Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Nguyễn Lê Minh Quân - Tiết 64: Luật bảo vệ môi trường

Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Nguyễn Lê Minh Quân - Tiết 64:  Luật bảo vệ môi trường

 1/ Mục tiêu :

 a- Kiến thức :

- HS hiểu được sự cần thiết phải ban hành Luật bảo vệ môi trường.

- HS nắm được những nội dung chính của chương II và III trong luật bảo vệ môi trường.

 b- Kĩ năng :

- Rèn kỹ năng tư duy lô gic.

- Kỹ năng tổng hợp, khái quát hóa kiến thức.

c- Thái độ :

 

doc 4 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1197Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Nguyễn Lê Minh Quân - Tiết 64: Luật bảo vệ môi trường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết PPCT : 64 LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 
Ngày dạy : 
 1/ Mục tiêu :
	a- Kiến thức :
- HS hiểu được sự cần thiết phải ban hành Luật bảo vệ môi trường.
- HS nắm được những nội dung chính của chương II và III trong luật bảo vệ môi trường.
	b- Kĩ năng :
- Rèn kỹ năng tư duy lô gic.
- Kỹ năng tổng hợp, khái quát hóa kiến thức.
c- Thái độ :
- Giáo dục nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, ý thức chấp hành luật.
2/ Chuẩn bị :
	a- Giáo viên : 
- Sưu tầm cuốn “ Luật bảo vệ môi trường và nghị định hướng dẫn thi hành”.
	b- Học sinh :
- Sưu tầm cuốn “ Luật bảo vệ môi trường và nghị định hướng dẫn thi hành”.
+ Tìm đọc: “Luật Bảo vệ môi trường”.
3/ Phương pháp dạy học :
	- Nghiên cứu, phân tích.	
4/ Tiến trình :
	4.1 Oån định tổ chức :
	Kiểm tra sỉ số HS. Dụng cụ học tập.
	4.2 Kiểm tra bài cũ :
- Vì sao phải bảo vệ các hệ sinh thái? Nêu biện pháp bảo vệ hệ sinh thái? (10đ)
+ Đảm bảo phát triển bền vững.
1- Bảo vệ hệ sinh thái rừng:
- Xây dựng kế hoạch để khai thác nguồng tài nguyên rừng để tránh cạn kiệt nguồn tài nguyên.
- Xây dựng khu bảo tồn để giữ cân bằng và bảo vệ nguồn gen.
- Trồng rừng, phục hồi hệ sinh thái, chống xói mòn.
- Vận động định cư bảo vệ rừng đầu nguồn.
- Phát triển dân số hợp lí giảm áp lực về tài nguyên.
- Tuyên truyền bảo vệ rừng toàn dân cùng tham gia bảo vệ rừng.
2- Bảo vệ hệ sinh thái biển:
- Bảo vệ bãi cát (nơi rùa hay đẻ trứng) và vận động người dân không săn bắt rùa tự do.
- Tích cực bảo vệ rừng ngập mặn hiện có và trồng lại rừng đã bị chặt.
- Xử lí các nguồn nước thải trước khi đổ ra sông biển.
- Làm sạch bãi biển.
3- Bảo vệ các hệ sinh thái nông nghiệp:
- Hệ sinh thái nông nghiệp cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người.
- Bảo vệ hệ sinh thái nông nghiệp:
+ Duy trì hệ sinh thái nông nghiệp chủ yếu như: lúa nước, cây công nghiệp, lâm nghiệp 
+ Cải tạo hệ sinh thái đưa giống mới để có năng suất cao.
4.3 Giảng bài mới :
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
I/ HOẠT ĐỘNG1:
* Mục tiêu: HS hiểu được sự cần thiết phải ban hành luật để ngăn chặn hậu quả xấu ảnh hưởng đến môi trường.
- GV nêu câu hỏi:
- Vì sao phải ban hành luật bảo vệ môi trường?
- Nếu không có luật bảo vệ môi trường thì hậu quả sẽ như thế nào?
+ Cá nhân nghiên cứu SGK ghi nhớ kiến thức.
+ Trao đổi nhóm hoàn thành nội dung (cột 3) trong bảng 61 SGK tr.184.
- GV cho các nhóm ghi ý kiến lên bảng.
 Đại diện nhóm trình bày ý kiến bằng cách ghi ý kiến lên bảng các nhóm khác theo dõi góp ý.
- GV cho trao đổi giữa các nhóm về hậu quả của việc không có luật bảo vệ môi trường?
Trao đổi giữa các nhóm.
- GV nhận xét, đánh giá ý kiến đúng và chưa đúng.
HS rút ra kiến thức.
II/ HOẠT ĐỘNG2:
* Mục tiêu: HS nắm được nội dung chính của chương II và III về vấn đề suy thoái và khắc phục suy thoái môi trường.
- GV giới thiệu sơ lược về nội dung Luật bảo vệ môi trường gồm 7 chương, nhưng phạm vi bài học chỉ nghiên cứu chương II và III.
- GV đưa yêu cầu:
- 1 đến 2 HS đọc các điều 13, 14, 15, 16, 19, 20, 29, 31, 34, 36 tại chuuo7ng II và III của Luật bảo vệ môi trường.
- Trình bày sơ lược hai nội dung về phòng chống suy thoái ô nhiễm môi trường, khắc phục ô nhiễm?
- Gv để cả lớp thảo luận toàn lớp tự các em tìm ra.
+ Đại diện HS đọc to, rõ cho cả lớp theo dõi ghi nhớ nội dung.
+ Các nhóm trao đổi theo hai nội dung.
+ Khái quát được vấn đề từ các điều trong luật.
+ Chú ý tới vấn đề: thành phần đất, nước, sinh vật của môi trường thống nhất ý kiến ghi ra giấy.
+ Đại diện nhóm trình bày các nhóm khác bổ sung.
* Liên hệ: Em đã thấy sự cố môi trường chưa và em đã làm gì?
- GV lưu ý thêm: tất cả hành vi làm tổn hại tới môi trường của cá nhân tập thể đều phải bồi thường thiệt hại.
+ HS có thể trả lời chưa thấy nên không làm gì.
+ Hoặc HS trả lời nhìn thấy trên tivi đó là: cháy rừng, lỡ đất, lũ lụt 
+ HS ở làng nghề các em có thể trả lời được là chất thải gây ô nhiễm môi trường. 
III/ HOẠT ĐỘNG3:
* Mục tiêu: HS nêu được trách nhiệm của bản thân và mọi người trong việc chấp hành pháp luật. Nâng cao ý thức hơn nữa trong việc chấp hành pháp luật.
- GV yêu cầu HS:
- Trả lời 2 câu hỏi mục SGK tr.185.
+ Cá nhân suy nghĩ hay trao đổi trong nhóm để trả lời, yêu cầu nêu được:
+ Tìm hiểu luật.
+ Việc cần thiết phải chấp hành luật.
+ Tuyên truyền dưới nhiều hình luật.
+ Vứt rác bừa bãi là vi phạm luật.
- Sau khi HS trao đổi, nhất trí về các nội dung, GV nhận xét bổ sung và yêu cầu HS tự khái quát kiến thức.
* GV liên hệ:
- Ở các nước phát triển mỗi người dân đều rất luật và thực hiện tốt dẫn đến môi trường được bảo vệ và bền vững.
+ HS có thể kể các việc làm thể hiện chấp hành Luật Bảo vệ môi trường ở một số nước.
- Từ đó giáo dục HS phải biết chấp hành luật ngay từ còn nhỏ.
I/ SỰ CẦN THIẾT BAN HÀNH LUẬT:
- Luật bảo vệ môi trường nhằm ngăn chặn, khắc phục các hậu quả xấu của con người cho môi trường.
- Luật bảo vệ môi trường điều chỉnh việc khai thác sử dụng các thành phần môi trường đảm bảo sự phát triển bền vững của các nước.
II/ MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM:
* Phòng chống suy thoái và sự cố môi trường.
- Cá nhân, tập thể phải có trách nhiệm giữ cho môi trường sạch và xanh.
- Cá nhân, tập thể có trách nhiệm xử lí chất thải đúng qui trình để chống suy thoái và ô nhiễm môi trường.
- Cấm nhập khẩu chất thải vào Việt Nam.
- Sử dụng tiết kiệm tài nguyên.
* Khắc phục suy thoái, ô nhiễm và sự cố môi trường.
- Khi có sự cố về môi trường thì cá nhân, tổ chức phải khắc phục kịp thời và báo cáo với cơ quan quản lí cấp trên (nếu ở mức quan trọng) để xử lí.
III/ TRÁCH NHIỆM CỦA MỖI NGƯỜI TRONG VIỆC CHẤP HÀNH LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG:
- Mỗi người dân phải tìm hiểu và nắm vững Luật Bảo vệ môi trường.
- Tuyên truyền để mọi người thực hiện tốt Luật Bảo vệ môi trường.
4.4 Củng cố luyện tập :
- Luật Bảo vệ môi trường ban hành nhằm mục đích gì?
- Bản thân em đã chấp hành luật như thế nào?
 4.5 Hướng dẫn HS tự học ở nhà:
	- Học bài, trả lời câu hỏi SGK.
- Chuẩn bị:
+ Giấy trắng khổ lớn.
+ Bút dạ nét đậm viết trên giấy khổ lớn.
+ Đọc trước bài 62 SGK.
 	 5- Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docGA9-t64.doc