Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Nguyễn Văn Hoà

Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Nguyễn Văn Hoà

Mục tiêu:.

 1. Kiến thức:

 - Nêu được mục đích, nhiệm vụ và ý nghĩa di truyền học.

 - Hiểu được công lao và trình bày được phương pháp phân tích các thế hệ lai của Men Đen và một số thuật ngữ, ký hiệu di truyền học.

 2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng:

 + Quan sát phân tích kênh hình.

 + Phát triển tư duy phân tích, so sánh.

 II. Đồ dùng dạy học:

 

doc 137 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1309Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Nguyễn Văn Hoà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:18 / 08 / 2009 
Ngày dạy: 19 / 08 / 2009
Tiết:1 Bài.1 
DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ
CHƯƠNG I: CÁC THÍ NGIỆM CỦA MEN ĐEN
Bài 1: MEN ĐEN VÀ DI TRYỀN HỌC.
 I. Mục tiêu:.
 1. Kiến thức:
 - Nêu được mục đích, nhiệm vụ và ý nghĩa di truyền học.
 - Hiểu được công lao và trình bày được phương pháp phân tích các thế hệ lai của Men Đen và một số thuật ngữ, ký hiệu di truyền học.
 2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng:
 + Quan sát phân tích kênh hình.
 + Phát triển tư duy phân tích, so sánh.
 II. Đồ dùng dạy học:
 - Tranh phóng to hình 1.2.
 III. Hoạt động dạy học:
 1. Giới thiệu bài:(2p) Di truyền học tuy mới hình thành từ đầu thế kỹ 20 nhưng nó chiếm vị trí quan trọng trong sinh học. Men Đen là người đặt nền móng cho di truyền học.
 2. Bài mới:
 a. Hoạt động 1: Di truyền học
 Mục tiêu: Hiểu được mục đich ý nghĩa của di truyền học. 
TG
 Hoạt động giáo viên
 Hoạt động học sinh
 Nội dung
8p
6p
-Cho HS làm bài tập mục SGK, liên hệ bản thân để nêu những điểm giống và khác bố mẹ?
-Giải thích:
+Đặc điểm giống bố mẹ=>di truyền.
+Đặc diiểm khác bố mẹ=>biến dị di truyền.
-Thế nào là di truyền, biến dị?
-GV chốt lại và ghi bảng
-Giải thích thêm: Biến dị và di truyền là 2 hiện tượng song song gắn liền với hiện tượng sinh sản.
-Gv yêu cầu HS trình bày nội dung và ý nghĩa thực tiễn của di truyền học.
-HS giải thích được những đặc điểm giống và khác với bố mẹ về chiều cao, hình dáng, màu mắt.
-HS nêu được 2 hiện tượng di truyền, biến
-HS sử dụng SGK để trả lời.
Lớp nhận xét bổ sung, hoàn chỉnh bài tập
I. Di truyền học:
- Di truyền là hiện tượng truyền đạt các tính trạng của bố mẹ tổ tiên cho các thế hệ con cháu.
- Biến dị là hiện tượng con sinh ra khác bố mẹ và khác nhau về nhiều chi tiết.
- Di truyền học nghiên cứu cơ cở vật chất, cơ chế, tính qui luật hiện tượng di truyền và biến dị
b. Hoạt động 2: Men Đen người dặt nền móng cho di truyền học
 Mục tiêu: Hiểu, trình bày được phuơng pháp nghiên cứu di truyền học của Men Đen. Phương pháp phân tích thế hệ lai.
TT
 Hoạt động giáo viên
 Hoạt động học sinh
 Nội dung
5p
6p
-Giới thiệu cho HS tiểu sử của Men Đen.
-GV: Giới thiệu tình hình nghiên cứu di truyền ở thế kỉ 19 và phương pháp nghiên cứu của Men Đen.
-GV:Y/c học sinh và quan sát hình 1.2 nêu từng cặp tính trạng đem lai. 
 Một số HS đọc tiểu sử, cả lớp theo dõi.
-HS quan sát và phân tích hình => nêu được sự tương phản của từng cặp tính trạng.
-HS đọc kỹ thông tin SGK => trình bày được nội dung cơ bản của phương pháp phân tích các thế hệ lai.
-Một vài HS phát biểu, cả lớp bổ sung. 
II. Men Đen người dặt nền móng cho di truyền học:
-Bằng phương pháp phân tích các thế hệ lai-Men Đen đã phát minh ra được di truyền từ thực
nghiệm.Đặt nền móngcho di truyền học. 
c. Hoạt động 3: Một số thuật ngữ và ký hiệu của di truyền học:
TG
 Hoạt động giáo viên
 Hoạt động học sinh
 Nội dung
6p
4p
-Hướng dẫn SH nghiên cứu một số thuật ngữ.
-GV: Y/c học sinh lấy ví dụ minh họa cho từng thuật ngữ
-GV: Nhận xét sữa chữa nếu sai.
-GV: Giới thiệu một số ký hiệu
 VD: mẹ x bố 
-HS tự thu nhận thông tin-> ghi nhớ Kiến thức.
-HS lấy ví dụ cụ thể.
-HS ghi nhớ kiến thức.
III.Một số thuật ngữ và ký hiệu của di truyền học:
* Thuật ngữ:
- Tính trạng.
-Cặp tính trạng tương phản.
-Nhân tố di truyền .
-Giống(dòng) thuần chủng.
* Kí hiệu:
 P: Cặp bố mẹ xuất phát
 X: Ký hiệu phép lai.
 G: Giao tử.
 ♂: Giao tử đực.(cơ thể đực).
 ♀: Giao tử cái (cơ thể cái).
 F: Thế hệ con.
 Kết luận chung: HS đọc kết luận chung.
 IV. Củng cố: 5p
 -Trình bày nội dung pp phân tích các thế hệ lai của Men Đen?
 -Trình bày đối tượng, nội dung và ý nghĩa thực tiễn của di truyền học?
 -Cho một vài ví dụ ở người để minh họa khái niệm”Tính trạng tương phản”.
V. Dặn dò:2p.
 -Học bài the nội dung SGK.
 -Kẻ bảng 2 trang 8 vào vở soan. Đọc trước bài 2.
Ngày soạn: 19 / 08 / 2009
Ngày dạy: 20 / 08 / 2009
 Tiết :2 Bài: 2 LAI MỘT CẶP TÍNH TRẠNG
I. Mục tiêu:.
 1. Kiến thức: HS:
 - Trình bày được thí nghiệm lai 1 cặp tính trạng của MenĐen.
 - Nêu được khái niệm kiểu hình, kịểu gen, thể đồng hợp, thể dị hợp
 - Phát biểu được nội dung qui luật MenĐen.
 1. Kỹ năng:
 - Phát triển kỹ năng phân tích kênh hình .
 - Rèn kỹ năng phân tích số liệu, tư duy lôgic.
II. Đồ dùng dạy học:
 Tranh phóng to 2,1 và hình 2.3 SGK.
III. Tiến trình tổ chức tiết dạy:
 1. Kiểm tra bài cũ: 5p
 a. Trình bày đối tượng, nội dung và ý nghĩa thực tiễn của di truyền học?
 b. Cho một vài ví dụ ở người đó minh họa cho khái niệm”cặp tính trạng tương phản.
 2. Bài mới:
 Mở bài:(2p): Gv cho hs nhắc lại nội dung cơ bản của pp phân tích thế hệ lai của MenĐen.
 Vậy sự di truyền các tính trạng cho con cháu như thế nào? Ta vào bài.
 a. Hoạt động 1:
 Mục tiêu:
-Cho hs hiểu và trình bày được TN lai 1 cặp tính trạng của MenĐen.
-Phát biểu được nội dung quy luật phân ly.
TG
 Hoạt động giáo viên
 Hoạt động học sinh
 Nội dung
2p
4p
4p
5p
GV hướng dẫn học sinh quan sát tranh 2.1=> và giới thiệu sự thụ phấn nhân tạo trên đậu hà lan.
-Gv cho hs làm bảng 2 “kết quả TN MenĐen” thảo luận nhóm:
 +Nhận xét kiểu hình F1?
 +Tỉ lệ kiểu hình F2 từng trường hợp?
-Gv cho học sinh rút ra kết quả tính toán lấy số gần đúng .
-Cho hs trình bày thí nghiệm.
*Gv nhấn mạnh: nếu thay đổi giống bố làm mẹ thì kết qủa vẫn không đổi .
-Cho hs làm bài tập điền từ(tr 9)
-Hs quan sát theo dõi và ghi nhớ.
-Hs phân tích bảng số liệu và thảo luận trong nhóm=> nêu được ,
 +Kiểu hình F1 mang tính trạng trội(của bố hoặc mẹ).
 +Tỉ lệ kiểu hình F2.
-Đại diện nhóm rút ra kết luận.
- Dựa vào hình 2.2 hs trình bày thí nghiệm, Lớp nhận xét bổ sung.
-Hs lựa chọn cụm từ điền vào ô trống.
 1: Đồng tính
 2: 3trội , 1 lặn 
 I. Thí nghiệm của Menđen 
b. Hoạt động 2: MenĐen giải thích kết quả thí nghiệm.
Mục tiêu: Hs giải thích được TN theo quan điểm của MenĐen.
TG
 Hoạt động giáo viên
 Hoạt động học sinh
 Nội dung
5p
6p
5p
-Gv giải thích quan điểm đương thời của MenĐen về di truyền hòa hợp.
-Gv nêu quan điểm của MenĐen về giao tử thuần khiết.
-Gv cho hs làm bài tập mục sgk (tr9).
-Tỉ lệ giao tử ở F1 và F2.
-Tại sao ở F2 có tỷ lệ kiểu hình 3 hoa đỏ: 1 hoa trắng?
-Gv chốt lại kiến thức, giải thích kết quả là sự phân ly mỗi nhân tố di truyền về một giao tử và giữ nguyên bản chất như cơ thể thuần chủng ở P.
-Hs ghi nhớ kiến thức.
-Hs quan sát hình 2.3 thảo luận nhóm làm bài tập. Yêu cầu xác định được:
 +GT F1: 1A :1a
 Hợp tử F2 có tỉ lệ: 
 1AA: 2Aa: 1aa
+Vì hợp tử Aa biểu hiện kiểu hình trội giống hợp tử AA.
-Đại diện nhóm phát biểu, nhóm khác bổ sung.
II. Menđen giải thích kết quả thí nhgiệm 
- Theo Menđen:
+ Mỗi tính trạng do cặp nhân tố di truyền qui định
+ Trong quá trình phát sinh giao tử có sự phân li của cặp nhân tố di truyền
+ Các nhân tố di truyền được tổ hợp lại trong thụ tinh
4. Củng cố: 5p
 -Phát biểu định lụât phân ly? 
 -Giải thích kết quả thí nghiệm của MenĐen?
5. Dặn dò: 2p
 -Học bài cũ.
 +Làm bài tập số 4.
 +Xem trước bài 3.
Ngày soạn: 25 / 08 / 2009 
Ngày dạy: 27 / 08 / 2009
 Tiết:3 Bài 3: LAI MỘT CẶP TÍNH TRẠNG (Tiếp theo)
I.Mục tiêu:.
 1. Kiến thức: HS:
 - Hiểu và trình bày được nội dung, mục đích và ứng dụng của phép lai phân tích 
 - Hiểu và giải thích được vì sao qui lật phân ly chỉ nghiệm đúng trong điều kiện nhất định.
 - Phân biệt được di truyền trội không hoàn toàn hay trội hoàn toàn . 
 1. Kỹ năng:
 - Phát triển kỹ năng phân tích, so sánh hoạt động nhóm. 
 - Rèn kỹ năng viết sơ đồ lai . 
 II. Đồ dùng dạy học:
 - Gv:Chuẩn bị tranh minh họa lai phân tích .
 - Tranh phóng to hình 3 SGK 
III. Tiến trình tổ chức tiết dạy:
 1. Kiểm tra bài cũ: 5p
 a. Phát biểu nội dung qui luât phân ly ? 
 b.Bài tập 4 SGK trang 10 . 
 2. Bài mới:
 a. Hoạt động 1: Lai phân tích
 Mục tiêu: Trình bài được nội dung, mục đích và dứng dụng phép lai phân tích
TG
 Hoạt động giáo viên
 Hoạt động học sinh
 Nội dung
5p
8p
3p
3p
2p
4p
-Gv nêu tỉ lệ các loại hợp tử ở F2 trong thí nghiệm.
-Cho hs phân tích kq khái niệm :kiểu gen, thể dị hợp, thể đồng hợp.
-GV chốt lại và ghi bảng
-Cho hs xác định kết quả phép lai.
 +P: H. đỏ x H trắng 
 AA x aa 
 +P: H.đỏ x hoa trắng
 Aa x aa.
-Gv: chốt lại kt: và nêu hoa đỏ có 2 kiểu gen là Aa và AA
-Gv hỏi: Làm thế nào để xác định được kiểu gen mang tính trạng trội?
-Gv thông báo :đó là phép lai phân tích.
Gv cho học sinh làm phần điền từ vào trong ô trống SGK tr 11.
-Gv cho hs nhắc khái niệm lai phân tích.
-Gv đưa thêm thông tin để hs phân biệt được khái niệm lai phân tích nhằm xác định kiểu gen của cá thể mang tính trạng trội.
-Hs nêu kết quả hợp tử ở F2 tỉ lệ: 1AA; 2Aa; 1aa.
-Hs ghi nhớ khái niệm.
-Các nhóm thảo luận => viết sơ đồ lai và nêu kết quả từng trường hợp .
-Đại diện viết sơ đồ lai
-Các nhóm khác ý kiến bổ sung hoàn thiện sơ đồ 
-Hs căn cứ sơ đồ lai và nêu được:
+Ta đem kiểu gen cần xác định đó lai với kiểu gen mang tính trạng lặn.
Hs lần lượt điền cụm từ:
 1: Trội
 2: Kiểu gen
 3: Lặn
 4: Đồng hợp
 5: Dị hợp
-1-2 học sinh đọc lại khái niệm phân tích.
III. Lai phân tích
1. Một số khái niệm: 
-Kiểu gen:Là tổ hợp toàn bộ các gen trong tế bào cơ thể.
-Thể đồng hợp: Kiểu gen chứa cặp gen tương ứng giống nhau.
-Thể dị hợp: Kiểu gen chứa cặp gen tương ứng khác nhau.
2. Lai phân tích: 
Lai phân tích là phép lai giữa cá thể mang tính trạng trội cần xác định kiểu gen với cá thể mang tính trạng lặn.
 +Nếu kết quả: đồng tính thì cá thể mang trội đồng hợp.
 +Nếu kết quả: tỉ lệ 1:1 thì cá thể mang tính trạng trội dị hợp 
 c. Hoạt động 2: Ý nghĩa của tương quan trội lặn.
 Mục tiêu:Nêu được vai trò của qui luật phân ly đối với sản xuất 
TG
 Hoạt động giáo viên
 Hoạt động học sinh
 Nội dung
5p
2p
-Gv cho hs nghiên cứu thông tinh gk =>thảo luận 
-Để xác định giống có thuần chủng hay không thuần chủng cần phải thực hiện phép lai nào? Có ý nghĩa gì trong sản xuất?
* Cho hs rút ra kết luận của bàì. 
-Hs tự thu nhận thông tinh 
-Thảo luận nhóm thống nhất đáp án
 -Đại diện nhóm trình bày ý kíên.
-Nhóm khác bổ sung 
-cho hs xác định được cần phải sử dụng phép lai phân tích và nêu nội dung phương pháp.
IV.Ý nghĩa của tương quan trội lặn.
Tương quan trội lăn là hiện tượng phổ biến của giới sinh vật, trong đó tính trạng trội thường có lợi. Vì vậy trong chọn giống cần phát hiện tính trạng trội để tập trung các gen về cùng một kiểu gen nhằm tạo ra giống có ý nghĩa kinh tế.
Hoạt động 3: Trội không hoàn toàn
 Mục tiêu: Phân biệt được hiện tượng ditruyền trội hoàn toàn với trội không hoàn toàn.
TG
 Hoạt động giáo viên
 Hoạt động học sinh
 Nội dung
5p
2p
Cho hs quan sát hình 3 nghiên cứu thông tin SGK 
-Yêu cầu hs làm bài tập điền từ.
+Em hiểu thế nào về trội không hoàn toàn ?
-Cho hs đọc kết luận sgk.
-Hs tự thu nhận thông tin, kết hợp quan sát hình -> xác định được kiểu hình của trội không  ... i người trong việc chấp hành luật bảo vệ môi trường
10p
- GV y/c hs trả lời 2 câu hỏi mục s SGK ( T185) 
- GV cho hs trình bày
- Gv nhận xét bổ sung. 
- GV liên hệ: ở các nước phát triển mỗi người dân đều rất hiểu luật và thực hiện tốt dẫn đến môi trường được bảo vệ và bền vững. 
+ VD: ở Singapore vứt mẫu thuốc lá ra đường bị phạt 5 USD và tăng ở lần sau đối với bất kể công dân nào. 
- GV giáo dục hs phải biết chấp hành luật ngay từ lúc còn nhỏ.
- Mỗi người dân phải tìm hiểu và nắm vững Luật bảo vệ môi trường. 
- Tuyên truyền để mọi người thực hiện tốt Luật bảo vệ môi trường
III. Trách nhiệm của mỗi người trong việc chấp hành luật bảo vệ môi trường. 
- Mỗi người dân phải tìm hiểu và nắm vững Luật bảo vệ môi trường. 
- Tuyên truyền để mọi người thực hiện tốt Luật bảo vệ môi trường.
3. Kết luận chung, tóm tắt:( 1') Gọi hs đọc kết luận sgk
4. Kiểm tra, đánh giá: (5')
? Luật bảo vệ môi trường ban hành nhằm mục đích gì.
? Bản thân em đã chấp hành luật như thế nào.
5. Dặn dò: (1') 
- Học bài và trả lời câu hỏi sgk
- Chuẩn bị cho bài thực hành.
Ngày soạn:.. /./.. 
Ngày dạy:..././.... 
Tiết: Bài: 62 THỰC HÀNH: VẬN DỤNG 
 LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀO VIỆC 
 BẢO VỆ MÔ TRƯỜNG Ở ĐỊA PHƯƠNG
A. Mục tiêu: 
1- Giúp hs vận dụng được những nội dung cơ bản của Luật bảo vệ môi trường vào tình hình cụ thể của địa phương và nâng cao ý thức của HS trong việc môi trường ở địa phương.
2- Rèn cho hs kĩ năng tư duy logic, khái quát kiến thức.
3- Giáo dục cho hs nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, ý thức chấp hành luật.
B. Phương tiện, chuẩn bị:
1. GV: - Tài liệu: Luật bảo vệ môi trường và Hỏi đáp về môi trường và sinh thái.
2: HS: - Giấy trắng khổ to, Bút dạ.
C. Tiến trình lên lớp:
1. ổn định tổ chức: (1')
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
a. Đặt vấn đề: (1') Tình hình môi trường của chúng ta ngày càng ô nhiễm nghiêm trọng, vậy ở địa phương chúng ta việc bảo vệ môi trường và ý thức giữ gìn môi trường xanh, sạch như thế nào.
b. Phát triển bài:
Hoạt động 1: Ô nhiễm môi trường là gì. 
TG
 Hoạt động giáo viên
 Hoạt động học sinh
36p
- HS chia nhóm thảo luận
- GV cho đại diện nhóm trình bày và cho nhóm khác bổ sung thêm. 
- GV nhận xét, và bổ sung thêm dẫn chứng. 
- Tương tự GV cho hs thảo luận 3 chủ đề còn lại. - GV y/c các nhóm cần đưa ra những vấn đề thực tiễn của địa phương. 
- GV có thể hướng dẫn các nhóm theo gợi ý để hs có định hướng thảo luận. 
- HS chia nhóm thảo luận
- Chủ đề: Không đổ rác bừa bãi: 
+ Nhiều người vứt rác bừa bãi đặc biệt là nơi công cộng. 
+ Nhận thức của người dân về vấn đề này còn thấp chưa đúng luật. 
+ Chính quyền cần có biện pháp thu gọn rác, đề ra qui định đối với từng hộ, từng tổ dân phố. 
+ Tuyên truyền để người dân hiểu và thực hiện. 
+ HS phải tham gia tích cực vào việc thực hiện luật bảo vệ môi trường. 
3. Kết luận chung, tóm tắt:
4. Kiểm tra, đánh giá: (5')
- GV nhận xét buổi thực hành về ưu và tồn tại của các nhóm.
5. Dặn dò: (1') - GV hướng dẫn hs chuẩn bị viết bản thu hoạch.
Ngày soạn:.. /./.. 
Ngày dạy:..././.... 
Tiết:.....Bài: 63 ôn tập phần sinh vật và môi trường.
A. Mục tiêu: 
1- Giúp hs hệ thống hóa kiến thức cơ bản về sinh vật và môi trường, biết vận dụng lí thuyết vào thực tiễn sản xuất và đời sống.
2- Rèn cho hs kĩ năng so sánh tổng hợp, khái quát kiến thức, hoạt động nhóm.
3- Giáo dục cho hs lòng yêu thiên nhiên, ý thức bảo vệ thiên nhiên, môi trường sống.
B. Phương tiện, chuẩn bị:
- Bảng 63.1 - 63.5.
C. Tiến trình lên lớp:
1. ổn định tổ chức: (1')
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
a. Đặt vấn đề: (1') Sinh vật và môi trường có quan hệ mật thiết với nhau, gắn bó chặt chẽ với nhau. Vậy mối quan hệ đó thể hiện như thế nào?
b. Phát triển bài:
TG
 Hoạt động giáo viên
 Hoạt động học sinh
 Nội dung
20p
16' 
Hoạt động 1: Hệ thống hóa kiến thức 
- GV chia 2 hs thành 1 nhóm. 
- GV phát phiếu ( theo nội dung của bảng sgk) và yêu cầu hs hoàn thành. 
- GV cho đại diện nhóm trình bày . 
- GV nhận xét, và bổ sung thêm dẫn chứng. 
- GV thông báo đáp án đúng. 
- GV y/c hs nêu các khái niệm đã học về sinh vật và môi trường. 
Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi ôn tập 
- GV y/c hs ng/cứu các câu hỏi ở sgk T 190. 
- GV cho các nhóm thảo luận để trả lời. 
- GV cho các nhóm trả lời , nhóm khác bổ sung ( nếu cần) 
- GV nhận xét và bổ sung.
- HS chia nhóm
- HS thảo luận nhóm, điền bảng
- HS trình bày, các nhóm khác bổ sung thêm
I. Hệ thống hóa kiến thức 
1. Điền bảng
2. Các khái niệm. 
- Quần thể: 
- Quần xã: 
- Cân bằng sinh học: 
- Hệ sinh thái: 
- Chuỗi thức ăn: 
- Lưới thức ăn: 
II. Một số câu hỏi ôn tập.
3. Kết luận chung, tóm tắt:
4. Kiểm tra, đánh giá: (5')
- GV nhận xét buổi thực hành về ưu và tồn tại của các nhóm.
5. Dặn dò: (1') - GV hướng dẫn hs chuẩn bị viết bản thu hoạch.
Ngày soạn:.. /./.. 
Ngày dạy:..././.... 
Tiết:.....Bài: 64 TỔNG KẾT CHƯƠNG TRÌNH TOÀN CẤP
A. Mục tiêu:
1- Giúp hs hệ thống hóa kiến thức cơ bản về sinh vật và môi trường, biết vận dụng lí thuyết vào thực tiễn sản xuất và đời sống.
2- Rèn cho hs kĩ năng so sánh tổng hợp, khái quát kiến thức, hoạt động nhóm.
3- Giáo dục cho hs lòng yêu thiên nhiên, ý thức bảo vệ thiên nhiên, môi trường sống.
B. Phương tiện, chuẩn bị:
- Bảng 63.1 - 63.5.
C. Tiến trình lên lớp:
1. ổn định tổ chức: (1')
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
a. Đặt vấn đề: (1') Sinh vật và môi trường có quan hệ mật thiết với nhau, gắn bó chặt chẽ với nhau. Vậy mối quan hệ đó thể hiện như thế nào?
b. Phát triển bài:
TG
 Hoạt động giáo viên
 Hoạt động học sinh
 Nội dung
20p
16' 
Hoạt động 1: Đa dạng sinh học. 
- GV giao việc cho từng nhóm và y/c hs hoàn thành nôi dung của các bảng. 
- GV cho đại diện nhóm trình bày và cho nhóm khác bổ sung thêm. 
- GV thông báo nội dung đầy đủ của các bảng kiến thức. 
Hoạt động 2: Sự tiến hóa của thực vật và động vật
- GV y/c hs hoàn thành BT sở sgk ( T 192, 193) 
- GV cho các nhóm thảo luận để trả lời. 
- GV cho các nhóm trả lời bằng cách gọi đại diện từng nhóm lên viết trên bảng. 
- GV nhận xét và thông báo đáp án đúng. 
- GV y/c hs lấy ví dụ đại diện cho các ngành động vật và thực vật.
- HS hoàn thành nôi dung của các bảng. 
- Đại diện nhóm trình bày và cho nhóm khác bổ sung thêm. 
- HS hoàn thành BT sở sgk
- HS thảo luận nhóm
- Đại diện từng nhóm lên viết trên bảng. 
1. Đa dạng sinh học. 
- Nội dung các bảng kiến thức. 
II. Sự tiến hóa của thực vật và động vật. 
- Thực vật: Tảo xoắn, tảo vòng, cây thông, cây cải, cây bưởi, cây bàng
 - Động vật: Trùng roi, trùng biến hình, sán dây, thủy tức, sứa, giun đất, trai sông, châu chấu, sâu bọ, cá, ếch,gấu, chó, mèo. 
- Sự phát triển của thực vật: Sinh học 6 
- Tiến hóa của giới động vật: 1d; 2b; 3a; 4e; 5c; 6i; 7g; 8h.
3. Kết luận chung, tóm tắt:
4. Kiểm tra, đánh giá: (5')
- GV nhận xét buổi thực hành về ưu và tồn tại của các nhóm.
5. Dặn dò: (1') - GV hướng dẫn hs chuẩn bị viết bản thu hoạch.
Ngày soạn:.. /./.. 
Ngày dạy:..././.... 
Tiết:.....Bài: 64 TỔNG KẾT CHƯƠNG TRÌNH TOÀN CẤP (TT)
A. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này hs đạt được các mục tiêu sau:
1- Giúp hs hệ thống hóa kiến thức thức sinh học cá thể và sinh học tế bào, vận dụng kiến thức vào thực tế.
2- Rèn cho hs kĩ năng tư duy so sánh tổng hợp và khái quát hóa kiến thức.
3- Giáo dục cho hs lòng yêu thiên nhiên, ý thức bảo vệ TN và ý thức nghiên cứu bộ môn.
B. Phương tiện, chuẩn bị:
1. GV: - Bảng 65.1 - 65.5.
2: HS: - Kiến thức đã học.
C. Tiến trình lên lớp:
1. ổn định tổ chức: (1')
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
a. Đặt vấn đề: (1') Hôm nay chúng ta cùng ôn lại kiến thức sinh học của chương trình toàn cấp.
a. Phát triển bài
TG
 Hoạt động giáo viên
 Hoạt động học sinh
 Nội dung
20p
16' 
Hoạt động 1: Sinh học cơ thể. 
- GV y/c hs hoàn thành bảng 65.1 và 65.2 sgk ( T194) 
- GV cho đại diện nhóm trình bằng cách dán lên bảng và đại diện trình bày. 
- GV nhận xét, và bổ sung thêm dẫn chứng. 
- GV thông báo đáp án
+ Em hãy lấy ví dụ chứng minh sự hoạt động của các cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể sinh vật liên quan mật thiết với nhau. 
Hoạt động 2: Sinh học tế bào. 
- GV y/c hs hoàn thành nội dung các bảng 65.3 - 65.5. 
? Cho biết mối liên quan giữa quá trình hô hấp và quang hợp ở tế bào thực vật. 
- GV cho đại diện các nhóm trình bày 
- GV đánh giá kết quả và giúp hs hoàn thiện kiến thức. 
- HS hoàn thành nội dung của các bảng. 
- Đại diện nhóm trình bày và cho nhóm khác bổ sung thêm. 
- ở thực vật: Lá làm nhiệm vụ quang hợp, để tổng hợp chất hữu cơ nuôi sống cơ thể.Nhưng lá chỉ quang hợp được khi rễ hút nước, muối khoáng và nhờ hệ mạch trong thân vận chuyển lên lá. 
- ở người: Hệ vận động có chức năng giúp cơ thể vận động, lao động, di chuyển. Để thực hiện được chức năng này cần năng lượng lấy từ thức ăn do hệ tiêu hóa cung cấp, oxi do hệ hô hấp và được vận chuyển tới từng TB nhờ hệ tuần hoàn. 
- Hs hoàn thành nội dung các bảng 65.3 - 65.5. 
- Quang hợp ở cây xanh sử dụng co2 do hô hấp ở động vật sinh ra
1. Sinh học cơ thể. 
- ở thực vật: Lá làm nhiệm vụ quang hợp, để tổng hợp chất hữu cơ nuôi sống cơ thể.Nhưng lá chỉ quang hợp được khi rễ hút nước, muối khoáng và nhờ hệ mạch trong thân vận chuyển lên lá. 
- ở người: Hệ vận động có chức năng giúp cơ thể vận động, lao động, di chuyển. Để thực hiện được chức năng này cần năng lượng lấy từ thức ăn do hệ tiêu hóa cung cấp, oxi do hệ hô hấp và được vận chuyển tới từng TB nhờ hệ tuần hoàn. 
II. Sinh học tế bào. 
4. Kết luận chung, tóm tắt:
5. Kiểm tra, đánh giá: (5')
- GV đánh giá hoạt động và kết quả của các nhóm.
6. Dặn dò: (1') 
- Ôn tập các nôi dung ở bảng 66.1 - 66.5 sgk

Tài liệu đính kèm:

  • docgiaoansinh9bai164.doc