Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Chương III: Con người dân số và môi trường tác động của con người đối với dân số và môi trường

Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Chương III: Con người dân số và môi trường tác động của con người đối với dân số và môi trường

 1. Kiến thức:

 - Chỉ ra được những hoạt động của con người đã làm thay đổi môi trường thiên nhiên.

- Từ đó có ý thức, trách nhiệm bảo vệ môi trường sống cho chính mình và cho thế hệ mai sau.

 2. Kĩ năng: Phát triển kĩ năng trực quan, phân tích, so sánh, thu thập và sử lí thông tin.

 3.Thái độ: Có lòng yêu thích bộ môn, có thái độ học tập nghiêm túc.giáo dụnc lòng yêu thiên nhiên, bảo vệ môi truờng.

 

doc 39 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1576Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Chương III: Con người dân số và môi trường tác động của con người đối với dân số và môi trường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tiết 56 
Ngày giảng: 9A...
 9B
Chương III. Con người dân số và môi trường
Tác động của con người đối với dân số 
và môi trường
I. Mục tiêu.
 1. Kiến thức:
 	- Chỉ ra được những hoạt động của con người đã làm thay đổi môi trường thiên nhiên.
- Từ đó có ý thức, trách nhiệm bảo vệ môi trường sống cho chính mình và cho thế hệ mai sau.
 2. Kĩ năng: Phát triển kĩ năng trực quan, phân tích, so sánh, thu thập và sử lí thông tin.
 3.Thái độ: Có lòng yêu thích bộ môn, có thái độ học tập nghiêm túc.giáo dụnc lòng yêu thiên nhiên, bảo vệ môi truờng.
 II. Chuẩn bị.
1. Thầy: Sử dụng tranh vẽ theo sgk 
 2. Trò: Học bài cũ, làm bài tập về nhà, đọc trước nội dung bài học, bảng nhóm
III. Các hoạt động dạy và học.
1. Tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:(Không kiểm tra)
3. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
HĐ1:
- HS nghiên cứu thông tin SGK-Tr 157.
- GV cho hs hoạt động nhóm (6') trả lời câu hỏi:
+ Nêu các thời kì phát triển xã hội ?
+ Nêu những đặc điểm sinh hoạt của con người và những tác động của con người ở thời kì đó tới môi trường ?
+ Theo em thời kì nào có tác động mạnh mẽ tới môi trường nhất ? Vì sao ?
- HS cử đại diện nhóm báo cáo kết quả của nhóm trước lớp .
- GV cho hs thảo luận toàn lớp nhận xét bổ sung kết quả của nhóm vừa báo cáo.
- GV nhận xét bổ sung Chốt lại kiến thức
HĐ2:
- HS nghiên cứu thông tin SGK-Tr 159, mục II.
- GV cho hs hoạt động nhóm (5') thực hiện yêu cầu theo nội dung mục II SGK - 159, 
- HS cử đại diện nhóm báo cáo kết quả của nhóm trước lớp Lớp nhận xét bổ sung kết quả của các nhóm vừa báo cáo.
- GV nhận xét bổ sung Chốt lại đáp án đúng: 1- a; 2-a,h; 3-tất cả; 4- trừ e; 5- trừ e; 6- trừ e; 7- tất cả.
- GV: Hỏi tiếp: Hoạt động chặt phá rừng bừa bãi và gây cháy rừng sẽ dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng. Theo em đó là những hậu quả gì?
- HS: Suy nghĩ trả lờiLớp bổ sung
- GV: Chốt lại kiến thức
HĐ 3:
- HS nghiên cứu thông tin mục III. SGK-Tr 159 trả lời câu hỏi 
+ Nêu và đề xuất những biện pháp bảo vệ môi trường ?
+ Liên hệ thực tế các biện pháp nào có thể được áp dụng tại địa phương em? Theo em ở địa phương em cần phải làm như thế nào để bảo vệ tốt hơn môi truờng thiên nhiên?
- HS: Đại diện phát biểu Lớp bổ sung 
I. Tác động của con người tới môi trường qua các thời kì phát triển xã hội.
* Tỏc động của con người:
- Thời nguyờn thuỷ: con người đốt rừng, đào hố săn bắt thỳ dữ " giảm diện tớch rừng.
- Xó hội nụng nghiệp: 
Trồng trọt, chăn nuụi, chặt phỏ rừng lấy đất canh tỏc, chăn thả gia sỳc.
Xó hội cụng nghiệp:
+ Xõy dựng nhiều khu cụng nghiệp, khai thỏc tài nguyờn bừa bói làm cho diện tớch đất càng thu hẹp, rỏc thải lớn.
II. Tác động của con người làm suy thoái môi trường tự nhiên 
- Nhiều hoạt đọng của con ngưòi đạc biệt là chặt phá, đốt rừng, khai thác khoáng sản, đô thị hoá quá nhanh, chiến tranhđã phá huỷ thảm thực vật, mất các loài sinh vật, mất cân bằng sinh thái dẫn đén những hậu quả xấu mà con người phải đón nhận:
+ Xói mòn, thoái hoá đất..
+ Hạn hán lũ lụt, lũ quét, lở đất
+ Ô nhiễm không khí, nguồn nước gây nên niều bệnh tật và đói nghèo, chiến tranh
III. Vai trò của con người trong việc bảo vệ và cải tạo môi truờng tự nhiên.
- Con người đó và đang nỗ lực để bảo vệ và cải tạo mụi trường tự nhiờn bằng cỏc biện phỏp:
+ Hạn chế phỏt triển dõn số quỏ nhanh.
+ Sử dụng cú hiệu quả cỏc nguồn tai fnguyờn.
+ Bảo vệ cỏc loài sinh vật.
+ Phục hồi và trồng rừng.
+ Kiểm soỏt và giảm thiểu cỏc nguồn chất thải gõy ụ nhiễm.
+ Lai tạo giống cú năng xuất và phẩm chất tốt.
4. Củng cố. - GV hệ thống kiến thức cần nằm của bài về:
+ Tác dộng của con người tới môi trường qua các thời kì phát triển của XH.
+ Tác động của con người làm suy thoái môi trường tự nhiên.
+ Vai trò của con người trong việc bảo vệ và cải tạo môi truờng TN
5. Dặn dò- Hướng dẫn về nhà: 
- Học bài theo nội dung bài học.Tră lời câu hỏi và làm bài tập SGK - 160.
- Đọc tìm hiểu: Kẻ bảng 54.12 và điều tra thực tế ô nhiễm môi trường ở địa phương. Đọc trước nội dung bài: 54.
tiết 57 
Ngày giảng: 9A...
 9B 
ô nhiễm môi trường
I. Mục tiêu.
 1. Kiến thức:
- Nêu được các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường, từ đó có ý thức bảo vệ môi trường sống.
- Hiểu được hiệu quả của việc phát triển môi trường bền vững, qua đó nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.
 2. Kĩ năng: Phát triển kĩ năng trực quan, phân tích, so sánh, thu thập và xử lí thông tin.
 3.Thái độ: Có lòng yêu thích bộ môn, có thái độ học tập nghiêm túc, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường.
 II. Chuẩn bị.
 1. Thầy: Sử dụng tranh vẽ theo SGK.
 2. Trò: Sưu tầm tranh ảnh về ô nhiễm môi trường.
III.Các hoạt động dạy và học
1. Tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ: Nêu những tác động gây ô nhiếm môi trường qua các thời kì phát triển xã hội ? Tác động của con người làm suy thoái môi trường tự nhiên ? 
3. Bài mới.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
HĐ1:
- HS nghiên cứu thông tin SGK-Tr 161 trả lời câu hỏi:
+ Cho biết ô nhiễm môi truờng là gì ?
+ Ô nhiễm môi trường do những hoạt động nào gây ra ?
- HS: Đại diện trả lời Lớp nhận xét bổ sung
- GV: Bổ sungRút ra kết luận
HĐ2:
- HS quan sát H 54.1 - Tr 161.
+ Nêu các hoạt động gây ô nhiễm nguồn không khí ?
- GV cho hs hoạt động nhóm (5') điền tiếp thông tin vào bảng 54.1, sgk - 162.
- HS: Cử đại diện nhóm báo cáo kết quả của nhóm Các nhóm khác nhận xét bổ sung
- GV nhận xét bổ sung và hỏi tiếp.
+ Kể tên những hoạt động đốt cháy nhiên liệu tại gia đình em và hàng xóm có thể gây ô nhiễm môi trường ?
- HS: Đại diện trả lời Lớp bổ sung
- GV: Nhận xét đúng sai
- HS nghiên cứu thông tin mục 2 và quan sát 
H 54.2-Tr 162 SGK trả lời câu hỏi
+ Các hoá chất bảo vệ thực vật có lợi ích và tác hại như thế nào ?
- HS: Đại diện trả lời
- GV: Nhận xét, chốt lại kiến thức
- GV cho hs hoạt động nhóm (6') trả lời câu hỏi sgk - Tr 163, mục 3.
- HS: Đại diện nhóm báo cáo kết quả của nhóm trước lớp .
- GV nhận xét bổ sung chốt lại kiến thức
- HS nghiên cứu thông tin SGK-Tr 163, mục 4.
+ Các chất phóng xạ gây nên những hậu quả gì cho con người ?
+ Nguồn ô nhiễm phóng xạ do những nguyên nhân nào gây ra ?
- HS nghiên cứu thông tin mục 4 SGK-Tr 163 trả lời Lớp nhận xét bổ sung
- GV: Bổ sung chốt lại kiến thức
- HS nghiên cứu thông tin mục 5 SGK và quan sát H54.4 - Tr164.trả lời câu hỏi Tr 165 SGK
+ Nêu nguồn gốc gây nên ô nhiễm sinh học ?
- HS: Đại diện trả lời lớp bổ sung
- GV: Bổ sungchốt lại kiến thức
I. Ô nhiễm môi truờng là gì ?
- KN: (sgk - 161)
- Ô nhiễm môi trường chủ yếu do hoạt động của con người và 1 số hoạt động của tự nhiên gây nên
II. Các tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường.
1. Ô nhiễm do các chất khí thải ra từ hoạt động công nghiệp và sinh hoạt.
- Các khí độc: CO, SO2, CO2
- Do đốt cháy nhiên liệu trong công nghiệp và sinh hoạt, giao thông vận tải
- Do hoạt động núi lửa, cháy rừng
2. Ô nhiễm do chất bào vệ thực vật và các chất độc hoá học.
 Do sử dụng không đúng cách các loại thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, diệt nấm gây ảnh hưởng tới hệ sinh thái và sức khoẻ của con người. Các chất độc do chiến tranh đã phá huỷ môi trường gây nên nhiều bệnh tật cho con ngvười.
3. Ô nhiễm do các chất phóng xạ.
- Gây đột biến ở người và sinh vật gây ra 1 số bệnh di truyền và ung thư.Chủ yếu do nhà máy điẹn nguyên tử, các vụ thử vũ khí hạt nhân 
4. Ô nhiễm do các chất thải rắn.
(Học SGK - Tr 164)
5. Ô nhiễm do sinh vật gây bệnh.
 Do con người thải các chất như phân rác, nước thải sinh hoạt, xác chết sinh vật, rác thải từ bênh viện không được thu gom xử lí đã tạo môi trường cho sinh vật gây bệnh.
4. Củng cố.
- GV hệ thống kiến thức cần nhớ của bài về:
+ Ô nhiễm môi trường.
+ Những tác nhân gây ô nhiễm.
+ Các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường.
5. Dặn dò- Hướng dẫn về nhà.
- Học bài theo nội dung bài học.Trả lời câu hỏi sgk - Tr 165.
- Đọc trước nội dung bài 55. Tìm hiểu các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường.
tiết 58 
Ngày giảng: 9A...
 9B 
ô nhiễm môi trường (tiếp)
I. Mục tiêu.
 1. Kiến thức: 
- Nêu được những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường, từ đó có ý thức bảo vệ môi truờng sống.
- Hiểu được hiệu quả của việc phátd triển môi trường bền vững.
 2. Kĩ năng:Phát triển kĩ năng trực quan, phân tích, so sánh.
 3.Thái độ: Có lòng yêu thích bộ môn, có thái độ học tập nghiêm túc, giáo dục ý thức bảo vệ môi truờng , lòng yêu thiên nhiên.
II. Chuẩn bị.
 1. Thầy: Sử dụng tranh vẽ theo sgk - Tr 166, 167.
 2. Trò: Đọc trước nội dung bài học.
III. Các hoạt động dạy và học.
1. Tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
 Ô nhiễm môi trường là gì ? Nêu các tác nhân gây ô nhiễm môi truờng?
3. Bài mới.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
HĐ1:
- HS quan sát H 55.1 SGK-Tr 166.
- GV cho hs hoạt động nhóm (3') điền thông tin vào bảng 55 mục 1.
- GV cử đại diện nhóm báo cáo kết quả của nóm trước lớp .
- GV cho hs thảo luận toàn lớp nhận xét bổ sung kết quả của nhóm vừa báo cáo.
- GV nhận xét bổ sungđưa ra đáp án đúng
1- a, b, d, e, g, i, k, l, m, n 
- HS Rút ra các biện pháp hạn chế ô nhiễm không khí
HĐ2:
- HS quan sát H 55.2 SGK-Tr 166.
- GV cho hs hoạt động nhóm (3') điền thông tin vào bảng 55 mục 2.
- GV cử đại diện nhóm báo cáo kết quả của nhóm trước lớp .
- GV nhận xét bổ sungđưa ra đáp án đúng
2- c , d , g , i , k, l , m , n.
- HS Rút ra các biện pháp hạn chế ô nhiễm nguồn nước 
HĐ3:
- HS quan sát H 55.3 SGK-Tr 167.
- GV cho hs hoạt động nhóm (3')điền thông tin vào bảng 55 mục 3.
- GV cử đại diện nhóm báo cáo kết quả của nhóm trước lớp .
- GV nhận xét bổ sung đưa ra đáp án đúng
3- g , k , l , n 
Rút ra các biện pháp hạn chế ô nhiễm do thuốc bảo vệ thực vật
HĐ 4:
- HS quan sát H 55.4 SGK-Tr 167.
- GV cho hs hoạt động nhóm (3') điền thông tin vào bảng 55 mục 4.
- GV cử đại diện nhóm báo cáo kết quả của nhóm trước lớp .
- GV nhận xét bổ sung đưa ra đáp án đúng
4- d , e , g , h , k , l 
- HSRút ra các biện pháp hạn chế ô nhiễm do chất thải rắn
HĐ 5:
- GV cho hs hoạt động nhóm (4') điền thông tin vào bảng 55 mục 5 + 6+ 7+ 8.
- GV cử đại diện nhóm báo cáo kết quả của nhóm trước lớp .
- GV nhận xét bổ sung đưa ra đáp án đúng
5- g, k, l ; 6- c, d, e, g, k, l, m, n ; 7- g, k ; 8. g, i, k, o, p.
- HS Rút ra các biện pháp hạn chế ô nhiễm do 
- Từ kết quả của bảng 55 Rút ra các biện pháp hạn chế ô nhiễm do chất phóng xạ, do các tác nhân sinh học, do hoạt động tự nhiên thiên tai, do tiếng ồn
- HS đưa thêm 1 số biện pháp hạn chế ô nhiễm môi truờng ?
III. Hạn chế ô nhiễm môi trường.
1. Biện pháp hạn chế ô nhiễm không khí.
- Lập qui hoạch các khu công nghiệp, khu dân cư, đẩy mạnh việc xây dựng các công viên, vành đai xanh để hạn chế bụi , tiếng ồn.
- Lắp đặt các thiết bị thu lọc bụi và xử lí khí độc hại trước khi đưa ra môi trường.
2. Biện pháp hạn chế ô nhiễm nguồn nước.
 Xây dựng các hệ thống cấp và thải nước ở đô thị, khu công nghiệp, xử lí nước thải trước khi đưa ra môi trường bằng các phương pháp: cơ , hoá, lí , ...  toàn ở nước, bơi bằng vây, hô hấp bằng mang, có 1 vòng tuần hoàn, tim 2 ngăn, máu đỏ thẫm. Thụ tinh ngoài. Là ĐV biến nhiệt
Lưỡng cư
Vừa sống ở nước vừa sống ở cạn, da trần và ẩm ướt, di chuyển bằng 4 chi, hô hấp bằng da và phổi. Tim 3 ngăen, 2 vòng tuần hoàn, TT chứa máu pha. Thụ tinh ngoài, sinh sản trong nước, nòng nọc phát triển qua biến thái (biến thái hoàn toàn). Là ĐV biện nhiệt
Bò sát
Chủ yếu sống trên cạn, da khô có vảy sừng, cổ dài, phổi có nhiều vách ngăn. Tim có 3 ngăn, xuất hiện vách hụt tâm thất(trừ cá sấu) máu pha ít, có cơ quan giao phôi, thụ tinh trong, trứng có vỏ dai hoặc vỏ đá vôi bao bọc, giàu noãn hoàng
Chim
Mình có lông vũ bao phủ, chi trước biến đổi thành cánh, phổi có mạng ống khí thông với túi khí. Tim 4 ngăn hoàn chỉnh, 2 vòng tuần hoàn, máu đỏ tươi đi nuôi cơ thể, trứng lớn có vỏ đá vôi bao bọc được ấp và nở ra nhờ thân nhiệt của chim bố và mẹ. Là ĐV hằng nhiệt
Thú
Mình có lông mao bao phủ, răng phân hoá thành răng hàm, răng cửa, răng nanh. Tim 4 ngăn, 2 vòng tuần hoàn, Bộ não phát triển, đặc biệt ở bán cầu não và tiểu não, có hiện tượng thai sinh và nuôi con bằng sữa mẹ. Là ĐV hằng nhiệt
HĐ 2:
- GV: Treo hình 64.1 HS thảo luận nhóm hoàn thành sơ đồ
- GV: Gọi 1-2 đại diện nhóm lên bảng điền các nhóm khác nhận xét bổ sung
- GV: Nhận xét chốt lại đáp án đúng
- GV:Yêu cầu HS hoàn thành bảng 64.6 SGK
- Goi; 1-3 HS đọc kết quảlớp nhận xét bổ sung
- GV: Chốt lại đáp án đúng
6
II. Sự tiến hoá của giới động vật và thực vật
9
1. Phát sinh và phát triển của TV
2
8
1
4
5
7
3
2. Sự tiến hoá của giới động vật.
- Kết quả: 1.d; 2.b; 3a; 4.e; 5.c; 6.i; 7g; 8.h.
4. Củng cố.
- GV hệ thống kiến thức về các nội dung bài học:
- HS Trả lời câu hỏi sau:
+ Sự tiến hoá của giới TV thể hiện ở MT sống, cấu trúc, cơ thể, sinh sản như thế nào ?
5. Dặn dò- Hướng dẫn về nhà:
- Học bài theo nội dung bài học.
- Đọc trước nội dung bài:Tổng kết.( tiếp). Hoàn thành nôi dung bảng:65.1- 65.5.
tiết 69
Ngày giảng: 9A...
9B9C
Tổng kết chương trình toàn cấp
( Tiếp theo)
I. Mục tiêu.
 1. Kiến thức: Hệ thống hoá các kiến thức về cá thể sinh học tế bào
 2. Kĩ năng: Phát triển kĩ năng trực quan, phân tích, so sánh, biết vận dụng lí thuyết vào thực tế sản xuất và đời sống.
 3.Thái độ: Có lòng yêu thích bộ môn, có thái độ học tập nghiêm túc
 II. Chuẩn bị.
 1. Thầy: Phiếu học tập.
 2. Trò: Học bài cũ, làm bài tập về nhà, đọc trước nội dung bài học, chuẩn bị các kiến thúc theo nội dung bài học.
III.Tiến trình tổ chức dạy học.
1. Tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: 
3.Bài mới
Các hoạt động của thầy và trò
Nội dung
HĐ 1:
- GV tổ chức cho hs hoạt động nhóm(5') thống nhất các nội dung bảng 65.12 SGK
- HS cử đại diện nhóm báo cáo kết quả của nhóm trước lớp từng nội dung lớp nhận xét bổ sung
- GV nhận xét bổ sung chuẩn kiến thức.
III. Sinh học cá thể
1. Cây có hoa (Bảng 65.1)
Cơ quan
Chức năng
Rễ
Hấp thụ nước và muối khoáng
Thân
Vận chuyển nước, muối khoáng từ rễ thân ,lá và chất hữu cơ từ lá thân, rễ, các bộ phận khác của cây.
Lá
Thu nhận ánh sáng để quang hợpchất hữu cơ cho cây, trao đổi khí, thoát hơi nước.
Hoa
Thực hiện thụ tinh , kết hạt, tạo quả.
Quả
Bảo vệ và phát tán hạt.
Hạt
Nảy mần cây con, duy trì phát triển nòi giống, dự trữ các chất.
2. Cơ thể người (Bảng 65.2)
CQ và
hệ CQ
Chức năng
Vận động
Nâng đỡ bảo vệ cơ thể, cử động giúp di chuyển.
Tuần hoàn
Vận chuyển O2chất dinh dưỡng vào tế bào và chuyển các chất thải từ TB hệ bài tiết.
Hô hấp
Trao đổi khí với môi trường ngoài.
Tiêu hoá 
Phân giải các chất phức tạp thành các chất đơn giản.
Bài tiết
Thải ra ngoài các chất không cần thiết hay độc hại cho cơ thể.
Da
Cảm giác bài tiết, điều hoà thân nhiệt, bảo vệ cơ thể.
TK và giác quan
Điều khiển, điều hoà , phối hợp hoạt động của các cơ quan, bảo đảm cho cơ thể là 1 thể thống nhất.
Tuyến nội tiết
Điều hoà các quá trình sinh lí, của cơ thể đặc biệt là TĐC , chuyển hoá vật chất và năng lượng bằng đường thể dịch.
Sinh sản
Sinh con duy trì phát triển nòi giống.
HĐ 2:
- GV tổ chức cho hs hoạt động nhóm(5') thống nhất các nội dung bảng 65.34 SGK
- HS cử đại diện nhóm báo cáo kết quả của nhóm trước lớp từng nội dung lớp nhận xét bổ sung
- GV nhận xét bổ sung chuẩn kiến thức
IV. Sinh học tế bào
1. Cấu trúc tế bào (Bảng 65.3)
Các bộ phận
Chức năng
Thành TB
Bảo vệ tế bào.
Màng TB
TĐC giữa trong và ngoài TB
Chất TB
Thực hiện hoạt động sống của TB
Ti thể
Thực hiện chuyển hoá năng lượng của tế bào
Lục lạp
Tổng hợp các chất hữu cơ
Ribôxôm
Tổng hợp prôtêin
Không bào
Chứa dịch TB
Nhân
Chứa vật chất di truyền(ADN, NST) điều khiển mọi hoạt động sống của TB.
2. Hoạt động sống của tế bào
(Bảng 65.4)
Các quá trình
Vai trò
Quang hợp
Tổng hợp chất hữu cơ
Hô hấp
Phân giải chất hữu cơ và giải phóng năng lượng
Tổng hợp prôtêin
Tạo prôtêin cung cấp cho tế bào
3. Phân bào: (Bảng 65.5)
Các kì
Nguyên phân
Giảm phân I
Giảm phân II
Kì đầu
NST đóng xoắn co ngắn và có hình thái rõ rệt, các NST kép đính vào sợi tơ của thoi vô sắc ở tâm động.
NST kép xoắn , co ngắn diễn ra sự tiếp hợp và bắt chéo với nhau. Sau đó chúng tách nhau ra.
NST co ngắn.
Kì giữa
Các NST kép đóng xoắn cực đại ,có hình thái rõ rệt, NST tập trung thành 1hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc.
Các NST kép xếp thành 2 hàng song song ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
NST kép xếp thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
Kì sau
NST chẻ dọc ở tâm động thành 2 NST đơn và phân li về 2 cực của tế bào .
Các NST kép tương đồng phân li độc lập về hai cực của tế bào.
NST kép tách nhau ra ở tâm động và phân li về 2 cực của tế bào.
Kì cuối
NST duỗi xoắn dài ra và trở lại dạng sợi mảnh.
Hai tế bào được tạo thành đều có bộ NST đơn bội kép (n NST kép) bằng một nửa số NST của tế bào mẹ.
Các NST đơn nằm gọn trong nhân của tế bào,mỗi nhân đều chứa n NST đơn
4. Củng cố.
- GV hệ thống lại các nội dung đã tổng kết về: sinh học cơ thể và sinh học tế bào.
5. Dặn dò- Hướng dẫn về nhà.
- Học bài theo nội dung bài học.
- Đọc trước nội dung bài 66 tổng kết....( tiếp)
- Hoàn thành nội dung các bảng 66.1 5 theo sgk.
tiết 70 
Ngày giảng: 9A...
9B9C
Tổng kết chương trình toàn cấp
( Tiếp theo)
I. Mục tiêu.
 1. Kiến thức: Hệ thống hoá các kiến thức về di truyền, biến dị và hệ sinh thái
 2. Kĩ năng: Phát triển kĩ năng phân tích, so sánh, biết vận dụng lí thuyết vào thực tế sản xuất và đời sống.
 3.Thái độ: Có lòng yêu thích bộ môn, có thái độ học tập nghiêm túc
II. Chuẩn bị.
 1. Thầy: Sơ đồ câm hình 66 SGK tr 197
 2. Trò: Ôn lại kiến thức sinh học lớp 9
III.Tiến trình tổ chức dạy học.
1. Tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:(Không kiểm tra)
3.Bài mới
Các hoạt động của thầy và trò
Nội dung
HĐ 1:
- GV cho hs hoạt động nhóm (5') thống nhất các nội dung bảng 66.14 SGK
- HS cử đại diện nhóm báo cáo kết quả của nhóm trước lớp từng nội dung lớp nhận xét bổ sung
- GV nhận xét bổ sung chuẩn kiến thức
V. Di truyền và biến dị.
1. Cơ sở vật chất của hiện tượng di truyền.
(Bảng 66.1)
Cơ sở vật chất
Cơ chế
Hiện tượng
Cấp độ phân tử
 ADN
ANDARN Prôtêin
Tính đặc thù của Prôtêin
Cấp độ TB
- Nhân đôi phân li tổ hợp
- Nguyên phân giảm phânthụ tinh
Bảo đảm bộ NST đặc trưng của loài. Con cái sinh ra giống bố mẹ.
2. Các qui luật di truyền
(Bảng 66.2)
Tên QL
Nội dung
Giải thích
Phân li
Do sự phân li của mỗi cặp nhân tố di truyền về 1 giao tử và giữ nguyên bản chất như ở cơ thể P
Các nhân tố di truyền không hoà trộn vào nhau và đã phân li tổ hợp cặp gen tương ứng. 
Phân li độc lập
Các cặp nhân tố di truyền phân li độc lập trong quá trình phát sinh giao tử.
Tỉ lệ kiểu hình của F2 bằng tích tỉ lệ của các tính trạng hợp thành nó.
DT liên kết
Các tính trạng do nhóm gen liên kết qui định cùng di truyền cùng nhau.
Các gen liên kết cùng phân li với NST trong phân bào.
DT giới tính
ở các loài giao phối tỉ lệ đực: cái xấp xỉ 1:1. 
Phân li và tổ hợp của cặp NSTgiới tính.
3. Biến dị.
(Bảng 66.3)
Biến dị tổ hợp
Đột biến
Thường biến
KN
Sự tổ hợp lại các gen của P tạo ra ở thế hệ lai những kiểu hình khác P
Những biến đổi về cấu trúc, số lượng ADN và NST khi biểu hiện thành kiểu hình là thể đột biến
Những biến đổi ở kiểu hình của một kiểu gen, phát sinh trong đời sống cá thể dưới ảnh hưởng của môi trường
Nguyên nhân
Phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp gen trong giảm phân và thụ tinh
Tác đông của các nhân tố môi trường trong và ngoài cơ thể tới ADN và NST
ảnh hưởng của các điều kiện môi trường chứ không phải do các biến đổi trong kiểu gen
Tính chất và vai trò
Xuất hiện với tỷ lệ không nhỏ, di truyền được là nguyên liệu cho chọn giống và tiến hoá
Mang tính cá biệt, ngẫu nhiên, có lợi hoặc có hại, di truyền được là nguyên liệu cho chọn giống và tiến hoá
Mang tính chất đồng loạt định hướng, có lợi không di truyền được, nhưng đảm bảo cho sự thích nghi của cá thể
HĐ 2:
- GV: Yêu cầu HS nghiên cứu giải thích sơ đồ hình 66 
- HS: Đại diện giải thích theo sơ đồ hình 66 SGK - Tr197.
- GV nhận xét bổ sung, chốt lại kiến thức
- GV: Yêu cầu HS nêu các khái niệm và đặc điểm của quần thể, quần xã, hệ sinh thái
- 1-2 HS trình bày HS khác nhận xét bổ sung.
- GV nhận xét bổ sung chốt lại kiến thức
4. Đột biến
( Học theo nội dung bảng 40.5 tiết 35 )
VI. Sinh vật và môi trường.
1.Mối quan hệ giữa các cấp độ tổ chức sống.
Giải thích sơ đồ hình 66
- Sợ tác động qua lại giữa môi trường và các cấp độ tổ chức sống được thể hiện qua sự tương tác giữa các nhân tố sinh thái với từng cấp độ tổ chức sống
- Tập hợp các cá thể cùng loài tạo nên các đặc trưng của quần thể như: giới tinh, lứa tuổi,... và chúng quan hệ với nhau đặc biệt về mặt sinh sản
- Tập hợp các cá thể thuộc các loài khác nhau tại một không gian xác định tạo nên quần xã, chúng có nhiều mối quan hệ trong đó đặc biệt là mối quan hệ dinh dưỡng thông qua chuỗi và lưới thức ăn trong hệ sinh thái
2. Hệ sinh thái.
(Bảng 66.5)
Quần thể
Quần xã
Hệ sinh thái
Khái niệm
SGK tr 139
SGK tr 147
SGK tr 150
Đặc điểm
Có các đặc trưng về mật độ, giới tính,... các cá thể có mối quan hệ sinh thái hỗ trợ hoặc cạnh tranh. Số lượng cá thể có thể biến động có hoặc không theo chu kì, thường được điều chỉnh ở mức cân bằng
Có tính chất cơ bản về số lượng và thành phần các loài, luôn có sự khống chế tạo nên sự cân bằng sinh học về số lượng cá thể, sự thay thế kế tiếp nhau của các QX theo thời gian là diễn thế sinh thái
Có những mối quan hệ nhưng quan trọng là về mặt dinh dưỡng thông qua chuỗi và lưới thức ăn, dòng năng lượng trong hệ sinh thái được vận chuyển qua các bậc dinh dưỡng của chuỗi thức ăn: SV sản xuất SV tiêu thụ SV phân giải
4. Củng cố.
- GV hệ thống kiến thức của nọi dung bài học 
- GV giải đáp các thắc mắc của HS về nội dung kiến thức đã học(nếu có) 
5. Dặn dò- Hướng dẫn về nhà:
Ôn tập các kiến thức theo nội dung bài tổng kết để chuẩn bị kiến thức vào cấp III.

Tài liệu đính kèm:

  • docsinh 9 tiet 56 den het.doc