Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Chuyên đề tế bào thực vật

Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Chuyên đề tế bào thực vật

I. Kiến thức cơ bản

1. Tế bào thực vật

- Kích thước: Rất bé, mắt không nhìn thấy được, phải quan sát bằng kính hiển vi.

- Hình dạng khác nhau; đa giác, hình bầu dục, hình sợi.

- Cấu tạo Vách tế bào

 Màng sinh chất

 Chất tế bào (chứa lục lạp, không bào.)

 Nhân

 

doc 34 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1191Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Chuyên đề tế bào thực vật", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHUYÊN ĐỀ TẾ BÀO THỰC VẬT
I. Kiến thức cơ bản
1. Tế bào thực vật
- Kích thước: Rất bé, mắt không nhìn thấy được, phải quan sát bằng kính hiển vi.
- Hình dạng khác nhau; đa giác, hình bầu dục, hình sợi....
- Cấu tạo Vách tế bào
	 Màng sinh chất
 Chất tế bào (chứa lục lạp, không bào...)
 Nhân
 - Tính chất đặc trưng
	 Tế bào non Lớn lên Tế bào trưởng thành Phân chia Tế bào non mới,..
 Tế bào lớn nên và phân chia giúp cây sinh trưởng và phát triển.
 - Sự phân chia của tế bào thực vật gồm 2giai đoạn:
+ Nhân phân chia thành 2 nhân mới.
+ Chất tế bào phân chia xuất hiện vách ngăn thành 2 tế bào non mới.
2. Mô
- Khái niệm: Là nhóm tế bào có hình dạng, cấu tạo giống nhau cùng thực hiện một chức năng riêng.
- Một số loại mô chính:
+ Mô phân sinh; có khả năng phân chia liên tục cho tới cuối đời sống của cây.
+ Mô mềm; dự trữ chất dinh dưỡng.
+ Mô nâng đỡ; nâng đỡ cho các cơ quan
+ Mô dẫn truyền; vận chuyển thức ăn trong cây.
II. Câu hỏi ôn tập
1. Tế bào thực vật gồm những thành phần chủ yếu nào? Tính chất sống của tế bào thể hiện ở những điểm nào?
2. Mô là gì? Kể tên một số loại mô ở thực vật?
III. Hướng dẫn trả lời
Câu 1; Có 2 ý
- Các thành phần chủ yếu của tế bào: Dù mọi tế bào ở các cây, các bộ phận của cây có khác nhau nhưng đều gồm những thành phần chủ yếu sau:
+ Vách tế bào ở phía ngoài, làm cho tế bào có thành phần nhất định (chỉ tế bào thực vật mới có vách) 
+ Màng sinh chất bao bọc ngoài tế bào
+ Chất tế bào chứa các bào quan (lục lạp, không bào...) nơi diễn ra các hoạt động sống của tế bào.
+ Nhân điêù khiển mọi hoạt động sống của tế bào
+ Không bào chứa dịch
- Tính chất sống quan trọng thể hiện ở sự lớn lên và phân chia của tế bào
Câu 2:
- Mô là nhóm tế bào có hình dạng, cấu tạo giống nhau cùng thực hiện một chức năng.
- Một số loại mô chính:
+ Mô phân sinh; ở chồi ngọn, đầu rễ, trong trụ giữa hay phần vỏ của thân, rễ. Chỉ có các tế bào của mô phân sinh mới có khả năng phân chia, phân hoá thành các bộ phận của cây. Nhờ mô phân sinh cây lớn lên, to ra.
+ Mô mềm; có ở khắp các bộ phận của vỏ, ruột của rễ, thân, thịt lá, thịt quả và hạt. Gồm các tế bào sống có vách mỏng. Chức năng chính là dự trữ chất dinh dưỡng.
+ Mô nâng đỡ gồm những tế bào có vách dày có chức năng nâng đỡ cho các cơ quan
+ Mô dẫn truyền; có chức năng vận chuyển thức ăn trong cây.
IV. Câu hỏi trắc nghiệm
	Em hãy chọn ý trả lời đúng trong các câu sau
Câu 1: Tế bào thực vật gồm những thành phần chủ yếu nào?
Vách tế bào, chất tế bào, nhân
Màng sinh chất, muối khoáng, lục lạp
Màng sinh chất, không bào, lục lạp
Cả a và d đúng
Câu 2: Mô là gì?
Là nhóm tế bào cùng thực hiện một chức năng
Là nhóm tế bào cùng thực hiện những chức năng khác nhau
Là nhóm tế bào có hình dạng, cấu tạo giống nhau cùng thực hiện một chức năng riêng.
Là nhóm tế bào có cấu tạo khác nhau cùng thực hiện một chức năng
Câu 3: Sự lớn lên và phân chia tế bào có ý nghĩa gì đối với thực vật?
Làm cho thực vật sinh trưởng và phát triển
Làm cho thực vật duy trì và phát triển nòi giống
Làm cho thực vật lớn lên
Làm cho thực vật to ra
Câu 4; Tế bào ở bộ phận nào của cây có khả năng phân chia?
Tất cả các bộ phận của cây
Ở phần ngọn của cây
Ở mô phân sinh
Ở các phần non của cây.
CHUYÊN ĐỀ VỀ CẤU TẠO VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CƠ QUAN SINH DƯỠNG Ở CÂY XANH
Chương I. Rễ
I. Kiến thức cơ bản
1. Hình thái và cấu tạo
 Phình to chứa chất 
	 Rễ củ dự trữ cho cây
 (củ cải, cà rốt...)
 Rễ cọc 
 - Rễ cái Giúp cây bám vào 
 - Các rễ con Rễ móc trụ bám để leo cao
(Bưởi, táo, cải...) (trầu không,hồ tiêu..)
 Rễ Biến dạng 
 Rễ thở Mọc ngược lên mặt
 đất giúp cây lấy ôxi
 Rễ chùm (Bụt mọc,bần,mắm..)
 - Các rễ con Giác mút Đâm vào thân cây 
(Hành, lúa, ngô,...) khác để lấy thức ăn
 (tầm gửi, tơ hồng...)
Các miền của rễ
Cấu tạo cắt ngang
Chức năng chính của từng miền.
Miền trưởng thành có các mạch dẫn
Có các mạch gỗ và mạch rây
Dẫn truyền thức ăn cho cây
Miền hút có các lông hút
- Vỏ (biểu bì, thịt vỏ)
 Bó mạch(mạch rây, mạchgỗ)
- Trụ giữa
 Ruột
Hấp thụ nước và muối khoáng.
Miền sinh trưởng (nơi tế bào phân chia)
Gồm các tế bào mô phân sinh
Làm cho rễ dài ra
Miền chóp rễ
Các tế bào của miền chóp
Che trở cho đầu rễ
- Chủ yếu nhờ lông hút 
- Nước và muối khoáng trong đất nhờ lồn hút hấp thụ Vỏ Mạch gỗ Các bộ phận của cây.
- Nhu cầu nước và muối khoáng của cây
+ Tất cả các loại cây đều cần nước và 2. Các hoạt động chức năng của rễ
* Hút nước và muối khoáng
muối khoáng, trong đó cần nhiều muối đạm, lân, ka li.
+ Nhu cầu nước và muối khoáng khác nhau đối với từng loại cây, các giai đoạn khác nhau trong chu kì sống của cây.
- Những điều kiện bên ngoài ảnh hưởng đến sự hút nước và muối khoáng của cây
+ Các loại đất trồng khác nhau
+ Thời tiết, khí hậu
3. Liên hệ thực tế
- Những có rễ ngập trong nước không có lông hút vì nước và muối khoáng được hấp thụ qua toàn bộ tế bào biểu bì của rễ.
- Nhu cầu nước và khoáng khác nhau tuỳ từng loại cây và tuỳ thời gian sinh trưởng, phát triển của cây. 
+ Cây lấy quả, hạt cần nhiều muối lân,đạm.
+ Cây lấy củ cần nhiều muối kali
+ Cây lấy thân, lá (các loại rau) cần nhiều đạm.
+ Thời kì cây cần nhiều nước và muối khoáng là lúc đẻ nhánh, sắp ra hoa (ví dụ lúa trổ đòng cần nhiều nước và đạm).
- Cần thu hoạch những cây có rễ củ trước khi cây ra hoa vì rễ củ có chức năng dự trữ chất dinh dưỡng cho cây dùng khi ra hoa, kết qủa vì vậy trồng những cây có rễ củ như cà rốt, hay củ cải,... phải thu hoạch trước khi cây ra hoa, vì nếu không củ sẽ xốp, năng xuất, chất lượng kém.
II. Câu hỏi ôn tập
1. Rễ gồm mấy miền? Chức năng chính của từng miền? Vì sao nói miền hút là miền quan trọng nhất?
2. Nêu chức năng khác của rễ biến dạng?
3. Bộ phận nào thực hiện chức năng chính của rễ? Con đường hấp thụ nước và muối khoáng qua lông hút của rễ?
III. Hướng dẫn trả lời
Câu 1: Gồm 3 ý
- Rễ gồm mấy miền?
- Chức năng chính của từng miền?
Dựa vào bảng tóm tắt kiến thức để trả lờì.
- Miền hút có các lông hút thực hiện chức năng hút nước và muối khoáng hoà tan- chức năng chủ yếu của rễ. Vậy miền hút là miền quan trọng nhất.
Câu 2
- Nêu chức năng khác cue rễ biến dạng: tuỳ theo điều kiện sống, ngoài chức năng chính là hút nước và khoáng, rễ còn làm chức năng khác, vì thế hình dạng và cấu tạo của nó biến đổi đi.
STT
Các chức năng khác của rễ
Rễ biến dạng
Đặc điểm
Ví dụ
1
Dự trữ chất dinh dưỡng
Rễ củ
Rễ phình to
Cải củ,cà rốt, khoai lang, sắn....
2
Giúp cây bám vào trụ bám để leo cao
Rễ móc
Có móc bám do rễ phụ mọc ra từ thân, cành
Trầu không, vạn niên thanh, hồ tiêu..
3
Dự trữ ôxi để hô hấp
Rễ thở
Rễ mọc ngược nên trên mặt đất
Bụt mọc, vẹt, mắm, bần...
4
Lấy thức ăn từ cây khác
Rễ giác mút
Có giác mút đâm vào thân cây khác
Dây tơ hồng, cây tầm gửi...
Câu 3: Gồm 2 ý
- Bộ phận thực hiện chức năng chính của rễ:
+ Xác định chức năng chính của rễ là hút nước và muối khoáng.
+ Bộ phận thực hiện chức năng trên là các lông hút ở miền hút.
- Con đường hấp thụ nước và muối khoáng của rễ:
Nước và muối khoáng lông hút vỏ mạch gỗ các bộ phận của cây
IV. Câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1: Em hẵy chọn nội dung ở cột B sao cho phù hợp với nội dung ở cột A để trả lời câu hỏi: Rễ gồm những miền nào và chức năng chính của từng miền?
Cột A
Cột B
Các miền của rễ
Chức năng chính của từng miền
 1. Miền trưởng thành
 a) Làm cho rễ dài ra
 2. Miền chóp rễ
 b) Che trở cho đầu rễ
 3. Miền sinh trưởng
 c) Dẫn truyền
 4. Miền hút
 d) Hấp thụ nước và muối khoáng
Câu 2: Em hẵy chọn nội dung ở cột B sao cho phù hợp với nội dung ở cột A để trả lời câu hỏi: Có những loại rễ biến dạng nào và chức năng chính của từng loại rễ biến dạng đó? 
Cột A
Cột B
 1. Rễ củ
 a) Lấy thức ăn từ cây chủ.
 2. Rễ móc
 b) Chứa chất dự trữ cho cây khi ra hoa, tạo quả.
 3. Rễ thở
 c) Giúp cây leo cao.
 4. Giác mút
 d) Lấy ôxi để cung cấp cho các phần rễ ở dưới đất
Câu 3: Em hãy chọn câu trả lời đúng trong câu sau:
	 Miền hút là miền quan trọng nhất của rễ vì:
Gồm 2 phần; vỏ và trụ giữa.
Có mạch gỗ, mạch rây vận chuyển các chất.
Có nhiều lông hút thực hiện chức năng hút nước và muối khoáng.
Có ruột chứa chất dự trữ.
ChươngII Thân
I. Kiến thức cơ bản
1. Hình thái và cấu tạo
a. Cấu tạo ngoài của thân
 Thân gồm:	+ Thân chính
	+ Cành (thân phụ)
	+ Chồi ngọn
	+ Chồi nách (chồi hoa và chồi lá)
b. Các loại thân
- Thân đứng có 3 dạng:	+ Thân gỗ (bưởi, ổi, bạch đàn, phượng, ...)
	+ Thân cột (cau, dừa..) 
	+ Thân cỏ(đậu, rau cải, lúa, ngô...)
- Thân leo: leo bằng thân quấn (mồng tơi, bìm bìm, đậu ván, ...) 
	 leo bằng tua cuốn (bầu. bí, mướp, su su...)
- Thân bò (rau má, dưa hấu, rau muống, khoai lang...)
c. Một số loại thân biến dạng:
Tên thân biến dạng
Đặc điểm của thân biến dạng
Chức năng đối với cây
Ví dụ
Thân củ
Thân củ nằm trên hoặc dưới mặt đất
Dự trữ chât dinh dưỡng
Củ su hào, củ khoai tây, củ chuối, củ khoai sọ..
Thân rễ
Nằm trong đất,có lá vảy không có màu xanh
Dự trữ chất dinh dưỡng
Củ gừng, củ nghệ, củ dong ta, cỏ trang, củ ấu...
Thân mọng nước
Thân chứa nhiều nước, có màu xanh
Dự trữ nước, quang hợp
Xương rồng, cành giao, cây hoa quỳnh..
2. Sự sinh trưởng của thân, cấu tạo trong của thân.
	Thân sinh trưởng về kích thước (dài ra và to ra) nhờ sự phân chia tế bào ở mô phân sinh ngọn, tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ. Sự sinh trưởng của thân có liên quan đến cấu tạo trong của thân.
	Có thể tóm tắt như sau:
Phần thân non
Phần thân trưởng thành
Cấu tạo
Vai trò
Cấu tạo
Vai trò
 Biểu bì
 (1 lớp tế bào)
Vỏ
 Thịt vỏ 
 (Nhiều lớp tế bào lớn hơn)
 Mạch rây
 (ở ngoài)
 Bó mạch 
 Mạch gỗ
Trụ giữa (ở trong)
 Ruột (`tế bào có vách
 mỏng) 
Giúp thân dài ra
 Bần (ngoài)
Vỏ Tầng sinh vỏ
 Thịt vỏ (trong)
 Mạch rây
 (ở ngoài)
 Bó mạch 
 Mạch gỗ
 (ở trong)
Trụ giữa Tầng sinh trụ(Cho 
 ra mạch rây ở ngoài, 
 mạch gỗ ở trong) 
 Ruột (tế bào có vách mỏng)
Giúp thân to ra
Một số điểm lưu ý: 
	- Một số cây như: lúa, ngô, đậu, lạc, vừng... sau một thời gian sinh trưởng không lớn lên được vì không có tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ.
	- Thân cây mía, tre, ngô, .... không phân vỏ và trụ giữa, các bó mạch xếp lộn xộn trong thân.
	- Thân cây gỗ có các vòng gỗ hàng năm: Mỗi năm có 2 vòng (mùa mưa vòng dày, màu sáng; mùa khô vòng mỏng, màu sẫm). Thân cây lâu năm có dác (gỗ non gồm những tế bào mạch gỗ sống, có chức năng vận chuyển nước và muối khoáng) và ròng (gỗ già, gồm những tế bào chết,có chức năng nâng đỡ cây).
3. Sự vận chuyển các chất trong thân
	- Qua thí nghiệm thấy trong thân có 2 dòng vận chuyển:
	+ Mạch gỗ: vận chuyển nước và muối khoáng hoà tan từ rễ lên các bộ phận của cây (dòng lên)
	+ Mạch rây: vận chuyển chất hữu cơ được chế tạo từ lá đi đến các bộ phận cuả cây (dòng xuống).
II. Câu hỏi ôn tập
1. Thân cây gồm những bộ phận nào? Phân biệt chồi ngọn, chồi hoa, chồi lá?
2. Phân biệt các dạng của thân?
3. Nêu các chức năng khác ...  và phát triển tốt hơn.
Câu 7. 
	- Do sự biến đổi của vỏ trái đất, đất liền được mở rộng và biển bị thu hẹp. Từ một dạng tảo đa bào nguyên thuỷ đã biến đổi phát triển thành thực vật ở cạn đầu tiên là Quyết trần, tổ tiên của rêu, quyết.
	- Từ quyết sau này phát triển cho ra những cây hạt trần đầu tiên.
	- Ở Hạt trần, các cơ quan cấu tạo khá phức tạp hơn và rễ, thân, lá đã có mạch dẫn nhựa. Đặc biệt ở Hạt trần đã có hạt nhưng còn hở
Câu 8
Cơ quan sinh dưỡng;
- Ở tảo (thực vật bậc thấp) cơ thể cấu tạo đơn bào hoặc đa bào chưa có dạng
cây thực sự, chưa có các loại mô điển hình.
- Thực vật bậc cao bắt đầu tử rêu cơ quan sinh dưỡng tiến hoá dần để ngày
càng thích nghi với điều kiện sống ở cạn: Thân từ chỗ không phân nhánh (rêu, quyết) đến phân nhánh phức tạp dần (Hạt trần), tạo thành tán cây đa dạng ( Hạt Kín). Lá từ chỗ đơn giản gồm một tế bào với đường gân thô sơ do tế bào kéo dài xếp sát nhau mà thành (rêu), tới chỗ đa hình, đa dạng với hệ gân lá cũng đa dạng, phức tạp (đặc biệt ở thực vật Hạt kín). Rễ từ chỗ rễ giả (rêu) tới rễ thật có mạch dẫn (quyết, Hạt trần) và cũng đa dạng, mạch dẫn phát triển (Hạt kín)
Cơ quan sinh sản:
- Thực vật bậc thấp ( Tảo) sinh sản sinh dưỡng và hữu tính đơn giản là tiếp hợp
- Thực vật bậc cao; Lúc đầu đơn giản là các túi chứa tinh trùng và tế bào trứng
nằm trên cây trưởng thành (ở rêu) hay trên nguyên tản (ở dương xỉ) về sau các loại túi này dần dần khó nhận thấy, và các tế bào sinh dục nằm trong bộ phận mới được hình thành, đó là nón (ở Hạt trần) và hoa (ở Hạt kín). Nón và hoa là cơ quan sinh sản của những thực vật có hạt, cấu tạo phức tạp hơn nhiều (nhất là hoa) so với cơ quan sinh sản của các nhóm thực vật khác.
IV. Câu hỏi trắc nghiệm
Chọn ý trả lời đúng trong các câu sau:
1. Cơ thể của tảo có cấu tạo:
	a. Tất cả đều là đơn bào
	b. Tất cả đều là đa bào
	c. Có dạng đơn bào, có dạng đa bào
	d. Một đáp án khác
2. Tảo thường sống trong nước vì:
	a. Trong nước có nhiều chất dinh dưỡng hơn
	b. Cơ thể tảo nhẹ nhỏ, nhẹ nên dễ trôi nổi.
	c. Cơ thể tảo chưa có mạch dẫn
	d. Môi trường nước chiếm diện tích lớn
3. Nhóm thực vật đầu tiên sống ở cạn có rễ giả, chưa có hoa, sinh sản bằng bào tử:
	a. Tảo
	b. Dương xỉ
	c. Rêu
	d. Hạt trần
4. Vì sao rêu sống ở trên cạn nhưng chỉ sống được ở nơi ảm ướt?
	a. Thân và lá chưa có mạch dẫn
	b. Chưa có rễ chính thức, chỉ có rễ giả
	c. Cả a và b đúng
	d. Cả a và b sai
5. Làm thế nào để nhận biết một cây thuộc Dương xỉ?
	a. Lá non cong xoắn
	b. Cơ thể đã có rễ, thân, lá thật có mạch dẫn.
	c. Mặt dưới của lá già có các đốm nhỏ màu nâu
	d. Cả a, b,c đúng
6. Tính chất đặc trưng nhất của cây Hạt kín là?
	a. Có rễ, thân, lá
	b. Sống trên cạn
	c. Có mạch dẫn
	d. Có hoa, quả, hạt nằm trong quả
7.Dựa vào đặc điểm chủ yếu nào để phân biệt lớp Hai lá mầm và lớp Một lá mầm?
	a. Cấu tạo của hạt
	b. Số lá mầm của phôi
	c. Cấu tạo cơ quan sinh sản
	d. Cấu tạo cơ quan sinh dưỡng
8. Tổ tiên chung của thực vật ngày nay là:
	a. Tảo nguyên thuỷ
	b. Các cơ thể sống đầu tiên
	c. Thực vật ở cạn đầu tiên
	d. Thực vật ở nước đầu tiên
CHUYÊN ĐỀ VAI TRÒ CỦA THỰC VẬT
I. Kiến thức cơ bản
Vai trò
Phân tích
Hậu quả khi khồng có (mất) Thực vật.
Ổn định lượng khí cacbonic và khí ôxi trong không khí
Nhờ quá trình quang hợp lá cây lấy vàokhí cacbonic và thải khí ôxi
Tăng lượng khí cacbonic và giảm lượng khí ôxi, ảnh hưởng đến hô hấp của con người và các sinh vật khác, ảnh hưởng đến khí hậu và môi trường.
Điều hoà khí hậu 
Tán cây giảm bớt một phần ánh sáng và tốc độ gió, làm giảm nhiệt độ, tăng lượng mưa, khí hậu trở nên mát mẻ.
Kh hậu nóng và khô hơn
Giảm ô nhiễm môi trường
Lá cây có thể ngăn bụi và khí thải độc do sản xuất và giao thông vận tải gây ra
Không khí ô nhiễm bụi, ảnh hưởng đến sức khoẻ con người.
Lượng khí cacbonic tăng làm tăng nhiệt độ khu vực.
Giữ đất, chống xói mòn, lụt nở.
Bộ rễ cây có tác dụng giữ đất, thân và tán lá giảm bớt lượng chảy của dòng nước mưa rơi xuống đất hạn chế sự rửa trôi đất.
Đất bị rửa trôi mất chất màu mỡ, ảnh hưởng đến trồng trọt.
Hạn chế ngập lụt, hạn hán
Bảo vệ nguồn nước ngầm
Đất bị xói mòn rơi xuống lấp dần lòng sông, lòng hồ dưới thấp, khi có mưa lớn nước không thoát kịp gây ngập, lụt.
Đất không giữ được nước gây hạn hán,.
Nước mưa rơi xuống tạo thành dòng chảy ngầm.
Ngập lụt ở vùng thấp
Mất nguồn nước ngầm gây hạn hán tại chỗ.
Cung cấp thức ăn và nơi ở cho động vật
Thực vật (TV)tham gia vào dây truyền thức ăn (t/ă) trong trong tự nhiên;
TV t/ă ĐV t/ă ĐV khác 
Ví dụ:
Cỏ t/ă Sâu t/ă Chim ăn sâu 
Mất nguồn cung cấp thức ăn và nơi ở của động vật, ảnh hưởng đến đời sống động vật và cả con người. 
Cung cấp các sản phẩm khác nhau cần cho sinh hoạt và sản xúât của con người
Thức ăn, đồ uống, thuốc men, đồ dùng, gỗ, củi,....
Mất nguồn cung cấp sản phẩm và nguyên vật liệu quan trọng cần cho đời sống,sản xuất của con người
II. Câu hỏi ôn tập
1. Tại sao nói “rừng cây như một lá phổi xanh” của con người?
2. Vì sao phải tích cực trồng cây gây rừng?
3. Tại sao phải bảo vệ sự đa dạng của thực vật? Cần làm gì để bảo vệ sự đa dạng của thực vật ở Việt Nam?
4. Hút thuốc lá và thuốc phiện có hại như thế nào?
III. Hướng dẫn trả lời
Câu 1: Rừng được xem như một “lá phổi xanh” của con người do:
	- Rừng có tác dụng cân bằng lượng khí cacbonic và khí ôxi trong không khí
	- Rừng tham gia cản bụi, góp phần tiêu diệt một số vi khuẩn gây bệnh
	- Tán lá che bớt ánh nắng...góp phần làm giảm nhiệt độ của không khí.
Câu 2: Rừng có vai trò rất quan trọng đối với con người:
	- Nhờ quang hợp thực vật đã hấp thụ khí cacbonic và nhả ra khí ôxi, góp phần cân bằng các lượng khí này trong không khí và duy trì các hoạt động sống của sinh vật.
	- Thực vật có vai trò rất quan trọng trong điều hoà khí hậu: Nhờ thực vật cản bớt một phần ánh sáng và tốc độ gió, đồng thời tán lá làm giảm nhiệt độ môi trường, tăng lượng mưa.
	- Thực vật góp phần bảo vệ nguồn nước ngầm, hạn chế ngập lụt, hạn hán, chống gió bão, xói mòn....
	- Nếu không có thực vật lượng khí cácbonic tăng, khí ôxi giảm, môi trường ô nhiễm, nhiệt độ trái đất tăng, lượng mưa giảm, đất bị rửa trôi,lũ lụt, hạn hán thường xuyên xảy ra,...ảnh hưởng xấu đến đời sống và sản xuất của con người
	- Vì vậy phải tích cực trồng cây gây rừng.
Câu 3
	- Nêu khái niệm về tính đa dạng của thực vật ở Việt Nam, nên cho ví dụ cụ thể (bài 49. mục 2 sgk )
	- Nguyên nhân làm giảm tính đa dạng của thực vật: 
	- Hậu quả của việc suy giảm tính đa dạng
	- Biện pháp bảo vệ tính đa dạng, liên hệ bản thân.
Câu 4:
	- Trong thuốc lá có nhiều chất độc, đặc biệt là chất nicôtin được dùng để chế thuốc trừ sâu. Nếu ta hút thuốc lá, nhất là hút nhiều, thì có hại do chất nicôtin thấm vào cơ thể sẽ ảnh hưởng đến bộ máy hô hấp, dễ gây ung thư phổi. Vì vậy ta không nên hút thuốc lá đặc biệt khi còn nhỏ tuổi.
	- Thuốc phiện có chứa moocphin và hêroin là những chất độc nguy hiểm, khi sử dụng dễ gây nghiện. Khi mắc nghiện thì rất khó chữa. Nghiện thuốc phiện có hại cho sức khoẻ và gây hậu quả xấu không những cho bản thân mà cho cả gia đình và xã hội.
CHUYÊN ĐỀ NẤM –VI KHUẨN - ĐỊA Y
I . Kiến thưc cơ bản
Vi khuẩn
Nấm
Địa Y
Hình dạng và tổ chức cơ thể
Đơn bào, kích thước rất bé (vài phần nghìn mm)
Hình dạng: hình que, dấu phẩy, ...
Sợi phân nhánh, không có hoặc có vách ngăn giữa các tế bào. Một số là đơn bào.
Dạng “cây nấm” do nhiều sợi đa bào kết hợp lại vơid nhau gồm mũ nấm(mang các bào tử) và cuống nấm)
Dạng bản mỏng hoặc dạng sợi, dạng vảy.
Đặc điểm cấu tạo
Không có nhân điển hình, hầu hết không có chất diệp lục, một số có roi di chuyển được
Có nhân
Không có chất diệp lục
Lối sống
Dị dưỡng; hoại sinh trên xác động , thực vật; kí sinh trên các cơ thể sống khác.
Một số có thể tự dr dưỡng
Dị dưỡng (hoại sinh hoặc kí sinh)
Cộng sinh giữa nấm và tảo
Sống bám trên thân cây, có khi trên đá.
Đặc điểm sinh sản
Phân đôi tế bào
Sinh sản bằng bào tử. Bào tử nằm trên các phiến mỏng trên mũ nấm hoặc trong tíu bào tử
giống kiểu sinh sản sinh dưỡng
Môi trường sống
Khắp nơi; đất, nước, không khí,...
các chất hữu cơ (hoại sinh)
trong cơ thể người, động thực vật (kí sinh)
Trên thân các cây gỗ, trên đá
Vai trò
Lợi: Phân huỷ chất hữu cơ thành muối khoáng cho cây sử dụng.
Vai trò trong hình thành than đá, dầu lửa.
Vai trò trong nông nghiệp (cố định đạm)
Gây sự nên men; dùng để chế biến một số thực phẩm, tách vỏ cây lấy sợi.
Tổng hợp một số chất
Hại:
Gây bệnh cho người, động thực vật (vi khuẩn kí sinh)
Làm hỏng thức ăn(ôi thiu) Góp phần gây ô nhiễm môi trường (làm thối giữa xác động thực vật)
Lợi: 
Phân huỷ chất hữu cơ (như vi khuẩn).
Sản xuất rượu, bia, chế biến thực phảm, làm men nở bột mì.
Làm thức ăn.
Làm thuốc
Hại:
Gây bệnh cho người, động vật, thức vật (nấm kí sinh)
Các bào tử của nấm mốc làm hỏng thức ăn, đồ uống,các đồ đạc dụng cụ,....
Một số nấm độc gây hại đối với con người.
Tạo chất mùn, làm thức ăn cho thực vật.
Làm thuốc, rượu, phẩm nhuộm, nước hoa.
Làm thức ăn cho loài hươu Bắc cực.
II. Câu hỏi ôn tập
1. Giữa Nấm và vi khuẩn có điểm gì chung nhau và khác nhau về đặc điểm cấu tạo, sinh sản và cách dinh dưỡng?
2. Thế nào là dị dưỡng? Tại sao Vi khuẩn và Nấm lại có lối sống dị dưỡng? Phân biệt lối sống kí sinh và hoại sinh?
3. Hãy nêu vai trò của Vi khuẩn và nấm trong tự nhiên và trong dời sống con người?
III. Hướng dẫn trả lời.
Câu 1: 
a. Những điểm chung
	- Trong tế bào của chúng đều không có chất diệp lục
	- Cách dinh dưỡng ịi dưỡng (kí sinh hoặc hoại sinh)
	- Vai trò: đều thể hiện 2 mặt lợi và hại: Vi khuẩn và một số nấm nhỏ (nấm hiển vi) có khả năng phân huỷ chất hữu cơ thành chất vô cơ (muối khoáng). Các loại vi khuẩn, nấm kí sinh thường gây bệnh.
b. Những điểm khác nhau
Vi khuẩn
Nấm
Cơ thể đơn bào
Tế bào chưa có nhân điển hình
Sinh sản bằng cách phân đôi tế bào (sinh sản snh dưỡng)
Cơ thể dạng sợi, đôi khi dơn bào(nấm men) hoặc dạng cây “cây nấm” ví dụ nấm rơm.
Tế bào có nhân
Sinh sản bằng bào tử
Câu 2
	Dị dưỡng là sự hấp thụ các chất hữu cơ có sẵn ở môi trường vào trong cơ thể để làm thức ăn, chứ không tự tạo lấy thức ăn hữu cơ cho cơ thể bằng con đường tổng hợp chất vô cơ (như ở thực vật)
	Sở dĩ Vi khuẩn và Nấm có lối sống dị dưỡng (trừ một số ít vi khuẩn có thể tự dưỡng) là vì trong cơ thể của chúng không có chất diệp lục nên chúng không thể tự tạo được chất hữu cơ để làm thức ăn cho mình.
	Dị dưỡng có 2 kiểu:
	+ Kí sinh: lấy thức ăn hữu cơ từ các cơ thể khác. Do đó sinh vật kí sinh là sinh vật sống nhờ trên các cơ thể sống và hút thức ăn từ cơ thể sống đó.
	+ Hoại sinh: Lấy thức ăn là các chất hữu cơ từ xác động vật, thực vật đang phân huỷ, sinh vật hoại sinh là sinh vật sống nhờ trên xác động vật, thực vật.
Câu 3
	Nêu vai trò của từng nhóm riêng biệt với các mặt lợi, hại khác nhau, sau đó nhận xét sự giống và khác nhau về vai trò của chúng, có thể phân tích tại sao.

Tài liệu đính kèm:

  • docOn Thi Hoc Sinh Gioi Mon sinh hoc.doc