Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Năm 2009 Tuần 14 - Tiết 28 - Bài 27: Thực hành quan sát thường biến

Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Năm 2009 Tuần 14 - Tiết 28 - Bài 27: Thực hành quan sát thường biến

I. MỤC TIÊU:

Học xong bài này, HS có những khả năng sau:

1. Kiến thức:

- Nhận biết được một số thường biến ở một số đối tượng thường gặp.

- Phân biệt được thường biến với đột biến.

- Thấy được tính trạng chất lượng phụ thuộc chủ yếu vào kiểu gen, tính trạng số lượng chịu ảnh hưởng nhiều của môi trường.

2. Kĩ năng:

- Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, tranh ảnh, mẫu vật để rút ra kiến thức.

- Rèn luyện kĩ năng làm việc theo nhóm.

 

doc 3 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1170Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Năm 2009 Tuần 14 - Tiết 28 - Bài 27: Thực hành quan sát thường biến", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 14	Ngày soạn: 10/11/2009 
Tiết 28	Ngày dạy: 26/11/2009
Bài 27: THỰC HÀNH
QUAN SÁT THƯỜNG BIẾN
I. MỤC TIÊU:
Học xong bài này, HS có những khả năng sau:
1. Kiến thức:
- Nhận biết được một số thường biến ở một số đối tượng thường gặp.
- Phân biệt được thường biến với đột biến.
- Thấy được tính trạng chất lượng phụ thuộc chủ yếu vào kiểu gen, tính trạng số lượng chịu ảnh hưởng nhiều của môi trường.
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, tranh ảnh, mẫu vật để rút ra kiến thức.
- Rèn luyện kĩ năng làm việc theo nhóm.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Tranh ảnh
 * Tranh ảnh minh họa thường biến
- Ảnh chụp các mầm khoai lang, khoai tây được tách ra cùng một củ đặt trong tối và đặt ngoài ánh sáng.
- Ảnh chụp 2 chậu gieo hạt thuần chủng của một giống lúa, một chậu đặt trong tối, một chậu đặt ngoài sáng.
- Ảnh chụp cây rau dừa nước mọc từ mô đất cao, bò xuống bờ nước và trải trên mặt nước.
- Ảnh chụp riêng ruộng mạ mô tả các cây mạ ven bờ tốt hơn so với các cây mạ trong ruộng.
 * Ảnh chụp minh hoạ thường biến là biến dị không di truyền.
- Ảnh chụp và sơ đồ minh họa sự giống nhau giữa các cây lúa mọc từ hạt bắt nguồn từ các cây mạ ven bờ và trong ruộng.
- Ảnh chụp và sơ đồ minh họa 2 đoạn thân dừa nước (mọc ở mô đất cao và đất ẩm ven bờ nước) khi cho mọc trên mặt nước đều có thân, lá to và rễ biến thành phao.
 * Ảnh minh họa ảnh hưởng khác nhau của cùng một điều kiện môi trường đối với tính trạng số lượng và tính trạng chất lượng.
- Ảnh chụp 2 luống su hào trồng từ một giống nhưng được bón phân, tưới nước khác nhau và 2 củ điển hình từ 2 luống đó.
2. Mẫu vật
- Mầm khoai lang hoặc khoai tây mọc trong bóng tối và ngoài sáng.
- Cây mạ mọc trong bóng tối và ngoài sáng.
- Một cây rau dừa nước mọc từ mô đất cao, bò xuống ven bờ và trải trên mặt nước.
- Hai củ su hào của một giống nhưng được bón phân, tưới nước khác nhau. 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Ổn định lớp.
Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong quá trình thực hành.
Bài mới:
Hoạt động 1
Tìm hiểu mục tiêu bài thực hành
 - Giáo viên yêu cầu Hs đọc nội dung bài thực hành để đinh hướng cho quá trình thực hành.
 - Hs đọc nội dung phần I SGK.
Hoạt động 2
QUAN SÁT NHẬN BIẾT CÁC THƯỜNG BIẾN TRÊN TRANH MINH HỌA
* GV cho HS quan sát tranh và mẫu vật về các dạng thường biến, để nhận biết được các dạng thường biến và nguyên nhân gây ra thường biến.
* GV lưu ý HS.
- So sánh màu sắc của 2 loại mầm khoai và 2 chậu mạ ở trong tối và ngoài ánh sáng.
- So sánh màu sắc của con thằn lằn khi ở ngoài nắng và trong bóng râm.
* GV nhận xét, bổ sung và nêu kết luận.
- HS quan sát tranh, mẫu vật về các dạng thường biến, trao đổi theo nhóm để nêu lên sự khác nhau và nguyên nhân của các dạng thường biến.
- Đại diện các nhóm trình bày ý kiến của nhóm.
Kết luận:
* Màu sắc của các mầm khoai tây và chậu mạ để ngoài ánh sáng xanh hơn. Màu sắc con thằn lằn trong bóng râm thì sẫm (tối) hơn.
* Nguyên nhân của sự khác nhau trên là do sự tác động của môi trường khác nhau đến cơ thể sinh vật.
Hoạt động 3
QUAN SÁT VÀ PHÂN TÍCH SƠ ĐỒ MINH HỌA 
THƯỜNG BIẾN KHÔNG DI TRUYỀN ĐƯỢC
* GV hướng dẫn HS quan sát tranh về ruộng lúa gieo từ những hạt thóc bắt nguồn từ các cây mạ ven bơ và trong ruộng, rút ra nhận xét.
* GV hướng dẫn HS hoạt động tương tự như trên đối với việc quan sát đoạn thân cây rau dừa nước ở trên cạn được chuyển sang sống trong môi trường nước.
- Gv kết luận.
* HS quan sát tranh, thảo luận theo nhóm, cử đại diện trình bày ý kiến của nhóm.
* Dưới sự hướng dẫn của GV, các nhóm khác bổ sung và cùng đưa ra nhận xét.
- Kết luận:
- Ruộng lúa bao gồm những cây lúa phát triển đồng đều (không có gì khác nhau nhiều).
- Thường biến (sự khác nhau từ đời trước) không di truyền được.
Hoạt động 4
NHẬN BIẾT NHỮNG ẢNH HƯỞNG KHÁC NHAU CỦA CÙNG MỘT ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG 
ĐỐI VỚI TÍNH TRẠNG SỐ LƯỢNG VÀ CHẤT LƯỢNG
* GV hướng dẫn HS quan sát tranh về hai luống su hào của cùng một giống nhưng được chăm bón khác nhau để rút ra kết luận về sự ảnh hưởng của môi trường đến tính trạng chất lượng và số lượng.
* GV nhận xét, bổ sung và chính xác hóa ý kiến của các nhóm, đưa ra kết luận.
- HS quan sát tranh, thảo luận theo nhóm, cử đại diện trình bày ý kiến của nhóm.
- Đại diện một vài nhóm HS (do GV chỉ định) trình bày, các nhóm khác bổ sung và cùng đưa kết luận đúng.
Kết luận:
* Kích thước của các củ su hào ở luống được chăm sóc nhiều thì to hơn ở luống ít được chăm sóc. Điều đó chứng tỏ tính trạng số lượng chịu ảnh hưởng nhiều của điều kiện ngoại cảnh.
* Hình dạng các củ su hào ở hai luống là giống nhau. Điều đó chứng tỏ tính trạng chất lượng ít chịu ảnh hưởng của điều kiện môi trường.
IV. CỦNG CỐ VÀ HOÀN THIỆN:
- Lập bảng so sánh thường biến với đột biến.
V. DẶN DÒ:
- Ôn tập kiến thức chương IV (Biến dị) trước khi học chương V (Di truyền học người)
– v —

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 14_2.doc