Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Phạm Thị Hạnh - Tuần 19 - Tiết 37 - Bài 34: Thoái hóa do tự thụ phấn và do giao phối gần

Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Phạm Thị Hạnh - Tuần 19 - Tiết 37 - Bài 34: Thoái hóa do tự thụ phấn và do giao phối gần

1. Kiến thức :

 HS hiểu và trình bày được nguyên nhân thoái há của tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn và giao phối gần ở động vật , vai trò của 2 trường hợp trên trong chọn giống.

 Trình bày được phương pháp tạo dòng thuần ở cây giao phấn ( cây ngô )

2. Kỹ năng : Rèn kỹ năng quan sát kệnh hình phát hiện kiến thức và tổng hợp kiến thức

3. Thái độ : Giáo dục lòng yêu thích bộ môn.

 

doc 4 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1614Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Phạm Thị Hạnh - Tuần 19 - Tiết 37 - Bài 34: Thoái hóa do tự thụ phấn và do giao phối gần", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN :19 Ngày soạn: 31/12/2009
TIẾT : 37 Ngàydạy: /01/2010
BÀI 34
	THOÁI HÓA DO TỰ THỤ PHẤN 
	VÀ DO GIAO PHỐI GẦN .
	---------*--------*---------*----------
A/ MỤC TIÊU :
Kiến thức :
HS hiểu và trình bày được nguyên nhân thoái há của tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn và giao phối gần ở động vật , vai trò của 2 trường hợp trên trong chọn giống.
Trình bày được phương pháp tạo dòng thuần ở cây giao phấn ( cây ngô ) 
Kỹ năng : Rèn kỹ năng quan sát kệnh hình à phát hiện kiến thức và tổng hợp kiến thức 
Thái độ : Giáo dục lòng yêu thích bộ môn.
B/ TRỌNG TÂM : Nguyên nhân của hiện tượng thoái hóa do tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn và giao phối gần ở động vật và vai trò của nó trong chọn giống.
C/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
-Tranh phóng to H.34.1 ; H.34.2 sgk
- Sơ đồ của H.34.3 
D/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :
	Oån định tổ chức (2’)
91 
92 
GV trả bài thi cho HS: (5’)
 GV trả bài và nhận xét bài làm của HS, nêu vài điểm cần rút kinh nghiệm trong lần sau.
Dạy bài mới: (32’)
ðVÀO BÀI: (2’) Trong chọn giống cây trồng ngoài phương pháp gây đột biến nhân tạo, con người còn sử dụng phương pháp tự thụ phấn bắt buộc ở thực vật và giao phối gần ở động vật để gây ra hiện tượng thoái hóa . Để giúp các em hiểu rõ hơn về các vấn đề này ta cùng tìm hiểu bài 34.
ðTIẾN TRÌNH BÀI DẠY: (30’)
Hoạt động 1 :(8’)
I/ HIỆN TƯỢNG THOÁI HÓA :
1) Hiện tượng thoái hóa do tự thụ phấn ở cây giao phấn :
- Mục tiêu : Tìm hiểu biểu hiện thoái hóa do tự thụ phấn ở cây giao phấn.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
- GV trình bày sơ lược về cách tiến hành tự thụ phấn bắt buộc cho cây giao phấn ( cụ thể là cây ngô )
* Ngô là cây có hoa đơn tính , nhị và nhụy nằm ở 2 vị trí khác nhau trên cây và không chín cùng 1 lúc à ngô là cây giao phấn tự do.
* Bằng phương pháp nhân tạo, con người bắt buộc ngô tự thụ phấn ( dùng phấn của mỗi cây thụ phấn cho râu bắp của chính cây ấy ) à trải qua nhiều thế hệ có hiện tượng như H.34.1
- GV y/c HS quan sát H.34.1 + đọc thông tin + dùng viết chì gạch dưới những chi tiết để trả lời câu hỏi Đ sgk / trang 99
- Sau khi HS trả lời câu hỏi à GV hoàn chỉnh câu trả lời và cho HS gạch dưới những cụm từ biểu hiện hiện tượng thoái hóa.
- HS nghe giảng.
- Hoạt động cá nhân : đọc thông tin và trả lời câu hỏi Đ sgk / trang 99
- Qua các thế hệ sau có biểu hiện sức sống kém ( sinh trưởng và năng suất giảm dần ).
I/ HIỆN TƯỢNG THOÁI HÓA :
1) Hiện tượng thoái hóa do tự thụ phấn ở cây giao phấn :
- Qua các thế hệ sau có biểu hiện sức sống kém ( sinh trưởng và năng suất giảm dần ).
Hoạt động 2 : (7’)
2 ) Hiện tượng thoái hóa do giao phối gần ở động vật :
Mục tiêu : Tìm hiểu khái niệm và những biểu hiện thoái hóa của giao phối gần .
GV
HS
Nội dung
- GV giảng : 
Phần lớn các động vật là đơn tính ( đực, cái riêng rẽ ) à trong sinh sản phải giao phối chéo với nhau à Trong tự nhiên mỗi con vật là 1 thể lai.
Bằng phương pháp nhân tạo con người bắt buộc động vật giao phối gần ( như : giao phối giữa F1 x F1 ( cùng P ) hoặc giữa F1 x F2 ; hoặc giữa F1 x P v.v..
- GV y/c HS đọc thông tin + quan sát H.34.2 và trả lời câu hỏiĐ sgk / trang 100 ( qua thảo luận nhóm )
- Sau khi hoàn chỉnh câu trả lời của HS à GV nêu câu hỏi : Qua 2 trường hợp vừa tìmhiểu à 
?: Thoái hóa là gì ? 
HS nghe giảng.
HS thảo luận nhóm + thống nhất ý kiến trả lời câu hỏi sgk / trang 100.
-Giao phối gần là sự giao phối giữa con cái sinh ra từ một cặp bố mẹ hoặc giữa bố mẹ và con cái. VD: P x F1; F1 x F1; F1 x F2 
-Giao phối gần thường gây ra các hiện tượng thoái hoá ở các thế hệ sau như: sinh trưởng và phát triển yếu, khả năng sinh sản giảm, quái thai, dị tật bẩm sinh, chết non...
* Thoái hóa là hiện tượng các thế hệ con cháu có sức sống kém dần, bộc lộ tính trạng xấu , năng suất giảm ) .
2 ) Hiện tượng thoái hóa do giao phối gần ở động vật :
a) Giao phối gần (giao phối cận huyết):
-Giao phối gần là sự giao phối giữa con cái sinh ra từ một cặp bố mẹ hoặc giữa bố mẹ và con cái. VD:P x F1; F1 x F1; F1 x F2 
b) Thoái hoá do giao phối gần:
* Thoái hóa là hiện tượng các thế hệ con cháu có sức sống kém dần, bộc lộ tính trạng xấu , năng suất giảm ) .
Hoạt động 3 : (8’)
II/ NGUYÊN NHÂN CỦA HIỆN TƯỢNG THOÁI HÓA :
Mục tiêu : Tìm hiểu nguyên nhân của hiện tượng thoái hóa :
GV
HS
Nội dung
- GV y/c HS quan sát H.34.3 / trang 100 + GV giải thích hình, sau đó cho HS thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi sgk / cuối trang 100.
?: Qua các thế hệ tự thụ phấn hoặc giao phối cận huyết tỉ lệ đồng hợp tử và tỉ lệ dị hợp tử biến đổi như thế nào?
( * Nếu HS không nêu được ý : tỉ lệ đồng hợp trội = tỉ lệ đồng hợp lặn thì GV nên gợi ý bằng cách cho HS nhắc lại kết quả lai 1 cặp tính trạng của Menđen 
F1: 100% Aa
F1 x F1 => F2 : 1 AA : 2 Aa : 1 aa.)
?: Tại sao tự thụ phấn ở cây giao phấn và giao phối gần ở động vật lại gây hiện tượng thoái hóa ?
- GV nhận xét kết quả các nhóm giúp HS hoàn thiện kiến thức .
- GV mở rộng thêm : ở 1 số loài động , thực vật : cặp gen đồng hợp lặn không gây hại nên không dẫn tới hiện tượng thoái hóa .
?:Vậy nguyên nhân gây hiện tượng thoái hóa do tự thụ phấn hoặc giao phối gần là gì ?
- HS nghe GV giải thích H.34.3 + thảo luận nhóm và trả lời 2 câu hỏi/ trang 100 sgk.
- Đại diện vài nhóm trả lời câu hỏi , vài nhóm khác nhận xét , bổ sung .
* Tỉ lệ đồng hợp tăng , tỉ lệ dị hợp giảm
( tỉ lệ đồng hợp trội và tỉ lệ đồng hợp lặn bằng nhau )
* Vì gen lặn gây hại khi ở thể dị hợp không được biểu hiện , nhưng càng về các thế hệ sau xuất hiện thể đồng hợp lặn thường biểu hiện tính trạng xấu ( biểu hiện ra kiểu hình ) 
- 1HS đọc thông tin trang 101.
- 1HS lên bảng trình bày trên H.34.2
- Vì tạo ra các cặp gen đồng hợp lặn gây hại.
II/ NGUYÊN NHÂN CỦA HIỆN TƯỢNG THOÁI HÓA :
-Nguyên nhân hiện tượng thoái hóa do tự thụ phấn hoặc do giao phối cận huyết vì qua nhiều thế hệ tạo ra các cặp gen đồng hợp lặn gây hại.
Hoạt động 4 : (7’)
III/ VAI TRÒ CỦA PHƯƠNG PHÁP TỰ THỤ PHẤN BẮT BUỘC VÀ GIAO PHẤN CẬN HUYẾT TRONG CHỌN GIỐNG :
- Mục tiêu : HS chỉ ra được vai trò tạo dòng thuần của phương pháp tự thụ phấn giao phối cận huyết trong chọn giống.
GV
HS
Nội dung
-GV y/c HS đọc thông tin sgk / trang 101.
-GV cho HS nhắc lại khái niệm : thuần chủng ? dòng thuần ? 
?: Tại sao tự thụ phấn bắt buộc và giao phối gần gây ra hiện tượng thoái hóa, nhưng những phương pháp này vẫn được người ta sử dụng trong chọn giống . 
- Hoạt động lớp : cá nhân đọc thông tin và trả lời câu hỏi 
Để củng cố và duy trì một số tính trạng mong muốn.
Tạo dòng thuần ( có cặp gen đồng hợp )
Phát hiện gen xấu
Đây là giai đoạn chuẩn bị để lai khác dòng tạo ưu thế lai.
III/ VAI TRÒ CỦA PHƯƠNG PHÁP TỰ THỤ PHẤN BẮT BUỘC VÀ GIAO PHẤN CẬN HUYẾT TRONG CHỌN GIỐNG :
-Trong chọn giống , người ta dùng các phương pháp tự thụ phấn bắt buộc và giao phối gầy để củng cố và duy trì một số tính trạng mong muốn , tạo dòng thuần
* TỔNG KẾT BÀI : Cho 1 HS đọc phần tóm tắt sgk / trang 101.
Củng cố: (4’)
Câu 1 : Tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn qua nhiều thế hệ nhằm mục đích :
Củng cố 1 số tính trạng mong muốn nào đó.
Tạo những dòng thuần , đánh giá kiểu gen của từng dòng thuần
Phát hiện để loại bỏ gen xấu.
Cả 3 câu a, b , c đều đúng
Đáp án đúng : d
Câu 2 : Giao phối gần ( giao phối cận huyết ) là phương pháp :
Giao phối giữa những con vật có cùng bố mẹ .
Giao phối giữa bố, mẹ với con cái của chúng.
Giao phối giữa những con vật ở các khu vực gần nhau .
Cả 2 câu a và b đều đúng.
Đáp án đúng : d
Câu 3 : Khi tự thụ phấn hoặc giao phối cận huyết qua nhiều thế hệ ta thấy :
Tỉ lệ thể dị hợp tăng lên vì tỉ lệ đồng hợp tăng lên 
Tỉ lệ thể dị hợp giảm xuống và tỉ lệ đồng hợp tăng lên 
Tỉ lệ thể dịhợp giảm xuống và tỉ lệ đồng hợp giảm xuống.
Đáp án đúng : c
Câu 4 : Những biểu hiện nào sau đây xuất hiện khi giao phối gần ?	
Sinh trưởng và phát triển kém.
Khả năng sinh sản giảm
Sinh con bị dị tật, quái thai.
Cả 3 câu a , b , c đều đúng .
Đáp án đúng : d 
Dặn dò: (2’)
Học bài 
Làm tiếp các bài tập còn lại ở sách bài tập 
Xem bài 35 ( chú ý phần II ) trang 102, 103 sgk . soạn bài theo nôi dung của phần 6 và câu hỏi cuối bài

Tài liệu đính kèm:

  • docBAI 34.doc