Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Năm 2010 Tiết 11: Phát sinh giao tử và thụ tinh

Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Năm 2010  Tiết 11: Phát sinh giao tử và thụ tinh

Học xong bài này HS phải:

- Trình bày được các quá trình phát sinh giao tử và thụ tinh ở động vật

Nêu được sự giống nhau và khác nhau giữa quá trình phát sinh giao tử đực và cái.

Xác định được thực chất của quá trình thụ tinh

Phân tích được ý nghĩa của các quá trình giảm phân và thụ tinh về mặt di truyền và biến dị.

 

doc 3 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1276Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Năm 2010 Tiết 11: Phát sinh giao tử và thụ tinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn: 06.10.10
Tiết 11: phát sinh giao tử và thụ tinh
A. Mục tiêu bài học:
Học xong bài này HS phải:
- Trình bày được các quá trình phát sinh giao tử và thụ tinh ở động vật
Nêu được sự giống nhau và khác nhau giữa quá trình phát sinh giao tử đực và cái.
Xác định được thực chất của quá trình thụ tinh
Phân tích được ý nghĩa của các quá trình giảm phân và thụ tinh về mặt di truyền và biến dị.
- Tiếp tục rèn luyện kỷ năng quan sát, phân tích kênh hình và tư duy lý thuyết( phân tích, so sánh)
B. Đồ dùng dạy học:
1. GV chuẩn bị: Sơ đồ quá trình phát sinh giao tử và thụ tinsh 
2.HS chuẩn bị: Nghiên cứu bài trước khi đến lớp
C.Hoạt động Dạy- Học:
1. ổn dịnh tổ chức lớp.
2. Bài củ: 
 ?1: Giảm phân là gì? gồm mấy lần phân bào? kết quả?
 ?2: ở ruồi giấm, 2n = 8.Cho biết số lượng NST trong tế bào sau khi kết thúc giảm phân I và sau khi kết thúc giảm phân II?
3. Bài mới:
 Hoạt động 1: Sự phát sinh giao tử
Hoạt động của GV
- GV treo ( hoặc vẽ) sơ đồ mô tả sự phát sinh giao tử cái yêu cầu HS quan sát và nghiên cứu thông tin SGK.
? Trình bày sự hình thành giao tử cái?
- GV nhận xét, trình bày lại theo tranh.
- GV yêu cầu HS lên bảng trình bày sụ phát sinh giao tử đực theo sơ đồ.
- GV nhận xét, bổ sung.
? Nêu điểm giống nhau trong quá trìng phát sinh giao tử ♂ và ♀ ở động vật?
- GV nhận xét, tiểu kết.
Hoạt động của HS
 HS quan sát hình vẽ, hoạt động cá nhân.
- 1 HS đứng tại chỗ trình bày, lớp nhận xét, bổ sung.
- HS theo dõi
- 1 HS lên bảng trình bày , lớp theo dõi, bổ sung.
- HS hoạt động cá nhân, yêu cầu nêu được: 
+ TB mầm thực hiện nguyên phân nhiều lần
+ Noãn bào bậc 1 đều giảm phân tạo giao tử.
- HS trả lời, yêu cầu nêu được nội dung:
+ Kết quả của noãn bào bậc 1, tinh hoàn bậc 1 qua giảm phân 1
+ Kết quả tinh hoàn, noãn bào 2 qua giảm phân II
+ khả năng thụ tinh của TB mới 
Tiểu kết: 
a. Giống nhau: 
 - Các TB mần đều qua quá trình nguyên phân để tạo ra các tinh nguyên bào( ở ♂) và noãn nguyên bào (♀) 
 - Các tinh nguyên bào và noãn nguyên bào đều qua giảm phân I và II để tạo ra các giao tử.
b. Khác nhau: 
 Phát sinh giao tử cái
- Noãn bào 1 qua giảm phân I tạo thể cực thứ nhất nhỏ và noãn bào 2 lớn.
- Noãn bào 2 qua giảm phân II cho 1 thể cực thứ 2 và 1 trứng lớn 
═› Mỗi noãn bào bậc 1 qua giảm phân cho 2 thể cực và 1 TB trứng nhưng chỉ TB trứng có khả năng thụ tinh.
 Phát sinh giao tử đực
- Tinh hoàn bậc 1 qua giảm phân I cho 2 tinh hoàn bậc 2.
- Mỗi tinh hoàn bậc 2 qua giảm phân II cho 2 tinh tử phát triển thành các tinh trùng.
═› Mỗi tinh bào bậc 1 qua giảm phân cho 4 tinh trùng có khả năng thụ tinh.
Hoạt động 2 : Thụ tinh
 GV yêu cầu HS nhắc lại khái niệm thụ tinh.
 GV nhấn mạnh thực chất của thụ tinh qua sơ đồ : 
VD: ở người: n x n 
 2n = 46
? Nhận xét về NST ở hợp tử?
GV nhận xét, lưu ý: Do phân li độc lập của NST trong giảm phân tạo nên các giao tử khác nhau về nguồn gốc NST
- Là sự kết hợp giữa giao tử ♂ và giao tử ♀
 HS theo dõi
- Hợp tử chứa bộ NST 2n trong đó 1 có nguồn gốc tưd bố, 1 có nguồ gốc từ mẹ.
 Tiểu kết:
 Thụ tinh là sự kết hợp giữa 2 bộ mhân đơn bội (n) của giao tử ♂ và ♀ tạo thành hợp tử mang bộ NST lượng bội 2n.
 Hoạt động 3: ý nghĩa của giảm phân và thụ tinh.
 Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin và trả lời câu hỏi :
? Nêu ý nghĩa của giảm phân và thụ tinh?
GV nhận xét.
GV lấy ví dụ về sự tạo biến dị:
P: AABB ( v- t) x aabb (x- n)
G: AB ab
F1: AaBb
F2: có kiểu hình xuất hiện 
 A-bb vàng – nhăn
 aaB- xanh – trơn
HS hoạt động cá nhân.
HS: 
HS tái hiện kiến thức, ghi nhớ
 Tiểu kết: 
 - Giảm phân tạo ra các giao tử có bộ NST đơn(n) bội nên khi thụ tinh bộ NST lưỡng bội (2n) được phục hồi ═› đảm bảo duy trì bộ NST lưỡng bội của loài qua các thế hệ.
 - Giảm phân, thụ tinh là cơ sở tạo biến dị tổ hợp ═› làm sinh vật đa dạng và phong phú ═› nguyên liệu của chọn giống và tiến hoá.
4. Củng cố- đánh giá:
- Chỉ định 1 HS đọc kết luận chung.
- Làm bài tập : Có mấy TB con được tạo thành khi :
 a/ Có 5 TB mầm của TB sinh dục nam giảm phân?
 b/ Có 5 TB mần của TB sinh dục nữ giảm phân?
5.Dặn dò: 
 - Hoàn thành bài tập SGK 
 - Nghiên cứu bài 12.

Tài liệu đính kèm:

  • docSinh 9 tiet11.doc