Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Năm 2009 Tuần 6 - Tiết 12 - Bài 12: Cơ chế xác định giới tính

Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Năm 2009 Tuần 6 - Tiết 12 - Bài 12: Cơ chế xác định giới tính

Học xong bài này Hs có những khả năng sau:

1. Kiến thức:

- Mô tả được một số đặc điểm của NST giới tính.

- Trình bày được cơ chế NST xác định giới tính ở người.

- Phân tích được ảnh hưởng của các yếu tố môi trường trong và môi trường ngoài đến sự phân hóa giới tính.

 

doc 6 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1043Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Năm 2009 Tuần 6 - Tiết 12 - Bài 12: Cơ chế xác định giới tính", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 6	Ngày soạn: 10/9/2009
Tiết 12	Ngày dạy: 23/09/2009
Bài 12. CƠ CHẾ XÁC ĐỊNH GIỚI TÍNH
I. Mục tiêu 
	Học xong bài này Hs có những khả năng sau:
1. Kiến thức:
- Mô tả được một số đặc điểm của NST giới tính.
- Trình bày được cơ chế NST xác định giới tính ở người.
- Phân tích được ảnh hưởng của các yếu tố môi trường trong và môi trường ngoài đến sự phân hóa giới tính.
2. Kĩ năng 
- Tiếp tục phát triển kĩ năng phân tích kênh hình.
- Rèn khả năng hoạt động nhóm, độc lập làm việc và sáng tạo của Hs.
3. Thái độ 
- Rèn tinh thần học tập và yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy học:
* GV: 
 	- Giáo án.
- Các tranh hình phóng to H12.2.
	- Phiếu học tập.
III. Hoạt động trên lớp:
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Hs 1: Trình bày quá trình phát sinh giao tử ở động vật? 
- Hs 2: Trình bày ý nghĩa của ba quá trình nguyên phân – giảm phân – thụ tinh.
3. Bài mới: Trong bài 8 chúng ta đã biết, trong tế bào sinh dưỡng, ngoài các NST thường tồn tại thành từng cặp còn có 1 cặp NST giới tính. Vậy hôm nay chúng ta sẽ đi tìm hiểu kĩ hơn về sự khác nhau giữa hai loại NST này. Bên cạnh đó chúng ta sẽ tìm hiểu cơ chế NST xác định giới tính và các yếu tố ảnh hưởng đến sự phân hóa giới tính.
Hoạt động 1:
Tìm hiểu về NST giới tính
* Mục tiêu 1: Hs xác định được giới tính là do NST giới tính quy định.
Hoạt động của Gv
Hoạt động của Hs
Nội dung
- Yêu cầu Hs quan sát hình vẽ 12.1, sau đó quan sát lại hình vẽ của Bộ NST ruồi giấm ở bài 8. 
- Yêu cầu HS:
1. Nêu đặc điểm giống và khác nhau của bộ NST ở ruồi giấm đực và ruồi giấm cái?
2. Nêu đặc điểm giống nhau và khác nhau giữa bộ NST của nam và của nữ ở người. 
- Nhận xét các ý kiến vừa nêu và đi đến kết luận.
- Ba cặp NST giống nhau của ruồi giấm đực và ruồi giấm cái và 22 cặp NST giống nhau ở nam và nữ gọi là cặp NST thường.
- Gv: Cặp NST XY (ở ruồi đực, ở nam) và XX (ở ruồi cái, ở nữ ) gọi là cặp NST giới tính. 
- Yêu cầu HS nêu đặc điểm khác nhau giữa NST thường và NST giới tính về: Số lượng, đặc điểm và chức năng.
- Quan sát hình, thảo luận nhóm trong vòng 2 phút để tìm ra đáp án theo yêu cầu Gv.
+ Thu thập thông tin trên hình.
+ Tìm đáp án cho 2 câu hỏi GV yêu cầu.
- Một, hai nhóm trình bày ý kiến, các nhóm nhận xét và bổ sung.
1. Giống: Số lượng và hình dáng 3 cặp NST. 
+ Điểm khác nhau của bộ NST ruồi giấm đực và cái ở 1 cặp 1 NST: con đực (XY), con cái (XX).
2. Bộ NST nam và nữ : 
 - Giống nhau: Số lượng 2n = 46, giống hình dạng 22 cặp.
 - Khác nhau 1 cặp: nam ( XY), nữ (XX).
- Quan sát, thu thập, xử lý thông tin để tìm hiểu sự khác nhau giữa NST thường và NST giới tính. 
- Một, hai học sinh trình bày ý kiến.
I/ Nhiễm sắc thể giới tính:
* NST thường : 
-Thường tồn tại với cặp lớn hơn 1 trong tế bào lưỡng bội.
- Luôn tồn tại thành cặp tương đồng.
- Chỉ mang 1 gen quy định tính trạng thường của cơ thể.
* NST giới tính: 
 - Thường tồn tại 1 cặp trong tế bào lưỡng bội.
- Tồn tại thành từng cặp tương đồng XX hoặc không tương đồng XY.
- Chủ yếu mang gen qui định giới tính của cơ thể.
Kết luận:
NST thường
NST giới tính
- Thường tồn tại với số cặp lớn hơn 1 trong tế bào lưỡng bội.
- Luôn tồn tại thành cặp tương đồng.
- Chỉ mang 1 gen quy định tính trạng thường của cơ thể. 
- Thường tồn tại 1 cặp trong tế bào lưỡng bội.
- Tồn tại thành từng cặp tương đồng XX hoặc không tương đồng XY.
- Chủ yếu mang gen qui định giới tính của cơ thể. 
- Gv nói thêm: Ở người và động vật có vú, ruồi giấm, cây gaithì XX ở giống cái; XY ở giống đực Ở chim, ếch nhái, bò sát  thì XX ở giống đực, XY ở giống cái .
Hoạt động 2
Cơ chế xác định con trai, con gái ở người như thế nào?
* Mục tiêu 2: Học sinh trình bày cơ chế NST xác định giới tính ở người
- Treo tranh vẽ hình 12.2.
- Yêu cầu học sinh quan sát thảo luận nhóm để trả lời các kênh câu hỏi ở SGK: 
1. Có mấy loại trứng và tinh trùng được tạo ra qua giảm phân?
2. Sự thụ tinh giữa các loại tinh trùng mang NST giới tính nào với trứng để tạo hợp tử phát triển thành con trai hay con gái?
3. Tại sao tỉ lệ con trai và con gái sơ sinh xấp xỉ là 1:1?
- Nhận xét các ý kiến vừa nêu và đi đến kết luận.
- Hai loại tinh trùng X và Y đều có thể kết hợp với trứng với xác suất như nhau nên tạo 2 loại tổ hợp XX và XY có tỷ lệ bằng nhau, vì thế tỷ lệ con trai : con gái 1 : 1.
- Cơ chế xác định giới tính với tỷ lệ 1 : 1 chỉ đúng trong những điều kiện nào?
- Nhận xét và bổ sung: Tỷ lệ này chỉ đúng trong những điều kiện sau :
 + Số lượng cá thể phải đủ lớn. 
 + Quá trình thụ tinh giữa tinh trùng và trứng hoàn toàn ngẫu nhiên (ở người tỷ lệ này thay đổi theo độ tuổi).
- Quan sát tranh, thu thập thông tin.
- Thảo luận nhóm tìm đáp án đúng cho câu hỏi của phần thảo luận:
- Một, hai nhóm trình bày ý kiến, các nhóm nhận xét và bổ sung.
* Kết luận :
- Khi phát sinh giao tử :
 + Ở nữ cho ra 1 loại trứng X (Gọi là giới đồng giao tử).
 + Ở nam cho ra 2 loại tinh trùng: X và Y (gọi là giới dị giao tử ).
- Một, hai đại diện nêu điều kiện nghiệm đúng của tỷ lệ 1 nam : 1 nữ.
II/ Cơ chế nhiễm sắc thể xác định giới tính. 
- Khi phát sinh giao tử: Ở nữ cho ra 1 loại trứng X (Gọi là giới đồng giao tử ); Ở nam cho ra 2 loại tinh trùng là X và Y gọi là giới dị giao tử). 
- Hai loại tinh trùng X và Y đều có thể kết hợp với trứng với xác suất như nhau nên tạo 2 loại tổ hợp XX (con gái) và XY (con trai) có tỷ lệ bằng nhau vì thế tỷ lệ con trai : con gái 1 : 1. 
Hoạt động 3
Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến sự phân hóa giới tính .
* Mục tiêu 3: HS phân biệt được các yếu tố môi trường trong và ngoài ảnh hưởng đến sự phân hóa giới tính.
- Yêu cầu HS thu thập thông tin SGK và cho biết: Những yếu tố nào đã ảnh hưởng đến sự phân hóa giới tính?
- GV kết luận :
Sự phân hóa giới tính còn chịu ảnh hưởng của nhân tố môi trường trong (hoóc môn) và môi trường ngoài (ánh sáng, nhiệt độ).
- Yêu cầu cho HS nắm được cơ chế xác định giới tính và các yếu tố ảnh hưởng đến phân hóa giới tính có ý nghĩa gì?
* Kết luận : 
 Nắm được cơ chế xác định giới tính và các yếu tố ảnh hưởng đến sự phân hóa giới tính người ta có thể chủ động điều chỉnh tỷ lệ đực cái ở vật nuôi cho phù hợp với mục đích sản xuất. 
- Học sinh thu thập và xử lý thông tin.
- Một, hai học sinh đại diện trình bày những yếu tố ảnh hưởng đến sự phân hóa giới tính.
- Ứng dụng di truyền vào lĩnh vực sản xuất đặc biệt là việc điều khiển tỉ lệ đực : cái trong lĩnh vực chăn nuôi. 
III/ Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phân hóa giới tính .
- Quá trình phân hóa giới tính còn chịu ảnh hưởng của các nhân tố môi trường bên trong và bên ngoài. 
- Người ta đã ứng dụng di truyền giới tính vào các lĩnh vực sản xuất, đặc biệt là việc điều khiển tỉ lệ đực : cái trong lĩnh vực chăn nuôi. 
4. Củng cố 
- Giáo viên yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi 1, 2, 3, 4 SGK.
- Làm bài tập 5 SGK.
- Hs đọc phần kết luận.
- Còn thời gian thì đọc thêm phần “Em có biết?”
5. Dặn dò 
- Học bài theo vở ghi và làm bài tập trong SGK.
- Vẽ hình 12.2 vào vở bài tập.
- Vẽ trước hình 13 và chuẩn bị bài 13: Di truyền liên kết.
˜˜˜&™™™

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 6_2.doc