Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Năm học 2010 Tiết 15 - Bài 15: Adn (axit đê oxi ribô nuclêic)

Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Năm học 2010 Tiết 15 - Bài 15: Adn (axit đê oxi ribô nuclêic)

. Kiến thức

 - HS nêu được thành phần hoá học của ADN và tính đặc thù và đa dạng của ADN.

 - Mô tả được cấu trúc không gian của ADN theo mô hình của J.Oatxơn và F.Crick.

2. Kĩ năng: Biết quan sát mô hình cấu trúc không gian để nhận biết thành phần.

3. Thái độ: Giáo dục ý thức say mê tìm tòi, nghiên cứu khoa học, yêu thích môn DTH

II. Đồ dùng dạy học

1. GV: Mô hình ADN & tranh vẽ hình 15.

 

doc 2 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1491Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Năm học 2010 Tiết 15 - Bài 15: Adn (axit đê oxi ribô nuclêic)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn 01. 10. 2010
Ngày giảng 0 4. 10. 2010
Chương III. ADN và Gen
Tiết 15 - Bài 15
ADN (Axit đê oxi ribô nuclêic)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
 - HS nêu được thành phần hoá học của ADN và tính đặc thù và đa dạng của ADN.
 - Mô tả được cấu trúc không gian của ADN theo mô hình của J.Oatxơn và F.Crick.
2. Kĩ năng: Biết quan sát mô hình cấu trúc không gian để nhận biết thành phần.
3. Thái độ: Giáo dục ý thức say mê tìm tòi, nghiên cứu khoa học, yêu thích môn DTH
II. Đồ dùng dạy học
1. GV: Mô hình ADN & tranh vẽ hình 15.
2. HS: Nghiên cứu trước bài
III. Phương pháp: Quan sát, phân tích, hoạt động nhóm.
IV.Tổ chức dạy học
1. ổn định. (1 phút) 9A1 /42 ; 9A2 /42, 9A3 /36, 9A4 /39, 9A5 /32 
2. Kiểm tra
3. Bài mới
*Mở bài: ADN không chỉ là thành phần quan trong của NST mà còn liên quan mật thiết với bản chất hóa học của gen, vì vậy nó là cơ sở vốn có của hiện tượng di truyền ở cấp độ phân tử.
HĐ1. Tìm hiểu cấu tạo hóa học của ADN (17 phút)
-Mục tiêu: HS nêu được thành phần hoá học của ADN, tính đặc thù và đa dạng của ADN
Hoạt động dạy và học
Nội dung
- Cho 1 HS đọc 11 SGK .
? ADN được cấu tạo từ những nguyên tố hoá học nào?.
? ADN có kích thước và khối lượng như thế nào.
- Cho quan sát hình 15. Giáo viên giới thiệu các Nu.
? ADN được cấu tạo theo nguyên tắc nào? Đơn phân gồm có những loại nào.
? Vì sao ADN có tính đa dạng và đặc thù.(Sự sắp xếp các Nu khác nhau tạo nên vô số ADN khác nhau).
- HS trả lời, GV ghi kết tóm tắt.
- GV thông tin: Người ta có thể ví mỗi Nu như các con chữ cái a, b, c....ADN được coi như từ hoặc câu. Với các con chữ có thể ghép lại thành vô số từ hoặc câu.
- GV chốt kiến thức và ghi bảng
?. ADN nằm ở đâu có số lượng và thành phần như thế nào.(Tập trung trong nhân tế bào & có khối lượng ổn định, đặc trưng cho loài. Trong giao tử giảm đi 1 nửa và sau khi thụ tinh được phục hồi trong hợp tử).
- GV mở rộng: Hãy giải thích vì sao các cơ thể SV có đặc điểm khác nhau.(Do cơ thể sinh vật có số lượng, thành phần, trật tự sắp xếp các Nu khác nhau).
I. Cấu tạo hóa học của phân tử ADN.
- ADN cấu tạo từ các nguyên tố hóa học C. H. O. N. P.
- ADN có kích thước lớn(hàng trăm μm), khối lượng hàng trục triệu đv C.
- ADN thuộc đại phân tử, Mỗi phân tử gồm hàng vạn, triệu đơn phân, đơn phân là Nu gồm 4 loại: A, T, G, X. 
- Do ADN có 4 loại Nu, trình tự sắp xếp, Số lượng các Nu trong phân tử ADN khác nhau => tính đa dạng và đặc thù của ADN.
HĐ2. Tìm hiểu cấu trúc không gian của phân tử ADN (18 phút)
-Mục tiêu: HS mô tả được cấu trúc không gian của ADN và chú ý tới nguyên tắc bổ sung của các cặp Nuclêôtít.
-Yêu cầu quan sát Hình 15 hoặc mô hình.
- GV giới thiệu ADN trên mô hình: Số mạch, hướng xoắn, Các Nu, sự liên kết từng cặp Nu 
?. Mô tả cấu trúc không gian của ADN.
- 1HS mô tả lại trên mô hình, HS khác nghe bổ sung.
- Gv chốt lại kiến thức, HS ghi vào vở.
- Cho quan sát lại hình 15.
?. Các Nu nào giữa 2 mạch liên kết với nhau thành từng cặp.
- Cho hoàn thành 1 đoạn mạch ADN: 
-A-T-G-G-X-T-A-G-T-X- Hãy viết trình tự đơn phân trên mạch tương ứng.
?. Từ thông tin trên nêu hệ quả của nguyên tắc bổ sung 
+(Theo NTBS từ 1 mạch ADN suy ra mạch còn lại) .
- GV chốt kiến thức.
II. Cấu trúc không gian của phân tử ADN. Phân tử ADN là một chuỗi xoắn kép gồm 2 mạch //, ngược chiều nhau. Chiều cao mỗi chu kì xoắn là 34A0, gồm 10 cặp Nu, đường kính mỗi vòng xoắn 20A0
- Các Nu giữa 2 mạch liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ sung. 
 +A - T bằng 2 liên kết Hiđrô, 
 +G - X bằng 3 liên kết Hiđrô,
- Theo NTBS, trong phân tử ADN số A = T; G = X do đó A+G = T+X = 1 
-Tỷ số (A+T/G+X) đặc trưng cho từng loài.
4. Tổng kết(4 phút). Cho học sinh làm bài tập 4, 5, 6 SGK.
Bài 4 
- A - T - G - X - T - A - G - T - X –
-T - A - X - G - A - T - X - A - G -
Bài 5: (a). 
Bài 6 (a).
5. Hướng dẫn học(2 phút).
	- Học bài theo câu hỏi 1, 2 , 3. SGK.
	- Đọc có biết ở SGK - 47.

Tài liệu đính kèm:

  • doc15.doc