhà
Một gen có tổng số liên kết hiđrô 3450.Trong gen,hiệu số%nuclêôtít loại Avới nuclêôtít không bổ sung với nó bằng 20% tổng số nuclêôtít của gen.Trên mARNcó Gm = 300 ribônuclêôtít , Am = 600ribônuclêôtít. 
a) Tìm số nuclêôtít mỗi loại của gen
b) l ADN và M
c) Số lượng mỗi loại Ri của mARN
Chữa bài tập về nhà
 a) A + G = 50 %
A - G = 20 %
2A = 70 % . Nên A = T = 35 %
	G = X = 15 %
2A + 3 G = 3450
 = 
 Giải hệ PT ta tính được số Nu mỗi loại 
 X = G = 450 Nu
T = A = 1050 Nu
 b ) Tính chiều dài ADN = ( 450 + 1050 ) x 3.4 A o = 5100 A o
M ADN = ( 450 + 1050 ) x 2 x 300 = 9 00000 đv C
 c) Theo NTBS và theo giả thuyết ta có :
G1= X2 , A1 = T2 
* A = A1 + A2, nên A2 = A - A1 =T1 
 G = G1 + G2 nên G2 = G - G1 = X1
G m = 300 (Ri) nên Xm = G - G m 
	 = 450 - 300 = 150 Ri
	Am = 600 Ri Nên U m = A - A m
	 = 1050 - 600 = 450 Ri
I - lý thuyết
1 - Trình bày cấu trúc của ARN , cơ chế tổng hợp ARN ý nghĩa của cơ chế tổng hợp đó
a- Trình bày cấu trúc của ARN
- Gồm 1 mạch đơn cấu tạo theo nguyên tắc đa phân , mỗi đơn phân là 1 loại Ri nu . Mỗi đơn phân có 3 thành phần
+ H3PO4
+ Đường C5 H10O5 
	+ 1 ba zơ ni tric ( A, U, G, X)
- Trên mạch phân tử ARN các Ri nu liên kết với nhau = cách nối phân tử đường với phân tử H3PO4 
- ARN có 3 loại trong đó m ARNchiếm 5- 10%
	t ARNchiếm 10- 20%
	r ARNchiếm 70- 80%
b - Cơ chế tổng hợp ARN
- Quá trình tổng hợp ARN nhằm chuẩn bị cho tổng hợp P trong tế bào, dựa trên khuôn mẫu ADN
- diễn ra trong nhân tế bào tại các đoạn của NST vào kỳ trung gian lúc NST đang tháo xoắn cực đại 
- Dưới tác dụng của en zim ARN pôly me za za tách 1 đoạn phân tử ADN . Quá trình lắp ráp các Ri nu của môi trường nội bào với các nu trong 1 mạch của phân tử ADN theo NTBS A - U, G - X . Sau đó 2 mạch đơn của gen lại liên kết với nhau , ARN ra khỏi nhân vào tế bào chất để tổng hợp P
c- ý nghĩa của cơ chế tổng hợp đó : Sự tổng hợp ARN tạo ra 3 loại ARN(m, r, t) là yếu tố tham gia quá trình tổng hợp P để cung cấp P cần thiết cho cơ thể.
2 - So sánh ADN vói ARN về cấu tạo và chức năng
* Giống nhau :
 - Đều là các đại phân tử, có cấu trúc đa phân
- Đều được tạo từ cacs nguyên tố C,H, O, N và P
- Đơn phân đều là các Nu có 3 trong 4 loại Nu giống nhau (A, X, G)- Giữa các đơn phân đều có các liên kết hóa học nối lại tạo thành mạch
* Khác nhau 
ADN
ARN
 Cấu tạo
- có cấu trúc 2 mạch xoắn
- Có loại Nu T không có U
- Có Kích thước và khối lượng lớn hơn ARN
- có cấu trúc 1 mạch 
- Có loại Nu U không có T
- Có Kích thước và khối lượng nhỏ hơn ADN
 Chức năng
Chứa gen mang thông tin quy định cấu tạo phân tử P
 Trực tiếp tổng hợp P
3 - So sánh quá trình nhân đôi của ADN với quá trình tổng hợp ARN 
* Giống nhau
- Đều được tổng hợp từ khuôn mẫu ADN dưới tác dụng của en zi
- Đều diễn ra trong nhân tế bào tại các đoạn của NST vào kỳ trung gian lúc NST đang tháo xoắn cực đại 
- Đều có hiện tượng tách 2 mạch đơn trên ADN
 - Đều có hiện tượng liên kết giữa các nu của môi trường với các Nu trên mạch của ADN
* Khác nhau
quá trình tổng hợp ARN
quá trình nhân đôi của ADN
- Xảy ra trên 1 đoạn của phân tử ADN tương ứng với 1 gen nào đó
- Xảy ra trên toàn bộ các gen của phân tử ADN 
 - Chỉ có 1 mạch của gen trên ADN làm mạch khuôn
- Cả 2 mạch của gen trên ADN làm mạch khuôn
- Mạch ARN sau khi được tổng hợp rời nhân ra tế bào chất
1 mạch của ADN mẹ liên kết với 1 mạch mới tổng hợp tạo nên phân tử ADN
4 - So sánh cơ chế tổng hợp ADN với ARN 
* Giống nhau :
 - Đều diễn ra trong nhân tế bào tại các đoạn của NST vào kỳ trung gian lúc NST đang tháo xoắn cực đại 
- Cần các nguyên liệu MT, enzĩmúc tác, cần năng lượng để hoạt hóa.
- Lắp ráp theo nguyên tắc bổ sung
- Tổng hợp 1 chiều duy nhất3/ - 5/
* Khác nhau :
Tổng hợp ADN
Tổng hợp ARN
Nguyên liệu
4 loại Nu(A, T, G, X)
4 loại Ri Nu(A, U, G, X)
Nguyên tắc
A-T, G-X
A-U, G-X
Quy mô
2 mạch theo 2 hướng ngược nhau
1 đoạn ngắn
Enzim
ADN po ly mezaza
ARN po ly mezaza
Cơ chế
2 mạch đơn tách nhau ra, Nu MT LK Nu gen theo NTBS
2 mạch đơn tách nhau ra, Nu MT LK Nu trên 1 mạch của gen theo NTBS
Kết quả
1 lần tổng hợp tạo ra 2 phân tử ADN con, 1 mạch cũ, 1 mạch mới
1 lần tổng hợp tạo ra 1 phân tử ARN 
ý nghĩa
Hình thành NST, giúp cho NP, GP, TT của loài được ổn định
 tạo ra 3 loại ARN(m, r, t) là yếu tố tham gia quá trình tổng hợp P
II - Bài tập
Bài 1: Một phân tử ARN có u = 1500 Ri chiếm 20 %
a) Số Nu trong gen tổng hợp ARN này
b) Tính chiều dài của gen
Hướng dẫn
Tổng số Ri Nu = = 7500 Ri . 
Nên tổng số Nu của gen = 7500 x 2 = 15000 Nu
b) l gen = x 3.4 = 25500 Ao
Bài 2: 1phân tử ARN có U = 450 chiếm 30 % tổng số Ri nu 
a) Tính chiều dài của gen tổng hợp ARN đó
b) Gen này có thể chứa đủTT quy định cấu trúc của 1 loại P gồm bao nhiêu aa
c) Có thể tính được % và sốlượng từng loại Ri nu còn lại trong phân tử ARN đã cho trên đây hay không ? tại sao?
Hướng dẫn
a) l gen = Tổng số Ri x 3.4 = x 3.4 = 5100Ao
b) 3 Nu tổng hợp 1 aa vậy gen gồm số aa là :
1500 : 3 = 500aa
 c) chưa tính được vì đầu bài cho tổng số ri Nu và % 1 loai Ri nên chưa đủ giữ kiện
Bài tập về nhà
Bài 1: Trong phân tử ARN có tỷ lệ U = 20 % , X = 30%, G = 10 %.
 a) xác định tỷ lệ Số Nu trong gen tổng hợp ARN này?
b) Nếu Nu ADN = 100.000 Nu thì ADN nhân đôi 5 lần cần môi trường nội bào cung cấp bao nhiêu Nu mỗi loại
 Bài 2: Trong phân tử ARN có tỷ lệ U = 20 % , X = 22%, A = 28 %.
a) xác định tỷ lệ Số Nu trong gen tổng hợp ARN này?
b) Nếu Ri A = 560 thì đoạn ADN làm khuôn tổng hợp nên nó có chiều dài bao nhiêu Mm
Pôtêin
Chữa bài tập về nhà
Bài 1:
a- Trong ARN có U + X + G + A = 100 % . Nên A = 40 %
Trong ADN % A = % T = ( 40 + 20 ): 2 = 30 %
	% G = % X = ( 30 + 10 ): 2 = 20 %
Vậy tỷ lệ Nu mỗi loại là A: T : G : X = 30 : 30 :20 :20 = 3 :3 :2 :2 
	b- nếu gen nhân đôi 5 lần
Nu T = Nu A = (100.000 x 30) :100 = 30.000
Nu G = Nu X = (100.000 x 20) :100 = 20.000
Nu T mtcc = Nu A = 30.000(25 -1) =
Nu G mtcc = Nu X = 20.000(25 -1) =
Bài 2: 
a- Trong ARN có U + X + G + A = 100 % . Nên G= 30 %
ARN
ADN1 
ADN2	
Nhìn vào sơ đồ ta tính được 
Trong ADN % A = % T = ( 20+ 28) :2 = 24%
% G = % X = ( 30+ 22) :2 = 26%
b- Tổng số Ri Nu = (560.100) :28 = 2000
l ADN = 2000 x 3.4 = 6800A 0 = 0.68 Mm
Lý thuyết :
Câu 1: Các yếu tố tham gia vào quá trình tổng hợp Prôtêin
 - Các loại Enzim
 - Các loại m,t, rARN
 - Nguyên liệu môi trường
 - Nguồn năng lượng ATP
 - Prôtêin ức chế
* Vai trò của các yếu tố
+ Gen
 - Gen cấu trúc chứa tt di truyền đặc trưng đẻ tạo mARN 
 - Gen khởi động : khởi động quá trình tổng hợp
 - Gen điều hòa: có vai trò đóng mở gen cấu trúc
+ En zim ADN tách 2 mặch đơn , ARN tổng hờp mARN
+ARN: m chứa tt di truyền, tARN vận chuyển lắp ráp, rARN là nơi diễn raquá trình tổng hợp P
+ Nguyên liệu Ri Nu , aa nguyên liệu tổng hợp P
 Câu 2: 
 Nêu bản chất mối quan hệ giữa gen và tính trạng qua sơ đồ sau:
Gen (một đoạn ADN) mARN Prôtêin Tính trạng
Hướng dẫn:	
Bản chất mối quan hệ giữa gen và tính trạng.
1. Quá trình truyền thông tin di truyền từ gen sang mARN:
Thông tin di truyền về cấu trúc của phân tử Prôtêin được qui định dưới trật tự các nuclêôtit trong gen của ADN, thông qua quá trình tổng hợp mARN đã sao chép thành thông tin dưới dạng các nuclêôtit trên phân tử mARN được tạo ra. 
2. Phân tử mARN trực tiếp tổng hợp prôtêin và truyền thông tin di truyền:
Các phân tử mARN sau khi được tổng hợp từ gen trong nhân di chuyển ra tế bào chất và đến tiếp xúc với ribôxôm. Tại đây mARN sẽ truyền thông tin về cấu trúc của phân tử prôtêin cho ribôxôm và qua đó ribôxôm tổng hợp prôtêin có trật tự các axít amin đã được qui định 
3. Prôtêin biểu hiện thành tích trạng của cơ thể:
Sau khi được tổng hợp, prôtêin rời ribôxôm và được chuyển dến các bộ phận. Sau đó prôtêin trực tiếp tương tác với môi trường để biểu hiện thành tính trạng của cơ thể. 
Câu 3: Mối quan hệgiữa ADN và Prôtêin trong cấu trúc di truyền và trong cơ chế 
	 * Trong cấu trúc di truyền : 
- P và ADN là 2 thành phần cơ bản cấu trúc nên NST, P liên kết vớp các vòng xoắn ADN giữ cho cấu trúc ADN đườc ổn định tt di truyền trên ADN được điều hòa
	- P và ADN tổ hợp với nhau tạo nên chất NST
	- Cấu trúc hóa học ADN quy định cấu trúc hóa học P
	* Trong cơ chế di truyền:
 	- ADN là khuôn mẫu tổng hợp m ARN từ đó quy định cấu trúc P
 	- P ức chế cản trở hoạt động của en zim 
 	 - P tham gia quá trình tổng hợp ADN, ARN, P 
	 - P tham gia vào các yếu tố mở đầu , kéo dài, kết thúc tổng hợp P từ mARN 
	 - P tạo dây tơ vô sắc dính ở tâm động đảm bảo cho NST phân ly nhanh và chính xác, ổn định vật chất di truyền 
Bài tập
Bài 1: 1 chuỗi aa hoàn chỉnh có 398 aa( 1 aa khởi đầu)
	a) 1 phân tử m ARN tổng hợp P nói trên hoàn tất quá trình giải mã lấy từ môi trường nội bào 3990 aa. Xác định số ri bô xôm trượt trên phân tử m ARN biết rằng mỗi ri bô xôm chỉ trượt 1 lần trên phân tử mARN 	
b) Phân tử mARN nói trên có các loại Ri Nu A : U : G : X = 1 : 2 : 3 : 4.
xác định lượng Nu từng loại trên mỗi mặch đơn của gen đã tổng hợp mARN đó
Hướng dẫn:	
	a) Sốaa do môi trường nội bào cung cấp là
 	398 + 1 = 399 aa 
Số chuỗi aa được tổng hợp từ mARN là:
 	3990 : 399 = 10 ( chuỗi )
Vì mỗi Ri nu trượt hết chiều dài m ARN thì tổng hợp 1 P. Do đó 10 chuỗi P có 10 Ri bôxôm trượt qua
	b) Số Ri Nu = (398 + 2) x 3 = 1200 Ri 
Phân tử mARN có số lượng mỗi loại Ri Nu là: 
AMT = = 120 Ri Nu
UMT = 120 x 2 = 240 Ri Nu
GMT = 120 x 3 = 360 Ri Nu
XMT = 120 x 4 = 480 Ri Nu
Gọi mạch 1 là mạch tổng hợp mARN còn mạch 2 là mạch bổ sung ta có
 m ARN suy ra mạch 1 suy ra mạch 2
UMT = 120 x 2 = 240 Ri Nu
GMT = 120 x 3 = 360 Ri Nu
XMT = 120 x 4 = 480 Ri Nu

Tài liệu đính kèm:

  • docGA BDHSG sinh9 TranNhuHoang.doc