Giáo án Lớp 9 môn Sinh học - Chuơng I: Các thí nghiệm của Menđen (tiết 3)

Giáo án Lớp 9 môn Sinh học - Chuơng I: Các thí nghiệm của Menđen (tiết 3)

Mục tiêu:

 - Nêu được nội dung, đối tượng, nhiệm vụ và ý nghĩa của di truyền học.

 - Hiểu được công lao và trình bày được phương pháp phân tích các thế hệ lai của Menden.

 - Hiểu và nêu được một số thuật ngữ, ký hiệu trong di truyền học.

 - Rèn luyện kỹ năng quan sát, phân tích.

II. Phương tiện dạy học:

 

doc 103 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1516Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 9 môn Sinh học - Chuơng I: Các thí nghiệm của Menđen (tiết 3)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHUƠNG I. CÁC THÍ NGHIỆM CỦA MENĐEN
Tiết 1:	MENDEN VÀ DI TRUYỀN HỌC
I. Mục tiêu:
	- Nêu được nội dung, đối tượng, nhiệm vụ và ý nghĩa của di truyền học.
	- Hiểu được công lao và trình bày được phương pháp phân tích các thế hệ lai của Menden.
	- Hiểu và nêu được một số thuật ngữ, ký hiệu trong di truyền học.
	- Rèn luyện kỹ năng quan sát, phân tích.
II. Phương tiện dạy học:
Tranh phóng to hình 1 SGK.
III. Phương pháp:
Nêu và giải quyết vấn đề.
IV. Hoạt động dạy và học	
1. Ổn định.
	2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra
	3. Bài mới: 
Mở bài: Đặt vấn đề vì sao em sinh ra có những tính trạng giống và khác bố mẹ.
	CHUƠNG I. CÁC THÍ NGHIỆM CỦA MENĐEN
Tiết 1:	MENDEN VÀ DI TRUYỀN HỌC
T\g
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Nội dung ghi bảng
10’
10’
15’
Hoạt động 1: Tìm hiểu đối tượng - nhiệm vụ và ý nghĩa của di truyền học.
- Yêu cầu HS đọc SGK trả lời câu hỏi:
? Thế nào là di truyền - biến dị.
? Biến dị và di truyền luôn luôn gắn bó nhau, quá trình nào (GV giải thích)
- Thực hiện lệnh 
? Nhiệm vụ của di truyền học là gì.
? Ngành di truyền học hình thành lúc nào? phát triển lúc nào?
? Ý nghĩa của di truyền học.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về Menden và phương pháp phân tích giống lai.
Gv: Giới thiệu tiểu sử của Menden.
Gv: Giới thiệu tình hình nghiên cứu di truyền ở thế kỉ XIX và phương pháp nghiên cứu của Menden
Gv: Các em hãy đọc SGK.
? Hãy tóm tắt quá trình làm việc của Menden trên đậu Hà Lan.
? Phương pháp phân tích các thế hệ lai ntn?
? Quan sát H 1.2 và nêu nhận xét sự tương phản về từng cặp tính trạng.
Gv: Nói thêm về công trình của Meden trên cây đậu Hà Lan.
? Vì sao MenDen chọn cây đậu Hà Lan làm đối tượng nghiên cứu ? 
Gv: Công trình được công nhận 1865 - 1900 mới được thừa nhận do kiến thức về tế bào lúc đó còn hạn chế.
Hoạt động 3: Một số thuật ngữ và ký hiệu cơ bản của di truyền học.
? Tính trạng, cặp tính trạng tương phản, nhân tố di truyền, giống thuần chủng.
Gv: Lấy ví dụ minh họa cho từng thuật ngữ.
- GV thông báo các ký hiệu.
- HS đọc SGK phân biệt sự khác nhau giữa di truyền và biến dị.
- Một vài HS thực hiện lệnh .
- Trả lời các câu hỏi.
- Đầu thế kỷ XX
- Phát triển trong những năm gần đây.
- Một học sinh đọc tiểu sử của Menden
- Thu nhận thông tin.
- Làm việc nhóm.
- Các nhóm báo cáo.
- Các nhóm khác bổ sung.
- Đại diện nhóm phát biểu nhóm khác bổ sung
- Học sinh nêu được sự tương phản của từng cặp tính trạng
- Có hoa lưỡng tính.
- Tự thụ phấn khá nghiêm ngặt.
- HS làm việc cá nhân.
- Đọc SGK và trả lời câu hỏi.
- Theo dõi.
I. Di truyền học.
- Di truyền:là hiện tượng truyền đạt các tính trạng của bố mẹ, tổ tiên cho các thế hệ con cháu .
- Biến dị: là hiện tượng con sinh ra khác bố mẹ và khác với nhiều chi tiết. 
Nhiệm vụ: - DTH nghiên cứu CSVC, cơ chế, tính quy luật của hiện tượng di truyền và biến dị.
Ý nghĩa: - Cơ sở lý thuyết của KH chọn giống y học, đặc biệt là CNSH hiện đại.
II. MenDen người đặt nền móng cho di truyền học.
- Phương pháp phân tích thế hệ lai: (SGK)
III. Một số thuật ngữ và ký hiệu cơ bản của di truyền học.
1. Một số thuật ngữ:
- Tính trạng
- Cặp tính trạng tương phản 
- Nhân tố di truyền.
- Giống (dòng) thuần chủng.
- Giống hay dòng (TC)
2. Một số ký hiệu.
- P: Cặp bố, mẹ xuất phát
- X: Kí hiệu phép lai.
- G: Giao tử.
- F: Thế hệ con.
	3. Củng cố - Đánh giá:
	a. Trình bày đối tượng, nội dung và ý nghĩa thực tiễn của di truyền học.
	b. Nội dung của phương pháp phân tích của MenDen là gì?
	c.
T2
Bản thân HS
Bố
Mẹ
Di truyền
Biến dị
SL ngón tay
6
5
5
x
	4. Dặn dò: 	
- Học bài.
	- Trả lời các câu hỏi trong SGK.
	- Xem bài mới.
	- Kẽ bảng 2 vào vở bài tập.
Tiết 2:	LAI MỘT CẶP TÍNH TRẠNG
I. Mục tiêu:
	- Trình bày và phân tích được thí nghiệm lai một cặp tính trạng của MenDen.
	- Nêu được các khái niệm kiểu hình (kiểu gen, thể đồng hợp, thể dị hợp).
	- Hiểu và phát biểu nội dung quy luật phân li.
	- Hiểu và giải thích được kết quả TN theo quan niệm của MenDen.
	- Rèn luyện kỹ năng phân tích và nhận xét cho HS.
II. Phương pháp:	
- Quan sát tìm tòi.
	- Nêu và giải quyết vấn đề.
III. Phương tiện dạy học:	
- Tranh H 2.1 và 2.3.
IV. Hoạt động dạy và học:	
1. Ổn định.
	2. Kiểm tra bài cũ:
	* Phát biểu nội dung của quy luật phân li.
	* Thế nào là KH, HG, thể đồng hợp, thể dị hợp.
3. Bài mới.
	Tiết 2:	LAI MỘT CẶP TÍNH TRẠNG
T\g
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Nội dung ghi bảng
15’
15’
HĐ 1: Xác định tỉ lệ kiểu hình ở F2.
- GV dùng tranh hình 2.1 để giới thiệu về sự thụ phấn nhân tạo trên hoa đậu Hà Lan.
* Chốt: Đây là công việc mà MenDen tiến hành rất cẩn thận, tỉ mỉ và công phu.
- Dán bảng 2 lên bảng (che tỉ lệ kiểu hình).
- Yêu cầu các nhóm lên bảng (điền ở bảng đen).
? Tổ hợp các tính trạng như hoa đỏ, thân cao, quả vàng... được gọi là gì.
? Thế nào là kiểu hình.
- Thực hiện lệnh . Trả lời câu hỏi.
? Nếu thay đổi vị trí của các giống làm bố và làm mẹ thì kết quả của pháp lai ntn? ( Vai trò di truyền bố mẹ ngang nhau)
? Các em hãy quan sát hình 2.2
? Tính trạng biểu hiện ngay ở F1 gọi là tính trạng gì?
? Thế nào là tính trạng lặn.
Gv: Yêu cầu thực hiện lệnh Tr.9.
? Sau khi TN MenDen đã rút ra kết luận gì?
Hoạt động 2: MenDen giải thích kết quả thí nghiệm:
- GV giải thích quan niệm đương thời của MenDen cho rằng các tính trạng không trộn lẫn vào nhau.
Vì: F1: đồng tính (trội).
F2: Xuất hiện tính trạng lặn.
- Treo tranh H 2.3.
- Yêu cầu HS quan sát.
- GV nêu câu hỏi .
? Tỉ lệ các loại giao tử ở F1 và tỉ lệ các loại hợp tử ở F2.
? Tại sao ở F2 lại có tỉ lệ 3 hoa đỏ: 1 hoa trắng.
* GV lưu ý: thuyết trình lại sơ đồ giải thích lai một cặp tính trạng theo SGK.
? Ở các hệ P, F1, F2 các nhân tố di truyền tồn tại ntn. Gọi là gì.
? Như vậy MenDen đã giải thích khái quát thí nghiệm của mình ntn?
? Sự phân li và tổ hợp các nhân tố di truyền người ta gọi là gì?
? Dựa vào cơ chế đó MenDen phát hiện ra quy luật gì.
- HS quan sát tranh
- Theo dõi GV giới thiệu.
- HS làm việc nhóm.
- Các nhóm điền tỉ lệ ở KH ở F2.
- Đại diện nhóm báo cáo.
- Nhận xét.
- Đối chiếu với đáp án của GV.
- Làm việc cá nhân.
- Kiểu hình
- Tham khảo SGK và trả lời các câu hỏi.
- Kết quả thu được không thay đổi
- Quan sát H 2.2.
- Thực hiện lệnh Tr.9
- Học sinh quan sát hình 2.3 thảo luận nhóm trả lời.
+ Giao tử F1 : 1A : 1a
+ Hợp tử F2 có tỉ lệ:
 1AA : 2Aa : 1aa
Vì hợp tử Aa biểu hiện kiểu hình trội giống với hợp tử AA 
Yêu cầu trả lời:
- Tồn tại từng cặp.
- Kiểu gen
I. Thí nghiệm của Menden.
1. Thí nghiệm.
- Kiểu hình: tổ hợp các tính trạng của cơ thể.
- Tính trạng trội: là tính trạng biểu hiện ở F1 
- Tính trạng lặn: là tính trạng đến F2 mới biểu hiện 
2. Nội dung của qui luật phân li: Khi lai 2 bố mẹ khác nhau về một cặp tính trạng thuần chủng thì F1 đồng tính, F2 phân li tính trạng theo tỉ lệ trung bình 3 trội 1 lặn.
II. MenDen giải thích kết quả thí nghiệm.
* MenDen đã giải thích các kết quả thí nghiệm của mình bằng sự phân li và tổ hợp của cặp nhân tố di truyền trong quá trình phát sinh giao tử và thụ tinh.
4. Củng cố- Đánh giá :
	a. Nêu khái niệm kiểu hình và cho ví dụ minh hoạ.
	b. Phát biểu nội dung của quy luật phân ly.
	 Giải bài tập 4 SGK (làm nhóm).
	- Dựa vào F1 xác định tính trạng trội.
	- Viết sơ đồ - xác đinh F2.
	5. Dặn dò:	
- Học bài.
	- Xem bài mới.
	- Kẽ bảng 4 trang 15 SGK vào vở
Tiết 3:	LAI MỘT CẶP TÍNH TRẠNG (TT)
I. MỤC TIÊU.
	- Xác định được nội dung, mục đích, ứng dụng của phép lai phân tích 
- Nêu được khái niệm kiểu gen - thể đồng hợp - thể dị hợp.
	- Nêu được ý nghĩa của định luật phân li trong thực tiễn sản xuất.
	- Phân biệt được trội hoàn toàn và trội không hoàn toàn.
	- Rèn luyện kỹ năng quan sát, phân tích.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
Tranh phóng to H3 SGK.
III. HOẠT ĐỘNG BÀI DẠY:
	1. Ổn định.
	2. Kiểm tra bài cũ:
	1. Kiểu hình là gì? Cho ví dụ.
	2. Phát biểu nội dung của định luật phân li.
3. Bài mới:
Tiết 3:	LAI MỘT CẶP TÍNH TRẠNG (TT)
T\g
Hoạt động của giáo viên
Hoạt của học sinh
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Tìm hiểu thế nào là lai phân tích.
? Em nào hãy nêu lại tỉ lệ các loại hợp tử ở F2 trong thí nghiệm của MenDen?
Gv: Phân tích các khái niệm: Kiểu gen, thể đồng hợp, thể dị hợp.
- Yêu cầu HS đọc SGK.
- Thực hiện lệnh
? Hãy xác định kết quả của phép lai sau?
P Hoa đỏ X Hoa trắng
 AA aa
P Hoa đỏ X Hoa trắng
 Aa aa 
? Hoa đỏ ở đây có những kiểu gen nào. Nhận xét các kiểu gen đó.
? Các kiểu gen này thể hiện tính trạng gì.
? Làm thế nào để xác định kiểu gen của cá thể mang tính trạng trội.
? Vậy phép lai trên gọi là phép lai gì?
- Yêu cầu điền từ thích hợp vào những chỗ trống trong câu sau:
Trội - kiểu gen - lặn - đồng hợp - dị hợp.
? Phép lai phân tích là gì.
Hoạt động 2: Ý nghĩa của sự tương quan trội lặn.
- Yêu cầu HS tham khảo SGK.
- Trả lời câu hỏi.
? Trong sản xuất sử dụng giống không thuần chủng có hại gì?
? Để xác định giống thuần chủng cần phải thực hiện phép lai nào?
? Tính trạng thường là những tính trạng gì và ngược lại?
? Vậy sự tương quan trội lặn có ý nghĩa gì trong sản xuất.
Hoạt động 3: Tìm hiểu thế nào là trội không hoàn toàn.
- Yêu cầu HS quan sát tranh H 3 SGK.
? Tại sao F1 có tính trạng trung gian.
? F2 có tỉ lệ kiểu hình ntn?
- Thực hiện lệnh
? Thế nào là trội không hoàn toàn.
- Tỉ lệ hợp tử F2 
1AA : 2Aa :1 aa 
- Học sinh ghi nhớ khái niệm
- HS đọc SGK.
- HS làm việc nhóm.
- Thảo luận.
- Các nhóm cử đại diện trình bày, các khác khác hoàn thiện.
- AA và Aa
- Sửa chữa bổ sung.
- Thể hiện tính trạng trội.
- Muốn xác định kiểu gen mang tính trạng trội ta đem lại cá thể mang tính trạng lặn
- Phép lai phân tích.
- Điền từ vào ô trống.
- Sửa đáp án của bạn.
- Đọc SGK.
- Trả lời câu hỏi.
+ Thế hệ con cháu xuất hiện tính trạng lặn.
+ Giống mất tính đồng nhất và ổn định.
- Phân tích
- Quan sát tranh.
- Yêu cầu trả lời.
+ Vì gen trội (A) không át hoàn toàn gen lặn a.
- 1:2:1
- Thảo luận trả lời.
III. Lai phân tích:
1. Một số khái niệm:
- Kiểu gen: là tổ hợp tòan bộ các gen trong tế bào của cơ thể.
- Thể đồng hợp: Kiểu gen chứa cặp gen tương ứng giống nhau.
- Thể dị hợp: Kiểu gen chứa cặp gen tương khác nhau.
2. Lai phân tích:
- Lai phân tích là phép lai giữa cá thể mang tính trạng trội cần xác định kiểu gen với cá thể mang tính trạng lặn.
+ Nếu kết quả phép lai đồng tính thì cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen đồng hợp.
+ Nếu kết quả phép lai phân tích theo tỉ lệ 1 : 1 thì cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen dị hợp.
IV. Ý nghĩa của sự tương quan trội lặn: (SGK).
* Ý nghĩa: Tập trung các gen trội về cùng 1 kiểu gen nhằm tạo ra giống có ý nghĩa kinh tế.
V. Trội không hoàn toàn.
* Trội không hoàn toàn là hiện tượng di truyền, trong đó KH của cơ thể lai F1 biểu hiện tính trạng trung gian giữa bố và mẹ, còn F2 có tỉ lệ KH là 1:2:1.
	4. Củng cố - Đánh giá
	a. Lai phân tích là gì?
	b. Tương q ... hành tựu chọn giống cây trồng.
- Yêu cầu HS đọc SGk.
- Trả lời câu hỏi.
? Dựa vào đâu nước ta đã tạo ra hàng trăm giống cây trồng mới.
? Thành tựu nổi bậc nhất ở loại cây trồng nào.
? Trong chọn giống cây trồng người ta sử dụng các phương pháp nào.
? Thế nào là gây đột biến nhân tạo trong chọn giống cây trồng.
? Những thành tựu thu được từ gây đột biến nhân tạo cây trồng ở Việt Nam là gì.
- Yêu cầu HS đọc SGK.
- Trả lời câu hỏi.
? Nêu các thành tựu chọn lọc giống qua lai hữu tính tạo biến dị tổ hợp hoặc chọn lọc cá thể.
? Người ta tạo giống ưu thế lai như thế nào.
? Nêu thành tựu tạo giống ưu thế lai ở Việt Nam.
? Nêu thành tựu tạo giống đa bội thể ở Việt Nam.
Hoạt động 2: Tìm hiểu thành tựu chọn giống vật nuôi.
- GV phân tích: Lai giống là phương pháp chủ yếu để tạo nguồn biến dị cho chọn giống mới, cải tạp giống cũ và tạo ưu thế lai.
- Đọc SGK.
- Suy nghĩ.
- Trả lời câu hỏi.
- Yêu cầu trả lời:
Dựa vào:
- Các quy luật di truyền và biến dị.
- Kỹ thuật phân tử và tế bào.
+ Giống lúa ngô và đậu tương.
- HS làm việc nhóm.
- Đại diện nhóm báo cáo.
- Các nhóm khác bổ sung.
- Nghiên cứu SGK.
- Trả lời câu hỏi.
- Các HS khác sửa chữa, bổ sung.
- Tham khảo SGK.
- Nêu các thành tựu trong chọn giống vật nuôi.
I. Thành tựu chọn giống cây trồng.
* Dựa vào các quy luật di truyền biến dị, kỹ thuật phân tử và tế bào, ở nước ta đã tạo hàng trăm giống cây trồng mới.
- Thành tựu nổi bật là trong chọn giống lúa ngô và đậu tương.
- Có 4 phương pháp chọn giống chính.
1. Gây đột biến nhân tạo:
- Gây đột biến nhân tạo chọn cách thể đột biến ưu tú làm giống mới.
- Lai hữu tính rồi gen đột biến chọn lọc cá thể ưu tú làm giống.
- Chọn cá thể ưu tú trong dòng xôma có biến dị hoặc đột biến xôma để tạo giống.
* Thành tựu gây đột biến nhân tạo cây trồng được thí nghiệm trên lúa, ngô, đậu tương, lạc, cà chua, táo ... Với năng suất cao, phẩm chất tốt.
2. Lai hữu tính để tạo biến dị tổ hợp hoặc chọn lọc cá thể từ các giống hiện có:
- Trong tạo biến dị tổ hợp, người ta đã lai giống lúa DT10 và OM8 ( DT17 có ưu điểm của 2 giống lúa đem lai.
- Trong chọn lọc có thể người ta đã chọn được các giống:
+ Cà chua P375.
+ Lúa CR203.
+ Đậu tương AK02.
Có năng suất cao, phẩm chất tốt và thích hợp với vùng thâm canh.
3. Tạo giống ưu thế lai (F1).
- Cho lai 2 dòng thuần khác nhau, xác định tổ hợp lai ưu tú.
- Ở nước ta đã tạo ra một số giống lúa lai F1 có năng suất cao, hàm lượng đảm bảo, năng suất, tăng sản lượng gạo, tiết kiệm ngoại tệ nhập giống.
4. Tạo giống đa bội thể Dâu 2n x Dâu 4n => Giống dâu tam bội 3n (số 12) có lai dày năng suất bìnhquân 29,7 tấn/ha/năm.
II. Thành tựu chọn giống vật nuôi.
1. Tạo giống mới.
2. Cải tạo giống đa phương.
3. Tạo ưu thế lai (giống lai F1).
4. Nuôi thích nghi các giống nhập nội.
5. Ứng dụng công nghệ sinh học trong công tác chọn giống.
VD: SGK
	4. Củng cố - đánh giá:
	a. Trong chọn giống cây trồng người ta đã sử dụng những phương pháp nào? Phương pháp nào được xem là cơ bản?
	b. Trong chọn giống vật nuôi, chủ yếu người ta dùng phương pháp nào? Tại sao?
	5. Dặn dò:
- Học bài.
	- Trả lời các câu hỏi trong SGK.
	- Đọc kỹ bài thực hành.
Tiết 41:	THỰC HÀNH - TẬP DƯỢC THAO TÁC GIAO PHẤN
I. Mục tiêu:
	- Thao tác giao phấn ở cây thụ phấn và cây giao phấn.
	- Rèn luyện các kỹ năng thực hành lai lúa bài phương pháp lai vỏ trấu.
II. Phương tiện dạy học:
- Tranh phóng to H 38 SGK.
	- Hai giống lúa và hai giống ngô có cùng thời gian sinh trưởng, nhưng khác rõ rệt về chiều cao cây, màu sắc, kích thước hạt.
	- Kéo, kẹp nhỏ, bao cách li, ghim, cọc cắm, nháp ghi công thức lai, chậu vại để trồng cây (đối với lúa) ruộng ..... các giống ngô mang lại.
III. Tiến trình bài dạy:
1. Ổn định.
	2. Kiểm tra bài cũ:
	a. Trong chọn giống cây trồng người ta đã sử dụng những phương pháp nào? Phương pháp nào được xem là cơ bản?
	(Phương pháp hữu tính là cơ bản nhất).
	b. Trong chọn giống vật nuôi, chủ yếu người ta dùng phương pháp nào? Tại sao? Ví dụ.
	Ví dụ:	Lai vịt bầu 	x 	Cỏ
	Vịt cỏ	x	Anh Đào
	Gà ri	x 	Gà Tam Hoàng
	3. Bài mới:
Tiết 41:	THỰC HÀNH - TẬP DƯỢC THAO TÁC GIAO PHẤN
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Chia lớp thành các thí nghiệm
Gv: Chia lớp thành các nhóm thí nghiệm
- Chỉ trên tranh 38 để giải thích cho HS rõ: Kỹ năng chọn cây, bông hoa, bao cách li và dụng cụ để giao phấn.
- GV biểu diễn các kỹ năng giao phấn trước học sinh.
? Nêu các bước tiến hành giao phấn.
- Yêu cầu HS thực hiện các thao tác giao phấn..
- GV theo dõi HS thực hiện, giúp đỡ, hướng dẫn học sinh thực hiện.
- GV kiểm tra học sinh thực hiện các thao tác.
- Nhận xét.
- HS quan sát tranh theo dõi GV trình bày phân flý thuyết và biểu diễn các kỹ năng giao phấn.
- HS nhắc lại các (bước) thao tác thực hiện.
- Các nhóm thực hiện các thao tác giao phấn theo các bước đã nêu.
- Trong nhóm thí nghiệm phân công mọi người thực hiện một vài thao tác giao phấn.
- HS viết nội dung các thao tác giao phấn.
I. Quan sát thao tác giao phấn.
II. Tập dượt thao tác giao phấn.
1. Cắt vỏ trấu.
2. Khử nhị đực.
3. Bao bông lúa đã lai bằng giấy kính mờ có ghi ngày lai và tên của người thực hiện.
4. Nhẹ tay nâng bông lúa chưa cắt nhị và lắc nhẹ lên bông lúa đã khử nhị đực (Sau khi đã bỏ bao giấy kính mờ).
5. Bao bông lúa đã được lai bằng giấy kính mờ và buộc thẻ có ghi ngày, tháng người thực hiện, công thức lai.
III. Thu hoạch.
	4. Củng cố:
	* HS nhắc lại nội dung các thao tác giao phấn.
	5. Dặn dò: 
- Về nhà viết tiếp thu hoạch.
	- Theo dõi tiếp sự phát triển tạp thành hạt và quả lúa.
	- Ôn lại bài 37.
	* (Nội dung phần III ( thu hoạch)
Tiết 42: THỰC HÀNH: TÌM HIỂU THÀNH TỰU CHỌN GIỐNG CÂYTRỒNG
VÀ VẬT NUÔI
I. Mục tiêu:
	- Sưu tầm tư liệu.
	- Trưng bày tư liệu theo chủ đề.
	- Rèn luyện kỹ năng quan sát, phân tích.
II. Phương tiện dạy học:
	- Tranh ảnh, sách báo dùng để tìm hiểu thành tựu chọn giống cây trồng và vật nuôi.
	- Tranh các giống bò nổi tiếng trên thế giới và ở Việt Nam.
	- Tranh các giống lợn nổi tiếng trên thế giới và ở Việt Nam.
	- Tranh các giống Vịt nổi tiếng trên thế giới và ở Việt Nam.
	- Tranh gà nổi tiếng ở Việt Nam và giống nhập nội, gà lai F1.
	- Tranh cá nổi tiếng ở Việt Nam và giống nhập nội, cá lai F1.
	- Tranh về giống lúa và giống đậu tương (hoặc lạc, dưa).
	- Tranh lúa và ngô lai.
	- Tranh về sự thay đổi tỷ lệ các phần cơ thể của bò và lợn do chọn giống tiến hành theo chiều hướng khác nhau.
	* Bảng phụ ghi nội dung bảng 39 SGK.
III. Tiến hành bài dạy:
1. Ổn định.
	2. Kiểm tra bài cũ:
	* Chấm thu hoạch của bài trước.
	3. Bài mới:
Tiết 42: THỰC HÀNH: TÌM HIỂU THÀNH TỰU CHỌN GIỐNG CÂYTRỒNG
VÀ VẬT NUÔI
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
Họat động1: - Phát tranh cho HS.
- Yêu cầu các em sắp xếp theo chủ đề.
- Thành tựu chọn giống vật nuôi (có đánh số thứ tự các tranh).
- Thành tựu chọn giống cây trồng (có đánh số thứ tự các tranh).
- Yêu cầu HS quan sát phân tích các tranh và so sánh với kiến thức đã học để thực hiện SGK.
- Yêu cầu các nhóm hoàn thành bảng 39.
- Gọi 2 HS lên bảng điền vào 2 cột của bảng 39.
Hoạt động 2:
- HS hoạt động nhóm, trao đổi sắp xếp tranh theo chủ đề.
- HS quan sát tranh.
- Trao đổi theo nhóm.
- Đại diện trình bày kết quả.
- HS hoàn thành bảng 39 SGK.
I. Cách tiến hành.
1. Sắp xếp theo chủ đề:
2. Quan sát phân tích các tranh.
II. Thu hoạch
	4. Củng cố:
	a. Trình bày tóm tắt về thành tựu chọn giống cây trồng.
	b. Trình bày tóm tắt về thành tựu chọn giống vật nuôi.
	5. Dặn dò:
- Xem bài 41: Môi trường và các nhân tố sinh thái.
	- Vẽ B 41.1 ghi STT ( 10; B 41.2.
Tiết 44:	ẢNH HƯỞNG CỦA ÁNH SÁNG LÊN ĐỜI SỐNG SINH VẬT
I. MỤC TIÊU:
	- Nêu được ảnh hưởng ánh sáng đến đặc điểm hình thái, sinh lý và tập tính của sinh vật.
	- Giải thích được sự thích nghi của sinh vật.
	- Rèn luyện kỹ năng quan sát, phân tích.
II. PHƯƠNG TIỆN: H 42.1 - 42.2 SGK.
III. PHƯƠNG PHÁP: Quan sát tìm tòi. Nêu và giải quyết vấn đề.
IV. TIẾN HÀNH BÀI MỚI: A. Ổn định.
	B. Kiểm tra.
	1. Nêu khái niệm môi trường và phân loại môi trường.
	2. Gọi HS lên bảng làm bài tập 1 SGK - cả lớp sửa sai.
	C. Bài mới.
	1. Mở bài: Nhân tố vi sinh gồm những yếu tố nào?
	Aïnh sáng thuộc loại nhân tố nào? ( vào bài.
	2. Phát triển bài.
TG
15’
5’
HĐ1: Tìm hiểu ảnh hưởng ánh sáng lên đời sống sinh vật.
- Treo tranh 42.1.
- Yêu cầu HS Qs.
- Đọc SGK.
- Thực hiện lệnh SGK. Hoàn thành bảng 42.2 theo nhóm.
? Tại sao đặt chậu cây bên cửa sổ 1 thời gian ngọn cây vươn ra ngoài ánh sáng.
? Trong rừng thông, cây mọc giữa và cây mọc ở bìa rừng có gì khác nhau.
? Sự thay đổi về mặt hình thái có tác dụng như thế nào.
? Qua bài tập các em rút ra kết luận gì.
? Dựa vào đâu người bta chia thực vật thành 2 nhóm. Đó là những nhóm nào. Chúng có đặc điểm gì. Cho vd.
HĐ2: Tìm hiểu ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống của thực vật.
- Yêu cầu HS đọc SGK.
- Thực hiện lệnh .
? Aïnh sáng ảnh hưởng như thế nào đến đời sống của động vật.
? Nêu các ví dụ khác.
? Aïnh sáng còn ảnh hưởng đến những hoạt động nào của động vật nữa cho vd.
- Hoạt động kiếm ăn.
- Hoạt động sinh sản.
? Cũng như thực vật người ta chia động vật thành những nhóm nào.
? Đặc điểm của nhóm động vật ưa sáng.
? Đặc điểm của động vật ưa bóng cho vd.
- HS làm việc.
- QS H 42.1
- Đọc SGK.
- Thảo luận hoàn thành bảng 42.2 theo nhóm.
- Trả lời các câu hỏi gợi ý.
- Đại diện các câu hỏi gợi ý.
- Các nhóm khác theo dõi sửa chữa.
- Phân nhóm thực vật dựa vào nhu cầu ánh sáng của cây.
- Cho vd.
- Làm việc toàn lớp.
- Đọc SGK.
- Suy nghĩ trả lời câu hỏi.
- Nêu vd trong và ngoài SGK. ..... đẻ trứng ban đêm.
- Phân biệt 2 nhóm động vật.
- Cho vd cụ thể.
1.Ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống của sinh vật.
- Ánh sáng ảnh hưởng đến hình thái và hoạt động sinh lý của cây.
- Tuỳ theo khả năng thích nghi với điều kiện ánh sáng ta chia thành 2 nhóm.
+ Nhóm cây ưa ánh sáng ở nơi quang đãng: Chanh, phượng, nhãn.
+ Nhóm cây ưa tối sống nơi có ánh sáng yếu: lá lốt, lan rừng, lá đon.
- Aïnh sáng tạo điều kiện cho động vật nhận biết các vật.
- Aïnh sáng giúp động vật định hướng di chuyển trong không gian.
- Aïnh sáng ảnh hưởng tới các hoạt động, khả năng sinh sản và sinh trưởng của động vật.
- Động vật được chia thành 2 nhóm thích nghi với điều kiện chiếu sáng khác nhau.
+ Nhóm ưa sáng: hoạt động ban ngày.
+ Nhóm ưa tối: Hoạt động ban đêm, trong hang, trong đất, đáy biển.
	3. Củng cố + đánh giá:
	a. Đọc tổng kết SGK.
	b. Sắp xếp từng loại cây tương ứng với từng nhóm cây (ưa sáng hoặc ưa tối).
Các nhóm cây
Trả lời
Các loại cây
1. Cây ưa sáng.
2. Cây ưa bóng
1..........................
2..........................
a. Cây xà cừ; b. Lá lốt.
c. Cây bưởi; d. Cây phi lao.
e. Cây ngô; f. Dương xỉ
	4. Dặn dò: - Học bài.
	- Thực hiện các bài tập.
	- Đọc “Em có biết”.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an ca nam.doc