Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Chương I: Các thí nghiệm của menđen

Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Chương I: Các thí nghiệm của menđen

1. Kiến thức:

- Trình bày được đối tượng, nhiệm vụ và vai trò của di truyền học.

- Giải thích được phương pháp nghiên cứu độc đáo của Menđen.

- Trình bày được một số thuật ngữ, kí hiệu trong Di truyền học.

2. Kỹ năng:

- Rèn luyện kỹ năng quan sát và tiếp thu được các kiến thức từ hình vẽ.

- Rèn luyện kỹ năng làm việc với SGK và tổ chức thảo luận nhóm có hiệu quả.

 

doc 92 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1174Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Chương I: Các thí nghiệm của menđen", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 24/8.2005
Tuần:1
Tiết: 1
Phần I
DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ
Chương I: CÁC THÍ NGHIỆM CỦA MENĐEN
Bài 1: MENĐEN VÀ DI TRUYỀN HỌC
MỤC TIÊU:
Kiến thức:
Trình bày được đối tượng, nhiệm vụ và vai trò của di truyền học.
Giải thích được phương pháp nghiên cứu độc đáo của Menđen.
Trình bày được một số thuật ngữ, kí hiệu trong Di truyền học.
Kỹ năng: 
Rèn luyện kỹ năng quan sát và tiếp thu được các kiến thức từ hình vẽ.
Rèn luyện kỹ năng làm việc với SGK và tổ chức thảo luận nhóm có hiệu quả.
Thái độ: 
- Củng cố niềm tin vào khả năng của khoa học hiện đại
- Tạo hứng thú học bộ môn.
II. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ:
Thầy: Tranh phóng to hình 1.1 và 1.2 SGK
Trò: Chuẩn bị sách, vở. Đọc trước bài ở nhà.
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Oån định lớp: (1’) GV kiểm tra sĩ số lớp 
Kiểm tra bài cũ: (Không kiểm tra)
Bài mới: (39’)
Vào bài: (2’) Năm học này chúng ta nghiên cứu 1 môn học rất là quan trọng đối với đời sống và sản xuất: Đó là môn di truyền học. Nếu thế kỷ XXI được xem là thế kỷ của sinh học thì Di truyền học là 1 trọng tâm của sự phát triển đó. Vậy nhiệm vụ, nội dung và ý nghĩa của di truyền học là gì? Ai là người đầu tiên đặc nền móng cho di truyền học? Bài học đầu tiên sẽ gíúp các em hiểu được vấn đề đó? (ghi đề bài) 
GV nêu vấn đề: Vì sao con cái được sinh ra lại có những tính trạng giống hay khác bố mẹ? Để biết được bản chất của sự giống và khác nhau đó? à Nghiên cứu mục I
Tg
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Nội dung
15’
12’
10’
4’
HĐI: Tìm hiểu di truyền học
Mục tiêu: HS nắm được nhiệm vụ, nội dung và ý nghĩa của di truyền học.
- GV cho HS đọc khái niệm di truyền và biến dị.
- GV nêu thêm 1 vài ví dụ về hiện tượng di truyền.
+ Trong gia đình cháu bé mới sinh, người ta thường tìm hiểu xem cháu bé có điểm nào giống bố mẹ.
+ Gà ri vẫn giữ được đặc điểm thịt thơm ngon, ấp khéo
+ Giống bưởi năm roi vẫn giữ được đặc điểm vị ngọt thanh và hình dáng đẹp của quả bưởi.
- GV hỏi: Qua các ví dụ trên hãy cho biết những đặc điểm mà thế hệ trước truyền cho thế hệ sau thuộc loại đặc điểm nào?
- GV bổ sung: Con cái chỉ giống bố mẹ ở 1 số đặc điểm à Đó là hiện tượng di truyền. Còn khác với bố mẹ và khác nhau về nhiều chi tiết à đó là hiện tượng biến dị. Hai hiện tượng náy thể hiện song song và gắn liền với quá trình sinh sản.
- Vậy đối tượngï, nội dung và ý nghĩa của di truyền học là gì?
- GV cho HS liên hệ bản thân: bản thân các em giống và khác bố mẹ ở những điểmá nào? Tại sao?
- GV nhận xét phân tích để các em hiểu được bản chất sự giống và khác nhau đó. 
HĐII: Tìm hiểu Menđen- Người đặc nền móng cho di truyền học
Mục tiêu: Nắm được phương pháp nghiên cứu độc đáo của Menđen.
- GV treo tranh phóng to hình 1 SGK cho HS quan sát và yêu cầu các em nghiên cứu SGK để trả lời câu hỏi: Nội dung cơ bản của phương pháp phân tích các thế hệ lai của Menđen là gì?
- Ơû đây GV cần chỉ ra cho HS các đặc điểm của từng cặp tính trạng tương phản (trơn nhăn, vàng – lục, xám – trắng, đầy – có ngấn )
- GV chốt lại: nhờ có phương pháp nghiên cứu khoa học đúng đắn, Menđen đã tìm ra các qui luật di truyền, đặt nền móng cho di truyền học.
HĐIII: Tìm hiểu một số thuật ngữ và kí hiệu cơ bản của di truyền học
Mục tiêu: Trình bày được một số thuật ngữ, kí hiệu trong Di truyền học.
- GV yêu cầu HS đọc SGK, thảo luận theo nhóm để pháp biểu định nghĩa về các thuật ngữ và nêu các kí hiệu cơ bản của di truyền học.
- Ơû đây, GV phân tích thêm khái niệm thuần chủng và lưu ý HS về cách viết công thức lai.
HĐIV: Củng cố, tổng kết
1. HS đọc kết luận SGK
2. Hãy đánh dấu X vào ô ¨ chỉ câu trả lời đúng trong các câu sau: Tại sao Menđen lại chọn các cặp tính trạng tương phản khi thực hiện các phép lai?
¨ a) Để thận tiện cho việc tác động vào các tính trạng.
¨ b) Để dễ theo dõi những biểu hiện của tính trạng.
¨ c) Để dễ dàng thực hiện các phép lai.
¨ d) Cả a và b. 
HĐI: Tìm hiểu di truyền học
Mục tiêu: HS nắm được nhiệm vụ, nội dung và ý nghĩa của di truyền học
- HS đọc khái niệm di truyền và biến dị.
+ Đó là những đặc điểm về hình thái, cấu tạo, sinh lí, sinh hóa của 1 cơ thể.
- HS trao đổi nhóm và cử đại diện trả lời. Các nhóm khác nhận xét bổ sungdưới sự hướng dẫn của GV, HS cả lớp xây dựng đáp án chung.
+ Đối tượng di truyền họcï: nghiên cứu bản chất và qui luật của hiện tượng di truyền và biến dị.
.
+ Di truyền học cung cấp cơ sở lí thuyết cho khoa học chọn giống, có vai trò quan trọng trong y học, đặc biệt là trong công nghệ sinh học hiện đại. 
- HS liên hệ bản thân, trả lời và nhận xét .
HĐII: Tìm hiểu Menđen- Người đặc nền móng cho di truyền học
- HS quan sát tranh, nghiên cứu SGK rồi thảo luận theo nhóm và cử đại diện trình bày kết quả trước lớp.
- Các nhóm khác theo dõi bổ sung và cùng nhau rút ra kết luận chung (Dưới sự chỉ đạo của GV)
+ Lai các cặp bố mẹ thuần chủng khác nhau về một hoặc một số cặp tính trạng rồi theo dõi sự di truyền riêng rẽ của từng cặp tính trạng đó ở con cháu.
+ Dùng toán thống kê để phân tích các số liệu thu thập được để rút ra các qui luật di truyền.
 HĐIII: Tìm hiểu một số thuật ngữ và kí hiệu cơ bản của di truyền học
- HS đọc SGK, thảo luận theo nhóm, cử đại diện phát biểu ý kiến của nhóm. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung và cùng thống nhất câu trả lời.
- Dưới sự hướng dẫn của GV, HS nêu được khái niệm và kí hiệu như sau:
+ Tính trạng: Là những đặc điểm cụ thể về hình thái, cấu tạo, sinh lí của một cơ thể.
+ Cặp tính trạng tương phản là 2 trạng thái khác nhau của cùng một loại tính trạng biểu hiện trái ngược nhau.
+ Gen là nhân tố di truyền qui định 1 hoặc 1 số tính trạng của sinh vật.
+ Dòng: (Giống) thuần chủng là giống có đặc tính di truyền đồng nhất, các thế hệ sau giống thế hệ trước.
+ Các kí hiệu: 
P là cặp bố mẹ xuất phát ( thuần chủng)
G là giao tử.
F là thế hệ con.
- HS đọc kết luận SGK
- Trả lời câu hỏi củng cố
I. Di truyền học: 
- Di truyền là hiện tượng truyền đạt các tính trạng của bố mẹ tổ tiên cho các thế hệ con cháu.
- Biến dị là hiện tượng con sinh ra khác với bố mẹ và khác nhau về nhiều chi tiết.
- Di truyền học nghiên cứu cơ sở vật chất, cơ chế tính qui luật của hiện tượng di truyền và biến dị.
+ Di truyền học cung cấp cơ sở lí thuyết cho khoa học chọn giống, có vai trò quan trọng trong y học, đặc biệt là trong công nghệ sinh học hiện đại. 
II. Menđen- Người đặc nền móng cho di truyền học: 
- Phương pháp nghiên cứu độc đáo của Menđen là phương pháp phân tích các thế hệ lai.
+ Lai các cặp bố mẹ thuần chủng khác nhau về một hoặc một số cặp tính trạng rồi theo dõi sự di truyền riêng rẽ của từng cặp tính trạng đó ở con cháu.
+ Dùng toán thống kê để phân tích các số liệu thu thập được để rút ra các qui luật di truyền.
III. Một số thuật ngữ và kí hiệu cơ bản của di truyền học:
+ Một số thuật ngữ
Tính trạng
Cặp tính trạng tương phản
 Nhân tố di truyền(Gen)
Giống thuần chủng
ð (SGK trang 6)
+ Các kí hiệu: 
P là cặp bố mẹ xuất phát (thuần chủng)
G là giao tử. giao tử đực giao tử cái.
F là thế hệ con.
X : kí hiệu phép lai
Kết luận chung SGK
 4. Dặn dò:(1’)
- Học phần tóm tắùc cuối bài.
- Trả lời câu hỏi cuối bài.
- Đọc mục “ Em có biết”
- Xem trước bài lai một cặp tính trạng, Kẻ bảng 2/8 và bài tập điền từ /9 SGK vào vở bài tập.
RÚT KINH NGHIỆM
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 25/08/2005
Tuần: 1
Tiết: 2
Bài 2
LAI MỘT CẶP TÍNH TRẠNG
MỤC TIÊU:
1.Kiến thức:
- Trình bày được thí nghiệm lai một cặp tính trạng của Menđen.
- Phân biệt được kiểu gen với kiểu hình, thể đồng hợp với thể dị hợp.
- Phát biểu được nội dung định luật phân li.
2. Kỹ năng: 
Rèn luyện kỹ năng quan sát và thu nhận kiến thức từ các hình vẽ.
3. Thái độ: Giải thích được kết quả thí nghiệm của Menđen.
 II. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ:
Thầy: Tranh phóng to hình 2.1 – 3 SGK
Trò: Kẻ bảng 2/8 và bài tập điền từ /9 SGK vào vở bài tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
 Oån định lớp: (1’) GV kiểm tra sĩ số lớp 
Kiểm tra bài cũ: (4’)
Hãy nêu đối tượng, nội dung và ý nghĩa của di truyền học?
Phương pháp nghiên cứu độc đáo của Menđen là gì? Nội dung cơ bản của phương pháp ?
Bài mới: (35’)
Vào bài: (2’) Nét độc đáo của Menđen là phương pháp phân tích các thế hệ lai, từ đó ông đã rút ra các qui luật di truyền. Đó là những định luật nào? Để biết được điều đó, hôm nay chúng ta nghiên cứu bài (ghi đề bài) 
Tg
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Nội dung
15’
18’
4’
HĐI: Tìm hiểu thí nghiệm của Menđen
Mục tiêu: 
- GV treo tranh phóng to hình 2.1 SGK cho HS quan sát và yêu cầu các em nghiên cứu SGK để xác định kiểu hình ở F1 và tỉ lệ kiểu hình ở F2 .
- GV lưu ý HS: 
+ Tính trạng biểu hiện ngay ở F1 là tính trạng trội ( hoa đỏ, thân cao, quả lục)
+ Tính trạng đến F2 mới biểu hiện là tính trạng lặn( hoa trắng, thân lùn, quả vàng)
- GV yêu cầu HS quan sát tranh phóng to hình 2.2 SGK, làm bài tập Ú đầu trang 9 SGK rút ra nhận xét về qui luật di truyền các tính trạng trội, lặn đến F2.
HĐII: Tìm hiểu sự giải thích thí nghiệm của Menđen
Mục tiêu: nắm được sự giải thích thí nghiệm của Menđen
-  ... tóm tắt cuối bài. Trả lời câu hỏi cuối bài.
Đọc mục em có biết
Oân tập học kì I theo nội dung bài 40 SGK
RÚT KINH NGHIỆM
.................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 12/12/2005
Tuần:17
Tiết: 34
ÔN TẬP PHẦN : DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
Hệ thống hoá, chính xác hoá và khắc sâu kiến thức đã học .
Trình bày được những kiến thức đã học .
Vận dụng kiến thức, kĩ năng trong giải quyết các tình huống xảy ra trong thực tế .
2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng phân tích, so sánh, tổng hợp và khái quát hoá.
II. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ:
Thầy: Các bảng phụ ghi sẵn đáp án cần điền bảng 
Trò: Như lời dặn dò tiết trước.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1. Oån định lớp: (1’) 
2. Kiểm tra bài cũ: (4’)
Kĩ thuật gen là gì? Gồm những phương pháp nào?
Trong sản xuất và đời sống, kĩ thuật gen được ứng dụng trong những lĩnh vực chủ yếu nào?
Công nghệ sinh học là gì? Gồm những lĩnh vực nào? Cho biết vai trò của công nghệ sinh học và từng lĩnh vực trong sản xuất và đời sống 
3. Bài mới: (35’)
Tg
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Nội dung
5’
HĐI: Tóm tắt các định luật di truyền .
- GV yêu cầu HS tìm các cụm từ phù hợp điền vào ô trống để hoàn thành bảng 40.1 SGK .
- GV có thể nêu thêm câu hỏi gợi ý H.S về: Nội dung, giải thích và ý nghĩa của định luật nào đó (nếu cần) .
- GV nhận xét, bổ sung và treo bảng phụ công bố đáp án (như sau ) .
HĐI: Tóm tắt các định luật di truyền .
- Ba HS được GV chỉ định lên bảng điền vào 3 cột của bảng 40.1: Một HS điền vào cột “nội dung“; một HS điền vào cột” giải thích“ và 1 HS điền vào cột ý “ ý nghĩa “ .
- Dưới sự hướng dẫn của GV, cả lớp thảo luận và cùng nêu lên đáp án đúng: Tóm tắt các định luật di truyền 
I. Tóm tắt các định luật di truyền .
Tên Đ. L 
 Nội dung 
 Giải thích 
 Ý nghĩa 
Phân li
F2 có kiểu hình xấp xỉ 3 trội : 1 lặn .
Phân li và tổ hợp của cặp gen tương ứng 
Xác định trội thường là tốt 
Trội không hoàn toàn
 F2 có kiểu hình xấp xỉ 1 trội:2 trung gian: 1 lặn 
Phân li và tổ hợp của cặp gen tương ứng 
Tạo kiểu hình mới ( tr.gian)
Di truyền độc lập
F2 có kiểu hình bằng tích tỉ lệ của các tính trạng hợp thành
Phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp gen tương ứng 
Tạo biến dị tổ hợp 
Di truyền liên kết
 Các tính trạng do nhóm gen liên kết qui định được di truyền cùng nhau
Các gen liên kết cùng phân li với NST trong phân bào 
Tạo sự di truyề ổn định của các nhóm tính trạng có lợi 
Di truyền giới tính
Ơû các loài giao phối tỉ lệ đực : cái xấp xỉ 1: 1
Phân li và tổ hợp của các cặp NST giới tính 
Điều khiển tỉ lệ đực/ cái .
5’
HĐII: Oân tập kiến thức về những diễn biến cơ bản của NST qua các kì trong nguyên phân và giảm phân.
- GV yêu cầu HS tìm các cụm từ phù hợp điền vào ô trống để hoàn thiện bảng 40.2 SGK .
- GV theo dõi, nhận xét và hoàn thiện đáp án 
 (treo bảng phụ ghi đáp án) .
HĐII: Oân tập kiến thức về những diễn biến cơ bản của NST qua các kì trong nguyên phân và giảm phân.
- HS thảo luận theo nhóm, thống nhất nội dung cần điền và cử đại diện báo cáo kết quả .
- Ba HS được GV gọi lên bảng: Một HS điền vào cột “nguyên phân“, một HS điền vào cột “giảm phân I”, một HS điền vào cột giảm “phânII” .
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung và cùng nêu đáp án đúng: Những diễn biến cơ bản của NST qua các kì nguyên phân và giảm phân.
H.ĐII: Oân tập kiến thức về những diễn biến cơ bản của NST qua các kì trong nguyên phân và giảm phân.
Các kì
Nguyên phân
Giảm phân I
Giảm phân II
Kì đầu
NST kép đóng xoắn, đính vào thoi phân bào ở tâm động 
 NST kép đóng xoắn, cặp NST tương đồng tiếp hợp theo chiều dọc và bắt chéo .
 NST kép co lại, thấy rõ số lượng NST kép (đơn bội)
Kì giữa
Cacù NST kép co ngắn cực đại và xếp thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào 
Từng cặp NST kép xếp thành 2 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào 
Các NST kép xếp thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào 
Kì sau
Từng NST kép tách nhau ở tâm động thành 2 NST đơn phân li về 2 cực của tế bào 
 Các cặp NST kép tương đồng phân độc lập về 2 cực của tế bào 
 Từng NST kép tách nhau ở tâm động thành 2 NST đơn phân li về 2 cực tế bào 
Kì cuối
 Các NST đơn trong nhân với số lượng bằng 2n như ở tế bào mẹ 
 Các NST lép trong nhân với số lượng n kép = ½ tế bào mẹ.
 Các NST đơn trong nhân với số lượng bằng n ( NST đơn ).
5’
HĐIII: Oân tập kiến thức về bản chất và ý nghĩa của quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh .
- GV cho HS tìm các cụm từ phù hợp điền vào ô trống để hoàn thiện bảng 40.3 SGK .
- GV gọi 2 HS lên bảng: Một HS điền vào cột “Bản chất “, một HS điền vào cột”ý nghĩa “.
- GV xác nhận đáp án (treo bảng phụ ghi Đáp án) 
HĐIII: Oân tập kiến thức về bản chất và ý nghĩa của quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh .
- HS trao đổi theo nhóm, cử đại diện trình bày kết quả thảo luận của nhóm.
- HS cả lớp theo dõi, bổ sung và dưới sự chỉ đạo của GV, cả lớp xây dựng dược đáp án đúng: Bản chất và ý nghĩa của quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh.
III. Oân tập kiến thức về bản chất và ý nghĩa của quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh .
Các quá trình
Bản chất
Ý nghĩa
Nguyên phân
Giữ nguyên bộ NST 2n , 2 tế bào con được tạo ra đều có bộ NST 2n như tế bào mẹ .
Duy trì ổn định bộ NST qua các thế hệ tế bào .
Giảm phân
Làm giảm số lượng NST đi một nửa . Các tế bào con có số lượng NST ( n ) = ½ tế bào mẹ ( 2n )
Góp phần duy trì ổn định bộ NST qua các thế hệ cơ thể ở những loài sinh sản hữu tính và tạo ra biến dị tổ hợp .
Thụ tinh
Kết hợp 2 bộ NST đơn bội (n) thành bộ NST lưỡng bội ( 2n)
Góp phần duy trì ổn định bộ NST qua các thế hệ cơ thể ở những loài sinh sản hữu tính và tạo ra nguồn biến dị tổ hợp.
5’
HĐIV: Oân tập kiến thức về cấu trúc và chức năng của AND, ARN và protêin.
- GV cho HS tìm các cụm từ phù hợp điền vào ô trống để hoàn thành bảng 40.4 SGK (trước giờ học). 
- G.V treo bảng phụ (ghi đáp án ).
HĐIV: Oân tập kiến thức về cấu trúc và chức năng của AND, ARN và protêin.
- GV cho 2 HS lên bảng: một HS điền vào cột “cấu trúc“ , một HS điền vào cột “chức năng “ . 
- Dưới sự chỉ đạo của GV, cả lớp thảo luận và nêu lên được đáp án đúng: Cấu trúc và chức năng của AND và ARN và prôtêin 
IV. Oân tập kiến thức về cấu trúc và chức năng của AND, ARN và protêin.
Đại phân tử
Cấu trúc
Chức năng
AND
- Chuỗi xoắn kép
- 4 loại nuclêôtit A, T, G ,X .
- Lưu giữ thông tin di truyền.
- Truyền đạt thông tin di truyền
ARN
- Chuỗi xoắn đơn
- 4 loại nuclêôtit A, U, G, X .
-Truyền đạt thông tin di truyền .
- Tham gia cấu trúc Ribôxôm .
PRÔTÊIN
- Một hay nhiều chuỗi đơn
 - 20 loại axitamin
- Cấu trúc các bộ phận của tế bào
- Enzim xúc tác quá trình trao đổi chất
- Hoocmôn điều hoà quá trình trao đổi chất
- -Vận chuyển , cung cấp năng lượng 
5’
HĐV: Oân tập kiến thức về các dạng đột biến .
- GV cho HS tìm các cụm từ phù hợp điền vào ô trống để hoàn thành bảng 40.5 SGK (trước giờ học )
- GV nhận xét và treo bảng phụ (ghi đáp án ) .
HĐV: Oân tập kiến thức về các dạng đột biến 
Hai HS ( được GV chỉ định ) lên bảng: Một HS điền vào cột “khái niệm“, một HS điền vào cột “các dạng đột biến“.
 - HS cả lớp góp ý kiến bổ sung và dưới sự hướng dẫn của GV, cả lớp xây dựng được đáp án đúng: Các dạng đột biến.
V. Oân tập kiến thức về các dạng đột biến 
Các loại đột biến 
 Khái niệm 
 Các dạng đột biến
 Đột biến gen
 Những biến đổi trong cấu trúc của AND thường tại 1 điểm nào đó .
 Mất, thêm, chuyển vị, thay thế 1 cặp nuclêôtit 
 Đột biến cấu trúc NST 
Những biến đổi trong cấu trúc của NST 
Mất, lập, đảo, chuyển đoạn.
 Đột biến số lượng NST 
 Những biến đổi về số lượng trong bộ NST 
 Dị bội thể và đa bội thể .
HĐVI. Củng cố, tổng kết (10’)
 Các câu hỏi ôn tập ( đã được gợi ý trả lời ở từng bài cụ thể )
Giải thích sơ đồ : ANDà mARNà pro6te6in à tính trạng .
Giải thích mối quan hệ giữa kiểu gen ,môi trường và kiểu hình . Người ta vận dụng mối quan hệ này vào thực tiễn sản xuất như thế nào ?
Vì sao nghiên cứu di truyền người phải có phương pháp thích hợp ? Nêu những điểm cơ bản của các phương pháp nghiên cứu đó.
Sự hiểu biết về Di truyền học tư vấn có tác dụng gì ? 
Trình bày những ưu thế của công nghệ tế bào ?
Vì sao nói kĩ thuật gen có tầm quan trọng trong sinh học hiện đại ?
 Vì sao gây đột biến nhân tạo thướng là khâu đầu tiên của chọn giống ?
 Vì sao tự thụ phấn và giao phấn gần đưa đến thoái hoá giống , nhưng chúng vẫn được dùng trong chọn giống? 
 Vì sao ưu thế lai lại biểu hiện cao nhất ở F1 , sau đó giảm dần qua các thế hệ ?
10. Nêu những điểm khác nhau của 2 phương pháp chọn lọc cá thể và chon lọc hàng loạt?
4. Dặn dò: (1’) Oân tập kĩ để chuẩn bị kiểm tra học kỳ.
RÚT KINH NGHIỆM
.
Ngày soạn:
Tuần: 18 
Tiết: 35
KIỂM TRA HỌC KỲ I
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Đánh giá mức độ nắm kiến thức của học sinh qua các phần đã học
2. Kỹ năng: Tổng hợp kiến thức, biết cách làm bài kiểm tra dạng trắc nghiệm
3. Thái độ: Nghiêm túc trong khi kiểm tra
II. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ: :
Thầy: Đề kiểm tra do phòng giáo dục ra.
Trò: Kiến thức đã học từ tiết 1 đến tiết 34
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1. Oån định lớp: (1’)
2. Phát đề kiểm tra:
KẾT QUẢ
Lớp
Sĩ số
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Kém
9A3
9A4
RÚT KINH NGHIỆM
.

Tài liệu đính kèm:

  • docdi truyen(2).doc