Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Năm 2008 Tuần 7 - Tiết 13 - Bài 12: Di truyền liên kết

Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Năm 2008 Tuần 7 - Tiết 13 - Bài 12: Di truyền liên kết

I. Mục tiêu

 Học xong bài này Hs có những khả năng sau:

1. Kiến thức:

- Hiểu và trình bày được những ưu thế của ruồi giấm đối với nghiên cứu di truyền.

- Mô tả và giải thích được thí nghiệm của Moóc Gan.

- Nêu ý nghĩa của di truyền liên kết, đặc biệt trong lĩnh vực chọn giống.

2. Kĩ năng

 

doc 4 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1366Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Năm 2008 Tuần 7 - Tiết 13 - Bài 12: Di truyền liên kết", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 7	Ngày soạn: 05/10/2008
Tiết 13	Ngày dạy: 06/10/2008
Bài 12. DI TRUYỀN LIÊN KẾT
I. Mục tiêu 
	Học xong bài này Hs có những khả năng sau:
1. Kiến thức:
- Hiểu và trình bày được những ưu thế của ruồi giấm đối với nghiên cứu di truyền.
- Mô tả và giải thích được thí nghiệm của Moóc Gan.
- Nêu ý nghĩa của di truyền liên kết, đặc biệt trong lĩnh vực chọn giống.
2. Kĩ năng 
- Phát triển tư duy thực nghiệm, quy nạp, lập luận khoa học.
- Hoạt động hợp tác nhóm nhỏ.
3. Thái độ 
- Rèn tinh thần học tập và yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy học:
* GV: 
 	- Tranh vẽ phóng to H 13.1 SGK.
	- Hình vẽ về ruồi giấm.
	* Học sinh:
	- Học bài và chuẩn bị bài mới.
III. Hoạt động trên lớp:
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Hs 1: NST giới tính là gì? Cho ví dụ minh họa.
- Hs 2: Trình bày cơ chế NST xác định giới tính.
3. Bài mới: Giáo viên vào bài.
@ Hoạt động 1: Tìm hiểu về thí nghiệm của Moocgan.
* Mục tiêu 1: Hiểu được ưu thế của ruồi giấm và mô tả được thí nghiệm của Moóc gan.
Hoạt động của thầy và trò
Nội Dung
- Gv: Ở nhà các em đã đọc trước bài mới, vậy đối tượng thí nghiệm của Moocgan là gì?
- Hs: Ruồi giấm.
- Gv: Treo tranh về ruồi giấm.
- GV : Treo tranh vẽ phóng to H 13.1 SGK và giới thiệu.
- HS: Thu thập, xử lý thông tin. 
- Gv: Tại sao ông lại chọn đối tượng là ruồi giấm?
- Hs: Trả lời.
- GV: Ruồi giấm là đối tượng mang nhiều đặc điểm thuận lợi cho nghiên cứu di truyền, vì vòng đời ngắn (10–14 ngày), đẻ nhiều (100 con/cặp), nhiều biến dị dễ quan sát (có khoảng 400 biến dị), dễ nuôi trong phòng thí nghiệm, dễ lai, bộ NST lưỡng bội ít.
- Hỏi: Ôâng tiến hành phép lai như thế nào?
- Hs: Trả lời.
- GV: Yêu cầu học sinh viết phép lai phân tích cơ thể F1 ở định luật phân li độc lập để học sinh dễ so sánh.
- HS: Quan sát so sánh, thảo luận nhóm theo yêu cầu của giáo viên.
- Hỏi: Tại sao phép lai giữa ruồi đực F1 với ruồi cái thân đen cánh cụt gọi là phép lai phân tích?
- Hs: Trả lời: Đây là phép lai giữa cá thể mang tính trạng trội với cá thể mang tính trạng lặn.
- GV: Nhận xét và nêu đáp án đúng. 
* Kết luận:
+ Phép lai giữa ruồi đực F1 với ruồi cái thân đen cánh ngắn là phép lai phân tích vì : Đây là phép lai giữa cá thể mang tính trạng trội với cá thể mang tính trạng lặn.
- Hỏi: Ông tiến hành phép lai phân tích nhằm mục đích gì?
- Hs: Moóc gan tiến hành phép lai phân tích nhằm xác định kiểu gen của ruồi đực F1. 
- Gv: Vì sao dựa vào kiểu hình 1:1 MoocGan lại cho rằng gen qui định màu sắc thân và hình dạng cánh cùng nằm trên 1 NST ( liên kết gen)?
- Hs: Ruồi cái cánh đen, cánh cụt chỉ cho 1 giao tử (bv) và ruồi đực F1 phải cho 2 loại giao tử, do đó các gen qui định màu sắc thân và hình dạng cánh phải nằm trên 1 NST (liên kết gen). Nếu di truyền độc lập phải cho 4 kiểu hình 1 : 1 : 1 : 1. 
- Hỏi: Vậy di truyền liên kết là gì? 
- Hs: Di truyền liên kết là trường hợp 1 nhóm tính trạng được quy định bởi các gen trên 1 NST cùng phân ly trong quá trình phân bào. 
I / Thí nghiệm của Moocgan.
- Đối tượng: Ruồi giấm.
- Thí nghiệm:
(Như hình 13 SGK)
- Kết luận:
 + Phép lai giữa ruồi đực F1 với ruồi cái thân đen cánh ngắn là phép lai phân tích nhằm xác định kiểu gen của ruồi đực F1.
 + Dựa vào kiểu hình 1:1 MoocGan xác định gen qui định màu sắc thân và hình dạng cánh cùng nằm trên 1 NST.
 + Di truyền liên kết là trường hợp 1 nhóm tính trạng được quy định bởi các gen trên 1 NST cùng phân ly về giao tử và cùng tổ hợp trong quá trình thụ tinh.
* Tiểu kết 1: Di truyền liên kết là trường hợp 1 nhóm tính trạng được quy định bởi các gen trên 1 NST cùng phân ly về giao tử và cùng tổ hợp trong quá trình thụ tinh.
@ Hoạt động 2 :
Tìm hiểu ý nghĩa của di truyền liên kết
* Mục tiêu 2: Nêu được ý nghĩa của di truyền liên kết trong quá trình chọn giống.
- GV: 
 + Giới thiệu ở ruồi giấm: 2n = 8 trong khi đó có 400 gen.
 + So sánh 2 phép lai phân tích ở di truyền liên kết với phân li độc lập.
- HS: Quan sát thảo luận nhóm theo yêu cầu của giáo viên.
- GV: 
 + Sự sắp xếp các gen ở ruồi giấm như thế nào?
 + Nêu điểm khác nhau di truyền liên kết với phân li độc lập trong số tổ hợp kiểu hình mới.
 + Di truyền liên kết có ý nghĩa gì?
- HS: Hoàn thiện câu trả lời.
- GV: Nhận xét, nêu đáp án đúng. 
- Gv kết luận:
 + Trong tế bào số lượng gen lớn hơn số NST , mỗi NST phải mang nhiều gen, các gen phân bố theo chiều dài NST tạo thành nhóm gen liên kiết
+ Di truyền liên kết hạn chế xuất hiện biến dị tổ hợp, đảm bảo các gen trên 1 NST phân li cùng nhau trong quá trình phân bào. Trong chọn giống có thể chọn được những nhóm tính trạng tốt luôn đi kèm với nhau. 
II. Ý nghĩa của di truyền liên kết.
- Trong tế bào số lượng gen lớn hơn số NST, mỗi NST phải mang nhiều gen, các gen phân bố theo chiều dài NST tạo thành nhóm gen liên kiết ( n ).
- Di truyền liên kết hạn chế xuất hiện biến dị tổ hợp, đảm bảo các gen trên 1 NST phân li cùng nhau trong quá trình phân bào. Trong chọn giống có thể chọn được những nhóm tính trạng tốt luôn đi kèm với nhau.
* Tiểu kết 2: (Như phần kết luận trong mục II)
4. Củng cố 
- Giáo viên yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi 1, 2, 3 trang 43 SGK.
- Làm bài tập 5 SGK (Nếu còn thời gian).
- Hs đọc phần kết luận.
5. Dặn dò 
- Học bài theo vở ghi và làm bài tập trong SGK.
- Chuẩn bị cho bài thực hành như trong phần chuẩn bị của bài 14.
˜˜˜&™™™

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 7_1.doc