Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Di truyền và biến dị (tiết 39)

Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Di truyền và biến dị (tiết 39)

Kiến thức:

- Nêu được đặc tính của bộ NST ở mỗi loài.

- Mô tả được cấu trúc hiển vi điển hình của NST ở kì giuũ¨ của nguyên phân.

- Hiểu được chức năng của NST đối với sự di truyền các tính trạng.

 * Kỹ năng: quan sát, phân tích kênh hhình, hoạt động nhóm.

 * Thái độ: Giáo dục lòng yêu thích môn học.

II/ Chuẩn bị:

 GV: tranh phóng to H.8.1 ,8.2, 8.3 ,8.4, 8.5

 

doc 41 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1366Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Di truyền và biến dị (tiết 39)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 1 DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ
 Tiết 1 CHƯƠNG II: NHIỄM SẮC THỂ
 ab
 BÀI 8: NHIỄM SẮC THỂ
Ngày dạy
Lớp - Vắng
 I/ Mục tiêu:
 * Kiến thức:
Nêu được đặc tính của bộ NST ở mỗi loài.
Mô tả được cấu trúc hiển vi điển hình của NST ở kì giuũ¨ của nguyên phân.
Hiểu được chức năng của NST đối với sự di truyền các tính trạng.
 * Kỹ năng: quan sát, phân tích kênh hhình, hoạt động nhóm.
 * Thái độ: Giáo dục lòng yêu thích môn học.
II/ Chuẩn bị:
 GV: tranh phóng to H.8.1 ,8.2, 8.3 ,8.4, 8.5
 HS: không
III/ Tiến trình bài giảng:
Kiểm tra bài cũ: không 
Bài mới:
Hoạt động thầy và trò
Nội dung ghi
- GV giới thiệu cho HS quan sát H.8.1 .Yêu cầu HS nhận xét và rút ra khái niệm cặp NST tương đồng?
Yêu cầu HS ng/c thông tin:
- HS phân biệt bộ NST đơn bội và bộ NST lưỡng bội?
- GV: nêu trong cặp NST tương đồng: 1 có nguồn gốc từ bố bà 1 có nguồn gốc từ mẹ.
- GV yêu cầu HS đọc bảng 8:
 + Cho biết số lượng NST trong bộ lưỡng bội có phản ánh trình độ tiến hoá của loài không? 
 + Quan sát H.8.2 và mô tả bộ NST của ruồi giấm về số lượng và hình dạng?
- HS: có 8 NST gồm:
 + 1 đôi hình hạt
 + 2 đôi hình chữ V
 + con cái: 1 đôi hình que
 + con đực: 1 chiếc hình que, 1 chiếc hình móc.
- GV: nêu cặp NST tương đồng (XX), không tương đồng (XY) hoặc chỉ có một chiếc (XO) 
 + Nêu đặc điểm đặc trưng của bộ NST ở mỗi loài sinh vật?
- HS trả lời
- GV chốt ý 
- GV: nêu ở kì giữa NST có hình dạng đặc trưng và cấu trúc hiển vi của NST được mô tả ở kì này.Yêu cầu HS quan sát H.8.3, 8.4,, 8.5
+ Mô tả hình dạng, cấu trúc của NST?
+ Quan sát H 8.5 và cho biết các số 1 và 2 chỉ những thành phần nào của cấu trúc NST?
- Nêu chức năng của NST trong quá trình di truyền?
- GV giảng giải và nhấn mạnh chức năng của NST trong quá trình di truyền.
- HS đọc kết luận chung
I/ Tính đặc trưng của bộ NST.
- Trong tế bào sinh dưỡng, NST tồn tại thành từng cặp tương đồng giống nhau về hình thái, kích thước.
- Bộ NST lưỡng bội (2n) là bộ NST chứa các cặp NST tương đồng
- Bộ NST đơn bội (n) là bộ NST chứa1 NST của mỗi cặp tương đồng.
* Ở những loài đơn tính có sự khác nhau giữa cá thể đực và cái.
* Mỗi loài sinh vật có bộ NST đặc trưng về hình dạng và số lượng.
II/ Cấu trúc của NST
Cấu trúc điển hình của NST được biểu hiện rõ nnhất ở kì giữa.
 + Hình dạng: hình hạt, hình que hoặc chữ V
 + Dài: 0.5 – 50 
 + Đường kính: 0.2- 2 
 + Cấu trúc: ở kì giữa của NST gồm 2 cromatic (nhiễm sắc tử chị em) gắn với nhau ở tâm động.
 + Mỗi cromatic gồm một phân tử ADN và prôtêin loại histon.
III/ Chức năng của NST.
- NST là cấu trúc mang gen trên đó mỗi gen ở một vị trí xác định.
- NST có đặc tính tự nhân đôi các thông tin di truyền được sao chép qua các thế hệ tế bào và cơ thể.
Củng cố:
Hãy ghép các ý ở cột A và các ý ở cột B cho phù hợp.
Cột A
Cột B
Trả lời
1. Cặp NST tương đồng
a. là bộ NST chứa các cặp NST tương đồng
2. Bộ NST lưỡng bội
b. là bộ NST chứa1 NST của mỗi cặp tương đồng.
3. Bộ NST đơn bội
c. là cặp tương đồng giống nhau về hình thái, kích thước.
Dặn dò:
Học bài và trả lời câu hỏi SGK.
Soạn bài: Nguyên phân.
+ Kẻ bảng 9.1, 9.2 vào vở bài tập
 Tuần 1 Bài 9: NGUYÊN PHÂN
 Tiết 2 
Ngày dạy
Lớp - Vắng
 I/ Mục tiêu:
 * Kiến thức:
- Trình bày được sự biến đổi hình thái NST trong chu kì tế bào.
- Trình bày được những diễn biến cơ bản của NST qua các kì của nguyên phân.
- Phân tích được ý nghĩa của nguyên phân đối với sự sinh sản, sinh trưởng của cơ thể.
 * Kỹ năng: quan sát, phân tích kênh hình, hoạt động nhóm.
 * Thái độ: yêu thích môn học.
II/ Chuẩn bị:
 GV: Bảng phụ ghi nội dung bảng 9.2
 HS: Kẻ bảng 9.1, 9.2
III/ Tiến trình bày giảng:
 1. Kiểm tra bài cũ :
- Cấu trúc điển hình của NST được biểu hiện rõ nhất ở kì nào của quá trình phân chia tế bào? Mô tả cấu trúc đó?
- Yêu vai trò của NST đối với sự di truyền của các tính trạng?
Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi
- GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK, quan sát H.9.1
Hãy cho biết chu kì tế bào là gì? gồm những giai đoạn nào?
- HS: 2 giai đoạn: kì trung gian, quá trình nguyên phân.
-GV yêu cầu HS quan sát H.9.2 SGK hoàn thành bảng 9.1
- HS trình bày. HS khác nhận xét bổ sung
 + Sự biến đổi hình thái NST diễn ra như thế nào?
 + Tại sao sự đóng và duỗi xoắn của NST có tính chất chu kì?
- GV: yêu cầu HS quan sát H.9.2, 9.3.Trả lời câu hỏi sau:
 + Hình thái NST ở kì trung gian như thế nào?
 + Cuối kì trung gian NST có đặc điểm gì?
- GV: yêu cầu HS xem thông tin SGK và quan sát các hình trong bảng 9.2, thảo luận điền bảng 9.2
- Đại diện nhóm trình bày.Các nhóm khác nhận xét bổ sung.
- GV chỉnh sữa và đưa ra bảng 9.2 HS đối chiếu
- GV nêu:
 + Ở kì sau có sự phân chia tế bào chất và các bào quan
 + Kì cuối có sự hình thành màng nhân khác nhau giữa tế bào động vật và tế bào thực vật.
à Kết quả của quá trình phân bào như thế nào?
- HS trả lời
- GV yêu cầu HS ng/c thông tin SGK, trả lời câu hỏi sau:
 + Do đâu mà số lượng NST của tế bào con giống tế bào mẹ? 
 + Trong nguyên phân số lượng tế bào tăng mà bộ NST không đổi , điều đó có ý nghĩa gì? (Bộ NST của loài được ổn định).
I/ Biến đổi hình thái NST trong chu kì tế bào.
- Chu kì tế bào gồm:
 + Kì trung gian: tế bào lớn lên và có nhân đôi NST.
 + Nguyên phân: có sự phân chia NST và chất tế bào tạo ra 2 tế bào mới.
- Mức độ đóng, duỗi xoắn của NST diễn ra qua các kì của chhu kì tế bào.
 + Dạng sợi:( duỗi xoắn) ở kì trung gian
 + Dạng đặc trưng:( đóng xoắn cực đại) ở kì giữa.
- Từ kì trung gian đến kì giữa NST đóng xoắn.
- Từ kì sau đến kì trung gian tiếp theo NST đóng xoắn. Sau đó lại tiếp tục đong và duỗi xoắn qua chu kì tế bào tiếp theo.
II/ Những diễn biến cơ bản của NST trong quá trình nguyên phân.
Kì trung gian:
 - NST dài, mảnh, duỗi xoắn.
 - NST nhân đôi thành NST kép.
 - Trung tử nhân đôi thành 2 trung tử.
Nguyên phân:
 - Kì đầu:
 + NST bắt đầu đóng xoắn và co ngắn nên có hình thái rõ rệt.
 + Các NST kép dính vào các sợi tơ của thoi phân bào ở tâm động.
- Kì giữa: Các NST kép đóng xoắn cực đại và xếp thành một hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
- Kì sau: Từng NST kép chẻ dọc ở tâm động thành 2 NST đơn phân li về 2 cực của tế bào.
- Kì cuối: Các NST đơn dãn xoắn dài ra, ở dạng sợi mảnh dần thành nhiễm sắc chất.
à Kết quả: Từ một tế bào mẹ ban đầu tạo ra 2 tế bào con có bộ NST giống nhau và giống tế bào mẹ.
III/ Ý nghĩa của nguyên phân:
 - Nguyên phân là hình thức sinh sản của tế bào và sự lớn lên của cơ thể.
 - Nguyên phân duy trì sự ổn định bộ NST đặc trưng của loài qua các thế hệ tế bào.
 3. Củng cố:
-Những biến đổi hình thái của NST được biểu hiện qua sự đóng và duỗi xoắn điển hình ở các kì nào? Tại sao sự đóng và duỗi xoắn của NST có tính chất chu kì?
 4. Dặn dò:
 - Học bài, trả lời câu hỏi SGK
 - Làm BT 4, 5/30 
 - Soạn bài: “ Giảm phân”
 Tuần 2 Bài 10 : GIẢM PHÂN
 Tiết 3
Ngày dạy
Lớp - Vắng
 I/ Mục tiêu:
 * Kiến thức:
 - Trình bày được những diễn biến cơ bản của NST qua các kì của giảm phân
 - Nêu được những điểm khác nhau ở từng kì của giảm phân I và giảm phân II
 - Phân tích được những sự kiện quan trọng có liên quan tới các cặp NST tương đồng 
 * Kỹ năng: quan sát và phân tích kênh hình , tư duy lí luận.
 * Thái độ: yêu thích môn học
 II/ Chuẩn bị:
 GV: Bảng phụ ghi nội dung bảng 10, Tranh H.10/31
 HS: Kẻ bảng 10/32
 III Tiến trình lên lớùp
 1.Kiểm tra bài cũ
 Nêu những diễn biến cơ bản của NST trong quá trình nguyên phân.
 2. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi
- GV yêu cầu HS quan sát kì trung gian ở H.10.
Kì trung gian có hình thái như thế nào?
- GV yêu cầu HS quan sát H.10, nghiên cứu thông tin, hoàn thành bài tập ở bảng 10.
- Các nhóm thảo luận và cử đại diện trả lời .Các nhóm khác nhận xét bổ sung .
- GV chỉnh sữa hoàn thiện bảng kiến thức 
I/ Những diễn biến cơ bản của NST trong giảm phân:
Kì trung gian
NST ở dạng sợi mảnh
Cuối kì NST nhân đôi thành NST kép dính nhau ở tâm động.
Diễn biến cơ bản của NST trong giảm phân:
 Bảng 10:Những diễn biến cơ bản của NST ở các kì của quá trình giảm phân
Các kỳ
Những diễn biến cơ bản của NST ở các kìø
Lần phân bào I
Lần phân bào II
Kỳ đầu
- Các NST xoắn co ngắn.
- Các NST kép trong cặp tương đồng tiếp hợp theo chiều dọc và có thể bắt chéo.
- NST co lại cho thấy số lượng NST kép trong bộ đơn bội.
Kỳ giữa
Các cặp NST tương đồng tập trung và xếp song song thành 2 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
NST kép xếp thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
Kỳ sau
Các cặp NST kép tương đồng phân li độc lập với nhau về 2 cực của TB
Từng NST kép chẻ dọc ở tâm động thành 2 NST đơn phân li về 2 cực của TB.
Kỳ cuối
Các NST kép nằm gọn trong 2 nhân mới được tạo thành với số lượng là đơn bội (kép).
Các NST đơn nằm trong nhân mới được tạo thành với số lượng là đơn bội.
 * Kết quả của quá trình giảm phân ?
- HS trả lời
- GV: Vì sao trong giảm phân các tế bào con lại có bộ NST giảm đi một nửa?
- HS: Giảm phân gồm 2 lần phân bào liên tiếp nhưng NST chỉ nhân đôi 1 lần ở kỳ trung gian trước lần phân bào I. 
- GV: Sự phân li độïc lập của các cặp NST kép tương đồng ¦ đây là cơ chế tạo ra các giao tử khác nhau về tổ hợp NST.
- GV : Nêu những điểm khác nhau cơ bản của giảm phân I và giảm phân II¦ Kết luận
 * Kết quả
 Từ 1 tế bào mẹ (2 n NST) qua 2 lần phân bào liên tiếp tạo ra 4 tế bào con đều có n NST.
II/ Ý nghĩa của giảm phân
 Tạo ra các tế bào con có bộ NST đơn bội khác nhau về nguồn gốc NST
Củng cố: 
Cho HS hoàn thành bảng sau:
Nguyên phân
Giả ... âu trúc NST.
 1. Nguyên nhân phát sinh đột biến câu trúc NST.
 - Đột biến cấu trúc NST có thể xuất hiện trong điều kiện tự nhiên do các tác nhân vật lí, hóa học phá vỡ cấu trúc NST.
 - Do con người tạo ra.
 2. Tính chất của đột biến cấu trúc NST
 Đột biến cấu trúc NST thường có hại cho bản thân sinh vật.Một số có lợi à có ý nghĩa cho chọn gióng và tiến hóa.
 3. Củng cố:
- GV treo tranh các dạng đột biến cấu trúc NST. Yêu cầu HS gọi tên và miêu tả từng dạng đột biến
 - Tại sao đột biến cấu trúc NST thường gây hại cho sinh vật?
 4. Dặn dò: 
 - Học bài, trả lời câu hỏi GSK
 - Soạn bài: Đột biến số lượng NST 
 + Đột biến sốp lượng NST là gì? Gồm những dạng nào?
 Tuần 13 Bài 23: ĐỘT BIẾN SỐ LƯỢNG NHIỄM SẮC THỂ
 Tiết 26 
Ngày dạy
Lớp - Vắng
 I/ Mục tiêu:
 * Kiến thức: HS cần phải
 - Trình bày được các biến đổi số lượng thấy ở 1 cặp NST 
 - Giải thích được cơ chế hình thành thể (2n+1) và thể (2n-1)
 - Nêu được hậu quả của biến đổi số lượng ở từng cặp NST 
 * Kỹ năng: quan sát hình phát hiện kiến thức, phân tích, so sánh, hoạt động nhóm
 * Thái độ: yêu thích môn học 
 II/ Chuẩn bị:
 GV: H 23.1; H 23.2 SGK
 HS: không
 III/ Tiến trình bài giảng:
 1. Kiểm tra bài cũ:
 - Đột biến cấu trúc NST là gì? Nêu 1 số dạng đột biến và mô tả từng dạng đột biến đó
 - Những nguyên nhân nào gay ra biến đổi cấu trúc NST lại gay hại cho con người, sinh vật?
 2. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò 
Nội dung ghi
- GV yêu cầu HS nhắc lại kiến thức cũ
 + Thế nào là NST tương đồng?
 + Bộ NST lưỡng bội? Bộ NST đơn bội? 
- GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK.Hãy cho biết:
 + Sự biến đổi số lượng ở 1 cặp NST thấy ở những dạng nào?
 + Thế nào là hiện tượng dị bội thể?
- GV chốt lại kiến thức 
- GV phân tích: cũng có trường hợp mất 1 cặp NST tương đồng (2n-2)
- Yêu cầu HS quan sát H 23.1 ¨ làm bài tập mục s/67
- HS: + Kích thước:
 . Lớn: VI
 . Nhỏ: V, XI
 + Gai dài hơn: IX
Lưu ý: hiện tượng dị bội gây ra các biến đổi hình thái: kích thước, hình dạng
- GV: Yêu cầu HS quan sát H 23.2 ¨ nhận xét
* Sự phân li cặp NST hình thành giao tử trong:
 + Trường hợp bình thường?
 + Trường hợp bị rối loạn phân bào?
- HS trả lời:
 + Bình thường: mỗi giao tử có 1 NST
 + Bị rối loạn:
 - 1 giao tử có 2 NST
 - 1 giao tử không có NST nào
* Các giao tử nói trên tham gia thụ tinh ¨ hợp tử có số lượng NST như thế nào? (hợp tử có 3 NST hoặc có 1 NST của cặp tương đồng)
- GV treo tranh 23.2 yêu cầu HS trình bày cơ chế phát sinh các thể dị bội
- GV nêu: ở người tăng thêm 1 NST ở cặp NST số 21 ¨ gây bệnh Đao
- Nêu hậu quả của hiện tượng dị bội thể?
I/ Hiện tượng dị bội thể
 - Hiện tượng dị bội thể là đột biến thêm hoặc mất 1 NST ở 1 cặp NST nào đó
 - Các dạng: + Thể một nhiễm: 2n - 1
 + Thể ba nhiễm:2n + 1
 + Thể không nhiễm:2n - 2 
II/ Sự phát sinh thể dị bội
 1. Cơ chế phát sinh thể dị bội
Trong giảm phân có 1 cặp NST tương đồng không phân li ¨ tạo thành 1 giao tử mang 2 NST và 1 giao tử không mang NST nào
2. Hậu quả
Gây biến đổi hình thái (hình dạng, kích thước, màu sắc) ở thực vật hoặc gây bệnh NST ở người: bệnh Đao, bệnh Tớcnơ
 3. Củng cố:
 - Yêu cầu HS trình bày cơ chế phát sinh thể dị bội (2n+1) và (2n-1) trên H 23.2
 - Nêu hậu quả của hiện tượng dị bội thể
 4. Dặn dò:
 - Học bài, trả lời câu hỏi SGK
 - Nghiên cứu bài: Đột biến số lượng NST (tt)
 + Thể đa bội là gì? Cho VD
 + Sự hình thành thể đa bội do nguyên phân và giảm phân không bình thường diễn ra như thế nào?
Tuần 14 Bài 24: ĐỘT BIẾN SỐ LƯỢNG NHIỄM SẮC THỂ (t t)
Tiết 27
Ngày dạy
Lớp - Vắng
I/ Mục tiêu:
 * Kiến thức: HS cần phải:
 - Phân biệt được hiện tượng đa bội và thể đa bội
 - Trình bày được sự hình thành thể đa bội do nguyên nhân rối loạn nguyên phân hoặc giảm phân và phân biệt sự khác nhau giữa 2 trường hợp trên
 - Biết các dấu hiệu nhận biết thể đa bội bằng mắt thường và cách sử dụng đặc điểm của thể đa bội trong chọn giống
 * Kỹ năng: quan sát và phân tích kênh hình, hoạt động nhóm
 * Thái độ: yêu thích môn học 
II/ Chuẩn bị:
 GV: - Tranh H 24.1 ¨ 24.5 SGK
 - Phiếu học tập: Tìm hiểu sự tương quan giữa mức bội thể và kích thước các cơ quan
 HS:Không 
III/ Tiến trình bài giảng:
 1. Kiểm tra bài cũ: 
 - Hiện tượng dị bội là gì? Sự biến đổi số lượng NST ở 1 cặp NST thường thấy những dạng nào?
 2. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi
- Yêu cầu HS nhắc lại
 + Thế nào là thể lưỡng bội?
 + Các cơ thể mà trong TB sinh dưỡng có bộ NST: 3n, 4n, 5n có hệ số của n khác với thể lưỡng bội như thế nào? Có phải là bội số của n không?
 + Thể đa bội là gì? Các cơ thể có số lượng NST: 3n, 4n, 5n được gọi là gì?
- HS trả lời
- GV chốt lại kiến thức
- GV nêu: Sự tăng số lượng NST ¨ ADN ¨ ảnh hưởng tới cường độ đồng hoá và kích thước tế bào.
- Yêu cầu HS quan sát H 24.1 ¨ 24.4 ¨ hoàn thành phiếu học tập
III/ Hiện tượng đa bội thể
 - Hiện tượng đa bội thể là trường hợp bộ NST trong TB sinh dưỡng tăng lên theo bội số của n (nhiều hơn 2n) ¨ hình thành các thể đa bội 
Đối tượng quan sát
Đặc điểm
Mức bội thể
Kích thước cơ quan
1. TB cây rêu
2. Cây cà độc dược
3. Củ cải đường
4. Táo
2n, 3n, 4n
3n, 6n, 6n, 9n
2n ¨ 4n
2n ¨ 4n
Tăng kích thước TB
Tăng kích thước thân, cành, lá
Tăng kích thước củ
Tăng kích thước quả
- GV yêu cầu HS thảo luận mục s (mục I) 3’
- Các nhóm thảo luận và cử đại diện trả lời
 1. Tăng số lượng NST ¨ tăng kích thước TB, cq
 2. Dấu hiệu tăng kích thước các cơ quan của cây
 3. Làm tăng kích thước cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản ¨ năng suất cao
- GV yêu cầu HS nhắc lại kết quả của quá trình nguyên phân và giảm phân
- GV yêu cầu HS quan sát H 24.5 ¨ trả lời câu hỏi
 + So sánh giao tử, hợp tử ỏ 2 sơ đồ 24.5 a và b
 + Trong 2 trường hợp trên, trường hợp nào minh hoạ sự hình thành đa bội thể do nguyên phân hoặc giảm phân bị rối loạn?
- Dấu hiệu nhận biết tăng kích thước các cơ quan
- Ứng dụng:
 + Tăng kích thước thân, cành ¨ tăng sản lượng gỗ
 + Tăng kích thước thân, lá, củ ¨ tăng sản lượng rau màu
 + Tạo giống có năng suất cao
II/ Sự hình thành thể đa bội
 * Cơ chế hình thành thể đa bội: Do rối loạn nguyên phân hoặc giảm phân không bình thường ¨ không phân li tất cả các cặp NST ¨ tạo thể đa bội 
 4. Củng cố:
 - Thể đa bội là gì? Cho ví dụ 
 - Sự hình thành thể đa bội do nguyên phân và giảm phân không bình thường diễn ra như thế nào?
 5. Dặn dò:
 - Học bài, trả lời câu hỏi SGK
 - Ngiên cứu bài: Thường biến
 + Ôn lại bài: Đột biến gen, Đột biến NST
 + Mỗi nhóm tiền hành sưu tầm tranh ảnh sự biến đổi KH do môi trường sống
Tuần 14 Bài 25: THƯỜNG BIẾN
Tiết 28
I/ Mục tiêu:
 * Kiến thức: HS cần phải
 - Trình bày được khái niệm thường biến, sự khác nhau của thường biến với đột biến về 2 phương diện: khả năng di truyền và sự biểu hiện bằng kiểu hình.
 - Trình bày được khái niệm mức phản ứng và ý nghĩa của nó trong chăn nuôi, trồng trọt.
 - Trình bày được ảnh hưởng của môi trường đối với tính trạng số lượng và mức phản ứng của chúng để ứng dụng trong việc nâng cao năng suất vật nuôi, cây trồng.
 * Kỹ năng: quan sát, phân tích kênh hình, so sánh, hoạt động nhóm.
 * Thái độ: yêu thích môn học.
II/ Chuẩn bị:
 GV: - Tranh H. 25
 HS: Nghiên cứu bài mới.
III/ Tiến trình bài giảng:
 1. Kiểm tra bài cũ:
 - Thể đa bội là gì? Cho VD
 - Sự hình thành thể đa bội do nguyên phân và giảm phân ko bình thường diễn ra như thế nào?
 2. Bài mới:
 Hoạt động thầy và trò
	Nội dung ghi
- GV yêu cầu HS quan sát H.25 và tìm hiểu 2 VD SGK/ 72 kết hợp tranh ảnh sưu tầm thảo luận nhóm hoàn thành bảng sau:
Đối tượng quan sát
Điều kiện môi trường
Mô tả kiều hình tương ứng
Lá cây rau mát
Cây rau dừa nước
Luống su hào
- Đại diện nhóm trình bày. Các nhóm khác nhận xét bổ sung.
-GV yêu cầu HS dựa vào bảng trả lời các câu hỏi sau:
 + Tại sao lá cây rau mác có sự biến đổi kiểu hình?
 + Sự biến đổi kiểu hình trên do nguyên nhân nào?
- HS trả lời à khái niệm thường biến
- GV: Sự biểu hiện ra KH của 1 KG phụ thuộc vào những yếu tố nào? Trong cá yếu tố đó, yếu tố nào được xem như không biến đổi?
- GV:Từ các VD trên, các em có nhận xét gì về mối quan hệ giữa kiểu hình, môi trường và kiểu hình? Hãy cho sơ đồ mối quan hệ đó?
+ Những tính trạng nào chịu ảnh hưởng của môi trường? Phụ thuộc vào kiểu gen?
- HS trả lời và lấy VD minh họa.
- GV yêu cầu HS nghiên cứu VD SGK . Hãy cho biết giới hạn năng suất của giống lúa DR2 do giống hay do kĩ thuật trồng trọt quy định?
- HS trả lời:
à Mức phản ứng là gì?
I/ Sự biến đổi kiểu hình do tác động của môi trường.
 - Thường biến là những biến đổi kiểu hình phát sinh trong đời cá thể dưới ảnh hưởng trực tiếp của môi trường.
 - Thường biến thường biểu hiện đồng loạt theo hướng xác định , tương ứng với điều kiện ngoại cảnh không di truyền được.
II/ Mối quan hệ giữakiểu gen, môi trường và kiểu hình
- Kiểu hình: là kết quả tương tác giữa kiểu gen và môi trường.
 + Các tính trạng chất lượng phụ thuộc chủ yếu vào kiểu gen
 + Các tính trạng số lượng chịu ảnh hưởng của môi trường
III/ Mức phản ứng
- Mức phản ứng là giới hạn thường biến của 1 KG trước môi trường khác nhau
- Mức phản ứng do KG qui định
 4. Củng cố: 
 - Mức phản ứng là gì? Cho VD về mức phản ứng trong cây trồng.
 5. Dặn dò:
 - Họ bài theo câu hỏi SGK
 - Làm BT1, 2, 3 SGK/73
 - Sưu tầm tranh ảnh về các đột biến ở vật nuôi, cây trồng
 - Oân lại kiến thức chương V: biến dị
Tuần 15 Bài 26.Thực hành 
Tiết 29 NHẬN BIẾT MỘT VÀI DẠNG ĐỘT BIẾN
 ( ÔN TẬP )
I/ Mục tiêu bài học:

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN 9.doc