Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Năm 2009 Tuần 6 - Tiết 11 - Bài 11: Phát sinh giao tử và thụ tinh

Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Năm 2009 Tuần 6 - Tiết 11 - Bài 11: Phát sinh giao tử và thụ tinh

Học xong bài này Hs có những khả năng sau:

1. Kiến thức

- Trình bày được quá trình phát sinh giao tử ở động vật và cây có hoa.

- Nêu được điểm giống nhau và khác nhau giữa các quá trình phát sinh giao tử đực và cái.

- Xác định được thực chất của quá trình thụ tinh.

- Phân tích được ý nghĩa của quá trình giảm phân và thụ tinh về mặt di truyền và biến dị.

 

doc 6 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1058Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Năm 2009 Tuần 6 - Tiết 11 - Bài 11: Phát sinh giao tử và thụ tinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 6	Ngày soạn: 21/9/2009
Tiết 11	Ngày dạy: 23/9/2009
Bài 11. PHÁT SINH GIAO TỬ VÀ THỤ TINH
I. Mục tiêu 
	Học xong bài này Hs có những khả năng sau:
1. Kiến thức 
- Trình bày được quá trình phát sinh giao tử ở động vật và cây có hoa.
- Nêu được điểm giống nhau và khác nhau giữa các quá trình phát sinh giao tử đực và cái.
- Xác định được thực chất của quá trình thụ tinh.
- Phân tích được ý nghĩa của quá trình giảm phân và thụ tinh về mặt di truyền và biến dị. 
2. Kĩ năng 
- Quan sát kênh hình và tư duy lý thuyết (phân tích so sánh).
- Hoạt động hợp tác nhỏ.
II. Đồ dùng dạy học 
- Tranh vẽ phóng to H 11; phiếu học tập.
- Máy chiếu.
III. Hoạt động trên lớp 
1. Ổn định lớp 
2. Kiểm tra bài cũ:
- Hs 1: Tế bào sinh dục diễn ra những hình thức phân chia nào?
3.Bài mới . Giáo viên vào bài.
Hoạt động 1: Sự phát sinh giao tử
* Mục tiêu 1: 
- Học sinh trình bày được quá trình phát sinh giao tử ở động vật và cây có hoa.
- Học sinh trình bày được những điểm giống nhauvà khác nhau giữa các quá trình phát sinh giao tử đực và cái.
A) Quá trình phát sinh giao tử ở động vật:
Hoạt động Gv
Hoạt động Hs
Nội dung ghi bảng
- Treo tranh H11 vừa giảng như thông tin SGK vừa chỉ trên hình.
- Yêu cầu học sinh quan sát, thu thập thông tin SGK, trả lời câu hỏi.
- Gợi ý, nhận xét, nêu án án đúng.
- Quan sát thu thập quản lý thông tin.
- Quan sát, thảo luận nhóm tìm tòi đáp án cho câu hỏi.
- Một, hai học sinh đại diện nhóm trình bày ý kiến, học sinh khác bổ sung hoàn thành đáp án đúng. 
I. Sự phát sinh giao tử
Qua giảm phân, ở động vật, mỗi tinh bào bậc 1 cho ra 4 tinh trùng, còn mỗi noãn bào bậc 1 chỉ cho ra 1 trứng.
* Kết luận (Chiếu lên máy chiếu để Hs nắm được): 
+ Điểm giống nhau cơ bản của quá trình phát sinh giao tử đực và cái: Các tế bào mầm (Noãn nguyên bào, tinh nguyên bào) đều thực hiện nguyên phân liên tiếp nhiều lần tạo ra các noãn bào bậc 1 và tinh nguyên bào bậc 1.
+ Điểm khác nhau của 2 quá trình trên : 
Phát sinh giao tử cái
Phát sinh giao tử đực
+ Noãn bào bậc 1 qua giảm phân I cho thể cực thứ nhất có kích thước nhỏ và noãn bào bậc 2 có kích thước lớn .
+ Noãn bào bậc 2 qua giảm phân phân II cho 1 thể cực thứ 2 có kích thước bé và 1 tế bào trứng có kích thước lớn .
+ Từ 1 noãn bào bậc 1 qua quá trình giảm phân cho 2 thể cực và tế bào trứng trong đó chỉ có trứng trực tiếp thụ tinh . 
+ Tinh bào bậc 1 qua giảm phân I cho ra 2 tinh bào bậc 2 .
+ Mỗi tinh bào bậc 2 qua giảm phân II cho 2 tinh tử , các tinh tử , các tinh tử phát triển thành tinh trùng 
+ Từ mỗi tinh bào bậc 1 qua giảm phân cho 4 tinh trùng , các tinh trùng này đều tham gia vào thụ tinh 
+ Từ một tinh bào bậc 1 qua giảm phân cho 4 tinh trùng , các tinh trùng này đều chứa bộ NST đơn bội (n) nhưng lại khác nhau về nguồn gốc NST. 
B) Quá trình phát sinh giao tử ở cây có hoa . (Cung cấp thêm cho Hs)
- Treo tranh H 11.2.
- Trình bày quá trình phát sinh giao tử trên hình vẽ.
- Yêu cầu học sinh nêu điểm khác nhau và giống nhau giữa quá trình hình thành giao tử đực và cái ở thực vật?
- Gợi ý, nhận xét và nêu đáp án đúng.
- Quan sát , thu thập, xử lý thông tin. 
- Thảo luận nhóm nêu điểm giống nhau và khác nhau của quá trình phát sinh giao tử đực và cái sau đó ghi chép vào phiếu học tập.
- Một, hai đại diện nhóm trình bày ý kiến, học sinh khác bổ sung hoàn thành đáp án đúng. 
* Kết luận:
+ Giống nhau: Từ tế bào mẹ (2 n) qua giảm phân cho 4 tế bào con. 
+ Khác nhau: 
Sự tạo thành giao tử đực
Sự tạo thành giao tử cái
+ 1 tế bào mẹ tiểu bào tử (2n) qua giảm phân tạo thành 4 tiểu bào tử đơn bội (n) sẽ phát triển thành 4 hạt phấn.
+ 1 tiểu bào tử nguyên phân 1 lần tạo hạt phấn chứa 2 nhân đơn bội: 
1 nhân nhân ống phấn.
1 nhân nhân sinh sản 2 giao tử đực. 
+ 1 tế bào mẹ của đại bào tử (2n) qua giảm phân cho ra 4 đại bào tử (n) có 3 đại bào tử thoái hóa còn 1 đại bào tử.
+ 1 đại bào tử trải qua 3 lần nguyên phân tạo ra 8 nhân đơn bội (nằm trong túi phôi) gồm: 
- 3 tế bào đối cực.
- 2 tế bào nhân cực.
-1 trơ ïbào trứng.
- 1 tế bào trứng. 
@ Hoạt động 2 : Tìm hiểu quá trình thụ tinh .
* Mục tiêu 2: Học sinh xác định được thực chất của quá trình thụ tinh.
- Yêu cầu HS quan sát H 11.1 cho biết:
+ Thực chất của quá trình thụ tinh là gì?
+ Tại sao sự kết hợp ngẫu nhiên giữa các quá trình phát sinh giao tử đực và cái lại tạo thành các hợp tử chứa các tổ hợp NST khác nhau về nguồn gốc? 
+ Nếu sự thụ tinh có chọn lọc sẽ cho kết quả như thế nào?
- Quan sát tranh vẽ tìm đáp án cho các câu hỏi giáo viên yêu cầu. 
- Một, hai nhóm đại diện nhóm trình bày ý kiến, học sinh khác bổ sung hoàn thành đáp án đúng.
- Thụ tinh là sự kết hợp ngẫu nhiên giữa giao 1 tử đực và cái (Về thực chất là sự kết hợp 2 nhân đơn bội (n) tạo ra bộ NST lưỡng bội) tạo thành hợp tử.
- Sự kết hợp ngẫu nhiên giữa các giao tử đực và cái tạo thành các tổ hợp NST khác nhau về nguồn gốc vì: tế bào có 2n NST sẽ có 2n loại giao tử, khi thụ tinh sẽ cho ta tỷ lệ số hợp tử là ( 3 + 1) n
- Nếu thụ tinh có chọn lọc sẽ cho kết quả như ý muốn. 
II/ Thụ tinh 
Thụ tinh là sự kết hợp ngẫu nhiên giữa giao 1 tử đực và cái (về bản chất là sự kết hợp 2 bộ nhân đơn bội (n NST) tạo ra bộ NST lưỡng bội (2n NST) ở hợp tử
* Tiểu kết 2: Thụ tinh là sự kết hợp ngẫu nhiên giữa giao 1 tử đực và cái (về bản chất là sự kết hợp 2 bộ nhân đơn bội (n NST) tạo ra bộ NST lưỡng bội (2n NST) ở hợp tử.
@ Hoạt động 3. Tìm hiểu Ý nghĩa của giảm phân và thụ tinh 
về mặt di truyền và biến dị
* Mục tiêu 3: Ý nghĩa của giảm phân và thụ tinh về mặt di truyền và biến dị , thực tiễn .
- Yêu cầu học sinh thu thập thông tin SGK, kết hợp kiến thức về nguyên phân, giảm phân, thụ tinh, để phân tích ý nghĩa của quá trình về mặt di truyền, biến dị và thực tiễn.
- Bài tập:
 Bố Mẹ 
 â1 â1 Tinh trứng trứng 
 2 
 Hợp tử 
 â 3 
 Cơ thể mới 
- Yêu cầu học sinh điền các quá trình: Nguyên phân, thụ tinh vào các vị trí 1, 2, 3; điền n, 2n vào từng giai đoạn. 
- Thu thập, xử lý thông tin tìm đáp án cho vấn đề ý nghĩa của nguyên phân, giảm phân và thụ tinh về mặt di truyền, biến dị và thực tiễn.
- Một , hai học sinh đại diện nhóm trình bày ý kiến , học sinh khác bổ sung hòan thành đáp án đúng .
- Hoàn thành.
- Nhờ có nguyên phân và giảm phân tạo ra giao tử có bộ NST đơn bội (n) và qua thụ tinh tạo ra bộ NST lưỡng bội (2n) của loài nhờ có nguyên phân , giảm phân và thụ tinh đã đảm bảo sự duy trì ổn định bộ NST đặc trưng của loài sinh sản hữu tính qua các thế hệ cơ thể . 
- Giảm phân tạo nhiều loại giao tử khác nhau về nguồn gốc NST và thụ tinh đã kết hợp ngẫu nhiên của các giao tử đã tạo ra hợp tử có bộ NST khác nhau xuất hiện biến dị tổ hợp phong phú ở loài sinh sản hữu tính tạo nguồn nguyên liệu cho tiến hóa và chọn giống.
III. Ý nghĩa của giảm phân và thụ tinh.
- Nhờ có nguyên phân và giảm phân tạo ra giao tử có bộ NST đơn bội (n) và qua thụ tinh tạo ra bộ NST lưỡng bội (2n) của loài nhờ có nguyên phân, giảm phân và thụ tinh đã đảm bảo sự duy trì ổn định bộ NST đặc trưng của loài sinh sản hữu tính qua các thế hệ cơ thể. 
- Giảm phân tạo nhiều loại giao tử khác nhau về nguồn gốc NST và thụ tinh đã kết hợp ngẫu nhiên của các giao tử đã tạo ra hợp tử có bộ NST khác nhau xuất hiện biến dị tổ hợp phong phú ở loài sinh sản hữu tính tạo nguồn nguyên liệu cho tiến hóa và chọn giống.
- Ứng dụng: Dùng phương pháp lai hữu tính để tạo ra nhiều biến dị tổ hợp phục vụ cho chọn giống. 
* Tiểu kết 3: Như phần kết luận tại mụcIII.
4. Củng cố 
- Học sinh trả lời bài tập 4 và 5 SGK (GV hướng dẫn nội dung trên máy chiếu).
- Hs đọc phần ghi nhớ.
5. Dặn dò:
- Học bài theo vở ghi và trả lời các câu hỏi SGK.
- Vẽ hình 11.1 và 11.2 vào vở.
- Xem trước bài 12: Cơ chế xác định giới tính và vẽ trước hình 12.2 vào vở.
——˜˜¯––™™

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 6_1.doc