Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Năm 2010 Tiết 13 - Bài 13: Di truyền liên kết

Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Năm 2010 Tiết 13 - Bài 13: Di truyền liên kết

. Muc tiêu:

 1. Kiến thức:

- Biết được ưu thế của ruồi giấm với nghiên cứu di truyền .

- Mô tả giải thích được thí nghiệm của Moocgan.

- Nêu được ý nghĩa của di truyền liên kết, đặc biệt trong lĩnh vực chọn giống.

 2. Kĩ năng:

- Rèn kĩ nănghoạt động nhóm .

- Phát triển tư duy thực nghiệm qui nạp.

 

doc 2 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1213Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Năm 2010 Tiết 13 - Bài 13: Di truyền liên kết", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 25/9/2010 
 Ngày dạy: 9a: 27/9/2010
 9b: 30/9/2010 Tiết 13 Bài 13: DI TRUYềN LIÊN KếT.	 I . Muc tiêu:
 1. Kiến thức: 
- Biết được ưu thế của ruồi giấm với nghiên cứu di truyền . 
- Mô tả giải thích được thí nghiệm của Moocgan. 
- Nêu được ý nghĩa của di truyền liên kết, đặc biệt trong lĩnh vực chọn giống. 
 2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ nănghoạt động nhóm . 
- Phát triển tư duy thực nghiệm qui nạp. 
 II. Đồ dùng dạy học:
-Tranh phóng to hình 13. 
 III. Phương pháp
 Vấn đáp tìm tòi, thảo luận nhóm 
IV. Tổ chức giờ học
 1. ổn định tổ chức (1p) 
 2. Kiểm tra bài cũ: 5p 
- Nêu những điểm khác nhau giữa NST giới tính và NST thường? 
- Cơ chế xác định NST giới tính?
 3. Bài mới: 
 Mở bài: GV thông báo cho HS vì sao MoocGan lại chọn ruồi giấm làm đối tượng nghiên cứu. 
 a. Hoạt động 1: Thí nghiệm của MoọcGan: 24p
 Mục tiêu: Mô tả và giải thích được thí nghiệm của MoocGan.
 Đồ dùng: Tranh phóng to H.13
Hoạt động GV, HS
Nội dung
- B1: GV cho HS nghiên cứu thông tin-> Biết thí nghiệm của MoocGan?
+ HS tự nghiên cứu thông tin.
-1 HS trả lời, lớp nhận xét bổ sung.
- B2: Cho HS quan sát hình 13 và thảo luận .
HS quan sát hình thảo luận thống nhất ý kiến.
 +Vì đây là phép lai giữa cá thể mang kiểu hình mang kiểu hình trội với cá thể mang kiểu hình lặn.
 +Nhằm xác định kiểu gen của ruồi đực F1 . Kết quả lai phân tích có 2 tổ hợp, mà ruồi thân đen, cánh cụt cho 1 loại giao tử (bv).
=>Đực F1 cho 2 loại giao tử
=>Các gen nằm trên 1 NST cùng phân ly về giao tử.
+ Tại sao phép lai giữa ruồi đực F1 với ruồi cái thân đen cánh cụt được gọi là phép lai phân tích?
 +MoocGan lai phân tích nhằm mục đích gì?
 +Vì sao MoocGan cho rằng các gen cùng nằm trên 1NST ?
- B3: GV chốt lại đáp án đúng và yêu cầu HS giải thích kết quả phép lai .
à Hiện tượng di truyền liên kết là gì? 
1. thí nghiệm:
 P. Xám, dài X đen, cụt
 F1 Xám dài
 Lai phân tích
 Đực F1 X Cái đen cụt
 F1 1 xám, dài: 1 đen cụt.
2. Giả thích kết quả:
 P: BB (xdài) x bb(đcụt)
 vv vv
F1: Bv (Xám, dài)
 Vv
Lai phân tích:
ĐựcF1 Bb (xd) x Cáibb(đ,c)
 Vv vv
G: BV ; bv bv
Fb:1Bb(xd) : 1 bb (đ,c)
 Vv vv
KL:Di truyền liên kết là trường hợp các gen qui định nhóm tính trạng nằm trên 1 NST cùng phân ly về giao tử và cùng tổ hợp qua thụ tinh.
b. Hoạt động 2: ý nghĩa của di ruyền liên kết: 10p
MT: HS biết ý nghĩa của di truyền liên kết
Hoạt động GV, HS
Nội dung
- B1: GV nêu tình huống: ở ruồi giấm 2n = 8 nhưng tế bào có khoảng 4000 gen-> sự phân bố trên NST sẻ như thế nào?
+ HS Nêu được trên NST mang nhiều gen.
- B2: GV cho HS thảo luận:
 + So sánh kiểu hình F2 trong trường hợp phân ly độc lập và di truyền liên kết?
 +ý nghĩa di ruyền liên kết trong chọn giống ?
+ HS căn cứ vào kết quả F2 của 2 trường hợp ->Nêu được F2: phân ly độc lập xuất hiện biến dị tổ hợp.
+ F2 di truyền liên kết không xuất hiện biến dị tổ hợp. 
- B3: GV chốt lại kiến thức.
+ Cho HS đọc kết luận chung.
- Trong TB mỗi NST mang nhiều gen tạo thành nhóm gây liên kết.
- Trong chọn giống người ta có thể chọn những nhóm tính trạng tốt đi kèm với nhau. 
4. Tổng kết và hướng dẫn về nhà: 5p
 - Thế nào là di truyền liên kết ? Hiện tượng này bổ sung cho qui luật phân li độc lập của MenĐen như thế nào?
 - Học bài theo nội dung sgk.
 - Làm câu 3,4 vào vở bài tập.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 13.doc