Giáo án Lớp 9 môn Sinh học - năm 2009 - Tiết 7 - Bài 7: Bài luyện tập - Trường THCS Quyết Thắng - Nguyễn Thị Thu Lan

Giáo án Lớp 9 môn Sinh học - năm 2009 - Tiết 7 - Bài 7: Bài luyện tập - Trường THCS Quyết Thắng - Nguyễn Thị Thu Lan

1. Mục tiêu:

a. Về kiến thức: Giúp học sinh củng cố khắc sâu kiến thức và mở rộng kiến thức về các quy luật di truyền đã nghiên cứu. Biết vận dụng lý thuyết giải một số dạng bài tập.

b. Về kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát và phân tích kênh hình, kỹ năng hoạt động nhóm và kỹ năng hoạt động độc lập của học sinh.

Về thái độ: Giáo dục thái độ say mê, yêu thích và nghiêm túc khi học bộ môn

 

doc 7 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 2529Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 9 môn Sinh học - năm 2009 - Tiết 7 - Bài 7: Bài luyện tập - Trường THCS Quyết Thắng - Nguyễn Thị Thu Lan", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:7.09.09 	Ngày giảng: 9G: 27/09/09 
TIẾT 7 - BÀI 7:
BÀI LUYỆN TẬP 
Mục tiêu:
Về kiến thức: Giúp học sinh củng cố khắc sâu kiến thức và mở rộng kiến thức về các quy luật di truyền đã nghiên cứu. Biết vận dụng lý thuyết giải một số dạng bài tập.
Về kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát và phân tích kênh hình, kỹ năng hoạt động nhóm và kỹ năng hoạt động độc lập của học sinh. 
Về thái độ: Giáo dục thái độ say mê, yêu thích và nghiêm túc khi học bộ môn.
Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
Chuẩn bị của giáo viên: 
Giáo án, sách giáo khoa, sách giáo viên sinh học lớp 9
Chuẩn bị của học sinh: Đọc trước bài tập của chương I
Tiến trình bài dạy:
* Ổn định tổ chức: 9G...............................
Kiểm tra bài cũ: (Không kiểm tra miệng - Kết hợp trong giờ bài tập)
Đặt vấn đề vào bài mới: Trong chương I các em đã được tìm hiểu về các thí nghiệm của Men đen, trên cơ sở đó ống đã rút ra các quy luật di truyền. Để củng cố, khắc sâu kiến thức về các quy luật di truyền, đồng thời hình thành một số kỹ năng giải một số dạng bài tập có liên quan, ta xét bài hôm nay:
Dạy nội dung bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Kiến thức trọng tâm
GV
Chuyển:
Ở chương I các em sẽ làm quen với một số dạng bài tập chủ yếu:
- Xác định kiểu gen,kiểu hình và tỉ lệ của chúng ở F1 hay F2
- Xác định kiểu gen hay kiểu hình ở P.
Trước hết ta xét dạng bài tập ở phép lai một cặp tính trạng:
I. Lai một cặp tính trạng: (15’)
Hoạt động I: Tìm hiểu về 2 dạng bài tập liên quan đến lai một cặp tính trạng.
Mục tiêu: Học sinh lý thuyết và biết cách giải dạng bài tập đã đưa ra.
Thực hiện: Hoạt động cá nhân.
TB
KG
TB
TB
KG
TB
TB
KG
TB
KG
KG
TB
KG
KG
KG
GV
(GV gọi HS tóm tắt nội dung bài tập 1/sgk trang 22. GV tóm tắt lên bảng)
Nêu yêu cầu của bài tập?
Xác định kiểu hình của F1 trong phép lai một cặp tính trạng
Dựa vào thí nghiệm của Men đen về phép lai một cặp tính trạng: Hãy cho biết kết quả thu được ở F1?
F1 đồng tính về tính trạng của bố hoặc mẹ
Từ kết quả như trên, đáp án nào là đúng trong các đáp án đưa ra? Vì sao?
Đáp án a vì theo đầu bài ra:
Lông ngắn trội hoàn toàn so với lông dài (lặn).
P: Lông ngắn (trội) thuần chủng lai với lông dài (lặn) nên con sinh ra đồng tính (toàn mang tính trạng lông ngắn).
(GV gọi HS tóm tắt nội dung bài tập 2/22, GV tóm tắt vào bảng)
Nêu yêu cầu của bài tập 2?
Xác định kiểu gen của P cho phù hợp với phép lai
Từ kết quả của F1 em có nhận xét gì về tỉ lệ phân ly của các cặp tính trạng?
F1 có: 75% thân đỏ thẫm, 25% thân xanh lục. Þ Như vậy: tỉ lệ phân ly là 3 thân đỏ thẫm: 1 thân xanh lục hay 3 trội : 1 lặn
Để F1 có tỉ lệ phân ly là 3 trội : 1 lặn thì P phải có kiểu gen như thế nào?
P có kiểu gen ở thể dị hợp
Vậy đáp án nào sẽ là đáp án đúng trong các đáp án đưa ra?
Đáp án d: P: Aa × Aa
Một em hãy viết sơ đồ lai để kiểm chứng?
P: Aa (thân đỏ thẫm) × Aa (thân đỏ thẫm)
GP: A, a A, a
F1: AA - Thân đỏ thẫm
 Aa - Thân đỏ thẫm
 Aa - Thân đỏ thẫm
 aa - Thân xanh lục
Như vậy: P có kiểu gen ở thể dị hợp Aa × Aa là đáp án đúng.
Bài tập 4 trang 23 yêu cầu điều gì?
Ở người, gen A quy định mắt đen trội hoàn toàn so với gen a quy định mắt xanh. Mẹ và bố phải có kiểu gen nào trong các trường hợp sau để con sinh ra có người mắt đen, có người mắt xanh.
Mẹ mắt đen (AA) × Bố mắt xanh (aa)
Mẹ mắt đen (Aa) × Bố mắt đen (Aa)
Mẹ mắt xanh (aa) × Bố mắt đen (Aa)
Mẹ mắt đen (AA) × Bố mắt đen (AA)
Từ nội dung bài cho em có nhận xét gì về tỉ lệ kiểu hình thu được F2?
(F2 có tỉ lệ kiểu hình là phân tính: Trong các con có cả người mắt xanh, có cả người mắt đen).
Để tỉ lệ kiểu hình thu được ở F2 là phân tính, theo định luật của Men đen thì bố, mẹ sẽ phải có kiểu gen ở thể đồng hợp hay dị hợp?
Thể dị hợp hoặc bố dị hợp, mẹ đồng hợp về gen lặn
Vậy đáp án nào thỏa mãn những điều nêu trên?
Đáp án b và đáp án c
Viết sơ đồ lai trong hai trường hợp trên để kiểm chứng?
b. Mẹ mắt đen (Aa) × Bố mắt đen (Aa)
P: mắt đen (Aa) × mắt đen (Aa)
G: A, a A, a
F1: AA, Aa, Aa, aa
Tỉ lệ kiểu gen: 1AA: 2Aa:1aa
Tỉ lệ kiểu hình: 3 mắt đen: 1 mắt xanh
Mẹ mắt xanh (aa) × Bố mắt đen (Aa)
P: mắt xanh (aa) × mắt đen (Aa)
G: a A, a
F1: Aa, aa
Tỉ lệ kiểu gen: 1Aa: 1aa
Tỉ lệ kiểu hình: 1 mắt đen: 1 mắt xanh
GV gọi Hs tóm tắt nội dung bài tập 3/22?
Cho biết những yếu tố của bài đã cho?
Màu sắc của hoa mõm chó do 1 gen quy định. Theo dõi sự di truyền màu sắc hoa mõm cho người ta thu được kết quả sau:
P: Hoa hồng × Hoa hồng ® F1: 25,1% hoa đỏ; 49,9% hoa hồng; 25% hoa trắng. Điều giải thích nào sau đây là đúng cho phép lai trên?
Hoa đỏ trội hoàn toàn so với hoa trắng.
Hoa đỏ trội không hoàn toàn so với hoa trắng
Hoa trắng trội hoàn toàn so với hoa đỏ.
Hoa hồng là tính trạng trung gian giữa hoa đỏ và hoa trắng.
Từ kết quả của F1 em có nhận xét gì về tính trạng được biểu hiện ở đời lai?
Có sự xuất hiện của tính trạng trung gian là hoa hồng. 
Þ Đây chính là kết quả của phép lai một cặp tính trạng trong trường hợp trội không hoàn toàn)
Vậy từ kết quả phép lai điều giải thích nào sau đây là đúng cho phép lai trên?
Hoa đỏ trội không hoàn toàn so với hoa trắng.
Hoa hồng là tính trạng trung gian giữa hoa đỏ và hoa trắng.
Một em hãy viết sơ đồ lai trong trường hợp trên?
Giả sử gen A quy định tính trạng hoa đỏ (trội không hoàn toàn so với gen lặn)
 gen a quy định tính trạng hoa trắng (lặn)
Cây hoa hồng có kiểu gen Aa
P: Aa (Hoa hồng) × Aa (Hoa hồng)
GP: A, a A, a
F1: AA, Aa, Aa, aa 
 Þ Tỉ lệ kiểu gen: 1AA: 2Aa: 1aa
 Þ Tỉ lệ kiểu hình là: 1 hoa đỏ: 2 hoa hồng: 1 hoa trắng.
Như vậy: 
Đáp án cần chọn là b và d thỏa mãn yêu cầu của bài ra:
Xác định kiểu gen, kiểu hình và tỉ lệ của chúng ở F1 hay F2: 
Trội hoàn toàn:
Bài tập 1/ 22: Chọn đáp án a
Xác định kiểu gen và kiểu hình của P:
Bài tập 2/22: Chọn đáp án d.
Trội không hoàn toàn:
Bài tập 3 trang 22:
đáp án cần chọn là b và d thỏa mãn yêu cầu của bài ra.
GV
Chuyển:Với phép lai hai cặp tính trạng thì có những dạng bài tập như thế nào? Ta xét:
II. Phép lai hai cặp tính trạng (24’):
Hoạt động II: Tìm hiểu các bài tập ở phép lai hai cặp tính trạng.
Mục tiêu: HS nắm được cách giải các bài tập có liên quan đến phép lai hai cặp tính trạng
Thực hiện: Hoạt động cá nhân.
GV
TB
TB
KG
KG
KG
TB
TB
TB
TB
GV
Bài tập cho như sau:
Cho cà chua quả đỏ, thân cao thuần chủng lai với cà chua quả vàng, thân thấp thu được F1 toàn quả đỏ thân cao. Cho F1 tự thụ phấn với nhau. Xác định tỉ lệ kiểu hình ở F2?
Từ kết quả của F1 em có nhận xét gì về các cặp tính trạng được chọn để lai?
F1 thu được toàn quả đỏ thân cao nghĩa là F1 đồng tính về tính trạng được chọn để lai. Do vậy tính trạng quả đỏ trội hoàn toàn so với quả vàng, tính trạng thân cao trội hoàn toàn so với thân thấp. Cặp bố mẹ đem lai đều thuần chủng
Hãy quy ước gen cho các tính trạng nói trên?
Giả sử gen A quy định cho tính trạng quả đỏ (trội hoàn toàn)
 gen a quy định cho tính trạng quả vàng (lặn) 
 gen B quy định cho tính trạng thân cao (trội hoàn toàn )
 gen b quy định cho tính trạng thân thấp (lặn ).
Þ Cà chua quả đỏ thân cao thuần chủng có kiểu gen AABB.
Þ Cà chua quả vàng thân thấp thuần chủng có kiểu gen aabb.
Hãy viết sơ đồ lai từ P đến F1?
Ta có sơ đồ lai:
P: AABB × aabb.
GP: AB ab
F1: AaBb × AaBb
GF1:AB, Ab, aB, ab AB, Ab, aB, ab
Hãy viết các tổ hợp gen thu được ở F2? 
F2: 
AB
Ab
aB
ab
AB
AABB
AABb
AaBB
AaBb
Ab
AABb
AAbb
AaBb
Aabb
aB
AaBB
AaBb
aaBB
aaBb
ab
AaBb
Aabb
aaBb
aabb
Xác định kết quả thu được ở F2?
Tỉ lệ kiểu gen ở F2:
9 A- B
 3 A- bb
3 aa- B
 1 aa- bb .
Tỉ lệ kiểu hình ở F2: 
9 quả đỏ thân cao
 3 quả đỏ thân thấp
 3 quả vàng thân cao
 1 quả vàng thân thấp
Một em tóm tắt nội dung bài tập 5 trang 23?
Ở cà chua: gen A quy định quả đỏ, a quy định quả vàng, B quy định quả tròn, b quy định quả bầu dục. Khi cho lai hai giống cà chua quả đỏ dạng bầu dục với quả vàng dạng tròn với nhau thu được F1 đều cho cà chua quả đỏ dạng tròn. F1 giao phấn với nhau thu được F2 có 901 quả đỏ tròn; 299 quả đỏ bầu dục; 301 quả vàng tròn; 103 vàng bầu dục. Hãy chọn kiểu gen của P phù hợp với phép lai trên trong các trường hợp sau:
P: AABB × aabb
P: Aabb × aaBb
P: AaBB × AABb
P: AAbb× aaBB
Từ kết quả của F1 xác định tính trạng trội, lặn trong phép lai?
F1: đều cho quả đỏ trònÞ Đỏ tròn là tính trạng trội hoàn toàn so với vàng bầu dục).
Từ F2 nhận xét tỉ lệ kiểu hình thu được?
F2: 901 quả đỏ tròn; 299 quả đỏ bầu dục; 301 quả vàng tròn; 103 vàng bầu dục.
Þ F2 có tỉ lệ kiểu hình là 9: 3:3:1
Khi lai cà chua đỏ bầu dục với vàng tròn, để F1 và F2 thu được kết quả như trên thì P phải có kiểu gen nào?
d, P: AAbb × aaBB
G: Ab aB
F1: AaBb (đỏ tròn) × AaBb (đỏ tròn) 
G: AB, Ab, aB, ab AB, Ab, aB, ab 
F2: 
AB
Ab
aB
ab
AB
AABB
AABb
AaBB
AaBb
Ab
AABb
AAbb
AaBb
Aabb
aB
AaBB
AaBb
aaBB
aaBb
ab
AaBb
Aabb
aaBb
aabb
Þ Kết quả tỉ lệ kiểu hình ở F2:
9 quả đỏ tròn
3 quả đỏ bầu dục
3 quả vàng tròn
1 quả vàng bầu dục
Như vậy đáp án đúng là đáp án d.
Kết luận: Từ các bài tập đã xét ta thấy:
Ở phép lai một cặp tính trạng:
Nếu đề bài cho biết tính trạng trội, lặn hay trung gian hoặc cho biết gen quy định tính trạng và kiểu hình của P, căn cứ vào đề bài ra, ta có thể suy ra được kiểu gen của P, tỉ lệ kiểu gen và kiểu hình (chủ yếu) của F1 hay F2. 
Ví dụ: trội hoàn toàn: tỉ lệ là 3:1 
 Lai phân tích: 1:1
 Trội không hoàn toàn: 1: 2: 1
Nếu đề bài cho biết số lượng hay tỉ lệ các kiểu hình, căn cứ vào kiểu hình hay tỉ lệ của nó suy ra được kiểu gen kiểu hình của P
Ví dụ: Nếu F1 có tỉ lệ kiểu hình là 3:1 thì P đều dị hợp
 Nếu F1 có tỉ lệ kiểu hình là 1:1 thì P có một bên dị hợp, một bên là thể đồng hợp lặn.
Ở phép lai hai cặp tính trạng:
Nếu đề bài cho quy luật di truyền của từng cặp tính trạng, dựa vào đó suy ra nhanh tỉ lệ của từng cặp tính trạng ở F1 hay F2 và tính nhanh tích tỉ lệ của các cặp tính trạng thì được tỉ lệ kiểu hình ở F1 và F2 .
Nếu đề bài cho tỉ lệ kiểu hình ở F1 hay F2 cần suy ra nhanh tỉ lệ từng cặp tính trạng để xác định kiểu gen ở P.
c.Củng cố, luyện tập: 5’
? HSTB: Cho biết tỉ lệ kiểu hình của F1 hay F2 trong trường hợp trội hoàn toàn, trội không hoàn toàn và lai phân tích?
Trội hoàn toàn: có tỉ lệ là 3:1 
Lai phân tích: có tỉ lệ là 1:1
Trội không hoàn toàn: có tỉ lệ là 1: 2: 1 (trong đó xuất hiện 2 kiểu hình trung gian)
? HSKG: Cho biết kiểu hình của P trong trường hợp F1 có tỉ lệ kiểu hình là 3:1 và 1:1?
F1 có tỉ lệ 3:1 Þ P có kiểu gen đều ở thể dị hợp
F1 có tỉ lệ 1:1 Þ P có kiểu gen một bên là thể dị hợp, một bên là thể đồng hợp lặn.
d. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: 1’
- Hoàn thành tất cả các bài tập vào vở bài tập.
- Đọc trước và chuẩn bị bài mới: Nhiễm sắc thể

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 7.doc