Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Năm 2010 - Tuần 30 - Tiết 57 - Ô nhiễm môi trường

Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Năm 2010 - Tuần 30 - Tiết 57 - Ô nhiễm môi trường

Mục tiêu.

- Nêu được khái niệm ô nhiểm môi trường

- Nêu được một số chất gây ô nhiểm môi trường và hậu quả của ô nhiểm môi trường ảnh hưởng tới sức khỏe và gây ra nhiều bệnh tật cho con người và sinh vật.

II. Đồ dùng dạy học

- Tranh phóng to H 54.1 tới 54.4 SGK.

- Tư liệu về ô nhiễm môi trường.

 

doc 2 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1162Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Năm 2010 - Tuần 30 - Tiết 57 - Ô nhiễm môi trường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 30	NS:31/04/10
Tiết 57	LL:02/04/10
Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
I. Mục tiêu.
- Nêu được khái niệm ô nhiểm môi trường
- Nêu được một số chất gây ô nhiểm môi trường và hậu quả của ô nhiểm môi trường ảnh hưởng tới sức khỏe và gây ra nhiều bệnh tật cho con người và sinh vật.
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh phóng to H 54.1 tới 54.4 SGK.
- Tư liệu về ô nhiễm môi trường.
III. Hoạt động dạy - học.
1. Kiểm tra bài cũ
- Trình bày nguyên nhân dẫn đến suy thoái môi trường do hoạt động của con người?
- Kể tên những việc làm ảnh hưởng xấu tới môi trường tự nhiên mà em biết? Tác hại của những việc làm đó? Những hành động cần thiết để khắc phục ảnh hưởng xấu đó?
2. Bài mới
Hoạt động 1: Ô nhiễm môi trường là gì?
- Ô nhiễm môi trường là gì?
- Do đâu mà môi trường bị ô nhiễm?
- HS nghiên cứu SGK và trả lời.
Kết luận: 
- Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn, đồng thời các tính chất vật lí, hoá học, sinh học của môi trường bị thay đổi gây tác hại tới đời sống của con người và các sinh vật khác.
- Ô nhiễm môi trường do:	+ Hoạt động của con người.
+ Hoạt động của tự nhiên: núi lửa phun nham thạch, xác sinh vật thối rữa...
Hoạt động 2: Các tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm
- GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK.
- Kể tên các chất khí thải gây độc?
- Các chất khí độc được thải ra từ hoạt động nào?
- Yêu cầu HS hoàn thành bảng 54.1 SGK.
- GV chữa bảng 54.1 bằng cách cho HS các nhóm ghi từng nội dung.
- GV đánh giá kết quả các nhóm.
- GV cho HS liên hệ 
- Kể tên những hoạt động đốt cháy nhiên liệu tại gia đình em và hàng xóm có thể gây ô nhiễm không khí?
- GV phân tích thêm: việc đốt cháy nhiên liệu trong gia đình sinh ra lượng khí CO; CO2... Nếu đun bếp không thông thoáng, các khí này sẽ tích tụ gây độc hại cho con người.
- GV yêu cầu HS quan sát H 54.2 và trả lời các câu hỏi s SGK trang 163
- Lưu ý chiều mũi tên: con đường phát tán chất hoá học.
- GV treo H 54.2 phóng to, yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
- Các hoá chất bảo vệ thực vật và chất độc hoá học thường tích tụ ở những môi trường nào?
- GV bổ sung thêm: với chất độc khó phân huỷ như ĐT, trong chuỗi thức ăn nồng độ các chất ngày một cao hơn ở các bậc dinh dưỡng cao " khả năng gây độc với con người là rất lớn.
- Con đường phát tán các loại hoá chất đó?
- Chất phóng xạ có nguồn gốc từ đâu?
- Các chất phóng xạ gây nên tác hại như thế nào?
- GV nói về các vụ thảm hoạ phóng xạ.
- Cho HS đọc thông tin SGK và điền nội dung vào bảng 54.2.
- GV yêu cầu HS lên bảng hoàn thành bảng.
- GV lưu ý thêm: Chất thải rắn còn gây cản trở giao thông, gây tai nạn cho người.
- Sinh vật gây bệnh có nguồn gốc từ đâu?
- Nguyên nhân của các bệnh giun sán, sốt rét, tả lị...
- Phòng tránh bệnh sốt rét?
- HS nghiên cứu SGK và trả lời.
+ CO2; NO2; SO2; CO; bụi...
- HS thảo luận để tìm ý kiến và hoàn thành bảng 54.1 SGK.
- Mỗi nhóm hoàn thành 1 nội dung, rút ra kết luận.
- HS có thể trả lời:
+ Có hiện tượng ô nhiễm môi trường do đun than, bếp dầu....
- HS tự nghiên cứu H 54.2, trao đổi nhóm và trả lời các câu hỏi SGK.
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung và rút ra kết luận.
- HS tiếp thu kiến thức.
- HS nghiên cứu SGK để trả lời
- HS nghiên cứu SGK trả lời và rút ra kết luận.
- HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời.
+ Nguyên nhân bệnh đường tiêu hoá do ăn uống mất vệ sinh.
+ Phòng bệnh sốt rét: diệt bọ gậy, giữ vệ sinh nguồn nước, đi ngủ mắc màn...
Kết luận: 
1. Ô nhiễm do các chất khí thải ra từ hoạt động công nghiệp và sinh hoạt:
- Các khí thải độc hại cho cơ thể sinh vật: CO; CO2; SO2; NO2... bụi do quá trình đốt cháy nhiên liệu từ các hoạt động: giao thông vận tải, sản xuất công nghiệp, đun nấu sinh hoạt...
2. Ô nhiễm do hoá chất bảo vệ thực vật và chất độc hoá học:
- Các hoá chất bảo vệ thực vật và chất độc hoá học thường tích tụ trong đất, ao hồ nước ngọt, đại dương và phát tán trong không khí, bám và ngấm vào cơ thể sinh vật.
- Con đường phát tán:
+ Hoá chất (dạng hơi) " nước mưa " đất (tích tụ) " Ô nhiễm mạch nước ngầm.
+ Hoá chất " nước mưa " ao hồ, sông, biển (tích tụ) " bốc hơi vào không khí.
+ Hoá chất còn bám và ngấm vào cơ thể sinh vật.
3. Ô nhiễm do các chất phóng xạ
- Các chất phóng xạ từ chất thải của công trường khai thác, chất phóng xạ, nhà máy điện nguyên tử, thử vũ khí hạt nhân...
- Gây đột biến ở người và sinh vật, gây một số bệnh di truyền và ung thư.
4. Ô nhiễm do các chất thải rắn:
- Chất thải rắn gây ô nhiễm môi trường: đồ nhựa, giấy vụn, cao su, rác thải, bông kim y tế...
5. Ô nhiễm do sinh vật gây bệnh:
- Sinh vật gây bệnh có nguồn gốc từ chất thải không được thu gom và xử lí: phân, rác, nước thải sinh hoạt, xác chết sinh vật, rác thải từ bệnh viện...
- Sinh vật gây bệng vào cơ thể người gây bệnh do ăn uống không giữ vệ sinh, vệ sinh môi trường kém... 
IV. Kiểm tra đánh giá:
- Cho HS trả lời các câu hỏi SGK.
V. Hướng dẫn học bài ở nhà
- Học bài và trả lời câu hỏi 1, 2, 3, 4 SGK trang 165.
- Tìm hiểu tình hình ô nhiễm môi trường, nguyên nhân và những công việc mà con người đã và đang làm để hạn chế ô nhiễm môi trường.
- Phân các tổ: mỗi tổ báo cáo về 1 vấn đề ô nhiễm môi trường.

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet57s.doc