Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Đề kiểm tra 15 phút

Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Đề kiểm tra 15 phút

A.Trắc nghiệm (5,0 điểm)

Câu 1. Tác động đáng kể nhất của con người đối với môi trường trong thời kì nguyên thuỷ là:

A. Hái lượm cây rừng và săn bắn động vật hoang dã.

B. Biết dùng lửa nấu chín thức ăn, sưởi ấm và sua đuổi thú dữ.

C. Trồng cây lương thực.

D. Chăn nuôi gia súc.

 

doc 36 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1764Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Đề kiểm tra 15 phút", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề số 1
A.Trắc nghiệm (5,0 điểm)
Câu 1. Tác động đáng kể nhất của con người đối với môi trường trong thời kì nguyên thuỷ là:
Hái lượm cây rừng và săn bắn động vật hoang dã.
Biết dùng lửa nấu chín thức ăn, sưởi ấm và sua đuổi thú dữ.
Trồng cây lương thực.
Chăn nuôi gia súc.
Câu 2. Trong các hoạt động ảnh hưởng đến môi trường, hoạt động nào thuộc xã hội nông nghiệp?
Hái lượm, săn bắn động vật hoang dã.
Khai thác khoáng sản.
Chặt phá rừng lấy đất trồng trọt.
Chiến tranh.
Câu 3. Nguyên nhân chủ yếu làm cho rừng bị thu hẹp nhanh là do
Khai thác khoáng sản bừa bãi.
Cầu đường giao thông phát triển.
đô thị hoá tăng nhanh.
Dân số tăng nhanh dẫn đến chặt phá rừng để lấy gỗ làm nhà, đóng bàn ghế... lấy đất trồng trọt, chăn nuôi.
Câu 4. Nền sản xuất nông nghiệp trong giai đoạn xã hội công nghiệp được tiến hành chủ yếu bằng các phương tiện
A. Thủ công.	B. Bán thủ công.	C. Sức kéo động vật	D. Cơ giới hoá
Câu 5. Cho các mã trả lời :
Cây rừng mất nên không ngăn cản được nước chảy bề mặt gây sói mòn đất, lũ lụt
lượng mưa giảm, lượng nước ngầm cũng giảm
Làm mất nơi ở của các loài sinh vật, giảm đa dạng sinh học, mất cân bằng sinh thái.
Mở rộng đất sản xuất nông nghiệp.
Chọn các phương án đúng trong các phương án trả lời sau đây về hậu quả làm suy thoái môi trường sống của việc chặt phá rừng:
A. 1, 2, 3	.	B. 2, 3, 4.	C. 1, 3, 4.	D. 1, 2, 3, 4.
B. Tự luận (5,0 điểm) .
Vai trò của con người trong bảo vệ và cải tạo môi trường tự nhiên là gì? 
Đáp án
A.Trắc nghiệm (5,0 điểm)
Câu 1. B	Câu 2. C	Câu 3. D	Câu 4. D	Câu 5. A
Mỗi lựa chọn đúng được 1,0 điểm ( 1,0 x 5 = 5,0 điểm)
B. Tự luận (5,0 điểm) .
Trước sự thay đổi theo chiều hướng xấu của môi trường, con người dã cố gắng cải thiện diều kiện sống của cả giới sinh vật bằng các hoạt động như:
Hạn chế phát triển dân số quá nhanh	(0,5 điểm)
Sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên	(0,5 điểm)
Bảo vệ các loài sinh vật, đặc biệt là các loài sinh vật quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng	(1,0 điểm)
Phục hồi và trồng rừng mới	(0,5 điểm)
Kiểm soát và giảm thiểu các nguồn chất thải gây ô nhiễm	(0,5 điểm)
Hoạt động của con người góp phần cải tạo nhiều giống cây trồng, vật nuôi có năng suất cao.	(1,0 điểm)
Giáo dục ý thức tự giác cho nhân dân để mọi người đều co trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường sống của chính mình.	(1,0 điểm)
Đề số 2
A.Trắc nghiệm (5,0 điểm)
Câu 1. Con người tác động mạnh mẽ nhất tới môi trường sống ở thời kì
nguyên thuỷ	B. xã hội nông nghiệp
xã hội công nghiệp	D. Cả ba thời kì trên.
Câu 2.Thành quả kĩ thuật được xem là quan trọng tạo điều kiện để con người chuyển từ sản xuât thủ công sang sản xuất bằng máy móc là
A. chế tạo ra máy hơi nước	B. chế tạo ra các động cơ điện
C. sản xuất máy bay và tàu thuỷ	C. chế tạo ra xe ôtô.
Câu 3. Tác động lớn nhất của con người tới môi trường tự nhiên là
phá huỷ thảm thực vật, từ đó gây ra nhiều hậu quả xấu.
gây chiến tranh làm mất sức người, sức của và ô nhiễm môi trường
cải tạo tự nhiên làm mất cân bằng sinh thái ở nhiều vùng.
săn bắt động vật hoang dã.
Câu 4. Nguyên nhân chủ yếu gây sói mòn và thoái hoá đất là
ở Việt Nam ắ diện tích đất đai là đồi núi, có độ dốc cao.
lượng mưa nhiều
trên bờ biển, sóng nước dạt cát vào bờ, gió mưa đẩy và cuốn cát tràn vào đồng ruộng.
rừng bị chặt phá nhiều.
Câu 5. Cho các biện pháp sau đây:
Sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên
Tăng cường trồng rừng ở khắp nơi
Bảo vệ các loài sinh vật
Kiểm soát và giảm thiểu các nguồn chất thải gây ô nhiễm
Tạo các loài vật nuôi, cây trồng có năng suất cao
Những biện pháp bảo vệ và cải tạo môi trường là
A. 1, 2, 3, 4	B. 1, 3, 4, 5.	C. 2, 3, 4, 5.	D. 1, 2, 4, 5	
B. Tự luận (5,0 điểm) .
Những hậu quả của nạn phá rừng là gì? Vì sao con người phải bảo vệ và cải tạo môi trường tự nhiên?
Đáp án
A.Trắc nghiệm (5,0 điểm)
Câu 1. C	Câu 2. A	Câu 3. A	Câu 4. D	Câu 5. B
Mỗi lựa chọn đúng được 1,0 điểm ( 1,0 x 5 = 5,0 điểm)
B. Tự luận (5,0 điểm) .
Những hậu quả của nạn phá rừng là:
Làm sói mòn rửa trôi đất.	
Không ngăn cản được nước chảy bề mặt nên dễ gây lũ quét	(1,0 điểm)
Mất nơi ở của các loài sinh vật, làm mất cân bằng sinh thái, làm giảm đa dạng sinh học của các loài sinh vật.	(1,0 điểm)
Làm giảm lượng nước ngầm.	(1,0 điểm)
Làm khí hậu thay đổi, giảm lượng mưa.	(1,0 điểm)
Con người phải bảo vệ và cải tạo môi trường tự nhiên vì:
Môi trường tự nhiên chính là môi trường sống của con người.	(1,0 điểm)
Môi trường bị suy giảm làm cho chất lượng cuộc sống của con người bị suy giảm.	(1,0 điểm)
Đề số 3
A.Trắc nghiệm (5,0 điểm)
Câu 1. Cách sống của con người trong thời kì nguyên thuỷ là
	A. săn bắn động vật hoang dã	B. săn bắn động vật và hái lượm
	B. đốt rừng và chăn thả gia súc.	D. khai thác khoáng sản và đốt rừng.
Câu 2. Thới gian được xem là điểm mốc của thời đại văn minh công nghiệp là
	A. thế kỉ XVI	B. thế kỉ XVII	C. thế kỉ XVIII	D. thế kỉ XIX.
Câu 3. Chọn câu có nội dung đúng trong các câu sau đây:
Trong xã hội công nghiệp, cách sống cơ bản của con người là săn bắt và hái lượm cây rừng.
Con người bắt đầu biết dùng lửa ở xã hội nông nghiệp.
Việc đốt phá rừng của con người gây nhiều hậu quả xấu.
Con người chế tạo được máy hơi nước ở giai đoạn xã hội nông nghiệp.
Câu 4. Để góp phần vào việc bảo vệ tốt môi trường, một trong những điều cần thiết phải làm là:
hạn chế sự gia tăng dân số quá nhanh.
tăng cường chặt, đốt cây rừng và săn bắt thú rừng.
tận dụng khai thác tối đa tài nguyên khoáng sản.
sử dụng càng nhiều thuốc trừ sâu tren đồng cỏ.
Câu 5. Điều nào sau đây không nên làm
Sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Bảo vệ nguồn tài nguyên rừng và động vật hoang dại.
Kiểm soát và giảm thiểu các nguồn chất thải gây ô nhiễm.
Pha rừng làm nương rẫy.
B. Tự luận (5,0 điểm) .
 Những nguyên nhân dẫn tới suy thoái môi trường do hoạt động của con người là gì?
Đáp án
A.Trắc nghiệm (5,0 điểm)
Câu 1 – B	Câu 2 – C	Câu 3 – C	Câu 4 – A	Câu 5 – D
Mỗi lựa chọn đúng được 1,0 điểm ( 1,0 x 5 = 5,0 điểm)
B. Tự luận (5,0 điểm) .
Con người từ khi xuất hiện trên Trái Đất cho đến nay đã không ngừng tác động vào thiên nhiên, làm biến đổi thiên nhiên.
	Thời kì nguyên thuỷ, con người sống hoà đồng với tự nhiên, họ sống chủ yếu bằng hình thức săn bắt hái lượm,nên làm nguồn tài nguyên thiên nhiên không hề suy giảm. Chỉ khi con người tìm và biết dùng lửa mới gây ra các hậu quả nghiêm trọng tới rừng (cháy rừng) làm giảm số lượng các loài trên Trái Đất.	(1,5 điểm)
	ở xã hội nông nghiệp, do nhu cầu ăn, ở, dùng đất canh tác, chăn nuôi, nên diện tích rừng bị thu hẹp, làm thay đổi tầng nước mặt, đất trở nên khô cằn.
(1,5 điểm)
Sang xã hội công nghiệp, máy móc ra đời đã tác động mạnh mẽ tới môi trường sống. Việc cơ giới hoá đã tạo nhiều vùng trồng trọt, các ngành công nghiệp khai khoáng phát triển, đô thị hoá ngày càng tăng đã lấy đi nhiều vùng đất tự nhiên và đất trồng trọt, làm suy giảm môi trường, gây oo nhiễm môi trường do sự tích tụ của một số chất phế thải, những chất độc hại đã gây ra những hậu quả đáng sợ về mặt sinh thái và dễ gây ra mất cân bằng sinh thái.	(2,0 điểm)	
điểm:
 kiểm tra 15 phút cuối học kỳ II
Họ và tên:............................................Lớp:..................
A.Trắc nghiệm (5,0 điểm)
Câu 1. Ô nhiễm môi trường là
hiện tượng môi trường chứa nhiều chất độc hại và dễ lên men.
hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn, các tính chất vật lí, hoá học, sinh học bị thay đổi gây tác hại cho con người và các sinh vật khác.
Hiện tượng môi trường có nhiều loại rác khó tiêu huỷ và nhiều xác chết động thực vật gây hôi thối.
Hiện tượng gây ra nhiều bệnh dịch cho người và động vật.
Câu 2. Các khí thải trong không khí chủ yếu có nguồn gốc từ
hoạt động hô hấp của động vật và con người.
hoạt động quang hợp của cây xanh.
quá trình phân giải xác hữu cơ của vi khuẩn.
quá trình đốt cháy các nhiên liệu.
Câu 3. Hiện nay tỉ số CO2/O2 trong khí quyển ngày một tăng lên, làm tăng hiêu ứng nhà kính không phải do
nạn đốt quá nhiều nhiên liệu hoá thạch.
Nạn đốt và chặt phá rừng.
huỷ hoại nghiêm trọng các rạn San hô ven biển.
Sự suy giảm trữ lượng O2 là do đốt nhiên liệu hoá thạch quá mức và nạn cháy rừng tràn lan.
Câu 4. Biện pháp bảo vệ và phát triển rừng hiện nay là
Không khai thác.
Trồng nhiều hơn khai thác.
Cải tạo rừng.
Trồng và khai thác theo kế hoạch.
Câu 5. Cho các mã trả lời sau:
Các khí thải từ hoạt động công nghiệp và sinh hoạt
Hoá chất bảo vệ thực vật và chất độc hoá học
Các chất phóng xạ
Các chất thải rắn
Các chất thải do hoạt động xây dựng ( vôi, cát, đất, đá...)
Ô nhiễm do vi sinh vật gây ra
Các chất độc hại sinh ra trong chiến tranh
Các tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường là
A. 1, 2, 3, 4, 6	B. 1, 2, 3, 5, 6.	C. 2, 3, 4, 5, 7.	D. 1, 3, 4, 6, 7.
B. Tự luận (5,0 điểm) .
Tác hại của ô nhiễm môi trường là gì? Hãy cho biết nguyên nhân của việc ngộ độc thuốc bảo vệ thực vật sau khi ăn rau và quả.
Đáp án
A.Trắc nghiệm (5,0 điểm)
Câu 1. B	 	Câu 2. D	 	Câu 3. C 	Câu 4. D	Câu 5. A
Mỗi lựa chọn đúng được 1,0 điểm ( 1,0 x 5 = 5,0 điểm)
B. Tự luận (5,0 điểm) .
 *Tác hại của ô nhiễm MT là: gây hại cho đời sống của con người và các sinh vật khác, tạo điều kiện cho nhiều loài vi sinh vật gây bệnh phát triển.
Ví dụ: Khói, bụi từ hoạt động vận tải và sản xuất công nghiệp gây nên các bệnh về phổi	(1,0 điểm)
Việc bảo vệ thuốc bảo vệ thực vật không đúng cách có tác dụng bất lợi tới toàn bộ tới hệ sinh thái, ảnh hưởng tới sức khoẻ con người.	(1,0 điểm)
Năng lượng nguyên tử và các chất phóng xạ có khả năng gây đột biến ở người và các sinh vật khác, gây ra một số bệnh di truyền, bệnh ung thư.	(1,0 điểm)
* Nguyên nhân của việc ngộ độc thuốc bảo vệ thực vật do thức ăn là:
- Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không đúng cách.	(1,0 điểm)
- Không tuân thủ quy định thời gian thu hoạch rau quả sau khi phun thuốc bảo vệ thưch vật.	(1,0 điểm)
Đề số 5
A.Trắc nghiệm (5,0 điểm)
Câu1. Cho các mã trả lời sau:
Sử dụng nhiều năng lượng mới không sinh ra khí thải.
Xây dựng nhà máy sử lí rác.
Chôn lấp và đốt cháy rác một cách khoa học.
Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học để dự báo và tìm biện pháp phòng tránh.
Giáo dục nâng cao ý thức cho mọi người về ô nhiễm và cách phòng tránh
Sản xuất lương thực và thực phẩm an toàn.
1a. Các biện pháp có tác dụng hạn chế ô nhiễm không khí:
	A. 1, 3, 4, 5, 6.	B. 1, 2, 3, 4, 5.	C. 1, 2, 3, 5, 6.	D. 1, 2, 3, 4, 6.
1b. Các biện pháp có tác dụng hạn chế ô nhiễm do thuốc bảo vệ thực vật, hoá chất
	A. 4, 5, 6.	B. 3, 5, 6.	C. 2, 5, 6.	D. 1, 5, 6.
1c. Các biện pháp có tác dụng hạn chế ô nhiễm nguồn nước:
	A. 1, 2, 3, 4.	B. 1, 2, 3, 5.	C. 2, 3, 4, 5.	D.3, 4, 5, 6.	
1d. Các biện pháp có tác dụng hạn chế ô nhiễm do các tác nhân sinh học:
A. 1, 2, 3, 4, 5	B. 1, 3, 4, 5, 6.	C. 1, 2, 3, 5, 6.	D. 2, 3, 4, 5, 6.
Câu2. Nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường là do
núi lửa.
động đất và sóng thần
Chiến tranh.
Hoạt động của con người.
Sự  ...  bảo vệ hệ sinh thái rừng:
- Xây dựng kế hoạch để khai thác nguồn tài nguyên rừng ở mức độ phù hợp.
	(0,5 điểm)
- Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia ...	(0,5 điểm)
- Trồng rừng.	(0,5 điểm)
- Phòng cháy rừng.	(0,5 điểm)
- Vận động đồng bào dân tộc ít người định canh, định cư.	(0,5 điểm)
- Phát triển dân số hợp lí.	(0,5 điểm)
- Ngăn cản việc di dân tự do tới ở và trồng trọt trong rừng.	(0,5 điểm)
- Tăng cường công tác tuyên truyền và giáo dục về bảo vệ rừng.	(0,5 điểm)
Đề 15
A.Trắc nghiệm (4,0 điểm)
Câu 1. Nếu Luật Bảo vệ môi trường không cấm khai thác rừng bừa bãi, không cấm khai thác rừng đầu nguồn thì hậu quả gì sẽ xảy ra?
Khai thác rừng không có kế hoạch, khai thác cả rừng đầu nguồn gây hậu quả nghiêm trọng cho môi trường, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.
Chất thải đổ không đúng quy định.
Khai thác tài nguyên khoáng sản không có kế hoạch.
Khai thác tài nguyên biển không có kế hoạch.
Câu 2. Luật Bảo vệ môi trường có quy định: Cơ sở và cá nhân vi phạm các điều cấm của Luật Bảo vệ môi trường, gây sự cố môi trường thì bị sử phạt và phải trả chi phí hoặc đền bù cho việc gây ra sự cố môi trường nhằm mục đích
quy trách nhiệm cho việc gây ra sự cố môi trường.
ngăn ngừa những hành vi phá hoại môi trường
góp phần giáo dục ý thức bảo vệ môi trường.
Cả 3 ý trên.
Câu 3. Luật Bảo vệ môi trường có qui định: Cần có quy hoạch sử dụng đất và kế hoạch cải tạo đất có tác dụng gì?
Chất thải được gom đúng chỗ và được sử lí không gây ô nhiễm môi trường
động vật hoang dã không bị khai thác cạn kiệt.
Đất được sử dụng hợp lí không gây lãng phí đất và phục hồi đất bị thoái hoá
Khai thác rừng có kế hoạch, không khai thác rừng đầu nguồn.
Câu 4. Chương II của Luật Bảo vệ môi trường có nội dung là:
Phòng chống suy thoái môi trường
Phòng chống ô nhiễm môi trường
Phòng chống sự cố môi trường
Cả ba ý trên
B. Tự luận ( 6,0 điểm)
	Tại sao cần ban hành Luật Bảo vệ môi trường? Trách nhiệm của mỗi chúng ta trong việc chấp hành luật
Đáp án
A.Trắc nghiệm (4,0 điểm)
Câu 1 – A	Câu 2 - D	Câu 3 - C	Câu 4. D
Mỗi câu lựa chọn đúng được 1,0 điểm ( 1,0 x 4 = 4,0 điểm).
B. Tự luận ( 6,0 điểm)
* Sở dĩ cần ban hành Luật Bảo vệ môi trường là để:
- Điều chỉnh hành vi của xã hội, nhằm ngăn chặn, khắc phục các hậu quả xấu do hoạt động của con người và thiên nhiên gây ra.	( 1,5 điểm)
- Đồng thời cũng điều chỉnh việckhai thác, sử dụng các thành phần môi trường hợp lí để phục vụ sự nghiệp phát triển bền vững của đất nước.	( 1,5 điểm)
* Trách nhiệm của mỗi người:
- Thực hiện tốt Luật Bảo vệ môi trường, không mang nặng tính hình thức khoa trương mà bằng hành động cụ thể và ý thức trách nhiệm với môi trường tự nhiên.
Vi dụ: Mỗi cá nhân không chỉ có ý thức trồng cây gây rừng, cải tạo thảm thực vật trong thành phố, khu đô thị, giữ gìn vệ sinh chung ... mà còn là việc sử dụng hợp lí và đảm bảo vệ sinh khi sử dụng các nguồn tài nguyên nước, đất ... cũng như tránh sử dụng các vật dụng đồ dùng làm từ các loại tài nguyên quý hiếm như áo lông thú, dùng các món đồ ăn có thịt thú rừng quý hiếm...	(2,0 điểm)
- Mọi người cần tuân thủ các quy định của xã hội và hăng hái xây dựng đất nước giàu mạnh	( 1,0 điểm)
Đề 16
A.Trắc nghiệm (5,0 điểm)
Câu 1. Luật Bảo vệ môi trường ban hành nhằm mục đích
Bảo vệ sức khoẻ nhân dân
Phát triển đất nước bền vững
Góp phần bảo vệ môi trường trong khu vục toàn cầu
Cả 3 ý trên.
Câu 2. Chọn câu sai trong các câu sau:
A. Luật Bảo vệ môi trường ban hành nhằm ngăn chặn, khắc phục các hậu quả do hoạt động của con người và thiên nhiên gây ra cho môi trường tự nhiên.
B. Các tổ chức và cá nhân gây ra sự cố môi trường có trách nhiệm bôi thường và khắc phục hậu quả về môi trường
C. Việc bảo vệ môi trường chỉ là trách nhiệm của các tổ chức, không phải là trách nhiệm của từng người dân.
D. Các tổ chức và cá nhân có trách nhiệm giữ cho môi trường trong lành, đảm bảo cân bằng sinh thái.
Câu 3. Nếu Luật Bảo vệ môi trường không qui định: Nghiêm cấm săn bắn động vật hoang dã thì hậu quả gì sẽ xảy ra?
Chất thải đổ không đúng qui định
B. Động vật hoang dã bị khai thác đến cạn kiệt
C. Khai thác tài nguyên khoáng sản không có kế hoạch
D. Khai thác tài nguyên biển không có kế hoạch
Câu 4. Tập quán nào sau đây phù hợp với Luật bảo vệ môi trường
A.Thả cá chép xuống sông hồ nhân ngày ông táo.
B.Giữ sạch nhà nhưng làm bẩn đường phố.
Bẻ hoa, hái lộc trong đêm giao thừa.
D.Thắp hương nghi ngút trong đền chùa, đốt pháo.
Câu 5. Luật Bảo vệ môi trường qui định: Cần quy hoạch bãi rác thải nghiêm cấm đổ chất thải độc hại ra môi trường có tác dụng gì ?
A. Động vật hoang dã bị khai thác đến cạn kiệt
B. Khai thác tài nguyên khoáng sản không có kế hoạch
C. Chất thải được thu gom lạiđúng chỗ và được xử lí, không gây ô nhiễm môi trường
D. Khai thác tài nguyên biển không có kế hoạch
B. Tự luận ( 5,0 điểm)
Trình bày sơ lược hai nội dung về phòng chống suy thoái, ô nhiễm môi trường, khắc phục suy thoái, ô nhiễm và sự cố môi trường của Luật Bảo vệ môi trường Việt Nam.
Đáp án
A.Trắc nghiệm (5,0 điểm)
Câu 1 – D	Câu 2 – C	Câu 3 - B	Câu 4- A	Câu 5 - C
B. Tự luận ( 5,0 điểm)
* Phòng chống suy thoái, ô nhiễm và sự cố môi trường:
- Quy định về phòng chống suy thoái, ô nhiễm, sự cố môi trường có liên quan đến việc sử dụng các thành phần của môi trường như đất, nước, không khí, sinh vật, các hệ sinh thái, đa dạng sinh học, cảnh quan.	( 1,25 điểm)
- Cấm nhập khẩu chất thải vào Việt Nam.	( 1,25 điểm)
* Khắc phục suy thoái, ô nhiễm và sự cố môi trường
- Các tổ chức cá nhân phải có trách nhiệm xử lí chất thải bằng công nghệ thích hợp.
	( 1,25 điểm)
- Các tổ chức và cá nhân gây ra sự cố môi trường có trách nhiệm bồi thường và khắc phục hậu quả về mặt môi trường.	( 1,25 điểm)
Đề số 17
A.Trắc nghiệm (5,0 điểm)
Câu 1. Hãy sắp xếp các hiện tượng vào các mối quan hệ sinh thái cho phù hợp theo bảng sau:
Hiện tượng
Mối quan hệ
1. Rễ của các cây nối liền nhau ở nhiều loài cây.
a) Hỗ trợ
b) Cạnh tranh cùng loài.
c) Vật ăn thịt – con mồi.
d) Hợp tác.
e) Hội sinh.
f) Cộng sinh.
g) Kí sinh.
2. Chim ăn sâu.
3. Làm tổ tập đoàn giữa nhạn bể và cò.
4. Giảm độ thụ tinh và tăng tỉ lệ chết ở quần thể chuột.
5. Dây tơ hồng sống bám trên cây bụi.
6. Giun sán sống trong hệ tiêu hoá của lợn.
Trả lời: 1..... ; 2 .......; 3 .......; 4 ........; 5 .........; 6 ........
Câu 2. Tìm các cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống thay cho các số 1, 2, 3, 4 để hoàn thiện các câu sau:
Quần thể có những ...(1)... về tỉ lệ giới tính, thành phần ...(2)..., mật độ cá thể... Số lượng cá thể trong quần thể biến động ...(3)..., theo năm, phụ thuộc vào ...(4)... nơi ở và các điều kiện sống trong môi trường.
B. Tự luận ( 5,0 điểm)
1. Thế nào là động vật biến nhiệt và động vật hằng nhiệt ?
2. Trong các loài sau đây, loài nào là động vật biến nhiệt: thằn lằn, thú mỏ vịt, gà gô trắng, kì nhông, nhím, sâu hại táo, ruồi nhà.
3. Động vật biến nhiệt và hằng nhiệt thích nghi với sự biến đổi nhiệt độ của môi trương như thế nào ?
Đáp án
A.Trắc nghiệm (2,5 điểm)
Câu 1 (1,5 đ). 
1 – a,	2 – c,	3 – d,	4 – b,	5 – g,	6 – g.
Mỗi ý đúng được 0,25 đ => 0,25 x 6 = 1,5 đ
Câu 2(1,0 đ).
 (1) đặc trưng,	(2) nhóm tuổi,	(3) theo mùa,	(4) nguồn thức ăn.
Mỗi ý đúng được 0,25 đ => 0,25 x 4 = 1,0 đ
B. Tự luận ( 7,5 điểm)
1. Động vật biến nhiệt và động vật hằng nhiệt
- Động vật biến nhiệt là ĐV có nhiệt độ cơ thể thay đổi phụ thuộc vào nhiệt độ của môi trường sống.	( 1,0điểm)
- Động vật hằng nhiệt là động vật có nhiệt độ cơ thể ổn định, không thay đổi theo nhiệt độ của môi trường.	( 1,0 điểm)
Câu 2(1,0đ). Phân nhóm động vật
Loài động vật biến nhiệt: thằn lằn, kì nhông, sâu hại táo, ruồi nhà ( thú mỏ vịt có thể xem như “ranh giới”: Đv đẳng nhiệt không hoàn toàn).	(1, 0 điểm)
Câu 3 (4,0đ). Động vật biến nhiệt và hằng nhiệt thích nghi với sự biến đổi nhiệt độ của môi trương
- Động vật biến nhiệt:
+ ở hoang mạc nhiều côn trùng có khoang chống nóng.	( 0,5 điểm)
+ Động vật ở xứ lạnh có kích thước cở thể gảm so với Đv xứ nóng.	( 0,5 điểm)
+ Thích nghi chủ yếu bằng các tập tính sinh thái: phơi nắng hay tránh nắng, di cư trú đông và ngủ đông ...	( 0,5 điểm)
- Động vật hằng nhiệt:
+ ĐV ở xứ lạnh có lớp lông và lớp mỡ dưới da dày.	( 0,5 điểm)
+ ĐV xứ lạnh giảm bớt kích thước của những phần thò ra của cơ thể.	( 0,5 điểm)
+ ĐV ở xứ lạnh có kích thước cơ thể tăng lên, tức là tỉ lệ diện tích bề mặt/trên thể tích tương đối giảm đi so với xứ nóng.	( 1,0 điểm)
+ Có lỗ chân lông và tuyến mồ hôi giúp điều hoà thân nhiệt.	( 0,5 điểm)
+ Có tập tính sinh thái: ẩn nấp, di cư trú đông và ngủ đông.	( 0,5 điểm)
Đề số 18
A.Trắc nghiệm (5,0 điểm)
Câu 1: ý nghĩa của nhóm tuổi trước sinh sản trong quần thể là:
Không làm giảm khả năng sinh sản của quần thể
B. Có vai trò chủ yếu làm tăng trưởng khối lượng và kích thước của quần thể
C.Làm giảm mật độ trong tương lai của quần thể
Không ảnh hưởng đến sự phát triển của quần thể
Câu 2: Số lượng cá thể trong quần thể tăng cao khi:
Nguồn thức dồi dào và nơi ở rộng rãi
xảy ra sự cạnh tranh gay gắt trong quần thể
Xuất hiện nhiều kẻ thù trong môi trường sống
Dich bệnh lan tràn
Câu 3: Để góp phần cải thiện và năng cao chất lượng cuộc sống của người dân, điều cần làm là:
A.Tăng cường và tận dụng khai thác nguồn tài nguyên
B.Chặt, phá cây rừng nhiều hơn
C.Xây dựng gia đình với qui mô nhỏ, mỗi gia đình chỉ nên có từ 1 đến 2 con
D.Tăng tỉ lệ sinh trong cả nước
Câu 4: Hoạt động nào có chu kì mùa?
Dời tổ tìm mồi lúc chiều tối
Hoa mười giờ nở vào khoảng giữa buổi sáng
Hoa phù dung sớm nở tối tàn
D. Chim én di cư về phương Nam
Câu 5: Độ đa dạng của quần xã sinh vật được thể hiện ở:
Mật độ của các nhóm cá thể trong quần xã
B. Mức độ phong phú về số lượng loài trong quần xã
C.Sự khác nhau về lứa tuổi của các cá thể trong quần xã
D.Biến động về mật độ cá thể trong quần xã
B. Tự luận ( 5,0 điểm)
	a) Nêu khái niệm chuỗi, lưới thức ăn.
	b) Cho biết các thành phần sinh vật trong chuỗi, lưới thức ăn.
Đáp án
A.Trắc nghiệm (5,0 điểm)
( Mỗi câu lựa chọn đúng 1,0 điểm=> 1.0 x 5 = 5,0 điểm)
Câu
1
2
3
4
5
ý lựa chọn
B
A
C
D
B
B. Tự luận ( 5,0 điểm)
a) Khái niệm chuỗi thức ăn, lưới thức ăn: 
- Chuỗi thức ăn là tập hợp nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau. Mỗi loài là một mắt xích, vừa tiêu thụ mắt xích phía trước, vừa là sinh vật bị mắt xích phía sau tiêu thụ.	(1,0 điểm)
- Lưới thức ăn: các chuỗi thức ăn có nhiều mắt xích chung tạo thành 1 lưới thức ăn, vì thế mạng lưới thức ăn rất phúc tạp và góp phần tạo nên sự ổn định của hệ sinh thái.	(1,0 điểm)
b) Các thành phần sinh vật trong chuỗi và lưới thức ăn: 
- Sinh vật sản xuất: gồm SV tự dưỡng.	(1,0 điểm)
- Sinh vật tiêu thụ: gồm các động vật ăn thực vật và ĐV ăn thực vật.	(1,0 điểm)
Sinh vật phân giải: Chủ yếu là các loài vi khuẩn, nấm... chúng phân giải xác chết của SV.	(1,0 điểm)

Tài liệu đính kèm:

  • docde kiem tra sinh 15 phut rat hay.doc