Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Năm 2010 Tiết 3: Bài 3: Lai một cặp tính trạng (tiếp theo)

Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Năm 2010 Tiết 3: Bài 3: Lai một cặp tính trạng (tiếp theo)

Kiến thức: HS:

 - Biết được nói dung, mục đích và ứng dụng của phép lai phân tích

- Biết và giải thích được vì sao qui lật phân ly chỉ nghiệm đúng trong điều kiện nhất định.

- Phân biệt được di truyền trội không hoàn toàn hay trội hoàn toàn .

 2. Kĩ năng:

- Phát triển kĩ năng phân tích, so sánh hoạt động nhóm.

- Rèn kĩ năng viết sơ đồ lai .

doc 2 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1292Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Năm 2010 Tiết 3: Bài 3: Lai một cặp tính trạng (tiếp theo)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn: 20/8/2010
 Ngày dạy: 9a: 23/8/2010
 9b: 24/8/2010
 Tiết 3: Bài 3: LAI MộT CặP TíNH TRạNG (Tiếp theo)
I. Mục tiêu:.
 1. Kiến thức: HS:
 - Biết được nói dung, mục đích và ứng dụng của phép lai phân tích 
- Biết và giải thích được vì sao qui lật phân ly chỉ nghiệm đúng trong điều kiện nhất định.
- Phân biệt được di truyền trội không hoàn toàn hay trội hoàn toàn . 
 2. Kĩ năng:
- Phát triển kĩ năng phân tích, so sánh hoạt động nhóm. 
- Rèn kĩ năng viết sơ đồ lai . 
 3. Thái độ
 HS có thái độ học tập tích cực
 II. Đồ dùng dạy học:
- Gv: Chuẩn bị tranh minh họa lai phân tích .
- Tranh phóng to hình 3 SGK 
III. Phương pháp
Vấn đáp tìm tòi, thảo luận nhóm 
IV. Tổ chức giờ học:
1. ổn định tổ chức(1p) 
2. Kiểm tra bài cũ: 5p
 a. Phát biểu nội dung qui luât phân ly ? 
 b.Bài tập 4 SGK trang 10 . 
 3. Bài mới:
 a. Hoạt động 1:(19p) Lai phân tích
 Mục tiêu: Biết được nội dung, mục đích và ứng dụng phép lai phân tích
Hoạt động của GV, HS
Nội dung
- B1: Gv nêu tỉ lệ tử ở F2 trong thí nghiệm.
+ Cho hs phân tích kq khái niệm :kiểu gen, thể dị hợp, thể đồng hợp.
- B2: Cho hs xác định kết quả phép lai.
 +P: H. đỏ x H. trắng 
 AA x aa 
 +P: H.đỏ x H.trắng
 Aa x aa.
- B3: Gv chốt lại kt: và nêu hoa đỏ có 2 kiểu gen là Aa và AA
+ Gv hỏi: Làm thế nào đểe xác định được kiểu genmang tính trạng trội?
+ Gv thông báo :đó là phép lai phân tích.
Gv cho học sinh làm phần điền từ vào trong ô trống SGK tr 11.
+ Gv cho hs nhắc khái niệm lai phân tích.
+ Gv đưa thêm thông tin để hs phân biệt được khái niệm lai phân tích nhằm xác định liểu gen của cá thể mang tính trạng trội.
1. Một số khái niệm: 
-Kiểu gen:Là tổ hợp toàn bộ các gen trong tế bào cơ thể.
-Thể đồng hợp: Kiểu gen chứa cặp gen tương ứng giống nhau.
-Thể dị hợp: Kiểu gen chứa câp gen tương ứng khác nhau.
2. Lai phân tích: 
 Lai phân tích là phép lai giữa cá thể mang tính trạng trội cần xác định kiểu gen với cá thể mang tính trạng lặn.
 +Nếu kết quả: đồng tính thì cá thể mang trội đồng hợp.
 +Nếu kết quả: tỉ lệ 1:1 thì cá thể mang tính trạng trội dị hợp 
c. Hoạt động 2:(10p) ý nghĩa của tương quan trội lặn.
 Mục tiêu: Biết được vai trò của qui luật phân ly đối với sản xuất 
Hoạt động của GV, HS
Nội dung
- B1: Gv cho hs nghiên cứu thông tinh sgk =>thảo luận .
-Để xác định giống có thuần chủng hay không thuần chủng cần phải thực hiện phép lai nào? Có ý nghĩa gì trong sản xuất?
- B2: HS thảo luận theo nhóm
- B3: Cho hs rút ra kết luận của bài 
Tương quan trội lặn là hiện tượng phổ biến của giới sinh vật, trong đó tính trạng trội thường có lợi. Vì vậy trong chọn giống cần phát hiện tính trạng trội để tập trung các gen về cùng một kiểu gen nhằm tạo ra giống có ý nghĩa kinh tế.
. Hoạt động 3: (7p) Trội không hoàn toàn
 Mục tiêu: Phân biệt được hiện tượng di truyền trội hoàn toàn với trội không hoàn toàn.
Hoạt động của GV, HS
Nội dung
- B1: Cho hs quan sát hình 3 nghiên cứu thôn tin SGK .
- B2: Yêu cầu hs làm bài tập điền từ.
 +Em hiểu thế nào về trội không hoàn toàn ?
HS trả lời
- B3: Cho hs đọc kết luận sgk.
Trội không hoàn toàn là hiện tượng di truyền trong đó kiểu hình F1 biểu hiện tính trạng trung gian giữa bố và mẹ còn ở F2 tỉ lệ kiểu hình 1: 2:1
 4. Tổng kết và hướng dẫn về nhà (3p)
 - Lai phân tích là gì? Lai phân tích có tác dụng gì?
 - Tương quan trội lặn giúp ta làm gì trong chọn giống?
 -Học bài cũ theo nội dung sgk.
 - Xem trước bài mới 

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 3.doc