1. Kiến thức :
v HS hiểu về phương pháp nghiên cứu phả hệ dùng để phân tích 1 vài tính trạng hay đột biến ở người.
v Phân biệt 2 trường hợp : sinh đôi cùng trứng và sinh đôi khác trứng.
v Hiểu được ý nghĩa của phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh trong nghiên cứu di truyền, từ đó giải thích được 1 số trường hợp thường gặp.
2. Kỹ năng : Phát triển kỹ năng quan sát và phân tích kênh hình.
Tuần :15 Ngày soạn: 23/11/2009 Tiết : 29 Ngày dạy: /11/2009 CHƯƠNG V : DI TRUYỀN HỌC NGƯỜI BÀI 28 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU DI TRUYỀN NGƯỜI A/ MỤC TIÊU : Kiến thức : HS hiểu về phương pháp nghiên cứu phả hệ dùng để phân tích 1 vài tính trạng hay đột biến ở người. Phân biệt 2 trường hợp : sinh đôi cùng trứng và sinh đôi khác trứng. Hiểu được ý nghĩa của phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh trong nghiên cứu di truyền, từ đó giải thích được 1 số trường hợp thường gặp. Kỹ năng : Phát triển kỹ năng quan sát và phân tích kênh hình. B/ TRỌNG TÂM : Phương pháp nghiên cứu phả hệ : theo dõi sự di truyền của một tính trạng nhất định trên những người thuộc cùng 1 dòng họ qua nhiều thế hệ để xác định đặc điểm di truyền . Phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh : để xác định tính trạng nào do gen quyết định là chủ yếu, tính trạng nào chịu nhiều ảnh hưởng của môi trường. C/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Tranh phóng ta H.28.1 ; H.28.2 ; H.28.3 sgk - Sử dụng 2 tranh / trang 24 ( sách Tư liệu hình ảnh sinh học 9 – NXB : Đại học Quốc Gia TP.HCM. ) D/ HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC : Oån định tổ chức (1’) 91 92 Kiểm tra 15’ Đề kèm theo Dạy bài mới: (26’) ðVÀO BÀI: (1’) GV thông báo : Việc nghiên cứu di truyền ở người gặp 2 khó khăn chính : Người sinh sản chậm , đẻ ít con và vì liù do xã hội không thể áp dụng các phương pháp lai và gây đột biến . Do đó, phải có phương pháp nghiên cứu phù hợp. ðTIẾN TRÌNH BÀI DẠY: (25’) Hoạt động 1: (10’) I/ NGHIÊN CỨU PHẢ HỆ : - Mục tiêu : HS nắm được phương pháp nghiên cứu phả hệ và ứng dụng nó trong việc nghiên cứu di truyền 1 số tính trạng. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung -GV y/c HS nghiên cứu thông tin ( GV lưu ý HS cần nắm vững các kí hiệu trước khi làm việc với sơ đồ H.28.1 ) ?: Giải thích các kí hiệu trên hình 28.1? ?:Tính trạng ( mắt nâu , mắt đen ) , tính trạng nào là trội? ?:Sự di truyền tính trạng màu mắt có liên quan gì đến giới tính hay không ? tại sao? -GV tổng kết: Giải thích sự di truyền tính trạng nào đó ở người có di truyền liên kết với giới tính hay không thì phải căn cứ vào tính trạng đó chỉ biểu hiện ở một giới hay ở cả 2 giới ( nếu biểu hiện ở 1 giới à có liên kết giới tính ; nếu biểu hiện ở cả 2 giới thì không liên kết với giới tính ) - GV y/c HS tiếp tục tìmhiểu thí dụ 2 à lập sơ đồ phả hệ từ Pà F1.à trả lời các câu hỏi sau : 1/ Trạng thái mắc bệnh do gen trội hay gen lặn qui định ? 2/ Sự di truyền máu khó đông có liên quan đến giới tính không? 3/ Vậy phương pháp nghiên cứu phả hệ là gì? Phương pháp này dùng để làm gì ? - HS tự thu nhận thông tin ở sgk - nữ, £ nam; £ ¢ kết hôn * Tính trạng màu mắt nâu à trội (vì tính trạng này xuất hiện ở F1) * Sự di truyền màu mắt không liên quan đến giới tính (vì ở F2 đều có tỉ lệ nam: nữ, có màu mắt nâu hoặc đen là 1:1 à gen qui định tính trạng này không nằm trên NST giới tính mà nằm trên NST thường. - HS tự nghiên cứu thí dụ + vận dụng kiến thức à trả lời câu hỏi : - 1 HS lên bảng lập sơ đồ phả hệ , vài HS nhận xét , bổ sung. 1/ Bệnh máu khó đông do gen lặn qui định. 2/ Nam dễ mắc bệnh à gen gây bệnh nằm trên NST X à Kết luận : Sự di truyền bệnh máu khó đông có liên quan đến giới tính. 3/ Phương pháp nghiên cứu phả hệ là phương pháp theo dõi sự di truyền của 1 tính trạng nhất định trên những người thuộc cùng một dòng họ qua nhiều thế hệ để xác định đặc điểm di truyền của tính trạng đó. I/ NGHIÊN CỨU PHẢ HỆ : - Phương pháp nghiên cứu phả hệ là phương pháp theo dõi sự di truyền của 1 tính trạng nhất định trên những người thuộc cùng một dòng họ qua nhiều thế hệ để xác định đặc điểm di truyền của tính trạng đó. Hoạt động 2 :(10’) II/ NGHIÊN CỨU TRẺ ĐỒNG SINH : 1) Trẻ đồng sinh cùng trứng và khác trứng : - Mục tiêu : Xác định sự khác nhau cơ bản giữa trường hợp sinh đôi cùng trứng và khác trứng. GV HS Nội dung -GV y/c HS quan sát H.28.2 a và b: ?: Hình 28 a và b khác nhau ở điểm nào ? ?:Tại sao trẻ sinh đôi cùng trứng đều là nam hoặc là nữ ? ?:Đồng sinh khác trứng là gì? Trẻ đồng sinh khác trứng có thể khác nhau về giới tính không ? ?:Trẻ đồng sinh là gì ? Có mấy trường hợp trẻ đồng sinh ? - HS quan sát kĩ sơ đồ à nêu sự khác nhau : * Số lượng trứng và tinh trùng tham gia thụ tinh. * Lần nguyên phân đầu tiên . -Vì chúng được phát triển từ 1 hợp tử ( có chung bộ NST ) trong đó cặp NST giới tính qui định giới tính cũng giống nhau . * Đồng sinh khác trứng là những trẻ đồng sinh, nhưng được phát triển từ 2 (các) hợp tử (do 2 trứng + 2 tinh trùng) à có bộ NST khác nhau nên chúng chỉ giống nhau như anh chị em có chung bố mẹ. Trẻ đồng sinh : trẻ sinh ra cùng 1 lần sinh Có 2 trường hợp : cùng trứng và khác trứng. * Đồng sinh cùng trứng có cùng kiểu gen à cùng giới. * Đồng sinh khác trứng khác nhau kiểu gen à cùng giới hoặc khác giới. II/ NGHIÊN CỨU TRẺ ĐỒNG SINH: 1) Trẻ đồng sinh cùng trứng và khác trứng : Trẻ đồng sinh : trẻ sinh ra cùng 1 lần sinh Có 2 trường hợp :Cùng trứng và khác trứng. * Đồng sinh cùng trứng có cùng kiểu gen à cùng giới. * Đồng sinh khác trứng khác nhau kiểu gen à cùng giới hoặc khác giới. Hoạt động 3 : (5’) 2 ) Ý nghĩa của nghiên cứu trẻ đồng sinh : - Mục tiêu : Nghiên cứu đặc điểm các tính trạng di truyền trong các môi trường GV HS Nội dung -GV y/c HS nghiên cứu thông tin à Nêu ý nghĩa của nghiên cứu trẻ đồng sinh? -GV chốt lại đáp án đúng - HS tự thu nhận , xử lí thông tin à nêu ý nghĩa. Nghiên cứu trẻ đồng sinh giúp ta hiểu rõ vai trò của kiểu gen và vai trò của môi trường đối với sự hình thành tính trạng . Hiểu rõ sự ảnh hưởng khác nhau của môi trường đối với tính trạng số lượng và chất lượng. 2 ) Ý nghĩa của nghiên cứu trẻ đồng sinh : Nghiên cứu trẻ đồng sinh giúp ta hiểu rõ vai trò của kiểu gen và vai trò của môi trường đối với sự hình thành tính trạng . Hiểu rõ sự ảnh hưởng khác nhau của môi trường đối với tính trạng số lượng và chất lượng. Củng cố: (2’) Câu 1 : Phương pháp nghiên cứu phả hệ là gì ? Câu 2 : Hoàn thành bảng sau : Đặc điểm Trẻ đồng sinh cùng trứng Trẻ đồng sinh khác trứng. - Số trứng tham gia thụ tinh. - Kiểu gen - Kiểu hình - Giới tính Dặn dò: (1’) * Học bài ( phần tóm tắt sgk ) * Đọc “ Em có biết” * Tìmhiểu 1 số bệnh (tật ) di truyền ở người. *Soạn Bài 29 theo dấu 6 và câu hỏi cuối bài.
Tài liệu đính kèm: