Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Nguyễn Lê Minh Quân - Tiết 51: Quần xã sinh vật

Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Nguyễn Lê Minh Quân - Tiết 51: Quần xã sinh vật

 1/ Mục tiêu :

 a- Kiến thức :

- Trình bày được khái niệm quần xã.

- HS chỉ ra được những dấu hiệu điển hình của quần xã đó cũng là để phân biệt với quần thể.

- HS nêu được mối quan hệ giữa ngoại cảnh và quần xã, tạo sự ổn định và cân bằng sinh học trong quần xã.

 b- Kĩ năng :

 

doc 4 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1090Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Nguyễn Lê Minh Quân - Tiết 51: Quần xã sinh vật", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết PPCT : 51 QUẦN XÃ SINH VẬT 
Ngày dạy : 
 1/ Mục tiêu :
	a- Kiến thức :
- Trình bày được khái niệm quần xã.
- HS chỉ ra được những dấu hiệu điển hình của quần xã đó cũng là để phân biệt với quần thể.
- HS nêu được mối quan hệ giữa ngoại cảnh và quần xã, tạo sự ổn định và cân bằng sinh học trong quần xã.
	b- Kĩ năng :
- Rèn kĩ năng quan sát tranh hình, kĩ năng phân tích tổng hợp, khái quát hóa.
c- Thái độ :
- Giáo dục lòng yêu thiên nhiên.	
- Ý thức bảo vệ thiên nhiên.
2/ Chuẩn bị :
	a- Giáo viên : 
- Tranh về một khu rừng có cả động vật và nhiều loài cây.
- Tài liệu về quần xã sinh vật.
	b- Học sinh :
+ Tìm hiểu thế nào là một quần xã sinh vật.
+ Dấu hiệu điển hình của một quần xã.
+ Mối quan hệ giữa ngoại cảnh và quần xã.
3/ Phương pháp dạy học :
	- Quan sát, phân tích, hỏi đáp.	
4/ Tiến trình :
	4.1 Oån định tổ chức :
	Kiểm tra sỉ số HS. Dụng cụ học tập.
	4.2 Kiểm tra bài cũ :
 - Vì sao quần thể người có một số đặc trưng mà quần thể sinh vật khác không có? (10đ)
	- Quần thể người có những đặc điểm sinh học giống quần thể sinh vật khác.
- Quần thể người có những đặc trưng khác với quần thể sinh vật khác: Kinh tế, xã hội - Con người có lao động và tư duy có khả năng điều chỉnh đặc điểm sinh thái trong quần thể.
4.3 Giảng bài mới :
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
I/ HOẠT ĐỘNG1:
* Mục tiêu: HS phát biểu được khái niệm quần xã sinh vật, phân biệt quần xã sinh vật với tập hợp ngẫu nhiên.Lấy ví dụ quần xã sinh vật.
- Để hình thành quần xã sinh vật giáo viên tiến hành như sau:
- GV nêu vấn đề:
- Cho biết trong một cái ao tự nhiên có những quần thể sinh vật nào?
- Thứ tự xuất hiện quần thể trong ao đó như thế nào?
- Các quần thể có mối quan hệ sinh thái như thế nào?
+ HS trao đổi nhóm thống nhất ý kiến trả lời các vấn đề GV nêu.
+ Quần thể cá, tôm 
+ Quần thể thực vật xuất hiện trước.
+ Quan hệ cùng loài, khác loài.
+ Đại diện nhóm trình bày nhóm khác bổ sung.
+ Ví dụ: rừng mưa nhiệt đới.
- GV đánh giá hoạt động của HS.
- GV yêu cầu: hãy tìm các ví dụ khác tương tự và phân tích.
- GV dẫn dắt: Ao cá, rừng được gọi là quần xã Quần xã sinh vật là gì?
- GV hỏi: trong một bể cá người ta thả một số oài cá như: cá chép, cá mè, cá trắm  vậy bể cá này có phải là quần thể hay không?
+ HS khái quát kiến thức thành khái niệm quần xã.
+ HS có thể trả lời:
+ Đúng là quần xã vì có nhiều sinh vật khác loài.
+ Sai vì chỉ là ngẫu nhiên nhốt chung, không có mối quan hệ thống nhất.
- GV đánh giá ý kiến rả lời của HS.
- GV mở rộng: nhận biết quần xã cần có dấu hiệu bên ngoài và bên trong.
-* Liên hệ: trong sản xuất mô hình VAC có phải là quần xã hay không?
+ HS trả lời hoặc có hoặc không.
- GV lưu ý mô hình VAC là quần xã nhân tạo. 
II/ HOẠT ĐỘNG2:
* Mục tiêu: HS chỉ rõ đặc điểm cơ bản của quần xã. Phân biệt quần xã với quần thê.
- GV nêu câu hỏi:
- Trình bày đặc điểm cơ bản của 1 quần xã sinh vật?
+ HS nghiên cứu nội dung bảng 49 SGK tr.147.
+ Trao đổi nhóm tìm ví dụ chứng minh cho các chi số như: độ đa dạng, độ nhiều 
+ Đại diện nhóm trình bày nội dung kiến thức trong bảng và các ví dụ minh họa nhóm khác bổ sung.
- GV đánh giá kết quả của các nhóm.
* GV lưu ý cách gọi loài ưu thế, quần thể đặc trưng.
- GV cho thêm ví dụ:
- Thực vật có hạt là quần thể ưu thế ở quần xã sinh vật trên cạn.
- Quần thể cây cọ tiêu biểu nhất cho quần xã sinh vật đồi ở Phú Thọ.
III/ HOẠT ĐỘNG3:
* Mục tiêu: HS chỉ ra mối quan hệ giữa ngoại cảnh và quần xã. Nắm được khái niệm cân bằng sinh học.
- GV giảng giải: quan hệ giữa ngoại cảnh và quần xã là kết quả tổng hợp các mối quan hệ giữa ngoại cảnh với các quần thể.
- Điều kiện ngoại cảnh ảnh hưởng tới quần thể như thế nào?
+ HS nghiên cứu và phân tích các ví dụ SGK tr 148, yêu cầu:
+ Sự thay đổi chu kì ngày, đêm, chu kỳ mùa dẫn đế hoạt động theo chu kỳ mùa của sinh vật.
- GV đánh giá những ý kiến tranh luận cũa HS và đưa ra kiến thức chuẩn để HS có thể sửa chữa bổ sung nếu cần.
+ Điều kiện thuận lợi thực vật phát triển
+ Số lượng loài động vật này khống chế loài động vật khác.
+ Một số HS trình bày ý kiến HS khác nhận xét và bổ sung.
- GV giúp HS hình thành khái niệm cân bằng sinh học.
- Tại sao quần xã luôn có cấu trúc ổn định?
I/ THẾ NÀO LÀ QUẦN XÃ SINH VẬT:
- Quần xã sinh vật: là tập hợp những quần thể sinh vật khác loài cùng sống trong một không gian xác định, chúng có mối quan hệ gắn bó như một thể thống nhất nên quần xã có cấu trúc tương đối ổn định. Các sinh vật trong quần xã thích nghi với môi trường sống của chúng.
- Ví dụ: Rừng Cúc phương. Ao cá thự nhiên.
II/ NHỮNG DẤU HIỆU ĐIỂN HÌNH CỦA MỘT QUẦN XÃ:
* Kết luận: nội dung bảng 49 SGK tr147.
III/ QUAN HỆ GIỮA NGOẠI CẢNH VÀ QUẦN XÃ:
- Khi ngoại cảnh thay đổi dẫn tới số lượng cá thể trong quần xã thay đổi và luôn được khống chế ở mức độ pju2 hợp với môi trường.
- Cân bằng sinh học là trạng thái mà số lượng cá thể mỗi quần thể trong quần xã dao động quanh vị trí cân bằng nhờ khống chế sinh học.
4.4 Củng cố luyện tập :
- Em hãy trình bày hiểu biết của mình về quần xã sinh vật.
 	4.5 Hướng dẫn HS tự học ở nhà:
- Học bài, trả lời câu hỏi SGK.
- Đọc mục “Em có biết”
- Chuẩn bị:
+ Tìm hiểu về lưới, chuổi thức ăn.
 	 5- Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docGA9-t51.doc