Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Năm 2009 Tuần 5 - Tiết 10 - Bài 10: Giảm phân

Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Năm 2009 Tuần 5 - Tiết 10 - Bài 10: Giảm phân

Học xong bài này Học sinh có những khả năng sau:

1. Kiến thức

 - Trình bày được những diễn biến cơ bản của NST qua các kì giảm phân I và giảm phân II.

 - Xác định được những điểm khác nhau ở từng kì của giảm phân I và giảm phân II.

 - Phân tích được những sự kiện quan trọng có liên quan tới cặp NST tương đồng.

 

doc 5 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1198Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Năm 2009 Tuần 5 - Tiết 10 - Bài 10: Giảm phân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 5
Tiết 10
Bài 10. Giảm phân
NS: 14/9/2009
ND: 17/9/2009
I. Mục tiêu:
Học xong bài này Học sinh có những khả năng sau:
1. Kiến thức 
 	- Trình bày được những diễn biến cơ bản của NST qua các kì giảm phân I và giảm phân II. 
 	- Xác định được những điểm khác nhau ở từng kì của giảm phân I và giảm phân II.
 - Phân tích được những sự kiện quan trọng có liên quan tới cặp NST tương đồng.
2. Kỹ năng
 	- Hình thành kĩ năng quan sát, phân tích kênh hình để tìm ra kiến thức.
- Hình thành kĩ năng phân tích, tổng hợp so sánh.
 	- Tạo thói quen hoạt động hợp tác nhóm nhỏ.
3. Thái độ:
- Rèn ý thức học tập và yêu thích bộ môn.
II . Chuẩn bị:
- Tranh phóng to hình 10. 
- Bảng phụ 10.
- Phiếu học tập: Nội dung là nội dung trong bảng 10.
III/ Hoạt động trên lớp 
1. Ổn định lớp 
2. Kiểm tra bài cũ 
 	- Hs 1: Nguyên phân là gì? Kết quả của quá trình nguyên phân?
3. Bài mới 
Gv vào bài: Nguyên phân làø hình thức phân chia của tế bào sinh dưỡng từ 1 tế bào mẹ 2n cho ra 2 tế bào con có bộ NST giống hệt tế bào mẹ ban đầu.
Vậy giảm phân là gì? NST trong quá trình này diễn ra như thế nào? Chúng ta cùng đi tìm hiểu bài 10: Giảm phân.
Hoạt động 1
Giáo viên giới thiệu những nét chính của giảm phân: “ Giảm phân là hình thức phân chia của tế bào sinh dục, nó trải qua 2 lần phân chia liên tiếp nhưng NST chỉ nhân đôi 1 lần ở kì trung gian của lần phân bào I. Mỗi lần phân bào gồm 4 kì như trong quá trình nguyên phân.
Hoạt động 2: 
Tìm hiểu những diễn biến cơ bản của NST trong lần phân bào I
* Mục tiêu 2: Học sinh trình bày được những diễn biến cơ bản của NST ở lần phân bào I và phân tích được sự kiện quan trọng ở cặp NST tương đồng.
Hoạt động Giáo viên
Hoạt động Học sinh
Nội dung ghi bảng
- Treo tranh vẽ giảm phân.
- Giảng qua một lần.
- Yêu cầu học sinh quan sát tranh vẽ, kết hợp thông tin mục I SGK, hoàn thành phần diễn biến cơ bản của NST ở các kì của lần phân chia I.
- Phát PHT, yêu cầu Hs hoàn thành cột 1: Lần phân bào 1.
- Đai diện nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung.
- Nhận xét, bổ sung và hoàn thành đáp án đúng.
- Quan sát tranh vẽ , thu thập thông tin, xử lí thông tin.
- Thảo luận nhóm hoàn thành các cột: Lần phân bào I của bảng 10.
- Một vài học sinh đại diện nhóm trình bày ý kiến, học sinh khác bổ sung hoàn thành đáp án đúng.
I/ Những diễn biến cơ bản của NST trong giảm phân I .
(Nội dung bảng 10 cuối giáo án)
* Tiểu kết 2: (Nội dung bảng 10 cuối giáo án)	
Hoạt động 3:
Tìm hiểu những diễn biến cơ bản của NST trong lần giảm phân II 
* Mục tiêu 3: 
- HS nêu được diễn biến cơ bản của NST trong giảm phân II .
- Trình bày được điểm khác nhau ở các kì của GPI và GPII . 
- Thấy được kết quả của giảm phân .
- Tiếp tục treo tranh vẽ giảm phân II 
- Trình bày qua 1 lần.
- Yêu cầu học sinh quan sát tranh vẽ, kết hợp thông tin mục II SGK, hoàn thành cột 2: Lần phân bào II ở bảng 10. 
- Gợi ý để các nhóm hoàn thành bảng.
- Nhận xét bổ sung.
- Đưa ra đáp án đúng.
- Yêu cầu học sinh trình bày điểm khác nhau ở các kì của quá trình giảm phân lần I và lần II và kết quả của giảm phân?
- Cho lớp thảo luận theo bàn.
- Nhận xét, nêu đáp án đúng .
- Quá trình giảm phân còn gọi là quá trình phân bào giảm nhiễm.
- Quan sát tranh vẽ, thu thập thông tin, xử lí thông tin.
- Thảo luận nhóm hoàn thành bảng 10 .
- Một, hai đại diện nhóm trình bày ý kiến , học sinh khác bổ sung hoàn thành đáp án đúng.
- Dựa vào thông tin bảng 10 để phân tích tìm kiếm khác nhau của lần giảm phân I và giảm phân II.
- Một, hai đại diện nhóm trình bày ý kiến, học sinh khác bổ sung hoàn thành đáp án đúng.
II/ Những diễn biến cơ bản của NST trong giảm phân II.
(Nội dung trong cột 2 bảng 10)
* Tiểu kết 3: (Nội dung trong cột 2 bảng 10)
- Các NST tương đồng phân li độc lập và tổ hợp tự do tạo ra các loại giao tử khác nhau.
- Kết quả: Từ 1 tế bào mẹ 2n NST qua 2 lần phân bào tạo ra 4 tế bào con có bộ NST giảm đi một nửa so với tế bào mẹ ban đầu, đây là cơ sở để hình thành giao tử.
4. Củng cố 
- Trình bày những biến đổi về hình thái NST trong lần phân chia I?
- Trình bày những biến đổi về hình thái NST trong lần phân chia II?
- Giảm phân có ý nghĩa như thế nào?
- Đọc phần kết luận.
5. Bài tập về nhà:
- Học bài theo vở ghi và SGK.
- Vẽ hình 10, hình biến đổi hình thái NST của quá trình phân bào GN.
- Làm bài tập 4 trang 33 SGK.
- Chuẩn bị bài 11: Vẽ trước sơ đồ 11 trang 34 SGK.
!!!&!!!
Phiếu học tập:
Các kì
Giảm phân I
Giảm phân II
Kì đầu 
- Các NST xoắn, co ngắn.
- Các NST kép trong cặp NST tương đồng tiếp tục xoắn theo chiều dọc và có thể bắt chéo nhau, sau đó lại tách rời nhau.
- NST co lại cho thấy số lượng NST kép trong bộ đơn bộ.
Kì giữa 
- Các cặp NST tương đồng tập trung và xếp song song thành 2 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
- NST kép xếp thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
Kì sau 
- Các NST kép tương đồng phân li độc lập với nhau về 2 cực của tế bào. 
- Từng NST kép chẻ dọc ở tâm động thành 2 NST đơn phân li về 2 cực tế bào. 
Kì cuối 
- Các NST kép nằm gọn trong 2 nhân mới được tạo thành với số lượng là bộ đơn bội nhưng chứa nNST kép. 
- Các NST đơn nằm gọn trong nhân mới được tạo thành với số lượng là bộ đơn bội n. 

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 5_2.doc