Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Di truyền và biến dị (tiết 42)

Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Di truyền và biến dị (tiết 42)

KIẾN THỨC.

* HS trình bày được mục đích ,nhiệm vụ và ý nghĩa của di truyền học

* Hiểu được công lao và trình bày được phương pháp phân tích các thế hệ lai của menden.

* Hiểu và ghi nhớ một số thuật ngữ và ký hiệu trong di truyền học.

2.KỸ NĂNG:

* Rèn kỹ năng quan sát và phân tích kênh hình.

* Phát triển tư duy phân tích so sánh.

 

doc 107 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1784Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Di truyền và biến dị (tiết 42)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn:15/8/2011 Ngày giảng: 17/8/2011
di truyền và biến dị
chương i .các thí nghiệm của menden
Tiết1: menden và di truyền học .
i. mục tiêu:
1.kiến thức.
* HS trình bày được mục đích ,nhiệm vụ và ý nghĩa của di truyền học 
* Hiểu được công lao và trình bày được phương pháp phân tích các thế hệ lai của menden.
* Hiểu và ghi nhớ một số thuật ngữ và ký hiệu trong di truyền học.
2.Kỹ năng:
* Rèn kỹ năng quan sát và phân tích kênh hình.
* Phát triển tư duy phân tích so sánh.
3.Thái độ.
 * Xây dựng ý thức tự giác và thói quen học tập môn học 
II. đồ dùng dạy -học 
* Tranh phóng to H1.2
III. hoạt động dạy -học . 
	1.ổn định: 
	2.Kiểm tra:
	3.Bài mới:
Mở bài; GV có thể giới thiệu ; di truỳên học tuy mới hình thành từ đầu thế kỷ XX nhưng chiếm một vị trí quan trọng trong sinh học .MENDEN - Người đặt nền móng cho di truyền học .
Hoạt động của GVvà HS.
Nội dung
Hoạt động I: Di truyền học.
- GV yêu cầu HS làm bài tập mục T.5):
liên hệ bản thân mình có những điểm giống và khác bố mẹ .
- GV giải thích :
+ Đặc điểm giống bố mẹ =>hiện tượng biến dị 
- Thế nào là di truyền?
- GV tổng kết lại 
- GV giải thích rõ ý:''biến dị và di truyền là hai hiện tượng song song ,gắn 
liền với quá trình sinh sản.''
- GV yêu cầu HS trình bày nội dung và 
ý nghĩa thực tiễn của di truyền học?
Hoạt động II: Menden- Người đặt nền móng cho di truyền học.
- GV giới thiệu tiểu sử của MENDEN 
- GV giới thiệu tình hình nghiên cứu di truyền ở thế kỷ Xĩ và phương pháp nghiên cứu của MENDEN.
- Một HS đọc tiểu sử của MENDEN (T.7) cả lớp theo dõi
- GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin=> nêu phương pháp nghiên cứu của MENDEN?
- HS quan sát và phân tích h.1.2=>nêu được sự tương phản của từng cặp tính trạng 
- HS nghiên cứu thông tin SGK=>trình bày được nội dung cơ bản của phương pháp phân tích các thế hệ lai 
- GV nhấn mạnh thêm t/c độc đáo của MENDEN
Hoạt động III: Một số thuật ngữ và kí hiệu cơ bản của di truyền học:
- GV hướng dẫn HS nghiên cứu một số thuật ngữ.
- GV yêu cầu HS lấy ví dụ minh hoạ cho từng thuật ngữ. 
- GV nhận xét,sửa chữa nếu cần.
- GV giới thiệu một số kí hiệu..
I. Di truyền học.
- Di truyền là hiện tượng truyền đạt các tính trạng của bố mẹ tổ tiên cho thế hệ con cháu 
- Biến dị là hiện tượng con sinh ra khác bố mẹ và khác nhau ở nhiều chi tiết.
- Di truyền học nghiên cứu cơ sở vật chất,tính quy luật của hiện tượng di truỳên và biến dị. 
II- Menden- Người đặt nền móng cho di truyền học.
.
- Phương pháp phân tích thế hệ lai.
- Nội dung:SGK(tr.6)
III. Một số thuật ngữ và kí hiệu cơ bản của di truyền học:
a. Thuật ngữ:
- Tính trạng.
- Cặp tính trạng tương phản.
- Nhân tố di truyền.
- Giống (dòng )thuần chủng=>SGK(Tr.6)
b. Kí hiệu:
- P: Cặp bố mẹ xuất phát.
_X: Kí hiệu phép lai.
- G: Giao tử 
- F: Thế hệ con.
Kết luận chung;HS đọc kết luận cuối bài.
IV.Kiểm tra- đánh giá. Câu hỏi 1,2 SGK.
V.Dặn dò:
- Học bài theo nội dung SGK.
- Rút kinh nghiệm
 Ngày giảng:17/8/2011 Ngày soạn:19/8/2011
Tiết 2: Lai một cặp tính trạng
I.Mục tiêu: 
1.kiến thức 
 * Học sinh trình bày và phân tích được thí nghiệm lai một cặp tính trạng của Menden.
 * Hiểu và nắm vững, ghi nhớ các khái niệm kiểu hình, kiểu gen,thể đồng hợp,thể dị hợp.
 * Hiểu và phát biểu được nội dung định luật phân li.
Giải thích được kết quả thí nghiệm theo quan điểm của Menden.
2. Kỹ năng:
 * Phát triển kĩ năng phân tích kênh hình.
 * Rèn kỹ năng phân tích số liệu,tư duy lôgíc.
3. Thái độ 
 * Củng cố niềm tin vào khoa học khi nghiên cứu tính quy luật của hiện tượng sinh học.
II. Đồ dùng dạy -học.
 *Tranh phóng to hình 2.1và hình 2.3 SGK.
III. Hoạt động dạy- học.
	1. ổn định: 
	2.Kiểm tra:- câu hỏi 1,2 SGK/7
	3.Bài mới:
- GV hướng dẫn học sinh quan sát tranh hình 2.1=>giới thiệu sự thụ phấn nhân tạo trên hoa đậu Hà Lan.
- HS quan sát tranh,theo dõi và ghi nhớ cách tiến hành 
-HS ghi nhớ khái niệm.
- GV sử dụng bảng 2 để phân tích các khái niệm :
Kiểu hình,tính trạng trội,tính trạng lặn.
-GV yêu cầu HS nghiên cứu bảng 2 SGK=>thảo luận.
-HS phân tích bảng số liệu, thảo luận trong nhóm 
=>nêu được:Kiểu hình ở F1mang tính trạng trội 
(của bố hoặc mẹ)
+Nhận xét kiểu hình ở F1?
+ Xác định tỉ lệ kiểu hình ở F2 trong từng trường hợp ?
 - = 
 = 
 - 
Từ kết quả đã tính toán GV yêu cầu HS rút ra tỷ lệ kiểu hình ở F2.
-Yêu cầu HS trình bày thí nghiệm của Menden?
- HS dựa vào hình 2.2 =>trình bày thí nghiệm .Lớp nhận xét bổ xung.
GV nhấn mạnh về sự thay đổi giống làm mẹ thì kết quả thu được không thay đổi =>Vai trò di truyền như nhau của bố, mẹ 
- GV yêu cầu HS làm bài tập điền từ (tr.9) 
- GV yêu cầu HS nhắc lại nội dung quy luật phân li.
- HS lựa chọn cụm từ điền vào chỗ trống;
1:đồng tính 
2:3 trội :1 lặn.
- 1-2 HS đọc lại nội dung.
- GV giải thích quan niệm của MENDEN về di truyền hoà hợp.
- Nêu quan niệm của MenDen về giao tử thuần khiết .
- GV yêu cầu HS làm bài tập mục (tr.9)
- HS quan sát hình 2.3 , thảo luận nhóm xác định được;
+ GF1:1A:1a.
Hợp tử F2 có tỉ lệ :
1AA :2Aa :1aa 
+ tỉ lệ các loại giao tử ở F1 và tỉ lệ các loại hợp tử ở F2.
+Tại sao F2lại có tỷ lệ 3 hoa đỏ :1 hoa trắng.
1.Các khái niệm .
- Kiểu hình: Là tổ hợp các tính trạng của cơ thể.
- Tính trạng trội : Là tính trạng biểu hiện ở F1
- Tính trạng lặn:là tính trạng đến F2 mới được biểu hiện
2.Thí nghiệm:
- Lai hai giống đậu Hà lan khác nhau về một cặp tính trạng thuần chủng tương phản 
VD:
P :hoa đỏ x hoa trắng 
F1; hoa đỏ.
F2: 3 hoa đỏ :1 hoa trắng (Kiểu hình có tỉ lệ 3trội :1 lặn)
3. Nội dung quy luật phân li.
SGK
4- Menden giải thích kết quả thí nghiệm
.
- Theo Menden;
 + Mỗi tính trạng do cặp nhân tố di truyền quy định.
 + Trong quá trình phát sinh giao tử có sự phân li của cặp nhân tố di truyền.
 + Các nhân tố di truyền được tổ hợp lại trong thụ tinh.
Kết luận chung: HS đọc SGK.
IV. Kiểm tra - Đánh giá.
 1.Trình bày thí nghiệm lai một cặp tính trạng và giải thích kết quả thí nghiệm theo Menden?
 2. Phân biệt tính trạng trội,tính trạng lặn.Cho ví dụ minh hoạ?
V. Dặn dò:
 -Học bài và trả lời câu hỏi 1,2,3 SGK.
VI.Rút kinh nghiệm:....................................................................................................................
 Tuân 5- Tiết 9 
 Ngày soạn:.................
Ngày giảng.................
 Bài 9: Nguyên phân
I.Mục tiêu: 
 1.kiến thức: 
 	 * HS trình bày được sự biến đổi hình thái NST trong chu kì TB.
 	* Trình bày được những diễn biến cơ bản của NST qua các kì của nguyên phân.
 	 * Phân tích ý nghĩa của nguyên phân đối với sự sinh sản và sinh trưởng của cơ thể. 
 2. Kỹ năng:
	*Phát triển kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình.
 	* Rèn kĩ năng hoạt động nhóm 
3. Thái độ:
	 *Có ý thức học tập tốt hơn 
II. Đồ dùng dạy -học.
 	 * Tranh phóng to hình 9.1,9.2,9.3/SGK.
 	* Bảng phụ ghi nội dung bảng 9.2.
III. Hoạt động dạy- học.
	1. ổn định: - 9A..................... 9B.....................9C..................... 
	2.Kiểm tra:- Câu 1,2/26. 
	3.Bài mới:
GV vào bài: Theo nội dung SGK.
Hoạt động của GV và HS.
Nội dung
Hoạt động 1.
- GV yêu cầu HS n/c thông tin SGK, quan sát h9.1-> trả lời câu hỏi: 
 + Chu kì tế bào gồm những giai đoạn nào?
- HS nêu được 2 giai đoạn :
 + Kì trung gian.
 + Quá trình nguyên phân.
- GV yêu cầu HS quan sát hình 9.2 -> thảo luận 
 + Nêu sự biến đổi hình thái NST ?
 + Hoàn thành bảng 9.1( tr.27)
- GV gọi 1 HS lên làm trên bảng.
- GV chốt lại kiến thức.
 + Tại sao sự đóng xoắn và duỗi xoắn của NST có t/c chu kì?
Hoạt động 2.
- GV yêu cầu HS quan sát h 9.2 và 9.3 -> trả lời các câu hỏi: 
 + Hình thái NST ở kì trung gian?
 + Cuối kì trung gian NST có đặc điểm gì?
- HS quan sát hình , nêu được :
 + NST có dạng sợi mảnh.
 + NST tự nhân đôi.
- HS trao đổi thống nhất trong nhóm, ghi lại những diễn biến cơ bản của NST ở các kì.
- GV yêu cầu HS quan sát , n/c thông tin (tr.28)
các hình ở bảng 9.2 -> thảo luận ; điền vào bảng 9.2.
1-Biến đổi hình thái NST trong chu kì TB:
- Chu kì TB gồm:
 + Kì trung gian: TB lớn lên và có sự nhân đôi NST.
 + Nguyên phân: Có sự phân chia NST và chất TB tạo ra 2 TB mới.
- Mức độ đóng, duỗi xoắn của NST diễn ra qua các kì của chu k TB:
 + Dạng sợi:( duỗi xoắn) ở kì trung gian.
 + Dạng đặc trưng:( đóng xoắn cực đại) ở kì giữa.
2. Những diễn biến cơ bản của NST trong quá trình nguyên phân.
a. Kì trung gian:
 - NST dài ,mảnh, duỗi xoắn
 -NST nhân đôi thành NST kép.
 - Trung tử nhân đôi thành 2 trung tử.
b.Nguyên phân:
Các kì
Những diễn biến cơ bản của NST
Kì đầu
- NST bắt đầu đóng xoắn và co ngắn lại 
- Các NST kép dính vào các sợi tơ của thoi phân bào tâm động.
Kì giữa
- Các NST kép đóng xoắn cực đại 
- Các NST kép xếp thành một hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
Kì sau
- Từng NST kép chẻ dọc ở tâm dộng thành 2 NST đơn phân li về 2 cực của TB.
Kì cuối
- Các NST đơn dãn xoắn dài ra , ở dạng sợi mảnh dần thành nhiễm sắc chất.
- GV nhấn mạnh :
 + ở kì sau có sự phân chia TB chất và các bào quan.
 + Kì cuối có sự hình thành màng nhân khác nhau giữa TB động vật và thực vật.
- Nêu kết quả của quá trình phân bào?
Hoạt động 3.
- GV cho HS thảo luận: + Do đâu mà số lượng NST của TB con giống mẹ?
 + Trong nguyên phân số lượng TB tăng mà bộ NST không đổi - > điều đó có ý nghĩa gì?
- GV có thể nêu ý nghĩa thực tiễn trong giâm, chiết , ghép....
- Kết quả: Từ một TB mẹ ban đầu tạo ra 2 TB con có bộ NST giống nhau và giống TB mẹ.
3. ý nghĩa của nguyên phân.
- Nguyên phân là hình thức sinh sản của TB và sự lớn lên của cơ thể.
- Nguyên phân duy trì sự ổn định bộ NST đặc trưng của loài qua các thế hệ TB
IV. Kiểm tra -đánh giá:
Khoanh tròn vào các chữ cái ở đầu câu trả lời đúng
1. Sự tự nhân đôi của NST diễn ra ở kì nào của chu kì TB:
 	 a) Kì trung gian. d) Kì cuối c) Kì giữa 
	 b) Kì đầu. e) kì sau 
V. Dặn dò:
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.
- Kẻ bảng 10 vào vở .
VI.Rút kinh nghiệm:
.................................................................................................................................................................................................................................................................. 
 Ngày soạn:............. Tuần 11- Tiết 10-
 Ngày giảng............ Bài 10: Giảm phân
I.Mục tiêu: 
1.kiến thức:
 	 * HS trình bày được những diễn biến cơ bản của NST qua các kì của giảm phân.
	 * Nêu được những điểm khác nhau ở từng kì của giảm phân I và giảm phân II.
	 * Phân tích được những sự kiện quan trọng có liên quan tới các cặp NST tương đồng. 
2. Kỹ năng:
 	 * Rèn kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình.
 	* Phát triển tư duy HS về lí luận ( phân tích -so sánh)
3. Thái độ 
II. Đồ dùng dạy -học:
 	* Tranh phóng to hình 10 SGK.
 	* Bảng phụ ghi nội dung bảng 10.
III. Hoạt động dạy- học.
 	 1. ổn định: - 9A.............. ... K và nội dung bảng 60.3 để trả lời câu hỏi
HĐ 3, Bảo vệ các HST nông nghiệp
- HS nghiên cứu SGK/182 và bảng 60.4 trả lời câu hỏi:
- Tại sao phải bảo vệ các HST nông nghiệp ? Có biện pháp nào bảo vệ HST nông nghiệp? Liên hệ thực tế?
1, Sự đa dạng của các HST
- Có 3 HST chủ yếu:
+ HST trên cạn: Rừng, Xavan
+ HST nước mặn: Rừng ngập mặn
+ HST nước ngọt: Ao , Hồ
2, Bảo vệ đa dạng các HST
a, Bảo vệ HST Rừng
- Xây dựng kế hoạch để khai thác nguồn tài nguyên rừng tránh cạn kiệt
- Xây dựng khu bảo tồn để giữ cân bằng ST
- Trồng rừng.....
b, Bảo vệ ST Biển
- Bảo vệ bãi cát (Nơi rùa đẻ trứng ) và vận động người dân không săn bắt rùa tự do
- Tích cự bảo vệ rừng ngập mặn, sử lý các nguồn chất thải, làm sạch bãi biển
3, Bảo vệ các HST nông nghiệp
- HST nông nghiệp cung cấp lương thực thực phẩm nuôi sống con người
+ Duy trì HST nông nghiệp chủ yếu: Lúa nước, cây công nghiệp, lâm nghiệp...
+ Cải tạo HST đưa giống mới để có năng xuất cao.
IV. Kiểm tra đánh giá.
Vì sao phải bảo vệ các HST? Nêu biện pháp bảo vệ HST?
V. Dặn dò:
* Rút kinh nghiệm
Ngày soạn........................ Tuần32 :
Ngày giảng........................ Tiết 64:
 Bài 62: thực hành: vận dụng luật bảo vệ môi trường vào việc bảo vệ môi trường ở địa phương.
I. Mục tiêu:
	- HS vận dụng được những nội dung cơ bản của Luật Bảo vệ môi trường vào tình hình cụ thể ở địa phương
	- Nâng cao ý thức của HS trong việc BVMT ở địa phương
II. Chuẩn bị
	- Tài liệu về:
	+ Luật BVMT
	+ Hỏi đáp về MT và ST
	+ Giấy trắng khổ to để viết nội dung
III. Hoạt động dạy - học.
	1. ổn định: 9A.................... 9 B...................... 9C.....................
	2. Kiểm tra:
	3. Bài mới: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- GV chia lớp thành 8 nhóm
- Mỗi chủ đề có 2 nhóm cùng thảo luận.
- Mỗi chủ đề thảo luận đều trả lời các câu hỏi:
+ Những hành động nào hiện nay đang vi phạm Luật Bảo vệ MT? Hiện nay nhận thức của mỗi người dân địa phương về vấn đề đã đúng như Luật BVMT quy định chưa?
+ Chính quyền địa phương và Nhân dân cần làm gì để thực hiện tốt Luật BVMT.
- Những khó khăn trong việc thực hiện Luật BVMT là gì? Có cách nào khắc phục?
+ Trách nhiệm của mỗi HS trong việc thực hiện tốt Luật BVMT là gì?
- GV yêu cầu các nhóm treo tờ giấy có viết nội dung lên bảng để trình bày và các nhóm khác theo dõi.
- GV nhận xét phần thảo luận theo chủ đề của nhóm và bổ xung thêm dẫn chứng nếu cần.
- Tương tự như vậy với 3 chủ đề còn lại.
- Mỗi nhóm:
+ Nghiên cứu kĩ nội dung Luật.
+Nghiên cứu câu hỏi.
+ Liên hệ thực tế ở địa phương.
+ Thống nhất ý kiến, ghi vào giấy.
Ví dụ ở chủ đề: Không đổ rác bừa bãi.
Yêu cầu:
+ Nhiều người vứt rác bừa bãi nhất là những nơi công cộng.
+ Nhận thức của người dân về vấn đề này còn tháp chưa đúng pháp luật.
+ Chính quyền cần có biện pháp thu gọn rác, đề ra quy định với từng hộ, từng tổ dân phố.
+ Khó khăn trong việc thực hiện Luật BVMT là ý thức của người dân còn thấp, cần tuyên truyền để người dân hiểu và thực hiện.
+ HS phải tham gia tích cực vào việc tuyên truyền, đi đầu trong việc thực hiện Luật BVMT.
- Đại diện nhóm trình bày các nhóm khác theo dõi và đặt câu hỏi để cùng thảo luận.
IV. Kiểm tra đánh giá.
GV nhận xét buổi thực hành về ưu điểm và tồn tại
V. Dặn dò:
- Hướng dẫn viết thu hoạch theo nhóm
- Yêu cầu ôn lại sinh vật và môi trường
Rút kinh nghiệm................................................................................................................
.............................................................................................................................................
Ngày soạn........................ Tuần33 :
Ngày giảng........................ Tiết 65
 Bài tập
I. Mục tiêu:
	HS ôn lại và làm 1 số bài tập và những câu hỏi khó trong SGK
II. Chuẩn bị:
III. Hoạt động dạy - học.
	1. ổn định: 9A.................... 9 B...................... 9C.....................
	2. Kiểm tra:
	3. Bài mới:
Trả lời các câu hỏi sau:
	- Nguyên nhân nào đã dẫn tới ô nhiễm HST? Có cách nào khắc phục được không?
Bài1:
	- Hãy đánh dấu x vào ô è cho câu trả lời đúng nhất trong các câu sau: Các biện pháp hạn chế MT là gì?
1, Các biện pháp xử lý chất thải công nghiệp và chất thải sinh hoạt.
2, Cải tiến công nghệ để có thể sản xuất ít gây ô nhiễm
3, Sử dụng nhiều loại năng lượng không gây ô nhiễm (Năng lượng gió, mặt trời)
4, Trồng nhiều cây xanh để hạn chế bụi và điều hoà không khí
5, Tăng cường công tác tuyên truyền và GD để nâng cao hiểu biết và ý thức của mọi người về phòng chống ô nhiễm
6, Tăng cường xậy dựng các khu vui chơi giải trí
	è a, 1,2,3,4,6
	è b, 1,2,3,4,5
	è c, 2,3,4,5,6
	è d, 1,2,4,5,6
Bài 2:
- Hãy đánh dấu x vào ô è cho câu trả lời đúng nhất trong các câu sau: tài nguyên rừng có vai trò quan trọng như thế nào đối với các tài nguyên khác?
	è a, Rừng có vai trò quan trọng trong hình thành và bảo vệ Đất. Cây rừng cản nước mưa làm nước ngấm vào đất và lớp thảm mục
	è b, Xác SV Rừng (Sau khi được phân giải) sẽ cung cấp 1 lượng khoáng cho đất
	è c, Rừng có vai trò quan trọng trong việc hạn chế sói mòn đất, đồng thời chống bồi lấp lòng sông, lòng hồ, các công trình thuỷ lợi.
	è d, Cả a,b,c.
Bài 3:
- Hãy đánh dấu x vào ô è cho câu trả lời đúng nhất trong các câu sau:
Biện pháp Bảo vệ HST Biển là gì?
	è a, Bảo vệ bãi cát(Bãi đẻ) của rùa biển và vận động người dân không đánh bắt rùa biển
	è b, Bảo vệ Rừng ngập mặn hiện có và trồng lại những nơi bị chặt phá
	è c, Xử lý nước thải trước khi đổ ra sông, biển. Làm sạch bãi biển và nâng cao ý thức BVMT
	è d, Cả a,b,c.
IV. Kiểm tra đánh giá.
	GV nhận xét giờ bài tập
V. Dặn dò:
- Yêu cầu ôn lại sinh vật và môi trường
Rút kinh nghiệm................................................................................................................
.............................................................................................................................................
Ngày soạn........................ Tuần33 :
Ngày giảng........................ Tiết 66
 ôn tập phần sinh vật và môi trường
I. Mục tiêu:
	1, Kiến thức
- Hệ thống hoá được kiến thức cơ bản về SV và MT
- HS biết vận dụng lí thuyết vào thực tiễn sản xuất và đời sống
	2, Kĩ năng
- Tiếp tục rèn kĩ năng so sánh tổng hợp, khái quát hoá
- Kĩ năng hoạt động nhóm.
	3, Thái độ
- Giáo dục lòng yêu thiên nhiên
- Giáo dục ý thức bảo vệ thiên nhiên, môi trường sôngs
II. Chuẩn bị:
	- Phim trong in nội dung bảng 63.1,63.2,63.3,63.4,63.5 SGK và giấy thường
	- Máy chiếu
	- Bút dạ
III. Hoạt động dạy - học.
	Hoạt động 1
 Hệ thống kiến thức
Mục tiêu: HS hệ thống từng đơn vị kiến thức, lấy được VD để chứng minh.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
GV có thể tiến hành như sau:
- Chia 2 HS cùng bàn thành 1 nhóm
- Phát phiếu có nội dung các bảng như SGK (GVphát bất kỳ phiếu có nội dung nào, và phiếu trên phim trong hay trên giấy trắng)
- Yêu cầu HS hoàn thành
GV chữa bài như sau:
+ Gọi bất kỳ nhóm nào, nếu nhóm nào có phiếu ở phim trong thì GV chiếu lên máy còn nếu nhóm có phiếu trên giấy thì HS trình bày
- GV chữa lần lượt từng ND và giúp HS hoàn thiện kiến thức nếu cần
- GV thông báo ND đầy đủ trên máy chiếu để cả lớp theo dõi
 Các nhóm nhận phiếu để thảo luận và hoàn thành ND
- Lưu ý tìm VD để minh hoạ
- Thời gian 10 phút
- Các nhóm thực hiện theo yêu cầu của GV
- HS theo dõi và sửa chữa
- Hoàn thành các bảng 63.1,2,3,4
	Hoạt động 2: Một số câu hỏi ôn tập
- GV cho HS nghiên cứu các câu hỏi ở SGK/190
IV. Kiểm tra đánh giá.
GV nhận xét giờ ôn tập
V. Dặn dò:
- Hoàn thành nốt 1 số câu hỏi ôn tập ở mục 2
Rút kinh nghiệm................................................................................................................
Ngày soạn........................ Tuần34 :
Ngày giảng........................ Tiết 67
 Kiểm tra học kỳ II
I. Mục tiêu: đánh giá kiến thức HS nắm được trong HKII
II. Chuẩn bị:Thi theo đề của PGD.
III. Hoạt động dạy - học.
1. ổn định: 9A.................... 9 B...................... 9C.....................
2. Kiểm tra:
3. Bài mới:Thi theo đề PGD.
Ngày soạn........................ Tuần34 :
Ngày giảng........................ Tiết 68. Tổng kết chương trình toàn cấp
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: 
	* HS hệ thống được kiến thức sinh học về các nhóm sinh vật , đặc điểm các nhóm thực vật và ĐV.
	* HS nắm được sự tiến hoá của giới ĐV , sự phát triển của TV.
2. Kĩ năng : 
	* Rèn kĩ năng vận dụng lí thuyết vào thực tiễn.
	* Kĩ năng tư duy so sánh khái quát hoá kiến thức .
II. Đồ dùng dạy học:
	* tờ giấy khổ to.
III. Hoạt động dạy và học:
1. ổn định: 9A.................... 9 B...................... 9C.....................
2. Kiểm tra:
3. Bài mới:
1. Đa dạng sinh học : HS hệ thống kién thức về đặc điểm các nhóm TV,ĐV
Nội dung các bảng trong SGK.
2. Sự tiến hoá của TV và ĐV.
HS hoàn thành bài tập mục lện ở SGK / 192,193.
Kêt luận : Sự phát sinh phát triển của TV ( SGK sinh học 6)
- Tiến hoá của giới ĐV: 1-d,2-b,3-a,4-e,5-c,6-i,7-g,8-h.
IV- Kiểm tra - đánh giá.
GV đánh giá hoạt động và kết quả của các nhóm.
V- Dặn dò: Ôn tập các nội dung ở bảng 65.1đ65.5 SGK.
Ngày soạn........................ Tuần35 :
Ngày giảng........................ Tiết 69. Tổng kết chương trình toàn cấp
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: 
	* HS hệ thống được kiến thức sinh học về cá thể và sinh học tế bào.
	* HS bieets vận dụng kiến thức vào thực tế.
2. Kĩ năng : 
	* Rèn kĩ năng tư duy, so sánh tổng hợp .
	* Kĩ năng khái quát hoá kiến thức .
II. Đồ dùng dạy học:
	* tờ giấy khổ to.
III. Hoạt động dạy và học:
1. ổn định: 9A.................... 9 B...................... 9C.....................
2. Kiểm tra:
3. Bài mới:
1. Sinh học cá thể .
GV yêu cầu HS hoàn thành bảng 65.1 và 65.2 SGK/194.
2. Sinh học tế bào:
Hoàn thành nội dung các bảng 65.3đ 65.5.
IV IV- Kiểm tra - đánh giá.
GV đánh giá hoạt động và kết quả của các nhóm.
V- Dặn dò: Ôn tập các nội dung ở bảng 65.1đ65.5 SGK.
Ngày soạn........................ Tuần35 :
Ngày giảng........................ Tiết 70.. Tổng kết chương trình toàn cấp
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: 
	* HS hệ thống được kiến thức sinh học cơ bản toàn cấp THCS.
	* HS biết vận dụng kiến thức vào thực tế.
2. Kĩ năng : 
	* Rèn kĩ năng tư duy, so sánh tổng hợp .
	* Kĩ năng khái quát hoá kiến thức .
II. Đồ dùng dạy học:
	* tờ giấy khổ to.
III. Hoạt động dạy và học:
1. ổn định: 9A.................... 9 B...................... 9C.....................
2. Kiểm tra:
3. Bài mới:
1. Di truyền và biến dị.
GV nhấn mạnh và khắc sâu kiến thức ở bảng 66.1 và 66.3.
GV yêu cầu HS hoàn thành bảng 66.1 và 66.3 SGK.
2. Sinh vật và môi trường.
Hoàn thành nội dung các bảng 66.5/SGK
IV IV- Kiểm tra - đánh giá.
GV có thể kiểm tra HS bằng các câu hỏi : Trong chương trình sinh học THCS em đã học được những gì?
V- Dặn dò: kết thúc chương trình sinh học THCS.

Tài liệu đính kèm:

  • docsinh 9 chuan(1).doc