Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Năm 2010 - 2011

Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Năm 2010 - 2011

I. MỤC TIÊU:

- Học sinh nắm được mục đích, ý nghĩa, nhiệm vụ của Di truyền học.

- Hiểu được công lao và trình bày được phương pháp phân tích các thế hệ lai của Men Đen.

- Hiểu và nêu thuật ngữ , ký hiệu trong di truyền học.

- Củng cố niềm tin vào khoa học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 

doc 32 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1257Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Năm 2010 - 2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ơ
 Ngày soạn: 22 /08 /2010
Phần I: Di truyền và biến dị
Chương I: Các thí nghiệm của MenĐen
Tiết 1 : Bài 1 MenĐen và di truyền học
I. Mục tiêu: 
- Học sinh nắm được mục đích, ý nghĩa, nhiệm vụ của Di truyền học.
- Hiểu được công lao và trình bày được phương pháp phân tích các thế hệ lai của Men Đen.
- Hiểu và nêu thuật ngữ , ký hiệu trong di truyền học.
- Củng cố niềm tin vào khoa học.
II. Đồ dùng dạy học:
 Tranh vẽ: Tranh các cặp tính trạng trong thí nghiệm của MenĐen.
 Chân dung nhà Bác học Men Đen
III. Tiến trình bài giảng
A. Giới thiệu chương trình: 
B. Bài mới: - Vào bài:
	 - Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
HĐ 1 : HS nghiên cứu thông tin mục I SGK thu nhận và xử lí thông tin, trả lời câu hỏi:
? Nêu khái niệm Di truyền? khái niệm Biến dị? 2 quá trình này có mối liên hệ với nhau như thế nào?
 GV yêu cầu Học sinh làm bài tập trong hoạt động 1 SGK. 
Đại diện 1 số HS trả lời kết quả bài tập. Phân loại các đặc điểm di truyền , biến dị?
? Di truyền học có ý nghĩa như thế nào đối với đời sống và khoa học?
? di truyền học nghiên cứu những vấn đề gì?
đại diện HS trả lời, HS khác bổ sung - GV kết luận.
GV gới thiệu ngành Di truyền học: Lịch sử phát triển, thành tựu của ngành
HĐ 2:
GV giới thiệu về nhà bác học MenĐen qua ảnh chân dung của nhà bác học. Giới thiệu về tiểu sử, công lao, phương pháp nghiên cứu
HS nghiên cứu thông tin SGK hãy cho biết nội dung phương pháp nghiên cứu của MenĐen? Quan sát hình 1.2 SGK hoặc tranh vẽ phóng to GV treo ở bảng trả lời câu hỏi:
? Tại sao ông chọn các cặp tính trạng tương phản khi khi thực hiện các phép lai/ (thuận tiện cho việc theo dõi sự Di truyền các cặp tính trạng)
GV giới thiệu thêm cho HS đối tượng nghiên cứu, công trình nghiên cứu của ông.
HĐ 3: HS nghiên cứu thông tin SGK 
Xác định các thuật ngữ thường dùng trong Sinh học.
GV phân tích rõ từng khái niệm và lấy ví dụ minh hoạ.
GV nhấn mạnh cáckhái niệm cơ bản.
HS xác định 1 số ký hiệu cơ bản thường dùng.
GV lấy ví dụ về phép lai hướng dẫn HS cách viết sơ đồ lai, cách sử dụng các ký hiệu
I. Di truyền học:
1. Khái niệm Di truyền:
 Di truyền là hiện tượng truyền đạt các tính trạng của bố mẹ, tổ tiên cho con cháu.
2. Khái niệm Biến dị: Con cái sinh ra khác bố mẹ và khác nhau nhiều chi tiết.
3. Mục đích, ý nghĩa, nhiệm vụ của Di truyền học:
- Di truyền học nghiên cứu cơ sở vật chất, cơ chế, tính quy luật của hiện tượng biến dị và Di truyền.
- Di truyền học có vai trò quan trọng trong khoa học chọn giống, y học và công nghệ Sinh học.
II. Menđen- người đặt nền móng cho Di truyền học:
- Men Đen (1822 - 1884)
- Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp phân tích các thế hệ lai;
+ Lai các cặp bố mẹ khác nhau về 1 hoặc 1 số cặp tính trạng thuần chủng tương phản.
+ Dùng toán thống kê phân tích số liệuthu được => rút ra quy luật
- Đối tượng nghiên cứu: Đậu Hà lan
III. Một số thuật ngữ và kí hiệu cơ bản của Di truyền học:
- Một số thuật ngữ:
+ Tính trạng: Đặc điểm hình thái, cấu tạo, sinh lí cơ thể.
+Cặp tính trạng tương phản: Hai trạng thái biểu hiện trái ngược nhau của cùng loại tính trạng.
+ Nhân tố Di truyền: Quy định về tính trạng.
+ Giống (dòng) thuần chủng:
- Một số kí hiệu: 
P: Cặp bố mẹ xuất phát
Phép lai: X
G: Giao tử
F: Thế hệ con F1, F2.
C. Củng cố: Dùng câu hỏi cuối bài (SGK)
D. Ghi nhớ: SGK
E. Dặn dò: Học bài, làm bài tập - soạn bài 02.
* * * * * * * 
 Ngày soạn:26/08 /2010
Tiết 2 : Bài 2 Lai một cặp tính trạng
I. Mục tiêu: 
 - Học sinh phải trình bày và phân tích được thí nghiệm lai một cặp tính trạng của Menđen.
- Nêu được các khái niệm: Kiểu hình, kiểu gen, thể đồng hợp, thể dị hợp.
- Phát biểu được nội dung quy luật phân li.
- Giải thích được kết quả thí nghiệm theo quan niệm của Menđen.
- Rèn luyện kỹ năng phân tích số liệu và kênh hình.
II. Đồ dùng dạy học:
Tranh vẽ phóng to hình 2.1; 2.2; 2.3 SGK 
Bảng phụ.
III. Tiến trình bài giảng
A. Bài cũ: 1. Nội dung cơ bản của phương pháp phân tích các thế hệ lai của Menđen gồm những điểm nào?
	2. Lấy ví dụ ở người minh hoạ cho khái niệm" cặp tính trạng tương phản"? 
B. Bài mới: - Vào bài:
	 - Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
HĐ 1 : Học sinh nghiên cứu thông tin GGK đồng thời quan sát hình 2.1 SGK.
GV gọi 1 HS đứng dậy trình bày lại thí nghiệm của Men đen. nêu khái niệm kiểu gen và kiểu hình?
HS khác bổ sung, GV kết luận.
? Học sinh tiếp tục nghiên cứu thông tin bảng 2 thảo luận nhóm để xác định tỷ lệ kiểu gen, kiểu hình ở F2?
Đại diện 1 số nhóm trình bày kết quả thảo luận, nhóm khác bổ sung.
GV kết luận: F1 đồng tính, F2 tỷ lệ kiểu hình 3 trội : 1lặn.
HS hoàn thành câu hỏi trong hoạt động 1, điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống.
GV giải thích vị trí cây bố, mẹ thay đổi thì kết quả như nhau.
GV giải thích nội dung quy luật, 1 HS đọc quy luật. 
HĐ 2: HS quan sát hình 2.3 kết hợp nghiên cứu thông tin SGK
GV giải thích quan niệm đương thời Menđen về sự di truyền hoà hợp, quan niệm của Menđen về khái niệm giao tử thuần khiết...
? Hãy xác định tỷ lệ các loại giao tử n F1 và tỷ lệ các loại hợp tử ở F2?
Các nhóm thảo luận nội dung câu hỏi và trả lời câu hỏi, nhóm khác bổ sung.
? Tại sao ở F2 có tỷ lệ 3 đỏ : 1 trắng?
(Hợp tử Aa biểu hiện kiểu hình trội giống AA) GV giải thích lại trên sơ đồ 2.3 và kết luận.
Trong quá trình phát sinh giao tử của F1 A a xác suất như nhau, tỷ lệ 1 A: 1a => sự tổ hợp ngẫu nhiên giảo tử đực và cái => F2 các 1 AA: 2 Aa : 1aa
AA thể đồng hợp trội
A a Thể dị hợp
aa Thể đồng hợp lặn
I. Thí nghiệm của Menđen:
a. Thí nghiệm: 
Hoa đỏ x Hoa trắng
Kết quả: F1 Hoa đỏ 
 F2 tỷ lệ kiểu hình 3 đỏ : 1trắng.
Thân cao x Thân lùn
Quả lục x Quả vàng.
b. Kết quả thí nghiệm:
Khi lai 2 cơ thể bố mẹ khác nhau về 1 cặp tính trạng thuần chủng tương phản thì: F1 đồng tính về tính trạng bố (mẹ), F2 phân li tính trạng theo tỷ lệ 3 trội : 1lặn.
- Tính trạng trội: Biểu hiện ở F1
- Tính trạng lặn: Biểu hiện từ F2.
II. Menđen giải thích kết quả thí nghiệm:
Nội dung quy luật phân li:
- Mỗi tính trạng do cặp nhân tố di truyền quy định.
- Trong quá trình phát sinh giao tử có sự phân li của cặp nhân tố di truyền (gen)
- Các nhân tố di truyền được tổ hợp lại trong quá trình thụ tinh.
C. Củng cố: Nêu khái niệm kiểu hình? Cho ví dụ minh hoạ
	Phát biểu nội dung quy luật phân li? Menđen đã giải thích kết quả rên đậu Hà Lan như thế nào?
D. Ghi nhớ: SGK
E. Bài tập: Số Vì F1 toàn các mắt đen => mắt đen tính trạng trội, mắt đỏ là tính trạng lặn.
Quy ước: Gen A quy định mắt đỏ, gen a quy định mắt đen.
	P Mắt đen x Mắt đỏ
	 AA x aa
	GP A	 a
 	 F1 Aa x Aa
	GF1 A, a A, a
	F2 1AA : 2Aa	: 1aa
	3 mắt đen : 1 mắt đỏ.
G. Dặn dò: Học bài, làm bài tập - soạn bài 03.
* * * * * * * 
 Ngày soạn:03/09/2010
Tiết 3: Bài 3 Lai một cặp tính trạng
I. Mục tiêu: 
 - Học sinh hiểu và trình bày được nội dung, mục đích, ứng dụng của phép lai phân tích.
- hiểu và giải thích được quy luật phân li chỉ nghiệm đúng trong những điều kiện nhất định.
- Nêu được ý nghĩa của quy luật phân li đối với lĩnh vực san rxuất.
- Hiểu và phân biệt được sự di truyền trội không hoàn toàn (di truyền trung gian) với di truyền trội hoàn toàn.
- Phát triển tư duy lí luận, phân tích so sánh.
II. Đồ dùng dạy học:
Tranh vẽ Lai một cặp tính trạng của Menđen 
Bảng phụ.
III. Tiến trình bài giảng
A. Bài cũ: 1. Phát biểu nội dung quy luật phân li?
	2. Menđen đã giải thích kết quả thí nghiệm trên đậu Hà Lan như thế nào? 
B. Bài mới: - Vào bài:
	 - Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
HĐ 1 : Học sinh nghiên cứu thông tin GGK đồng thời quan sát tranh vẽ lai 1 cặp tính trạng GV treo ở bảng.
? Hãy nêu tỷ lệ các loại hợp tử ở F2 trong thí nghiệm của Menđen? ( 1AA : 2Aa : 1 aa)
GV phân tích các khái niệm: Kiểu gen, thể đồng hợp, thể dị hợp...
HS nhắc lại các khái niệm.
? Thảo luận nhóm viết sơ đồ lai của 2 trường hợp, nêu kết quả của từng phép lai? Đại diện 2 HS lên bảng viết sơ đồ lai. Các nhóm khác nhận xét bổ sung.
? Hoa đỏ có mấy kiểu gen? 
? Làm thế nào để xác định được kiểu gen của cá thể mang tính trạng trội? (lai với cá thể mang tính trạng lặn)
GV thông báo cho HS phép lai đó là phép lai phân tích và yêu cầu hS làm bài tập điền từ vào chỗ trống tr.11 SGK.
Đại diên 2 nhóm trình bày câu trả lời, nhóm khác nhận xét bổ sung. => nêu khái niệm lai phân tích.
? Mục đích của phép lai phân tích là gì? (Xđịnh kiểu gen của cá thể mang tính trạng trội)
HĐ 2: HS nghiên cứu thông tin SGK thảo luận trả lời câu hỏi:
? Nêu tương quan trội lặn trong tự nhiên?
? Xác định trính trạng trội và tính trạng lặn nhằm mục đích gì?
? Việc xác định độ thuần chủng của giống có ý nghĩa gì trong sản xuất?
? Để xác định giống có thuần chủng hay không cần thực hiện phép lai nào?
( Lai phân tích)
HĐ 3: GV treo tranh vẽ về trội không hoàn toàn yêu cầu HS quan sát kết hợp nghiên cứu thông tin SGK nhận xét sự khác nhau giữa kiểu hình ở F1 và F2 giữa trội không hoàn toàn với thí nghiệm của Menđen?
 ? Làm việc cá nhân chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống tro trong bài tập trang 12. Đại diện 2 HS trình bày kết quả, HS khác nhận xét. GV bổ sung kết luận.
? Thế nào là trội không hoàn toàn?
III. Lai phân tích:
- Kiểu gen: Tổ hợp toàn bộ các gen trong tế bào của cơ thể.
- Thể đồng hợp: Kiểu gen chứa cặp gen tương ứng giống nhau.
- Thể dị hợp: Kiểu gen chứa cặp gen tương ứng khác nhau.
- Lai phân tích là phép lai giữa cá thể mạng tính trạng trội cần xác định kiểu gen với cá thể mang tính trạng lặn.
+ Nếu kết quả phép lai phân tích đồng tính => cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen đồng hợp.
+ Nếu kết quả phép lai phân tích có tỷ lệ 1:1 => cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen dị hợp.
IV ý nghĩa của tương quan trội lặn:
- Trong tự nhiên tương quan trội lặn là phổ biến.
VD; cà chua: đỏ - vàng, thân cao - thân thấp, ...
- Tính trạng trội thường là tính trạng tốt => xác định kiểu gen trội để tập trung vào 1 kiểu gen tạo giống có ý nghĩa kinh tế.
- Kiểm tra độ thuần chủng của giống => tránh được sự phân li tính trạng.
V. Trội không hoàn toàn:
Trội không hoàn toàn là hiện tượng di truyền trong đó kiểu hình của cơ thể lai F1 biểu hiện tính trạng trung gian giữa bố và mẹ còn ở F2 có tỷ lệ kiểu hình là 1trội : 2 trung gian :1 lặn
C. Củng cố: Thế nào là phép lai phân tích? Lai phân tích có ý nghĩa gì?
	Thế nào là trội không hoàn toàn?
 HD bài số 4: Đáp án b
D. Ghi nhớ: SGK
E. Dặn dò: Học bài, làm bài tập - soạn bài 04.
* * * * * * * 
 Ngày soạn: 06/09/2010
Tiết 4: Bài 4 Lai hai cặp tính trạng
I. Mục tiêu: 
- Sau khi học xong HS phải mô tả được thí nghiệm lai 2 cặp tính trạng của Menđen.
- Biết phân tích kết quả thí nghiệm lai 2 cặp tính trạng của Menđen.
- Hiểu và phát biểu được nội dung quy luật phân li độc lập của Menđen.
- Giải thích được khái niệm biến dị tổ hợp
- Phát triển kỹ năng phân tích kết quả thí nghiệm. 
 ... u HS thu thập thông tin trong SGK phần II và các bài học trước.
- Tổ chức cho HS thảo luận các câu hỏi sau:
+ Sự sắp xếp các Gen ở ruồi giấm phải như thế nào?
+ Nêu sự khác nhau cơ bản trong di truyền liên kết và phân li độc lập?
+ Di truyền liên kết có ý nghĩa gì đối với di truyền và chọn giống?
- GV nhận xét, bổ sung và KL:
I. Thí nghiêm của Moocgan:
 - Đối tượng nghiên cứu: Ruồi giấm
- Thí nghiệm:
P: Xám, dài x đen, cụt
F1: Toàn xám dài.
Lai phân tích: 
F1 x đen cụt
F2: 1 xám dài: 1đen cụt
- Giaỉ thích kết quả (sơ đồ 13)
+ ruồi cái cho 1 giao tử: bv
+ ruồi đực: cho 2 loại gtử: BV; bv
-> các gen cùng nằm trên 1 NST và liên kết với nhau.
- Di truyền liên kết là hiện tượng 1 nhóm tính trạng được quy định bởi các gen cùng nằm trên 1 NST cùng phân li trong quá trình phân bào.
II. ý nghĩa của di truyền liên kết:
 - Di truyền liên kết đảm bảo sư di truyền bền vững của từng nhóm tính trạng được quy định bởi các gen trên 1 NST
- Trong chọn giống chọn ra được những tính trạng tốt di truyền cùng nhau.
C. Củng cố: Thế nào là di truyền liên kết? Hiện tượng này đã bổ sung cho quy luật phân li độc lập của Menđen như thế nào?
Bài tập 4: đáp án c
Câu 3: 
Hãy so sánh kết quả lai phân tích F1 trong 2 trường hợp di truyền độc lập và di truyền liên kết của 2 cặp tính trạng.
Di truyền độc lập
DT liên kết
 P; Hạt vàng trơn x xanh nhăn
 AaBb aabb
GP AB, Ab,AB,Ab ab 
F1 1AaBb: 1Aabb : 1 aaBb : 1aabb
1vàng trơn: 1vàng nhăn: 1xanh trơn: 1 xanh nhăn
- tỷ lệ kiểu gen và kiểu hình đều 1:1:1:1 
- Xuất hiện biến dị tổ hợp.
P: xám dài x đen cụt 
 x 
GP: BV, bv bv
F1 1 : 1
 1 xám dài : 1 đen cụt
- Tỷ lệ kiểu gen và kiểu hình đều 1:1
- Không xuất hiện biến dị tổ hợp.
D. Ghi nhớ:
E .Dặn dò: Học bài, soạn bài 14.
* * * * * * * *
ơ
 Ngày soạn: 16/10/2010
Tiết 14: Bài 14 Thực hành: quan sát hình thái nhiễm sắc thể
I. Mục tiêu: 
- Học sinh quan sát nhận dạng được NSt ở các kỳ.
- Phát triển kỹ năng sử dụng và quan sát tiêu bản dưới kính hiển vi.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tiêu bản cố định NST của 1 số loài động vật, thực vật ( giun đũa, châu chấu, trâu bò, lợn, người,hành, lúa nước...)
- Kính hiển vi quang học.
- Hộp tiêu bản ĐV, TV 
- Tranh vẽ: Nguyên phân
III. Tiến trình bài giảng
A. ổn định tổ chức: GV kiểm tra sỹ số học sinh, các nhóm nhận dụng cụ, tiêu bản.
B. Bài mới: - Vào bài: GV giới thiệu mục đích nhiệm vụ của giờ thực hành
	 - Các hoạt động dạy học:
	GV hướng dẫn quy trình thực hành. 
- Đặt tiêu bản lên bàn kính. Chọn bội giác bé để chọn điểm quan sát đạt yêu cầu. sau đó chuyển sang bội giác lớn để quan sát tiếp. => Nhận dạng tế bào đang ở kì nào?
- Trong tiêu bản có nhiều tế bào , chọn TB mạng NST nhìn rõ nhất.
- Trong tiêu bản NST ở nhiều kì khác nhau
	+ Kì trung gian: Nhân hình tròn -> không thấy rõ NST
	+ Các NST tập trung thành hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào, NST có hình thái rõ nhất -> kì giữa.
	+ Các NST phân li về 2 cực tế bào -> kì sau.
=> căn cứ vào vị trí NST trong tế bào -> xác định các kì.
Các nóm điều chỉnh kính để quan sát, GV xác nhận kết quả của từng nhóm, HS trao đổi trong nhóm sau đó các nhóm trao đổi nhau để quan sát.
- GV dùng tranh vẽ quá trình nguyên phân để giải thích cho HS
Báo cáo thu hoạch:
	HS vẽ hình vẽ và chú thích hình quan sát được vào vở và đối chiếu với tranh vẽ SGK.
C. Nhận xét đánh giá: 
- GV Nhận xét tinh thần thái độ học tập, kết quả của mỗi nhóm
- Nhận xét về thao tác kỹ năng sử dụng kính hiển vi của HS
 - Đánh giá chung kết quả của các nhóm.
D. Dặn dò: Học bài - Soạn bài 15. 
* * * * * * * 
 Ngày soạn: 21/10/2010
Chương II: ADN và Gen
Tiết 15: Bài 15 ADN (Axit đêoxi Ribônuclêic)
I. Mục tiêu
 Học xong bài này HS phải:
 - Phân tích được thành phần hoá học của ADN, tính đặc thù và đa dạng của ADN.
 - Mô tả được cấu trúc không gian của ADN theo mô hình Oát xơn- Crích.
- Rèn luyện kỹ năng quan sát, phân tích kênh hình, kỹ năng hoạt động nhóm...
- Bước đầu thấy được cấu trúc vật chất di truyền.
II. Đồ dùng dạy học
 - Tranh vẽ mô hình cấu trúc 1 đoạn phân tử ADN
 - Mô hình phân tử ADN
III. Tiến trình bài giảng
ABài cũ: Nhiễm sắc thể có chức năng gì trong cơ thể?
B.Bài mới: - Giới thiệu chương II - Vào bài
 - Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV- HS
Nội dung
HĐ 1: - Giáo viên treo tranh vẽ phóng to hình 15 SGK.
- Yêu cầu HS quan sát, thu thập thông tin trong SGK hoạt động nhóm trả lời các câu hỏi sau:
+ ADN được cấu tạo từ những nguyên tố hoá học nào?
+ ADN được cấu tạo từ những loại đơn phân nào?
+ Vì sao ADN có tính đặc thù và đa dạng?
? Dựa vào cơ sở nào để xác định tính đặc thù và đa dạng của các loài sinh vật?
? Trong tế bào ADN tập trung chủ yếu ở đâu?
? Trong giao tử hàm lượng ADN như thế nào?
- Hoạt động nhóm trả lời các câu hỏi theo hướng dẫn của GV.
- Đại diện nhóm trả lời.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, bổ sung và kết luận.
GV nhấn mạnh Phân tử ADN cấu trúc theo nguyên tắc đa phân gồm 4 đơn phân khác nhau => tạo nên tính đa dạng và đặc thù cho ADN.
 HĐ 2: 
- GV giới thiệu mô hình ADN, hướng dẫn HS quan sát và thu thập thông tin trong SGK.
- Tổ chức HS hoạt động trả lời các câu hỏi sau:
+ADN có cấu trúc không gian như thế nào?
+ Các Nu trong ADN liên kết với nhau như thế nào? Các loại Nu nào liên kết với nhau tạo thành cặp?
- HS quan sát tranh và thu thập thông tin.
- Hoạt động nhóm trả lời các câu hỏi theo hướng dẫn của GV.
- Đại diện nhóm trả lời.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
 + Xác định trật tự sắp xếp các Nu của mạch còn lại của đoạn ADN sau:
 A-T-T-G-G-A-X-G-T-A-T-X-G-G-X
HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, bổ sung và kết luận.
? Tỷ lệ ở các loài khác nhau có khác nhau không?
GV giới thiệu sự liên kết giữa các Nu rên mạch đơn.
I. Cấu tạo hoá học của phân tử ADN:
- ADN (Axít đêôxi Ribô Nuclêic) thành phần chính tạo nên NST.
- ADN được tạo thành từ các nguyên tố C, H, O, N, P. Là đại phân tử.
- ADN được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân gồm nhiều đơn phân, Đơn phân là các Nuclêotít gồm 4 loại: A, T, G, X.
- Phân tử ADN có tính đặc thù và đa dạng do thành phần, số lượng, trình tự sắp xếp của các Nuclêotit và cấu trúc không gian của ADN.
- Tính đa dạng và đặc thù của ADN cơ sở cho tính đa dạng và đặc thù của các loại sinh vật.
- Hàm lượng ADN trong nhân tế bào ổn định, đặc trưng cho loài; trong giao tử hàm lượng ADN giảm đi một nửa.
II. Cấu trúc không gian của phân tử ADN:
 - ADN là chuỗi xoắn kép gồm 2 mạch đơn song song, xoắn đều theo 1 trục từ trái sang phải (xoắn phải). 
- Mỗi chu kỳ xoắn gồm 10 cặp Nu cao 34 A0, đường kính 20 A0.
- Các Nu trong ADN giữa 2 mạch liên kết với nhau bằng liên kết Hidro theo nguyên tắc bổ sung:
+ A liên kết với T bằng 2 liên kết Hiđrô và ngược lại. ( A =T)
+ G liên kết với X bằng 3 liên kết Hiđrô và ngược lại.(G X)
- Hệ quả: Biết trật tự sắp xếp Nu mạch này suy ra trật tự sắp xếp Nu mạch kia
A=T G=X; A + G = T + X = 50% N
 đặc trưng cho loài
Trên 1 mạch đơn các Nu liên kết với nhau bằng các liên kết hoá trị giữa P và đường C5.
C. Củng cố: Yêu cầu HS lên bảng chỉ theo mô hình cầu trúc hoá học và cấu trúc không gian của ADN.
- Vì sao phân tử ADN có cấu tạo đa dạng và đặc thù?
- Hệ quả của nguyên tắc bổ sung được thể hiện ở điểm nào?
 Câu 5: a
Câu 6: a, b, c
 D. Ghi nhớ:
E .Dặn dò: Học bài, soạn bài 16.
* * * * * * * *
	Ngày soạn: 23/10/2010
Tiết 16 : Bài 16 ADN và bản chất của gen
I. Mục tiêu:
- HS trình bày được nguyên tắc tự nhân đôi của ADN
- Nêu được bản chất hoá học của gen.
- Phân tích được các chức năng của ADN
- Tiếp tục phát triển kỹ năng quan sát và phân tích kênh hình.
II. Đồ dùng dạy học:
	- Tranh vẽ sơ đồ tự nhân đôi của phân tử ADN
- Mô hình tháo rời phân tử ADN
III. Tiến trình bài giảng
 A. Bài cũ: 1. Mô tả cấu trúc không gian của phân tử ADN?
	2. Cho mạch đơn của phân tử ADN: A - X - T- G - A - T - X - G-
	Viết đoạn mạch đơn bổ sung với nó.
 B. Bài mới:	- Vào bài:
	 - Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
HĐ1: HS nghiên cứu thông tin SGK thu nhận xử lý thông tin thảo luận nhóm trả lời câu hỏi:
? Tại aao ADN lại có khả năng tự nhân đôi?
? Quá trình tự nhân đoi ADN xảy ra ở đâu? vào thời điểm nào của chu kỳ tế bào?
Quan sát tranh vẽ sơ đồ tự nhân đôi của ADN thảo luận nhóm trả lời:
? Khi bắt đầu tự nhân đôi ADN có sự biến đổi như thế nào? 
? Để hình thành mạch mới các nucleotit trên mạch đơn liên kết với các nucleotit ở đâu? Các nucleotit nào liên kết với nhau thành từng cặp?
? Quá trình tự nhân đôi của ADN còn có sự tham gia của yếu tố nào?(enzim, yếu tố tách mạch, tháo xoắn, giữ mạch...)
? Sự hình thành mach mới ở ADN con diễn ra như thế nào?
? Nhận xét về cấu tạo của ADN con so với ADN mẹ?
HS tự lắp mô hình ADN , thực hiện quá trình tự nhân đôi ADN.
HS làm bài tập cho đoạn mạch có cấu trúc G - A - T - X - T - A - G- 
 G - T - A - G - A - T - X -
Viết cấu trúc của 2 đoạn ADN tạo thành từ đoạn mạch trên?
? Quá trình tự nhân đôi ADN diễn ra theo những nguyên tắc nào?
GV nhẫn mạnh tự nhân đôi là đặc tính quan trọng chỉ có ở ADN.
HĐ2: HS nghiên cứu thông tin SGK thu nhận và xử lý thông tin.
? Bản chất của gen là gì? 
? Gen có chức năng gì trong cơ thể?
? Hiểu được cấu trúc chức năng của gen có ý nghĩa gì?
Thảo luận nhóm tìm câu trả lời. 
đại diện nhóm trình bày câu trả lời nhóm khác nhận xét bổ sung.
HĐ 3: Nghiên cứu thông tin SGK
?ADN có những chức năng gì? Có vai trò như thế nào trong sự di truyền các tính trạng qua các thế hệ TB và các thế hệ cơ thể?
1. ADN tự nhân đôi theo những nguyên tắc nào?
- ADN nhân đôi theo đúng mẫu ban đầu.
- ADN nhân đôi ở NST trong nhân tế bào.
- Quá trình tự nhân đôi:
+ 2 mạch ADN tách nhau ra theo chiều dọc.
+ Các nuclêotit của mạch khuôn liên kết với nucletit tự do theo NTBS tạo thành 2 phân tử ADN con dựa trên mạch khuôn của ADN mẹ và ngược chiều nhau.
Kết quả: 2 ADN con được hình thành giống nhau và giống ADN mẹ 
 * Nguyên tắc tự nhân đôi ADN:
NTBS: Tổng hợp ADN con dựa trên mạch khuôn ADN mẹ.
 + A liên kết với T , G liên kết với X và ngược lại.
- Nguyên tắc bán bảo toàn: Phân tử ADN con có 1 mạch của ADN mẹ, 1 mạch mới tổng hợp.
2. Bản chất cuả gen:
Gen là 1 đoạn phân tử ADN có chức năng di truyền xác định 
- Bản chất hoá học của gen là ADN
- Chức năng: Gen cấu trúc mang thông tin quy định cấu trúc 1 loại Protein.
3. Chức năng của gen:
ADN là nơi lưu giữ thông tin và truyền đạt thông tin di truyền qua các thế hệ tề bào và các thế hệ cơ thể
C. Củng cố: GV củng cố từng phần
 Làm BT 4 SGK 
	Bài tập: Khoanh tròn vào chữ cái chỉ ý trả lời đúng:
1. Quá trình tự nhân đôi của ADN xảy ra ở:
A. Kì trung gian B. Kì đầu C. Kì giữa D. Kì sau E Kì cuối
2. Phân tử ADN được nhân đôi theo nguyên tắc:
A. Khuôn mẫu B. Bổ sung C. Giữ laị một nửa D. Chỉ A, B đúng
E. Cả A, B ,C đúng
D. Ghi nhớ: 
E. Dặn dò: Học bài làm BT, soạn bài 17.

Tài liệu đính kèm:

  • docSinh 9 Tiet 116.doc