Kiến thức
- Học sinh trình bày được mục đích nhiệm vụ và ý nghĩa của di truyền học.
- Hiểu được công lao và trình bày được phương pháp phân tích các thế hệ lai của Menđen.
- Hiểu được và ghi nhớ một số thuật ngữ và kí hiệu trong di truyền học.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình.
- Phát triển tư duy phân tích so sánh.
3. Thái độ
Ngày soạn : Ngày giảng: 9A: Tiết: . 9B: Tiết: DI Truyền và Biến Dị --------------*********---------------- Chương I:Các Thí Nghiệm của MenĐen Tiết 1: MenĐen và di truyền học I. Mục tiêu Kiến thức 1. Kiến thức - Học sinh trình bày được mục đích nhiệm vụ và ý nghĩa của di truyền học. - Hiểu được công lao và trình bày được phương pháp phân tích các thế hệ lai của Menđen. - Hiểu được và ghi nhớ một số thuật ngữ và kí hiệu trong di truyền học. 2. Kĩ năng - Rèn kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình. - Phát triển tư duy phân tích so sánh. 3. Thái độ Xây dựng ý thức và thói quen học tập môn học. II. phương tiện dạy học Giáo viên: tranh Các cặp tính trạng trong thí nghiệm của Menđen. Học sinh: SGK III. Hoạt động dạy học 1. Tổ chức: 9A : 9B: 2. Kiểm tra: -Vở ghi, vở bài tập 3. Bài mới: - Mở bài - Phát triển bài Hoạt động 1: Di truyền học Giáo viên yêu cầu HS làm bài tập 6SGK trang 5. ? Liên hệ bản thân mình có những điểm giống và khác bố mẹ (chiều cao hình dáng màu mắt) ? Thế nào là di truyền biến dị ? cho các VD về hiện tượng di truyền ? Nêu ý nghĩa thực tiễn của di truyền học. HS trao đổi nhóm trả lời câu hỏi. - Đại diện nhóm trình bày. * Kết luận: + Di truyền là hiện tượng truyền đạt các tính trạng của bố mẹ tổ tiên cho các thế hệ con cháu. + Biến dị là hiện tượng con sinh ra khác bố mẹ và khác nhau về nhiều chi tiết. + BD, DT: là hai hiện tượng song song gắn liền với quá trình sinh sản * ý nghĩa: Di truyền học đã trở thành một ngành mũi nhọn trong sinh học hiện đại, nghiên cứu cơ sở vật chất, tính qui luật của hiện tượng di truyền, biến dị. Hoạt động 2: MEMĐEN người đặt nền móng cho di truyền học - GV giới thiệu tiểu sử của MenĐen - GV giới thiệu tình hình nghiên cứu di truyền ở thế kỉ XIX và phương pháp nghiên cứu của MenĐen - GV yêu cầu học sinh nghiên cứu H1-2 SGK kết hợp đọc thông tin ? Nhận xét đặc điểm các cặp tính trạng đem lai ? Tính chất độc đáo trong phương pháp nghiên cứu di truyền của MenĐen là gì HS trao đổi trả lời các câu hỏi nêu được: Cặp tính trạng: Hạt trơn x Hạt nhăn Hạt vàng x Hạt xanh Vở xám x Vỏ trắng Quả không có ngấn x Quả có ngấn Quả màu lục x Quả màu vàng Hoa có quả trên thân x Hoa có quả ở ngọn Thân cao x Thân thấp. Kết luận: - Phương pháp độc đáo của MenĐen: là phương pháp phân tích các thế hệ lai: Lai các cặp bố mẹ khác nhau về một hoặc một số cặp tính trạng thuần chủng tương phản. Sau đó theo dõi sự di truyền từng cặp tính trạng ở con cháu. - Dùng toán thống kê để phân tích số liệu thu được từ đó rút ra các qui luật di truyền các tính trạng. + Nhờ phương pháp nghiên cứu khoa học đúng đắn MenĐen tìm ra các qui luật di truyền đặt nền móng cho di truyền học. Hoạt động 3: Một số thuật ngữ và ký hiệu cơ bản của di truyền học - GV hướng dẫn học sinh nghiên cứu một số thuật ngữ? Lấy ví dụ minh hoạ cho từng thuật ngữ. - GV giới thiệu một số kí hiệu giúp học sinh hiểu. a., Thuật ngữ - Tính trạng: Đặc điểm hình thái cấu tạo sinh lý của cơ thể. - Cặp tính trạng tương phản: Là hai trạng thái biểu hiện ngược nhau của cùng một tính trạng. - Nhân tố di truyền: Qui định các tính trạng của sinh vật. - Giống( dòng) thuần chủng: giống có đặc tính di truyền đồng nhất các thế hệ sau giống thế hệ trước. b, Kí hiệu - P: Cặp bố mẹ: Xuất phát - X: kí hiệu phép lai - G: Giao tử - O : Giao tử đực, cơ thể đực - O: Giao tử cái, cơ thể cái - F: Thế hệ con ( F1 là thế hệ thứ nhất, F2 là thế hệ được sinh ra từ F1..) 4 - Củng cố- Kiểm tra đánh giá: Học sinh đọc kết luận cuối bài. Câu1: Trình bày nội dung phương pháp phân tích các thế hệ lai của MenĐen? Câu2: Tại sao MenĐen lại chọn cặp tính trạng tương phản để thực hiện phép lai. 5 - Hướng dẫn về nhà: - Học sinh học bài theo nội dung SGK. - Kẻ bảng 2 trang 8 vào vở bài tập. - Đọc trước bài 2. Ngày soạn: Ngày giảng: 9A: Tiết: 9B: Tiết: Tiết 2: Lai một cặp tính trạng I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức - HS trình bày và phân tích được thí nghiệm lai một cặp tính trạng của MenĐen. - Hiểu và ghi nhớ các khái niệm kiểu hình, kiểu gen, thể đồng hợp, thể dị hợp. - Hiểu và phát biểu được nội dung qui luật phân li. - Giải thích được kết quả thí nghịêm theo quan điểm của MenĐen. 2. Kĩ năng - Phát triển kĩ năng phân tích kênh hình. - Rèn kĩ năng phân tích số liệu tư duy logic. 3. Thái độ Củng cố niềm tin vào khoa học khi nghiên cứu tính qui luật của hiện tợng sinh học. II. phương tiện dạy học GV: - Sơ đồ di truyền màu hoa ở đậu Hà Lan. - Giải thích kết quả thí nghiệm lai một cặp tính trạng của Menđen. HS: SGK III Hoạt động dạy và học 1. Tổ chức 9A: 9B: 2. Kiểm Tra +Trình bày đối tượng nội dung .ý nghĩa thực tiễn của di truyền học + Tại sao MenĐen lại chọn cặp tính trạng tương phản khi thực hiện phép lai. 3. Bài mới: - Mở bài: - Phát triển bài: Hoạt động 1: Thí nghiệm của MenĐen. GV: nêu một số khái niệm GV hướng dẫn học sinh quan sát H2.1 SGK kết hợp với nghiên cứu SGK. ? Thế nào là cây mẹ, cây bố GV yêu cầu học sinh nghiên cứu bảng 2.thống nhất trả lời các câu hỏi ? Nhận xét kết qủa F1 ? Xác định tỉ lệ kiểu hình F2 trong từng trường hợp. GV cho học sinh làm bài tập SGK a. Các khái niệm - Kiểu hình: Là tổ hợp các tính trạng của cơ thể + Tính trạng trội là tính trạng biểu hiện ở F1 + Tính trạng lặn: Là tính trạng đến F2 mới được biểu hiện b. Thí nghiệm Lai hai giống đậu Hà Lan khác nhau về một cặp tính trạng thuần chủng tương phản. VD: P: Hoa đỏ x Hoa trắng Hoa đỏ F1: Hoa đỏ F2: 3 hoa đỏ 1 hoa trắng (kiểu hình tỉ lệ 3 trội 1 lặn ). Kết luận: Khi lai hai bố mẹ khác nhau về một cặp tính trạng thuần chủng thì F2 có sự phân li tính trạng theo tỉ lệ trung bình : 3 trội :1 lặn. Hoạt động 2: MenĐen giải thích kết quả thí nghiệm. GV nêu: Theo MenĐen nhân tố di truyền trội kí hiệu chữ cái in hoa (A) Nhân tố di truyền lặn kí hiệu là chữ in thờng (a) Mỗi tính trạng trên cơ thể do một cặp nhân tố di truyền qui định. - trong tế bào sinh dưỡng các nhân tố di truyền tồn tại thành từng cặp. ? Do đâu tất cả các cây ở F1 đều là hoa đỏ. ? Tại sao F2 có tỉ lệ kiểu hình 3 hoa đỏ 1 hoa trắng. ? Nêu nội dung của qui luật phân li. a. Sơ đồ p: AA ( hoa đỏ) x aa (hoa trắng) GP: A a F1: Aa (100% hoa đỏ) - Cho F1 tự thụ phấn F1: Aa (hoa đỏ) x Aa (hoa đỏ) GT F1: A, a A, a F2: 1AA : 2Aa : 1aa Hoa đỏ Hoa đỏ Hoa trắng F2: 3 hoa đỏ: 1 hoa trắng * Giải thích ( sgk) b. Nội dung qui luật phân li (SGK trang 10). 4.Củng cố-đánh giá: Kết luận SGK cuối bài. Kiểm tra đánh giá. Câu1: Phát biểu nội dung qui luật phân li. Câu 2: MenĐen đã giải thích kết quả thí nghiệm trên đậu Hà Lan như thế nào? 5.Hướng dẫn về nhà: - Học bài làm bài tập từ 1 4 SGK trang 10. - Nghiên cứu bài 3 trang 11 Ngày soạn: Ngày giảng: 9A: Tiết: 9B: Tiết: tiết 3: Lai một cặp tính trạng ( tiếp theo) I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức - HS hiểu và trình bày được nội dung mục đích và ứng dụng của phép lai phân tích. - Giải thích được vì sao qui luật phân li chỉ nghiệm đúng trong điều kiện nhất định. - Nêu ý nghĩa của qui luật phân li đối với lĩnh vực sản xuất. - Hiểu và phân biệt được sự di truyền trội không hoàn toàn với di truyền trội hoàn toàn. 2. Kĩ năng Phát triển tư duy lý luận như phân tích so sánh rèn kĩ năng hoạt động nhóm. II. phương tiện dạy học GV : tranh : trội không hoàn toàn. HS: SGK III. Hoạt động dạy và học 1.Tổ chức. 9A: 9B: 2. Kiểm tra. + Nêu thí nghiệm giải thích kết quả thí nghiệm trên đậu Hà Lan và phát biểu nội dung qui luật phân li. 3. Bài mới: + Mở bài + Phát triển bài Hoạt động 1: Lai phân tích ? Nêu kết quả F2 trong thí nghiệm của Menđen trên đạu Hà Lan. GV phân tích các khái niệm kiểu gen đồng hợp tử, dị hợp tử. GV yêu cầu học sinh viết sơ đồ phép lai. ? F1 có kết quả như thế nào cho biết kiểu gen của cơ thể F1 ? F2 có kết quả như thế nào cho biết kiểu gen của F2 ? Thế nào là phép lai phân tích ? Tại sao trong phép lai phân tích nếu kết quả lai có hiện tương đồng tính thì cơ thể mang tính trạng trội phải có kiểu gen đồng hợp, ngược lại kết quả phân tính thì cơ thể mang tính trạng trội có kiểu gen dị hợp. a. Một số khái niệm - Kiểu gen: Là tổ hợp toàn bộ các gen trong tế bào của cơ thể. - Thể đồng hợp: Kiểu gen chứa cặp gen tương ứng giống nhau. - Thể dị hợp: Kiểu gen chứa cặp gen tương ứng khác nhau. b. Lai phân tích - Trong thí nghiệm của MenĐen tính trạng hoa đỏ ở F2 có hai kiểu gen: AA và Aa. + Cho đậu hoa đỏ F2 lai đậu hoa trắng P: Hoa đỏ x Hoa trắng AA aa GP: A a F1: Aa (100% hoa đỏ) P: Hoa đỏ x Hoa trắng Aa aa GP: A, a a F1: 1Aa : 1 aa Hoa đỏ Hoa trắng * Kết luận: (SGK trang 11) Hoạt động 2: ý nghĩa tương quan trội lặn GV yêu cầu học sinh nghiên cứu SGK ? Cho ví dụ ở thực vật, động vật, ở người về tương quan trội lặn. ? Xác định tính trạng trội và tính trạng lặn nhằm mục đích gì. ? Tại sao tính trạng trội là tính trạng tốt, tình trạng lặn là tính trạng xấu ? Làm thế nào để xác định tương quan trội lặn. ? Muốn xác định giống có thuần chủng hay không thuần chủng ta thực hiện phép lai nào. HS trao đổi thảo luận trả lời câu hỏi * Kết luận: Trong tự nhiên mối tương quan trội lặn là phổ biến. - Tính trạng trội thường là tính trạng tốt, cần xác định tính trạng trội và tập trung nhiều gen trội quí vào một kiểu gen để tạo ra giống có ý nghĩa kinh tế. - Trong chọn giống để tránh sự phân li tính trạng phải kiểm tra độ thuần chủng của giống. Hoạt động 3: Trội không hoàn toàn. GV yêu cầu học sinh quan sát hình 3, nghiên cứu thông tin SGK ? Nêu sự khác nhau về kiểu hình ở F1, F2 giữa trội không hoàn toàn với thí nghiệm của MenĐen. - GV yêu cầu học sinh làm bài tập điền từ. ? Em hiểu thế nào là trội không hoàn toàn Học sinh trao đổi thảo luận trả lời câu hỏi Kết luận Sơ đồ: P: Hoa đỏ x Hoa trắng A A aa A a F1: A a (hoa hồng) Gen A không lấn át được gen a nên F1 có tính trạng trung gian ( trội không hoàn toàn) Cho F1 tự thụ phấn F1: Hoa hồng x Hoa hồng ( học sinh tự viết sơ đồ) Kết quả F2: 1 hoa đỏ: 2 hoa hồng: 1 hoa trắng (HS tự giải thích) (1 trội: 2 trung gian: 1 lặn) Kết luận SGK) 4.Củng cố - đánh giá.: Kết luận cuối SGK Câu1: Muốn xác định được kiểu gen của cá thể mang tính trạng trội cần phải làm gì. Câu 2: Điền nội dung phù hợp vào ô trống vào bảng 3 /SGK trang 13. 5.Hướng dẫn về nhà - Học bài làm bài tập từ 1- 4 trang 13 - Nghiên cứu bài 4: Lai hai cặp tính trạng Ngày soạn: Ngày giảng: 9A: Tiết: 9B: Tiết: Tíêt 4: Lai hai cặp tính trạng I. mục tiêu bài học 1. Kiến thức - Học sinh mô tả được thí nghiệm lai hai cặp tính trạng của MenĐen - Biết phân tích kết quả thí nghiệm lai hai cặp tính trạng của MenĐen - Hiểu và phát biểu được nội dung quy luật phân li độc lập của menĐen - Giải thích được khái niệm biến dị tổ hợp 2. Kĩ năng - Phát triển kĩ năng quan sát và phân ... hoanh trũn vào chữ cỏi đứng trước phương ỏn mà em cho là đỳng nhất: 1. Ở cà chua gen A quy định thõn đỏ thẫm, gen a quy định thõn xanh lục. Theo dừi sự di chuyển màu sắc thõn cõy cà chua, người ta nhận thấy: P: Thõn đỏ thẫm x thõn đỏ thẫm F1: 75% thõn đỏ thẫm: 25% thõn xanh lục. Hóy chọn kiểu gen của P phự hợp với phộp lai trờn trong cỏc cụng thức lai sau: A) P: AA x AA. C) P: AA x aa B) P: AA x Aa. D) P: Aa x Aa. 2. Bộ NST của một loài cú 18 NST trong tế bào sinh dưỡng. Người ta tỡm được một tế bào cú 27 NST.Đõy là bộ NST: A) n. C) 3n. B) 2n. D) 4n. 3. Giả sử n = 4 thỡ số tõm động đếm được trong mỗi tế bào vào đầu kỳ sau của nguyờn phõn là: A) 4. C) 16. B) 8. D) 32. 4. Tại sao ở những loài giao phối ( Động vật cú vỳ và người ) tỷ lệ đực, cỏi xấp xỉ: 1 : 1. A) Vỡ số giao tử đực mang NST Y tương đương số giao tử mang NST X. B) Vỡ số con đực và số con cỏi trong loài là bằng nhau. C) Vỡ số giao tử đực bằng số giao tử cỏi. D) Cả B và C. 5. Một gen cú số N loại A = 100.000, chiếm 20% tổng số N trong gen như vậy số N loại G là: A) 100.000. C) 300.000. B) 150.000. D) Cả 3 cõu trờn đều sai. 6. Dạng đột biến cấu trỳc NST nào gõy hậu quả lớn nhất? A) Lặp đoạn NST. C) Mất đoạn NST. B) Đảo đoạn NST. D) Cả A và B. 7. Tại sao những người cú quan hệ huyết thống trong vũng 4 đời khụng được lấy nhau? A) Nếu lấy nhau thỡ khả năng dị tật ở con của họ sẽ tăng lờn rừ dệt. B) Nếu lấy nhau thỡ sẽ bị dư luận khụng đồng tỡnh. C) Nếu lấy nhau thỡ sẽ vi phạm luật hụn nhõn gia đỡnh. D) Cả A và C. 8. Trờn phõn tử AND chiều dài mỗi chu kỳ xoắn là bào nhiờu? A) 3,4 A0. C) 340 A0 B) 34 A0. D) 20 A0 II/ Phần tự luận ( 6 điểm ) Cõu 3 ( 1,5 điểm ): Trỡnh bày thớ nghiệm lai hai cặp tớnh trạng của Men đen? Cõu 4 ( 2,5 điểm ): Giải thớch cơ chế xỏc định giới tớnh ở người? Cõu 5 ( 2 điểm ): Người ta muốn tạo ra thể tứ bội (4n) bằng dung dịch Consixin ở hai loài sau: Củ cải ( 2n = 18 ) và Bũ ( 2n = 60 ). Loài nào gõy đa bội khụng thành cụng và vỡ sao? Loài nào gõy đa bội thành cụng? Giải thớch cỏch làm và sơ đồ minh họa. Đáp án I/ Phần trắc nghiệm khách quan ( 4 điểm ) Câu 1: ( 2 điểm ) Mỗi ý được 0,5 điểm. 1. b. 2. c, e, g. 3. d. 4. a. Câu 2: ( 2 điểm ) Mỗi ý đúng được ( 0,25 điểm ). 1. D. 2. C. 3. C. 4. A. 5. B. 6. C. 7. D. 8. A. II/ Phần tự luận: ( 6 điểm ) Câu 3 ( 1,5 điểm ): Trình bày thí nghiệm lai 2 cặp tính trạng của Men đen. Men đen lai 2 thứ Đậu Hà Lan thuần chủng khác nhau về 2 cặp tính trạng tương phản. Hạt màu vàng, vỏ trơn, và hạt màu xanh vỏ nhăn, thu được F1 đều có hạt màu vàng, vỏ trơn. Cho F1 tự thụ phấn thu được F2 có 4 loại kiểu hình, tỷ lệ kiểu hình xấp xỉ 9 hay vàng vỏ trơn: 3 hạt vàng vỏ nhăn: 3 hạt xanh vỏ trơn: 1 hạt xanh vỏ nhăn. P: Hạt vàng vỏ trơn x Hạt xanh vỏ nhăn F1 Hạt vàng vỏ trơn F1 x F1 F2 : 9 hạt vàng trơn: 3 hạt vàng nhăn: 3 hạt xanh trơn: 1 hạt xanh nhăn Câu 4 ( 2,5 điểm ): Giải thích cơ chế xác định giới tính ở người ở người nam mạng cặp NST giới tính XY. Nữ mang cặp NST giới tính XX. Cơ chế tạo ra sự phân tính đực, cái là do sự phân ly cặp NSTY giới tính trong giảm phân tạo giao tử và sự tổng hợp lại các NST giới tính trong thụ tinh tạo hợp tử. + Trong giảm phân tạo giao tử: Do sự phân ly của cặp NST giới tính dẫn đến: - Nữ: Cặp NST giới tính XX tạo một loại giao tử duy nhất mang X. - Nam: Cặp NST giới tính XY tạo hai loại giao tử với tỷ lệ ngang nhau 1 mang X và 1 mang Y. + Trong thụ tinh tạo hợp tử: Do sự tổ hợp NST giới tính từ các giao tử trong thụ tinh dẫn đến: - Nếu 2 giao tử đều mang X kết hợp, tạo hợp tử XX thì phát triển thành giới nữ. - Nếu giao tử mang X kết hợp với giao tử mang Y, tạo thành hợp tử XY thì phát triển thành giới nam. P: Nam XY x Nữ XX G: X,Y X F1: 1XX: 1 XY ( Nữ ) ( Nam ) Câu 5: ( 2 điểm ) Người ta muốn tạo ra thế hệ tứ bội (4n) bằng dung dịch Consixin ở 2 loài sau: Củ cải ( 2n = 18 ) và Bò ( 2n = 60 ). - Loài nào gây đa bội không thành công và vì sao ? - Loài nào gây đa bội thành công ? Giải thích cách làm và sơ đồ minh hoạ. 1 - Loài gây đa bội không thành công là bò vì ở động vật bậc cao, các thể đa bội không sống nổi do tính nhạy cảm của hệ thần kinh và bị rối loại sinh sản. 2- Loài gây đa bội thành công là củ cải ( 2n = 18 ) có cách làm sau đây: a. Gây đa bội trong nguyên phân: Dùng Consixin khi tế bào bắt đầu nguyên phân sẽ ức chế tạo thoi vô sắc và hình thành tế bào con 4n từ tế bào mẹ 2n. Nguyên phân Tế bào mẹ Tế bào con. ( 2n = 18 ) Consixin ( 4n = 36 ) b. Gây đa bội trong giảm phân kết hợp với thụ tinh: Tác động Consixin để ức chế sự hình thành thoi vô sắc của tế bào sinh giao tử ở cây bố và cây mẹ dẫn đến tạo ra giao tử 2n. Sau đó cho 2 giao tử này của bố và mẹ kết hợp trong thụ tinh tạo hợp tử 4n. P: Bố 2n = 18 x Mẹ 2n = 18 Consixin Consixin GP: 2n = 18 2n = 18 F1: Hợp tử 4n = 36 Đề bài Phần I : Trắc nghiệm khách quan . Câu 1 : Trong các câu sau câu nào đúng nhất (Khoanh vào câu em cho là đúng nhất ) 1 : Trên phân tử AND , vòng xoắn có đường kính là : A - 20 A0 B - 10 A0 C - 50 A0 D - 100 A0 2 : Biến dị nào di truyền đợc : A - Đột biến B - Thờng biến C - Biến dị tổ hợp D - Cả A và C. 3 : Thế nào là di truyền y học t vấn : A - Là khoa học nghiên cứu phả hệ , xét nghiệm và chẩn đoán về mặt di truyền . B - Là cung cấp những lời khuyên về một tật , bệnh di truyền . C - Là khoa học nghiên cứu và cung cấp những lời khuyên cho hôn nhân . D - Cả A và B . Câu 2 : Hãy sắp xếp thông tin ở cột A với cột B sao cho phù hợp và ghi kết quả vào cột C trong bảng sau : Các quá trình Bản chất và ý nghĩa Kết quả A B C 1 - Nguyên phân. 2- Giảm phân và thụ tinh a- Giữ nguyên bộ NST , 2 tế bào con đợc tạo ra có bộ NST 2n ( Giống tế bào mẹ) b - Làm giảm số lượng NST đi một nửa , tế bào con có bộ NST đơn bội n . c - Kết hợp 2 bộ NST đơn bội n thành bộ NSt lưỡng bội 2n . d - Duy trì ổn định bộ NST lưỡng bội 2n qua các thế hệ tế bào và cơ thể. e - Duy trì ổn định bộ NST qua các thế hệ ở những loài sinh sản hữu tính và tạo ra các biến dị tổ hợp . Câu 3 : Chọn từ phù hợp để điền vào chỗ trống trong câu sau có nghĩa . A - Kiểu hình B - Đặc điểm C - Tính trạng . D - Tính chất. '' Theo dõi sự di truyền của một .. nhất định trên những người thuộc cùng dòng họ qua nhiều thế hệ , người ta có thể xác định được đặc điểm di truyền của nó ( tính trạng đó là do gen trội hay gen lặn , do một gen hay nhiều gen quy định ) ''. Phần II : Tự luận . Câu 1 : AND và ARN đợc tổng hợp dựa trên những nguyên tắc nào ? Câu 2 : Thường biến là gì ? Nêu đặc điểm của thường biến ? Câu 3 : Nêu nguyên nhân phát sinh và biện pháp hạn chế phát sinh các tật bệnh di truyền ở người ? 4.Củng cố; Giáo viên thu bài nhận xét giờ kiểm tra 5 . Hướng dẫn về nhà: Đọcbài gây đột biến nhân tạo trong chọn giống Tuần 19 Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết 36 : Gây đột biến nhân tạo trong chọn giống I Mục tiêu : 1 Kiến thức - HS trình bày đợc sự cần thiết phải chọn tác nhân cụ thể khi gây đột biến - Phương pháp sử dụng tác nhân vật lí và hoá học để gây đột biến - giải thích được sự giống nhau ,khác nhau trong việc sử dụng các thể đột biến trong chọn giống vi sinh vật và thực vật 2 Kĩ năng : - Rèn kĩ năng nghiên cứu thông tin ,quan sát ,tổng hợp ,khái quát, hoạt động nhóm . 3 Thái độ : - Giáo dục ý thức tìm hiểu thành tựu khoa học II . Đồ dùng dạy -Học Tìm hiểu về chọn giống ,thành tựu sinh học III . Hoạt động dạy và học Tổ chức 9A 2 .Kiểm tra Kết hợp bài mới 3.Bài mới -Mở bài - Phát triển bài Hoạt động 1 :Gây đột biến nhân tạo bằng tác nhân vật lí . GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK thảo luận nhóm thống nhất trả lời câu hỏi. ? Tại sao tia phóng xạ có khả năng gây đột biến . ? Ngời ta sử dụng tia phóng xạ để gây đột biến ở thực vật theo những cách nào. ? Tại sao tia tử ngoại thường đợc dùng để sử lí các đối tượng có kích thước nhỏ ? Sốc nhiệt là gì tại sao sốc nhiệt cũng có khả năng gây đột biến ? Sốc nhiệt chủ yếu gây đột biến nào Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung. Kết luận : Tác nhân vật lí Tiến hành Kết quả ứng .dụng Tia phóng xạ a ,b ,C,g - Chiếu các tia xuyên qua màng .mô (xuyên sâu ) - tác động lên ADN - Gây đột biến gen - Chấn thương gây đột biến ở NST Chiếu xạ vào các hạt nảy mầm ,đỉnh sinh trưởng -Mô thực vật nuôicấy Tia tử ngoại Chiếu tia các tia tia xuyên qua màng Gây đột biến gen Sử lí các vi sinh vật ,bào tử ,hạt phấn Sốc nhiệt Tăng giảm nhiệt độ của môi trường đột ngột Mất cơ chế tự bảo vệ cân bằng - Tổn thương thoi phân bào đRối loạn phân bào - đột biến số lượng NST Gây hiện tượng đa bội ở một số cây trồng (đặc biệt là cây họ cải ) Hoạt động 2: Gây đột biến nhân tạo bằng tác nhân hoá học GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK thảo luận nhóm trả lời câu hỏi ? Tại sao khi thấm vào TB một số hoá chất lại gây đột biến gen .Trên cở sở nào mà người ta hi vọng có thể gây ra những đột biến theo ý muốn ? Tại sao dùng cônsisin có thể gây ra các thể đa bội ? Ngời ta đã dùng tác nhân hoá học để tạo ra các đột biến bằng những phương pháp nào Hoá chất EMS ,NMU ,NEU ,cônsixin - Phương pháp + Ngâm hạt khô hạt nẩy mầm vào dung dịch hoá chất ,tiêm dung dịch vào bầu nhuỵ + Dung dịch hoá chất tác động lên phân tử ADN làm thay thế cặp nuclêôtít .Mất cặp Nu hay cản trở sự hình thành thoi vô sắc Hoạt động 3: Sử dụng đột biến nhân tạo trong chọn giống GV nêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK thảo luận nhóm thống nhất trả lời câu hỏi ? Người ta sử dụng các thể đột biến trong chọn giống vi sinh vật và cây trồng theo hướng nào tại sao ? Chọn giống cây trồng gây đột biến có lợi gì ? Tại sao người ta sử dụng phương pháp gây đột biến trong chọn giống vật nuôi ? Tại sao không sử dụng các động vật bậc cao để gây đột biến a Trong chọn giống vi sinh vật (phổ biến là gây đột biến chọn lọc ) - Chọn các thể đột biến tạo ra chất có hoạt tinh cao Chọn thể đột biến sinh trưởng nhanh, để tăng sinh khối ở nấn men và vi khuẩn - Chọn các thể đột biến giảm sức sống không còn khả năng gây bệnh để sản suất vác xin b trong chọn giống cây trồng - Chọn đột biến có lợi nhân thành giống hoặc dùng làm bố mẹ để lai tạo giống - Chú ý các đột biến kháng bệnh ,khả năng chống chịu, rút ngắn thời gian c. Chỉ sử dụng các nhóm động vật bậc thấp - Các động vật bậc cao có cơ quan sinh sản nằm sâu trong cơ thể ,dễ gây chết khi sử lí bằng tác nhân lí hoá 4.Củng cố : - HS đọc kết luận cuôí bài - Kiểm tra đánh giá 1 Tại sao ngời ta dùng tác nhân cụ thể khi gây đột biến 2 Khi gây đột biến bằng tác nhân vật lí ,hoá học ,người ta thường sử dụng các biện pháp nào 5. Hướng dẫn về nhà Học bài theo nội dung SGK - Làm bài tập 1,2,3SGK/tr/98 - Tìm hiểu hiện tượng thoái hoá giống
Tài liệu đính kèm: