Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Kiểm tra học kì I – năm học 2011 – 2012

Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Kiểm tra học kì I – năm học 2011 – 2012

Cậu 1: Phép lai nào sau đây cho kết quả ở con lai không đồng tính

 A-P: Bb x bb B- P: BB xBB

 C- P: BB x bb D- P: bb x bb

Câu 2: Cha mẹ đều có nhóm máu AB, thế hệ con có nhóm máu nào?

 A- AB B- A,B

 C- A, B, AB D- A, B, AB, O

 

doc 17 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1040Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Kiểm tra học kì I – năm học 2011 – 2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KIỂM TRA HKI – NĂM HỌC 2011 – 2012
MÔN: SINH 9
MA TRẬN ĐỀ I
Chủ đề
Nhận thức
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
TNKQ 
TL
TNKQ 
TL
TNKQ 
TL
TNKQ 
TL
Chương I. 
Các thí nghiệm của Menđen
Câu 1, 2: lai 1cặp tính trạng
- 
Câu 3: Lai 1 cặp TT-Lai phân tích 
Câu 1: Nội dung QLPL – Ý nghĩa của QL
Câu 4: lai 2 cặp TT
- Số câu: 5
-Tỷ lệ 20 % Số điểm: 2
Số câu: 2 
Số điểm: 0,5
Số câu: 1
Số điểm: 0,25
Số câu:1 
Số điểm:1
Số câu: 1
Số điểm: 0,25
Chương II: 
Nhiễm sắc thể.
Câu 7: Cơ chế xác định giới tính
Câu 2: Di truyền liên kết
Câu: 5, 6
Nguyên phân
Câu 8: Phát sinh giao tử
- Số câu: 5
-Tỷ lệ 20 % Số điểm: 2 
Số câu: 1 
Số điểm: 0,25
Số câu:1 
Số điểm:1
Số câu: 2 
Số điểm: 0,5
Số câu: 1 
Số điểm: 0,25
Chương III:
ADN và gen
-
Câu 3: Mối QH giữa gen và ARN
Câu 4: Tổng hợp ADN
Số câu: 2
Tỷ lệ 15 % Số điểm: 2
Số câu: 1 
Số điểm: 1,5
Số câu: 1
Điểm: 0,5
Chương IV: Biến dị
Câu 12: hiện tượng dị bội thể
Câu 10, 11: Đột biến cấu trúc NST
Câu 5: 
Thường biến
Câu 9: đột biến gen
-Số câu: 5
-Tỷ lệ 20% Số điểm: 2
Số câu:1 
Số điểm:0,25
Số câu:2 
Số điểm: 0,5
Số câu: 1
Số điểm:1
Số câu:1 
Số điểm: 0,25
Chương V:
Di truyền học người
Câu 6: bệnh và tật di truyền ở người
-Số câu: 1
-Tỷ lệ 20 % Số điểm: 2
Số câu:1 
Số điểm: 2
TS câu: 18
TS điểm: 10
Tỷ lệ %: 100%
Số câu: 6
TS điểm: 4
Tỷ lệ: 40 %
Số câu: 7
TS điểm: 3,25
Tỷ lệ: 32,5 %
Số câu: 4
TS điểm: 2,25
Tỷ lệ : 22,5 %
Số câu: 1
TS điểm: 0,5
Tỷ lệ : 5 %
MA TRẬN ĐỀ II - MÔN: SINH 9
Chủ đề
Nhận thức
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
TNKQ 
TL
TNKQ 
TL
TNKQ 
TL
TNKQ 
TL
Chương I. 
Các thí nghiệm của Menđen
Câu 1: lai 1cặp tính trạng
Câu 1: Lai 1 cặp TT –Lai phân tích
Câu 4: lai 2 cặp TT
- Số câu: 3
-Tỷ lệ 20 % Số điểm: 2
Số câu: 1
Số điểm: 0,25
Số câu:1 
Số điểm:1,5
Số câu: 1
Số điểm: 0,25
Chương II: 
Nhiễm sắc thể.
Câu 4: Phát sinh GT và TT
Câu: 3
NST giới tính
Câu 2: cơ chế xđ giới tính ở người
- Số câu: 3
-Tỷ lệ 20 % Số điểm: 2 
Số câu: 1 
Số điểm: 0,25
Số câu: 1
Số điểm: 0,25
Số câu: 1
Số điểm: 1,5
Chương III:
ADN và gen
Câu 6,7:
ADN
Câu 5, 8:
-ARN
-Prôtêin
-
Câu 3: Tổng hợp ADN
Số câu: 5
Tỷ lệ 20 % Số điểm: 2
Số câu: 2 
Số điểm: 0,5
Số câu: 2 
Số điểm: 0,5
Số câu: 1
Điểm: 1
Chương IV: Biến dị
Câu 9: 
Thường biến
Câu 10, 11: hiện tượng dị bội thể
Câu 12: đột biến gen
Câu 4:
Đột biến gen
-Số câu: 5
-Tỷ lệ 20% Số điểm: 2
Số câu:1 
Số điểm:0,25
Số câu:2 
Số điểm: 0,5
Số câu:1 
Số điểm: 0,25
Số câu: 1
Số điểm:1
Chương V:
Di truyền học người
Câu 5: Di truyền học với hôn nhân gđình
-Số câu: 1
-Tỷ lệ 20 % Số điểm: 2
Số câu:1 
Số điểm: 2
TS câu: 17
TS điểm: 10
Tỷ lệ: 100 %
Số câu: 5
TS điểm: 1,25
Tỷ lệ: 12,5 %
Số câu: 7
TS điểm: 4,25
Tỷ lệ: 42,5 %
Số câu: 4
TS điểm: 3,5
Tỷ lệ : 35 %
Số câu: 1
TS điểm: 1
Tỷ lệ : 5 %
HỌ VÀ TÊN:  KIỂM TRA HỌC KÌ I – SINH 9
LỚP: . NĂM HỌC: 2011 – 2012
 THỜI GIAN: 60 PHÚT ĐỀ 1
i-Tr¾c nghiÖm kh¸ch quan: ( 3 điểm ). HS làm bài trắc nghiệm 10 phút
 Gồm 12 câu, mỗi câu trả lời đúng 0,25 điểm.
Hãy khoanh tròn câu trả lời đúng trong các câu sau:
Cậu 1: Phép lai nào sau đây cho kết quả ở con lai không đồng tính
 A-P: Bb x bb B- P: BB xBB 
 C- P: BB x bb D- P: bb x bb
Câu 2: Cha mẹ đều có nhóm máu AB, thế hệ con có nhóm máu nào?
 A- AB B- A,B 
 C- A, B, AB D- A, B, AB, O
Câu 3: Khi cho cây cà chua quả đỏ thuần chủng lai phân tích. Kết quả thu được
	A. Tòan quả vàng	 B. Toàn quả đỏ	
	C. 1 quả đỏ: 1 quả vàng	 D. 3 quả đỏ: 1 quả vàng
Câu 4: Ở chuột, gen A qui định lông xám, gen a quy định lông đen. Gen B qui định lông xù, gen b quy định lông trơn. Cho chuột lông xám trơn, lai với chuột lông đen xù, ở F1 thu được 100% chuột lông xám xù. Kiểu gen của P nào sau đây phù hợp với phép lai trên.
A. P: AAbb x aaBB	 B. P: AABB x aabb
C. P: Aabb x aaBb	 D. P: AaBb x aabb
Câu 5: Hiện tượng mỗi NST tách nhau ở tâm động và phân li về hai cực của tế bào xảy ra ở:
 A-Kì trung gian B-Kì giữa 
 C-Kì sau D-Kì cuối
Câu 6: Sự kiện quan trọng nhất của nguyên phân là 
	A. Sự phân chia đồng đều chất tế bào cho 2 tế bào con
	B. Sự phân chia đồng đều các NST về 2 tế bào con
	C.Tự nhân đôi để sao chép tòan bộ bộ NST của loài qua các thế hệ tế bào 
	D.Sự đóng xoắn và duỗi xoắn của nhiễm sắc thể
Câu 7: ở gà mái, cặp nhiễm sắc thể giới tính có ký hiệu là:
 A. OX	 B. XY	 
 C. XX	 D. OY
Câu 8: Có 5 tinh bào bậc I tiến hành giảm phân, kết quả nào sau đây đúng?
A-Có 5 tinh trùng	B-Có 10 tinh trùng
C-Có 15 tinh trùng	D-Có 20 tinh trùng
Câu 9: Gen A bị đột biến thành gen a. Gen a dài hơn gen A 3,4 Ao. Gen a nhiều hơn gen A bao nhiêu cặp nuclêôtit.
 A-1 cặp nuclêôtit B-2 cặp nuclêôtit 
 C-3 cặp nuclêôtit D-4 cặp nuclêôtit 
Câu 10: Đột biến làm mất 1 đoạn nhỏ ở đầu NST số 21 của người sẽ gây bệnh:
 A. AIDS	 B. lao 
 C. ung thư máu D. Đao (Down)
Câu 11: Các dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể bao gồm:
A-Mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn, thêm đoạn
B-Mất đoạn. chuyển đoạn, thêm đoạn, đảo đoạn
C-Đảo đoạn, lặp đoạn, chuyển đoạn và mất đoạn
D-Mất đoạn, đảo đoạn và chuyển đoạn.
Câu 12: Bệnh Đao là kết quả của:
A-Đột biến đa bội thể	B-Đột biến dị bội thể
C-Đột biến về cấu trúc nhiễm sắc thể. D-Đột biến gen. 
II-TỰ LUẬN: ( 7 điểm ) – HS làm bài 50 phút.
Câu 1: ( 1điểm )
-Phát biểu nội dung quy luật phân li độc lập. 
-Quy luật phân li độc lập có ý nghĩa gì trong chọn giống?
Câu 2: ( 1 điểm )
Di truyền liên kết là gì: Nêu các điều kiện để xảy ra liên kết gen.
Câu 3: ( 1,5 điểm )
-ARN được tổng hợp theo những nguyên tắc nào? Nêu bản chất mối quan hệ giữa gen và ARN.
 -Hãy xác định trình tự các nuclêôtít trên đoạn gen đã tổng hợp ra đoạn ARN sau:
 - A - U - G - X - U - U - G - A - X – A – A - 
Câu 4: ( 0,5 điểm )
Cho đoạn ADN có trình tự như sau: 
 - A - G - T - X - X - A -
 -T - X - A - G - G - T -
Hãy viết trình tự các nuclêôtít của 2 ADN con sau khi đoạn ADN trên kết thúc quá trình tự nhân đôi
Câu 5: ( 1điểm )
 Thường biến là gì? Nêu các đặc điểm của thường biến.
Câu 6: ( 2 điểm )
	Nêu các biện pháp hạn chế phát sinh các bệnh, tật di truyền.
-Hết-
HỌ VÀ TÊN:  KIỂM TRA HỌC KÌ I - MÔN: SINH 9
LỚP: . NĂM HỌC: 2011 – 2012
 THỜI GIAN: 60 PHÚT ĐỀ 2
I-Tr¾c nghiÖm kh¸ch quan: ( 3 điểm ). HS làm bài trắc nghiệm 10 phút
Gồm 12 câu, mỗi câu trả lời đúng 0,25 điểm.
Hãy khoanh tròn câu trả lời đúng trong các câu sau:
Cậu 1: Những đặc điểm cấu tạo sinh lí của cơ thể được gọi là:
 A-Tính trạng B-Kiểu gen 
 C-Kiểu di truyền D-Kiểu gen và kiểu hình
Câu 2: Phép lai nào dưới đây là phép lai phân tích hai cặp tính trạng?
 A-P: AaBb X Aabb B-P: AaBb X aabb 
 C-PaaBb X AABB D-AaBb X aaBB
Câu 3: Chức năng của nhiễm sắc thể giới tính là :
A-Điều khiển tổng hợp protein cho tế bào
B-Nuôi dưỡng cơ thể
C-Xác đinh gới tính
D-Tất cả các chức năng trên
Câu 4: Ở động vật nếu có số tinh bào bậc I và noãn bào bậc I bằng nhau thì kết luận nào sau đây đúng :
A-Số tinh trùng và số trứng tạo ra bằng nhau
B-Số tinh trùng bằng gấp 4 lần số trứng 
C-Số trứng nhiều gấp 4 lần số tinh trùng
D-Số tinh trùng nhiều gấp đôi số trứng
Câu 5: Lọai ARN có chức năng truyền đạt thông tin di truyền là:
	A. mARN	B. tARN	
 C. rARN	D. ARN
Câu 6: Chiều dài mỗi chu kì xoắn trên phân tử ADN là 
	A. 20 Ao	B. 34 Ao	
 C. 3,4 Ao	D. 10 Ao
Câu 7: Trong phân tử ADN, nguyên tắc bổ sung thể hiện ở:
A-Liên kết giữa A với T trên cùng một mạch
B-Liên kết giữa G với X trên cùng một mạch
C-Liên kết giữa A với T và G với X trên hai mạch
D-Liên kết giữa A với G và giữa G với X trên hai mạch
Câu 8: Đặc điểm chung về cấu tạo của ADN, ARN và protein là:
A-Một đại phân tử có cấu tạo theo nguyên tắc đa phân
B-Có kích thước và khối lượng bằng nhau
C-Đều được cấu tạo từ các nuclêotit 
D-Đều được cấu tạo từ các axít amin.
Câu 9: Nguyên nhân gây ra thường biến là do:
A-Tác động trực tiếp của môi trường sống
B-Biến đổi đột ngột trên phân tử ADN
C-Rối loạn trong quá trình nhân đôi của nhiễm sắc thể
 D-Thay đổi trật tự các cặp nuclêôtic trên gen
Câu 10: Ở nữ, bệnh do đột biến thể dị bội chỉ còn 1 NST giới tính X trong tế bào sinh dưỡng sẽ gây ra:
 A. bệnh ung thư náu	 B. bệnh Đao 
 C. bệnh tơcnơ D. bệnh mù màu
Câu 11: Bệnh Đao là kết quả của:
A-Đột biến đa bội thể	B-Đột biến dị bội thể
C-Đột biến về cấu trúc nhiễm sắc thể. D-Đột biến gen. 
Câu 12: Gen A bị đột biến thành gen a. Gen a dài hơn gen A 3,4 Ao. Gen a nhiều hơn gen A bao nhiêu cặp nuclêôtit ?
 A-1 cặp nuclêôtit B-2 cặp nuclêôtit 
 C-3 cặp nuclêôtit D-4 cặp nuclêôtit 
II-TỰ LUẬN: ( 7 điểm ). Học sinh làm bài 50 phút.
Câu 1: ( 1,5 điểm )
-Thế nào là lai phân tích 
-Phép lai phân tích có ý nghĩa gì ?
Câu 2: ( 1,5 điểm )
Trình bày cơ chế xác định giới tính ở người. Viết sơ đồ minh họa.
Câu 3: ( 1 điểm )
 -ADN tự nhân đôi theo những nguyên tắc nào?
-Cho đoạn ADN có trình tự như sau: 
 - A - G - T - X - X - A -
 -T - X - A - G - G - T -
Hãy viết trình tự các nuclêôtít của 2 ADN con sau khi đoạn ADN trên kết thúc quá trình tự nhân đôi.
Câu 4: ( 1điểm )
 Đột biến gen là gì? Gồm những dạng nào? Nguyên nhân gây ra đột biến gen.
Câu 5: ( 2 điểm )
	Hãy nêu ra và giải thích những cơ sở di truyền học của luật hôn nhân và gia đình.
-Hết-
Đáp án và hướng dẫn chấm Đề I
I-TRẮC NGHIỆM: 3 Đ
	1 A ; 2 C ; 3 B ; 4 A ; 5 C ; 6 C ; 7 B ; 8 D ; 9 A ; 10 C ; 11 C ; 12 B 
II- TỰ LUẬN:
Câu 1: 1đ-Nội dung của quy luật phân li độc lập: các cặp nhân tố di truyền đã phân li độc lập trong quá trình phát sinh giao tử.
- Ý nghĩa: Do sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp gen trong quá trình phát sinh giao tử và thụ tinh dẫn đến xuất hiện nhiều biến dị tổ hợp. Điều dó đã giải thích tính đa dạng và phong phú của loài sinh sản hữu tính.
Câu 2: 1 đ
 - Di truyền liên kết: là hiện tượng 1 nhóm tính trạng di truyền cùng nhau, được quy định bởi các gen trên 1 NST cùng phân li trong quá trình phân bào.
- Điều kiện để xảy ra liên kết gen:
+ Các gen phải cùng nằm trên 1 NST
+ Các gen nằm gần nhau thì liên kết càng chặt chẽ.
Câu 3: 1,5 đ
Nguyên tắc khuôn mẫu: mạch gốc của gen làm nhiệm vụ tổng hợp nên ARN
NTBS: các nu tự do trong môi trường nội bào liên kết với các nu trên mạch gốc theo nguyên tắc BS : A-U, T-A, G-X, X-G
Bản chất mối quan hệ giữa gen và ARN: Trình tự các nu trên mạch khuôn của gen quy định trình tự các nu trên mạch ARN.
 -Xác định trình tự các Nu trong đoạn gen đã tổng hợp ra đoạn ARN sau: 
A – U – G –X – U –U – G – A – X – A – A - 
T – A– X – G– A –A – X – T – G – T – T -
A – T –G – X –T – T – G – A – X – A – T - 
Câu 4: 0,5 đ: Viết đúng 2 ADN con giống hệt ADN mẹ 
Câu 5: 1 đ
Là những biến đổi kiểu hình của cùng 1 kiểu gen dưới ảnh hưởng trực tiếp của điều kiện môi trường.
Đặc điểm của thường biến:
Biến đổi kiểu hình dưới hưởng trực tiếp của điều kiện môi trườn ... aBb	D. P: AaBb x aabb
20/Trong phân tử ADN, nguyên tắc bổ sung thể hiện ở:
a-Liên kết giữa A với T trên cùng một mạch
b-Liên kết giữa G với X trên cùng một mạch
c-Liên kết giữa A với T và G với X trên hai mạch
d-Liên kết giữa A với G và giữa G với X trên hai mạch
Caâu 21: Quaù trình toång hôïp ARN ñöôïc thöïc hieän töø khuoân maãu cuûa:
A/ Phaân töû proâteâin.	B/ Riboâxoâm	
C/ Phaân töû ADN.	D/ Phaân töû ARN meï.
Caâu 22:Đặc điểm chung về cấu tạo của ADN, ARN và protein là:
A-Là đại phân tử có cấu tạo theo nguyên tắc đa phân
B-Có kích thước và khối lượng bằng nhau
C-Điều được cấu tạo từ các nuclêotit 
D-Điều được cấu tạo từ các axít amin.
23/ Boä NST 2n =48 laø cuûa loaøi:
 A/ Tinh tinh.	 B/ Ñaäu Haø Lan. 
 C/ Ruoài giaám.	 D/ Ngöôøi
24/ Ở động vật nếu có số tinh bào bậc I và noãn bào bậc I bằng nhau thì kết luận nào sau đây đúng :
A-Số tinh trùng và số trứng tạo ra bằng nhau
B-Số tinh trùng bằng gấp 4 lần số trứng 
C-Số trứng nhiều gấp 4 lần số tinh trùng
D-Số tinh trùng nhiều gấp đôi số trứng
25/Có 5 tinh bào bậc I tiến hành giảm phân, kết quả nào sau đây đúng?
A-Có 5 tinh trùng
B-Có 10 tinh trùng
C-Có 15 tinh trùng
D-Có 20 tinh trùng
26//Nguyên tắc bán bảo toàn trong nhân đôi ADN có nghĩa là:
A-Nguyên tử ADN chỉ nhân đôi một nửa
B-Chỉ xảy ra nhân đôi trên một mạch ADN
C-ADN có số nucleotic bằng một nửa số nucleotic của ADN mẹ
D-Trong 2 mạch ADN con có một mạch là của ADN mẹ
27/Nguyên liệu trong môi trường nội bào được sử dụng cho quá trình tổng hợp protein là:
A-Ribônuclêôtit	b-Axitnuclêic 
C-Axit amin	c-Các nuclêôtic
28/ Các dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể bao gồm:
A-Mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn, thêm đoạn
B-Mất đoạn. chuyển đoạn, thêm đoạn, đảo đoạn
C-Đảo đoạn, lặp đoạn, chuyển đoạn và mất đoạn
D-Mất đoạn, đảo đoạn và chuyển đoạn.
29/Nguyên nhân gây ra thường biến là :
A-Tác động trực tiếp của môi trường sống
B-Biến đổi đột ngột trên phân tử ADN
C-Rối loạn trong quá trình nhân đôi của nhiễm sắc thể
 D-Thay đổi trật tự các cặp nuclêôtic trên gen
30/Phát biểu dưới đây đúng khi nói về trẻ đồng sinh khác trứng là:
A-Luôn giống nhau về giới tính
B-Ngoại hình không giống nhau
C-Có thể giống nhau hoặc khác nhau về giới tính
D-Ngoại hình luôn giống hệt nhau.
Câu 31: ở nữ, bệnh do đột biến thể dị bội chỉ còn 1 NST giới tính X trong tế bào sinh dưỡng là
A. Bệnh ung thư náu	B. bệnh Đao 
 C. bệnh tơcnơ D. bệnh mù màu
Câu 32: ở một loài củ cải có 2n=18NST, có mấy loại thể 3 nhiễm khác nhau?
 A. 9 loại B. 18 loại	 C. 36 loại D. 72 loại
33/Bệnh Đao là kết quả của:
A-Đột biến đa bội thể	B-Đột biến dị bội thể
C-Đột biến về cấu trúc nhiễm sắc thể. D-Đột biến gen. 
TỰ LUẬN
CHƯƠNG I: CÁC THÍ NGHIỆM CỦA MEN ĐEN
1-Tính trạng trội :là tính trạng vốn có của P và được biểu hiện ngay ở F1.
2-Tính trạng lặn: là tính trạng vốn có của P, nhưng không được biểu hiện ngay ở F1 mà đến F2 mới được biểu hiện.
Câu 3 :- Phép lai phân tích: là phép lai giữa cơ thể mang tính trạng trội cần kiểm tra kiểu gen với cơ thể mang tính trạng lặn , nếu kết quả phép lai là đồng tính thì cơ thể mang tính trạng trội có kiểu gen đồng hợp (thuần chủng) . nếu kết quả phép lai là phân tính thì cơ thể mang tính trạng trội dó có kiểu gen dị hợp (không thuần chủng).
- Ý nghĩa của phép lai phân tích:
+ Kiểm tra đọ thuần chủng của giống.
+ Xác định được kiểu gen của cơ thể đem lai(phân biệt được thể đồng hợp với thể dị hợp).
Câu 4 : Biến dị tổ hợp : là sự tổ hợp lại các tính trạng của P trong quá trình sinh sản, làm xuất hiện các kiểu hình khác P.
Câu 5: - Nội dung của quy luật phân li : trong quá trình phát sinh giao tử mỗi nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di truyền phân li về một giao tử và giữ nguyên bản chất như ở cơ thể thuần chủng của P.
Câu 6 : – Nội dung của quy luật phân li độc lập: các cặp nhân tố di truyền đã phân li độc lập trong quá trình phát sinh giao tử.
- Ý nghĩa: Do sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp gen trong quá trình phát sinh giao tử và thụ tinh dẫn đến xuất hiện nhiều biến dị tổ hợp. Điều dó đã giải thích tính đa dạng và phong phú của loài sinh sản hữu tính.
Câu 7: Các khái niệm :
- Kiểu gen : là tổ hợp toàn bộ các gen nằm trong tế bào của cơ thể sinh vật . 
- Kiểu hình : là tổ hợp toàn bộ các tính trạng của cơ thể sinh vật. 
- Thể dị hợp : là cơ thể mà trong kiểu gen đều gồm các gen khác nhau. Vd : Aa
-Tính trạng trội :là tính trạng được biểu hiện ngay ở F1.
 CHƯƠNG II : NHIỄM SẮC THỂ
Câu 8:- Nguyên phân : là phương thức sinh sản của tế bào và sự lớn lên của cơ thể, đồng thời duy trì ổn định bộ NST đặc trưng của loài qua các thế hệ tế bào.
 Kết quả: từ 1 tế bào mẹ cho ra 2 tế bo con có bộ NST giống bộ NST của tế bào mẹ(2n).
- Ý nghĩa của NP: 
Câu 9: - Giảm phân : là phương thức sinh sản của TB xảy ra vào thời kì chín của TB sinh dục. Giảm phân gồm 2 lần phân bào liên tiếp nhưng NST chỉ nhân đôi 1 lần ở kì trung gian trước lần phân bào 1.
-Kết quả :Từ 1 TB mẹ với 2n NST qua 2 lần phân bào liên tiếp tạo ra 4 TB con đều có n NST.
Câu 10: - Cơ chế xác định giới tính ở người:
Con trai có cặp NST giới tính XX
Con gái có cặp NST giới tính XY
+ Khi giảm phân hình thành giao tử, con gi cho 1 loại giao tử (trứng) X, con trai cho 2 loại giao tử(2 loại tinh trng ) X và Y mỗi loại chiếm 50%; 
+ Khi thụ tinh có sự tổ hợp giữa tinh trùng và trứng hình thành 2 loại tổ hợp XX(gái) và XY(trai) với tỉ lệ 1 : 1.
Sơ đồ: P : XX (mẹ) x XY(bố)
 Gp: X X, Y
 F1: 1 XX : 1 XY
 1 gái : 1 trai
Câu 11: - Di truyền liên kết: là hiện tượng 1 nhóm tính trạng di truyền cùng nhau, được quy định bởi các gen trên 1 NST cùng phân li trong quá trình phân bào.
- Điều kiện để xảy ra liên kết gen:
+ Các gen phải cùng nằm trên 1 NST
+ Các gen nằm gần nhau thì liên kết càng chặt chẽ.
- Ý nghĩa di truyền lin kết : 
+ Di truyền liên kết đảm bảo sự di truyền bền vững của từng nhóm tính trạng được quy định bởi các gen trên 1 NST.
+ Dựa vào di truyền liên kết người ta có thể chọn được những nhóm tính trạng tốt luôn được di truyền cùng nhau.
+ Di truyền liên kết đ hạn chế sự xuất hiện biến dị tổ hợp.
CHƯƠNG III : ADN VÀ GEN
12-Nguyên tắc nhân đôi ADN:
 - NTBS: A liên kết với T, G liên kết với X và ngược lại
 -Nguyên tắc bán bảo toàn ( giữ lại một nửa )
 -Hãy viết trình tự các nuclêôtic của ADN con được tổng hợp từ ADN mẹ sau:
 - A - G - T - X - X - A -
 - T - X - A - G - G - T -
13-. Bản chất hóa học và chức năng của gen: 
- Bản chất hóa học của gen là A DN . Mỗi gen cấu trúc là 1 đoạn mạch của phân tử ADN , lưu giữ thông tin quy định cấu trúc của 1 loại prôtêin.
- A DN có 2 chức năng quan trọng là lưu giữ và truyền đạt thông tin di truyền.
13-ARN được tổng hợp dựa trên 2 nguyên tắc:
Nguyên tắc khuôn mẫu: mạch gốc của gen làm nhiệm vụ tổng hợp nên ARN
NTBS: các nu tự do trong môi trường nội bào liên kết với các nu trên mạch gốc theo nguyên tắc BS : A-U, T-A, G-X, X-G
Bản chất mối quan hệ giữa gen và ARN: Trình tự các nu trên mạch khuôn của gen quy định trình tự các nu trên mạch ARN.
 -Xác định trình tự các Nu trong đoạn gen đã tổng hợp ra đoạn ARN sau:
 - A - U - G - X - U - U - G - A - X – A – A - 
14– Chức năng của ADN: 
ADN được xem là vật chất di truyền ở cấp độ phân tử nhờ thực hiện được 2 chức năng quan trọng là:
+ ADN chứa đựng thông tin di truyền
+ ADN còn truyền đạt thông tin di truyền qua các thế hệ tế bào và các thế hệ cơ thể khác nhau của loài.
CHƯƠNG IV : BIẾN DỊ
15-Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan tới 1 hoặc 1 số cặp nucleotit.
Các dạng đột biến gen: Mất cặp, thêm cặp,thay thế cặp nucleotit
Nguyên nhân : do rối loạn trong quá trình tự sao chép của ADN dưới ảnh hưởng phức tạp của môi trường trong và ngoài cơ thể.
16-Đột biến gen thường có hại cho bản thân sinh vật vì chúng phá vỡ sự thống nhất hài hòa trong kiểu gen và gây ra những rối loạn trong quá trình tổng hợp protein. Tuy nhiên cũng có 1 số đột biến có lợi.
17-Đột biến cấu trúc NST : là những biến đổi trong cấu trúc NST. có các dạng mất đoạn, lặp đoạn hoặc đảo đoạn. 
Mất đoạn: một đoạn nào đó của NST bị mất đi so với dạng ban đầu, làm độ dài của NST giảm đi.VD: NST 21 bị mất một đoạn à ung thư máu
18-Thường biến : là những biến đổi kiểu hình của cùng 1 kiểu gen dưới ảnh hưởng trực tiếp của điều kiện môi trường.
Đặc điểm của thường biến:
Biến đổi kiểu hình dưới hưởng trực tiếp của điều kiện môi trường.
Không di truyền được
Biến đổi đồng loạt theo 1 hướng xác định tương ứng với điều kiện môi trường.
Là phản ứng có lợi giúp sinh vật 
19-Mức phản ứng là giới hạn thường biến của một kiểu gen trước những điều kiện môi trường khác nhau
Mức phản ứng do kiểu gen quy định . 
20-Mối quan hệ giữa kiểu gen môi trường và kiểu hình:
Kiểu gen quy định khả năng biểu hiện kiểu hình trước các điều kiện khác nhau của môi trường.
Kiểu hình là kết quả của sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường.
Môi trường là điều kiện để kiểu gen biểu hiện thành kiểu hình.
 CHƯƠNG V: DI TRUYỀN HỌC NGƯỜI
21-Phương pháp nghiên cứu phả hệ là phương pháp theo dõi sự di truyền của một tính trạng nhất định trên những người thuộc cùng 1 dòng họ qua nhiều thế hệ để xác định đặc điểm di truyền của tính trạng đó.
Người ta phải dùng phương pháp nghiên cứu phả hệ để nghiên cứu sự di truyền 1 số tính trạng ở người vì : người sinh sản chậm và đẻ ít con. Vì lí do xã hội , không thể áp dụng phương pháp lai và gây đột biến. Phương pháp này đơn giản, dễ thực hiện , cho hiệu quả cao. 
22-Nguyên nhân phát sinh các bệnh, tật di truyền ở người:
Do tác nhân lí hóa trong tự nhiên
Do rối loạn quá trình trao đổi chất nội bào
Do ô nhiễm môi trường ( sử dụng nhiều thuốc trừ sâu,thuốc diệt cỏ, 1 số chất độc hóa học rãi trong chiến tranh)
Biện pháp hạn chế phát sinh các bệnh, tật di truyền:
Đấu tranh chống sản xuất, thử, sử dụng vũ khí hạt nhân, vũ khí hóa học.
Ngăn ngừa các hoạt động gây ô nhiễm môi trường
Sử dụng hợp lí và có biện pháp đè phòng khi sử dụng thuốc trừ sâu, diệt cỏ, và một số chất độc có hại khác.
Khi đã mắc 1 số tật di truyền nguy hiểm thì không nên kết hôn , nếu kết hôn thì không nên sinh con. Đặc biệt trường hợp gia đình chồng đã có người mang tật di truyền , người phụ nữ lại mang tật di truyền đó thì không nên sinh con.
23-Cơ sở di truyền học của luật hôn nhân và gia đình quy định:
Nam chỉ lấy 1 vợ, nữ lấy 1 chồng là căn cứ vào tỉ lệ giữa nam và nữ ở độ tuổi 18 -35 có tỉ lệ là 1 : 1. số nam và nữ bằng nhau. Nếu để nam kết hôn với nhiều nữ hoặc ngược lại thì dẫn đến mất cân bằng tỉ lệ nam và nữ trong xã hội.
Những người có quan hệ huyết thống trong vòng 4 đời không được kết hôn với nhau vì : ở những người cùng huyết thống thường có cặp gen gây bệnh ở trạng thái dị hợp (gen trội át gen lặn). Khi họ kết hôn, các gen lặn gây bệnh gặp nhau ở thể đồng hợp biểu hiện ra kiểu hình , làm con của họ bị dị tật bẩm sinh tăng lên rõ rệt dẫn tới suy thoái nòi giống.

Tài liệu đính kèm:

  • docKT HKI 20112012.doc