Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Năm 2009 Tuần 8 - Tiết 15 - Bài 15: Axit đeoxiribo nucleic (and)

Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Năm 2009 Tuần 8 - Tiết 15 - Bài 15: Axit đeoxiribo nucleic (and)

Học xong bài này Hs có những khả năng sau:

1. Kiến thức:

- Phân tích được đặc điểm cấu trúc của AND, tính đặc thù và đa dạng của AND.

- Mô tả được cấu trúc không gian của AND theo mô hình Oat–xơn và Crich.

2. Kĩ năng

- Phát triển kĩ năng quan sát và phân tích trên kênh hình.

- Hoạt động hợp tác nhóm nhỏ .

 

doc 3 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1164Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Năm 2009 Tuần 8 - Tiết 15 - Bài 15: Axit đeoxiribo nucleic (and)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 8	Ngày soạn: 22/09/2009
Tiết 15	Ngày dạy: 07/10/2009
Bài 15. AXIT ĐEOXIRIBO NUCLEIC (AND)
I. Mục tiêu 
	Học xong bài này Hs có những khả năng sau:
1. Kiến thức:
- Phân tích được đặc điểm cấu trúc của AND, tính đặc thù và đa dạng của AND.
- Mô tả được cấu trúc không gian của AND theo mô hình Oat–xơn và Crich.
2. Kĩ năng 
- Phát triển kĩ năng quan sát và phân tích trên kênh hình.
- Hoạt động hợp tác nhóm nhỏ .
3. Thái độ 
- Rèn tinh thần học tập và yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy học:
* GV: 
 	- Giáo án.
- Tranh vẽ phóng to H 51 SGK.
- Mô hình phân tử AND.
III. Hoạt động trên lớp:
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Thu bài thu hoạch của Hs. 
3. Bài mới: Giáo viên vào bài.
@ Hoạt động 1: Tìm hiểu thành phần hóa học của AND
* Mục tiêu 1: 
- Học sinh phân tích được thành phần hóa học của AND.
- Học sinh phân tích được tính đặc thù, đa dạng của AND.
Hoạt động của Gv
Hoạt động của Hs
Nội dung
+ Treo tranh vẽ H 15.1 và giới thiệu mô hình cấu trúc phân tử AND.
+ Yêu cầu HS quan sát, thu thập thông tin SGK tìm đáp án cho các câu hỏi ở phần hoạt động SGK
- Nhận xét, nêu đáp án đúng.
* Kết luận: 
- Cấu tạo từ các nguyên tố :C ; H ; O ; N và P .
- AND đại phân tử được cấu tạo từ các đơn phân là các Nuclêotit gồm 4 loại : A , T , G , X .
- AND đặc trưng cho loài về : số lượng , thành phần và trình tự sắp xếp các Nuclêotit .
- Cách sắp xếp của 4 loại Nucleotit tạo nên tính đa dạng của AND .
- Tính đặc thù và tính đa dạng của AND do AND cấu tạo theo nguyên tắc đa phân tử, với 4 loại đơn phân tử: A, T, G, X.
- Lượng AND trong nhân tế bào ổn định, đặc trưng cho loài, trong tế bào giao tử AND giảm đi một nửa.
 + Quan sát, thảo luận nhóm theo yêu cầu của Giáo viên.
 + Một, hai đại diện nhóm trình bày ý kiến, các nhóm khác bổ sung hoàn chỉnh đáp án. 
I/ Cấu tạo hóa học của phân tử AND . 
- Cấu tạo từ các nguyên tố: C; H; O; N và P.
- AND đại phân tử được cấu tạo từ các đơn phân là các Nuclêotit gồm 4 loại: A, T, G, X.
- AND đặc trưng cho loài về: số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp các Nuclêotit.
- Cách sắp xếp của 4 loại Nucleotit tạo nên tính đa dạng của AND.
- Tính đặc thù và tính đa dạng của AND do AND cấu tạo theo nguyên tắc đa phân tử , với 4 loại đơn phân tử : A , T , G , X .
- Lượng AND trong nhân tế bào ổn định, đặc trưng cho loài, trong tế bào giao tử AND giảm đi một nửa.
Hoạt động 2
Tìm hiểu cấu trúc không gian của phân tử AND
* Mục tiêu 2: Học sinh mô tả được cấu trúc không gian của phân tử AND
- Yêu cầu quan sát mô hình AND thu thập thông tin SGK và trả lời câu hỏi. 
- Gợi ý (Chỉ trên mô hình).
- Giáo Viên nhận xét nêu đáp án đúng. 
* Kết luận:
- AND gồm 2 mạch đơn, xoắn kép theo chiều trái sang phải (xoắn phải). Mỗi chu kì gồm 10 cặp Nuclêotit, cao 34 Ao, đường kính vòng xoắn 20 Ao.
- Các Nuclêotit trên 2 mạch đơn liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ sung:
 A liên kết với T bằng 2 cầu nối hidro.
 G liên kết với X bằng 3 cầu nối hidro. 
- Hệ quả: Từ trình tự sắp xếp các Nu trên 1 mạch AND suy ra trình tự Nu mạch còn lại.
 A = T; G = X; A + G = T + X = 50% Nu.
- Quan sát, thảo luận nhóm theo yêu cầu của Giáo viên.
- HS: 
 + Một, hai đại diện nhóm trình bày ý kiến.
 + HS khác bổ sung hoàn thành đáp án đúng. 
II/ Cấu trúc không gian của phân tử AND . 
- AND gồm 2 mạch đơn, xoắn kép theo chiều trái sang phải (xoắn phải). Mỗi chu kì gồm 10 cặp Nuclêotit, cao 34 Ao, đường kính vòng xoắn 20 Ao. 
+ Các Nuclêotit trên 2 mạch đơn liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ sung:
 A liên kết với T bằng 2 cầu nối hidro.
 G liên kết với X bằng 3 cầu nối hidro. 
- Hệ quả: Từ trình tự sắp xếp các Nu trên 1 mạch AND suy ra trình tự Nu mạch còn lại .
 A = T; G = X; 
 A + G = T + X = 50% Nu.
4. Củng cố 
- Giáo viên yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi 1, 2, 3, 4 trang 47 SGK.
- Hs đọc phần kết luận.
5. Dặn dò 
- Học bài theo vở ghi và làm bài tập trong SGK.
- Làm bài tập 5, 6 trang 47 SGK.
- Vẽ hình 15 và chuẩn bị bài 16 (Vẽ trước hình 16).
˜˜˜&™™™

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 8_1.doc