a- Kiến thức :
- HS nêu được các nguyên nhân gây ô nhiễm, từ đó có ý thức bảo vệ môi trường sống.
- Mỗi HS hiểu được hiệu quả của việc phát triển môi trường bền vững, qua đó nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.
b- Kĩ năng :
- Rèn kỹ năng quan sát tranh hình phát hiện kiến thức.
- Kĩ năng hoạt động nhóm.
Tiết PPCT : 58 Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG (tt) Ngày dạy : 1/ Mục tiêu : a- Kiến thức : - HS nêu được các nguyên nhân gây ô nhiễm, từ đó có ý thức bảo vệ môi trường sống. - Mỗi HS hiểu được hiệu quả của việc phát triển môi trường bền vững, qua đó nâng cao ý thức bảo vệ môi trường. b- Kĩ năng : - Rèn kỹ năng quan sát tranh hình phát hiện kiến thức. - Kĩ năng hoạt động nhóm. - Khả năng khái quát hóa kiến thức. c- Thái độ : - Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường. 2/ Chuẩn bị : a- Giáo viên : - Tranh hình SGK, tranh ảnh thu thập trên sách báo. - Tư liệu về ô nhiễm môi trường. b- Học sinh : - Chuẩn bị nội dung về nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường, công việc mà con người đã và đang làm để hạn chế ô nhiễm môi trường. 3/ Phương pháp dạy học : - Quan sát, phân tích. 4/ Tiến trình : 4.1 Oån định tổ chức : Kiểm tra sỉ số HS. Dụng cụ học tập. 4.2 Kiểm tra bài cũ : - Có những tác nhân nào gây ô nhiễm môi trường? (10đ) - Ô nhiễm do các chất khí thải ra tử hoạt động công nghiệp và sinh hoạt: (2đ) + Các chất thải ra từ nhà máy, phương tiện giao thông, đun nấu sinh hoạt là CO2, SO2 gây ô nhiễm không khí. - Ô nhiễm do hóa chất bảo vệ thực vật và chất độc hóa học: (2đ) Các chất hóa học độc hại được phát tán và tích tựu: + Hóa chất (dạng hơi) nước mưa đất tích tụ ô nhiễm mạch nước ngầm. + Hóa chất (dạng hơi) nước mưa ao, sông, biển tích tụ. +Hóa chất còn bám và ngấm vào cơ thể sinh vật. - Ô nhiễm do các chất phóng xạ: (2đ) + Gây đột biến ở người và sinh vật. + Gây một số bệnh di truyền và bệnh ung thư. - Ô nhiễm do các chất thải rắn: (2đ) + Các chất thải rắn gây ô nhiễm gồm: Đồ nhựa, giấy vụn, mảnh cao su, bông kim tiêm y tế, vôi gạch vụn - Ô nhiễm do vi sinh vật gây bệnh:(2đ) + Sinh vật gây bệnh có nguồn gốc từ chất thải không được xử lí (phân, nước thải sinh hoạt, xác động vật ). + Sinh vật gây bệnh vào cơ thể gây bệnh cho người do một số thói quen sinh hoạt như: ăn gỏi, ăn tái, ngủ không màn 4.3 Giảng bài mới : Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học I/ HOẠT ĐỘNG3: * Mục tiêu: - GV tổ chức nội dung bài dưới dạng cuộc thi. - Thể lệ: + Các nhóm bốc thăm câu hỏi chuẩn bị 10 phút. + Mỗi nhóm 4 6 HS (đã chuẩn bị) + Trình bày từ 5 7 phút. + Trả ; lời đúng được điểm. - Câu hỏi: - Nguyên nhân nào làm ô nhiễm không khí? Biện pháp hạn chế ô nhiễm là gì? Bản thân em đã làm gì để góp phần giảm ô nhiễm không khí? - Tương tự như vậy với các nội dung ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm do hóa chất bảo vệ thực vật, ô nhiễm do chất thải rắn ). - Đại diện nhóm bốc thăm câu hỏi chuẩn bị yêu cầu: + Ghi nhanh ý kiến lên giấy. + Cử đại diện trình bày đáp án. - Các nhóm trình bày: + Yêu cầu: nội dung lần lượt trình bày theo trình tự câu hỏi: . Nguyên nhân. . Biện pháp. . Đóng góp của bản thân. + Trong nhóm được phép bổ sung. + Các nhóm khác có thể hỏi và nhóm trình bày sẽ trả lời câu hỏi nếu không trả lời được thì bị trừ điểm. - GV và 2 HS làm giám khảo chấm. - GV lưu ý không để HS trình bày lan man và hỏi ngoài trọng tâm, nếu có coi như phạm luật và trừ điểm. - Sau khi các nhóm trình bày lần lượt xong các nội dung thì BGK sẽ đánh giá và công bố kết quả. + Nhóm trả lời tốt nhất được 1 cả nhóm đạt điểm 10. + Nhóm trả lời khá đạt điểm 9. - GV mở rộng: có bảo vệ được môi trường không bị ô nhiễm thì các thế hệ hiện tại và tương lai mới được sống trong bầu không khí trong lành, đó là sự bền vững. III/ HẠN CHẾ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG: * Kết luận: - Kết luận: nội dung biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường trong bảng 55 SGK tr.168. 4.4 Củng cố luyện tập : - GV cho HS nhắc lại biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường. 4.5 Hướng dẫn HS tự học ở nhà: - Học bài, trả lời câu hỏi SGK. - Các nhóm chuẩn bị nội dung: “Điều tra tình hình ô nhiễm môi trường” ở các bảng 56.1 56.3 SGK tr.170 172. 5- Rút kinh nghiệm:
Tài liệu đính kèm: