Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Năm học 2010 - Tiết 30 - Bài 29: Bệnh và tật di truyền ở người

Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Năm học 2010 - Tiết 30 - Bài 29: Bệnh và tật di truyền ở người

. Kiến thức

 - HS nhận biết được bệnh Đao, bệnh Tớc nơ và bệnh bạch tạng qua các đặc điểm hình thái.

 - Trình bày đặc điểm di truyền bệnh bạch tạng bệnh câm, điếc bẩm sinh và tật 6 ngón tay.

 - Nêu nguyên nhân của các bệnh, tật di truyền & đề xuất 1 số biện pháp hạn chế phát sinh

2. Kỹ năng:

 - Thu thập xử lí thông tin, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu về một số bệnh và tật di truyền ở người

 - Lắng nghe tích cực, trình bày những suy nghĩ, hợp tác trong hoạt động nhóm

 

docx 2 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1024Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Năm học 2010 - Tiết 30 - Bài 29: Bệnh và tật di truyền ở người", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 29. 11. 2010 
Ngày giảng: 23. 11. 2010 Tiết 30 - Bài 29
Bệnh và tật di truyền ở người
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
 - HS nhận biết được bệnh Đao, bệnh Tớc nơ và bệnh bạch tạng qua các đặc điểm hình thái.
 - Trình bày đặc điểm di truyền bệnh bạch tạng bệnh câm, điếc bẩm sinh và tật 6 ngón tay.
 - Nêu nguyên nhân của các bệnh, tật di truyền & đề xuất 1 số biện pháp hạn chế phát sinh
2. Kỹ năng: 
 - Thu thập xử lí thông tin, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu về một số bệnh và tật di truyền ở người
 - Lắng nghe tích cực, trình bày những suy nghĩ, hợp tác trong hoạt động nhóm
 - Tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, trước lớp
3. Thái độ: Yêu thích khoa học
II. Đồ dùng dạy học
1. Giáo viên: Hình 29. 1. 2. 3 SGK, Tranh ảnh và Bảng phụ 1.
2. Học sinh: Sưu tầm 1 số tranh ảnh về bệnh và tật ở người, Kẻ bảng 1.
III. Phương pháp: Trực quan, vấn đáp, tìm tòi, động não, hoạt động nhóm
IV. Tổ chức dạy học.
1. ổn định (1phút) 9A1 . 37, A2 . A3 . , A4 . A5 . 
2. Kiểm tra (4 phút)
- HS1: phương pháp nghiên cứu phả hệ là gì? Tại sao người ta phải dùng phương pháp nghiên cứu phả hệ
- HS2. Thế nào là thể đa bội? Thế dị bội?
3. Bài mới 
*Mở bài:
- Các em đã biết đột biến gen và cấu trúc NST " biểu hiện ra kiểu hình thường xấu, gây hại" cơ thể SV. 
-Đột biến có tính chất di truyền...+ Bệnh di truyền là do các rối loạn sinh lí bẩm sinh
	 + Tật di truyền là khiếm khuyết về hình thái bẩm sinh
HĐ1. Tìm hiểu một vài bệnh di truyền ở người (17 phút)
-Mục tiêu: HS nêu tên và đặc điểm 1 số bệnh di truyền ở người
Hoạt động dạy và học
Nội dung
- Yêu cầu các nhóm dùng bảng phụ 1
- GV hướng dẫn: Quan sát hình 29.1. 2 & bệnh bạch tạng thu thập thông tin hoàn thiện bảng 1 theo gợi ý
? Điểm khác cơ bản bộ NST bệnh nhân Đao – người bình thường.
? Nhận biết người mắc bệnh Đao qua những dấu hiệu nào.
? Điểm khác cơ bản bộ NST của bệnh nhân Tớc nơ & bộ NST người bình thường.
? Nhận biết bệnh nhân tớc nơ qua dấu hiệu nào.
? Nhận biết bệnh bạch tạng qua dấu hiệu nào.
? Nhận biết bệnh câm điếc qua dấu hiệu nào.
- GV giúp đỡ nhóm yếu.
- Gọi đại diện nhóm 1, 3, 5 điền kết quả mục 1, 3. nhóm 2, 4, 6 điền kết quả mục 2, 4 HS các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, dùng tranh chốt từng bệnh .
- GV thuyết trình: Ng. nhân bệnh bạch tạng, câm điếc bẩm sinh & biểu hiện bên ngoài.
I. Một vài bệnh di truyền ở người
(Bảng chuẩn 1)
HĐ2. Tìm hiểu 1 số tật di truyền ở người (5 phút)
-Mục tiêu: HS nêu tên và đặc điểm 1 số tật di truyền ở người
- Tật di truyền là gì(Tật di truyền là khiếm khuyết về hình thái bẩm sinh)
- Cho quan sát hình 29.3a, b, c, d → trả lời câu(?)
? Kể tên 1 số tật em biết.
? Trình bày đặc điểm của 1 số tật ở người.
? Hậu quả 1 số tật ở người như thế nào (Đột biến NST& gen → nhiều dạng quái thai & dị tật bẩm sinh ở người)
II. Một vài tật di truyền.
- Một số tật: 
+Tật khe hở môi hàm.
+Tật bàn chân, tay nhiều ngón. +Tật xương chi ngắn.
HĐ3. Tìm hiểu các biện pháp hạn chế phát sinh bệnh, tật di truyền ở người (13 phút)
-Mục tiêu: HS nêu được các nguyên nhân gây bệnh và các biện pháp phòng chống bệnh và tật di truyền ở người
-GV dẫn dắt : Do đâu mà con người mắc các bệnh tật
- Cho quan sát 1 số tranh nguyên nhân gây bệnh tật.
? Các bệnh, Tật di truyền do những nguyên nhân nào gây ra.
- HS kể (tác nhân vật lí, hóa học trong tự nhiên, ôNMT, rối loạn NST và gen).
- GV thông tin thêm.
? Cần có những biện pháp nào hạn chế sự phát sinh bệnh tật di truyền:
+ Đối với các hoạt động gây ÔNMT, thuốc hoá học (thuốc trừ sâu), các loại vũ khí hạt nhân - hoá học
? Những người mang gen bệnh di truyền có nên kết hôn và sinh con không
- Gọi HS trả lời, GV ghi tóm tắt và chốt.
III. Các biện pháp hạn chế phát sinh tật, bệnh di truyền.
- Nguyên nhân 
+Do tác nhân vật lí, hóa học trong tự nhiên. 
+ôNMT (thuốc BVTV, chất độc chiến tranh).
+Do rối loạn TĐC nội bào (rối loạn NST và gen).
- Biện pháp
+Hạn chế gia tăng & ngăn ngừa các hoạt động gây ÔN MT.
+Sử dụng hợp lí & đề phòng các hóa chất BVTV
+Đấu tranh chống sx vũ khí hạt nhân, hóa học.
+Những người có mang gen gây BDT không nên kết hôn & sinh con
4. Tổng kết(2 phút) Làm bài tập 1, 2.
5. Hướng dẫn về nhà (3 phút). Đọc mục “Em có biết”.
V. Phụ lục: Bảng1. Một vài bệnh di truyền ở người
Tên Bệnh
Đặc điểm di truyền
Biểu hiện bên ngoài
1. Bệnh đao
- Cặp NST thứ 21 có 3 NST
- Bé lùn, cổ rụt, má phệ, miệng há lưỡi thè, mắt hơi sâu và 1 mí, khoảng cách giữa 2 mí xa nhau, ngón tay ngắn
2. Bệnh tớc nơ
( OX ở nữ)
- Cặp NST thứ 23 chỉ có 1 NST
- Lùn, cổ ngắn, tuyến vú không phát triển, thường mất trí và không có con.
3 Bệnh bạch tạng
- Đột biến gen lặn
- Da và tóc màu trắng, mắt màu hồng.
4. Bệnh câm điếc
- Đột biến gen lặn
- Câm, điếc bẩm sinh.

Tài liệu đính kèm:

  • docx30.docx