Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Nguyễn Văn Lực - Tuần 26 - Tiết 49 - Bài 47: Quần thể sinh vật

Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Nguyễn Văn Lực - Tuần 26 - Tiết 49 - Bài 47: Quần thể sinh vật

I. MỤC TIấU :

1. Kiến thức:

- HS nắm được khái niệm quần thể,biết cách nhận biết và lấy vị dụ về quần thể.

- Chỉ ra được các đặc trưng cơ bản của quần thể từ đó thấy được ý nghĩa thực tiễn của nó.

2. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng hoạt động nhóm

- Phát triển tư duy lôgic, rèn kỹ năng vận dụng lí thuyết vào thực tế.

 

doc 4 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1016Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Nguyễn Văn Lực - Tuần 26 - Tiết 49 - Bài 47: Quần thể sinh vật", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 26 - Tiết: 49.
Ngày soạn: ./02/2010
Ngày dạy: . /03/2010
Chương II HỆ SINH THÁI
Bài 47: Quần thể sinh vật
I. MỤC TIấU :
1. Kiến thức:
- HS nắm được khái niệm quần thể,biết cách nhận biết và lấy vị dụ về quần thể.
- Chỉ ra được các đặc trưng cơ bản của quần thể từ đó thấy được ý nghĩa thực tiễn của nó.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng hoạt động nhóm
- Phát triển tư duy lôgic, rèn kỹ năng vận dụng lí thuyết vào thực tế.
3. Thái độ:
Giáo dục ý thức nghiên cứu tìm tòi và bảo vệ thiên nhiên
II. PHƯƠNG PHÁP DẠY - HỌC
- Vấn đỏp tỡm tũi
- Trực quan
- Dạy học nhúm
III. PHƯƠNG TIỆN DẠY - HỌC.
Tranh vẽ về quần thể động thực vật
IV. TIẾN TRèNH DẠY - HỌC
 1. ổn định tổ chức lớp. 
 2. Kiểm tra bài cũ. 
Thu bài bỏo cỏo thực hành
 3. Bài giảng.
Mở bài: 
 GV giới thiệu nội dung chương và những vấn đề sẽ học trong chương, sau đó nghiên cứu bài mới.
Hoạt động 1
Thế nào là một quần thể sinh vật?
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Nội dung
- GV cho HS quan sát đàn bò, đàn kiến , bụi tre... .
 GV thông báo chúng là quần thể.
- GV yêu cầu: hoàn thành bảng 47.1 
GV đánh giá kết quả của HS và thông báo đáp án đúng.
- GV yêu cầu: HS kể thêm một số quần thể mà em biết - GV cho HS phát biểu khái niệm quần thể.
- GV nhận xét và giúp HS hoàn chỉnh khái niệm quần thể.
- GV mở rộng: Một lồng gà, một chậu cá chép có phải là quần thể hay không? Tại sao?
GV phân tích đó không phải là một quần thể vì lồng gà và chậu cá chép mới chỉ có những biểu hiện bên ngoài của quần thể.
- GV thông báo: Để nhận biết 1 quần thể sinh vật cần có dấu hiệu bên ngoài và dấu hiệu bên trong.
- HS quan sát tranh hình.
- Hoàn thành bảng 47.1
 Đại diện trả lời đáp án 
 HS khác bổ sung.
- HS giải thích vì sao chọn những VD đó.
- HS so sánh với kết quả của mình(sửa chữa nếu cần).
- HS có thể kể thêm VD: Đàn ong, đàn chim hải âu...
- HS tự khái quát kiến thức thành khái niệm.
- HS trả lời: Có phải là quần thể vì đó là sinh vật cùng loài, cùng sống 1 nơi.
- Khái niệm: 
 Quần thể sinh vật là tập hợp những cá thể cùng loà, sinh sống trong một khoảng không gian nhất định, ở một thời điểm nhất định, có khả năng giao phối với nhau để sinh sản.
-VD: Rừng cọ, đồi chè, đàn chim én...
Hoạt động 2
Những đặc trưng cơ bản của quần thể
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Nội dung
-GV giới thiệu chung về 3 đặc điểm của quần thể
- GV nêu câu hỏi:
+ Tỷ lệ giới tính là gì? Tỷ lệ này ảnh hưởng tới quần thể ntn? Cho VD.
+ Trong chăn nuôi người ta áp dụng điều này ntn?
GV bổ sung: ở gà số lượng con trống thường ít hơn con cái rất nhiều.
- GV nêu vấn đề: So sánh tỉ lệ sinh, số lượng cá thể của quần thể ở hình 47 SGK tr. 141.
- GV nhận xét phần thảo luận của 
- - GV nêu câu hỏi:
+Trong quần thể có những nhóm tuổi nào?
+Nhóm tuổi có ý nghĩa gì?
GV nêu câu hỏi:
+Mật độ là gì? Mật độ liên quan đến yếu tố nào trong quần thể?
*Liên hệ:
+Trong sản xuất nông nghiệp cần có biện pháp kĩ thuật gì để luôn giữ mật độ thích hợp?
- GV mở rộng: Trong các đặc trưng trên thì đặc trưng nào là cơ bản nhất? Vì sao?
- GV có thể gợi ý: Tỷ lệ giới tính cũng phụ thuộc vào mật độ....
-HS tự nghiên cứu SGK tr. 140 đ cá nhân trả lời đ nhận xét bổ sung.
đ Tuỳ từng loài mà điều chỉnh tỷ lệ đực cái cho phù hợp.
- Cá nhân quan sát hình:
- Trao đổi nhóm đ thống nhất câu trả lời.
Yêu cầu nêu được: 
- Hình A: tỷ lệ sinh cao, số lượng cá thể tăng mạnh.
- Hình B: Tỷ lệ sinh, số lượng cá thể ổn định.
- Hình C: Tỷ lệ sinh thấp, số lượng cá thể giảm.
-Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung.
-HS nêu 3 nhóm tuổiđ liên quan đến số lượng cá thể đ Sự tồn tại của cá thể.
- HS nghiên cứu SGK tr. 141 trả lời câu hỏiđ HS khác bổ sung.
đ Mật độ liên quan đến thức ăn.
- HS có thể dựa vào thônh tin từ tranh ảnh sách báo trả lời:
+ Trồng dày hợp lí.
+Loại bỏ cá thể yếu trong đàn.
+Cung cấp thức ăn.
- HS trao đổi nhanh đ Trả lời câu hỏi:
Mật độ quyêt định các đặc trưng khác.
a.Tỷ lệ giới tính
- Tỷ lệ giới tính là tỷ lệ giữa số lượng cá thể đực và cái.
- Tỷ lệ giới tính đảm bảo hiệu quả sinh sản.
b- Thành phần nhóm tuổi
Kết luận: Nội dung bảng 47.2 SGK
c- Mật độ quần thể.
* Mật độ là số lượng hay khối lượng sinh vật có 1 trong đơn vị diện tích hay thể tích.
VD: Mật độ muỗi 10 con/1m2
Mật độ rau cải 40 cây/1m2
*Mật độ quần thể phụ thuộc vào: 
+Chu kì sống của sinh vật. 
+Nguồn thức ăn của quần thể.
+ Yếu tố thời tiết, hạn hán, lụt lội....
Hoạt động 3
ảnh hưởng của môi trường tới quần thể sinh vật
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Nội dung
GV cho HS trả lời câu hỏi mục qSGK tr.141.
GV nêu câu hỏi: Các nhân tố môi trường ảnh hưởng tới đặc điểm nào của quần thể?
- GV mở rộng: Số lượng cá thể trong quần thể có thể bị biến động lớn do nguyên nhân nào?
- GV có thể giải thích là do những biến cố bất thường như lũ lụt, cháy rừng....
- GV cho các nhóm tự trả lời và tranh luậnđ sau đó GV nhận xét đúng sai và khái quát kiến thức.
*Liên hệ: Trong sản xuất việc điều chỉnh mật độ cá thể có ý nghĩ ntn?
- HS thảo luận nhóm thống nhất ý kiến trả lời các câu hỏi. Yêu cầu nêu được:
+ Muỗi nhiều ở thời tiết ẩm do sinh sản nhiều.
+ Mùa mưa ếch nhái tăng.
- Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung.
đ HS khái quát thành kết luận
- Trồng dày hợp lí
- Thả cá vừa phải phù hợp với diện tích.
- Môi trường ( nhân tố sinh thái) ảnh hưởng tới số lượng cá thể trong quần thể.
- Mật độ cá thể trong quần thể được điều chỉnh ở mức cân bằng.
Kết luận chung: HS đọc kết luận SGK
VI. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ
Câu1 : Khoanh tròn các chữ cái ở đầu câu trả lời đúng:
 1-Dấu hiệu nào dưới đây không phải là dấu hiệu đặc trưng của quần thể:
 a- Mật độ	c- Sức sinh sản	
 d- Độ đa dạng	b -Tỉ lệ đực : cái.
 2- Dấu hiệu nào dưới đây không đúng với khái niệm quần thể:
a- Nhóm cá thể cùng loài có lịc sử phát triển chung. c- Có khả năng snh sản
b- Tập hợp ngẫu nhiên nhất thời. d- Có quan hệ môi trường
 Câu 2: Hãy lấy 2 ví dụ chứng minh các cá thể trong quần thể hỗ trợ, cạnh tranh lẫn nhau?
VII. DẶN Dề
 - Học bài, trả lời câu hỏi SGK
 - Đọc trước bài
 - Tìm hiểu về vấn đề: Độ tuổi, dân số, kinh tế xã hội, giao thông, nhà ở.
Bổ sung kiến thức sau tiết dạy.
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docBai 47 Quan the sinh vat.doc