Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Phạm Thị Hạnh - Tuần 23 - Tiết 45 - Bài 43: Ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm lên đời sống sinh vật

Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Phạm Thị Hạnh - Tuần 23 - Tiết 45 - Bài 43: Ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm lên đời sống sinh vật

1. Kiến thức :

 HS nêu được những ảnh hưởng của nhân tố sinh thái nhiệt độ và độ ẩm môi trường đến các đặc điểm về hình thái , sinh lí ( sơ lược ) và tập tính của sinh vật.

 Giải thích được sự thích nghi của sinh vật trong tự nhiên từ đó có biện pháp chăm sóc sinh vật thích hợp

2. Kỹ năng :Rèn kỹ năng phân tích kênh hình , kênh chữ , phát triển kỹ năng tư duy tổng hợp ,suy luận.

 

doc 4 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1853Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Phạm Thị Hạnh - Tuần 23 - Tiết 45 - Bài 43: Ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm lên đời sống sinh vật", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần :23 Ngày soạn: 18/01/2010
Tiết : 45 Ngàydạy: /01/2010
BÀI 43 :
	ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỆT ĐỘ VÀ ĐỘ ẨM 
	 LÊN ĐỜI SỐNG SINH VẬT.
A/ MỤC TIÊU :
Kiến thức :
HS nêu được những ảnh hưởng của nhân tố sinh thái nhiệt độ và độ ẩm môi trường đến các đặc điểm về hình thái , sinh lí ( sơ lược ) và tập tính của sinh vật.
Giải thích được sự thích nghi của sinh vật trong tự nhiên từ đó có biện pháp chăm sóc sinh vật thích hợp 
Kỹ năng :Rèn kỹ năng phân tích kênh hình , kênh chữ , phát triển kỹ năng tư duy tổng hợp ,suy luận.
Thái độ :Biết vận dụng kiến thức đã học để giải thích 1 số hiện tượng thực tiễn như : trồng cây trong nhà , ngoài trời , sự di cư của chim, tìm mật của ong , tỉa cành
B/ TRỌNG TÂM : Aûnh hưởng của nhiệt độ tới hình thái , hoạt động sinh lý của sinh vật , ảnh hưởng của độ ẩm đến đời sống sinh vật.
C/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : H.43.1 ; H.43.2 ; H.43.3 
D/ HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
	Oån định tổ chức (2’)
91 
92 
Kiểm tra bài cũ: (5’) 
Câu 1: Nêu vài đặc điểm khác nhau về hình thái và hoạt động sinh lí của thực vật ưasáng và thực vật ưa bóng ? Cho thí dụ cụ thể?
ĐA: 1 ) Nhóm cây ưa sáng : có phiến lá nhỏ ,dày, màu nhạt , xếp nghiêng so với mặt đất , thân thấp , nhiều cành , quang hợp tốt va øđiều tiết thoát hơi nước linh hoạt khi có ánh sáng mạnh ( như : bạch đàn , thông, lúa , bắp , đậu , các cây công nghiệp.)
2 ) Nhóm cây ưa bóng : Phiến lá to , mỏng , sẫm màu , xếp nằm ngang so với mặt đất ,thân cao , ít cành , quang hợp khi có ánh sáng yếu , cường độ điều tiết thoát hơi nước kém ( như : trầu không , vạn niên thanh , lá lốt  ) 
Câu 2: Aùnh sáng ảnh hưởng đến động vật như thế nào ?
ĐA: -Tạo điều kiện thuận lợi cho động vật nhận biết các vật và định hướng di chuyển trong không gian.
-Ánh sáng là nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động, khả năng sinh trưởng và sinh sản của động vật.
-Có nhóm động vật ưa sáng có nhóm động vật ưa tối.
Dạy bài mới: (32’)
ðVÀO BÀI: : Nếu chuyển 1 sinh vật nào đó đang sống nơi có nhiệt độ thấp ( vùng Cực Bắc ) về nơi có khí hậu ấm áp ( vùng nhiệt đới ) thì có ảnh hưởng gì đến khả năng sống của nó ? Để giúp các em hiểu rõ vấn đề này ta cùng tìm hiểu bài 43
ðTIẾN TRÌNH BÀI DẠY: (30’)
Hoạt động 1 : (15’)
* TÌM HIỂU ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỆT ĐỘ LÊN ĐỜI SỐNG SINH VẬT :
- Mục tiêu : HS phân tích được ảnh hưởng của nhiệt độ tới hình thái và đặc điểm sinh lí của thực vật và động vật.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
- Sử dụng H.43.1 ; H.43.2 à y/c HS quan sát hình + đọc thông tin + thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi Đ sgk trang 126 (3’)
1) Cây quang hợp và hô hấp ở nhiệt độ môi trường như thế nào ?
2): Nhiệt độ ảnh hưởng đến cấu tạo cơ thể như thế nào ?
- Gọi 1 HS đọc tiếp thí dụ 3 à GV nêu câu hỏi : 
?:Có mấy nhóm sinh vật thích nghi với nhiệt độ khác nhau của môi trường?
à phân công nhóm 1,2,3 hoàn thành bảng 43.1 ( phần sinh vật biến nhiệt )
Phân công nhóm 4,5,6 hoàn thành bảng phần sinh vật hằng nhiệt.
- Để giúp các nhóm thảo luận tốt à GV hoặc gợi ý hoặc cung cấp thêm thông tin về sinh vật biến nhiệt và sinh vật hằng nhiệt.
* Sinh vật biến nhiệt : nhiệt độ cơ thể hoàn toàn phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường ngoài và luôn biến đổi ( do cấu trúc tổ chức cơ thể bậc thấp à hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn nhiệt của môi trường ) 
* Sinh vật hằng nhiệt : nhờ cấu tạo cơ thể đã phát triển cơ chế điều hòa nhiệt à duy trì nhiệt độ cơ thể ổn định , không thay đổi theo nhiệt độ của môi trường ngoài.
- Sau khi thảo luận à GV gọi đại diện vài nhóm lên bảng, y/c các nhóm còn lại nhận xét bổ sung và cho HS kết luận bằng cách trả lời câu hỏi : “Vậy nhiệt độ có ảnh hưởng gì đến đời sống sinh vật? ”
- Hoạt động nhóm : dựa vào thông tin ở vd 1 và vd 2 sgk + quan sát hình + thống nhất đáp án cho 2 câu hỏi của GV
1) Cây quang hợp và hô hấp ở phạm vi nhiệt độ từ 200C đến 300C.
2) Nhiệt độ ảnh hưởng đến cấu tạo cơ thể của sinh vật như :
 * Ở thực vật : Cây vùng nhiệt đới ,lá cây có tầng cutin dày . Ở vùng ôn đới: cây rụng lá vào mùa đông , thân , rễ cây có lớp bần dày ,cách nhiệt.
 * Ở động vật : Cá thể sống nơi có nhiệt độ thấp à kích thước cơ thể > cá thể sống nơi ấm áp ( gấu ngựa VN , gấu trắng Bắc Cực )
hoặc : Thú có lông sống ở vùng lạnh à lông dài và dày hơn củaloài sống ở vùng nóng.
- Cá nhân đọc thông tin ở thí dụ 3 , trảlời câu hỏi :
- Có 2 nhóm sinh vật thích nghi với nhiệt độ khác nhau của môi trường là sinh vật biến nhiệt và sinh vật hằng nhiệt.
- Thảo luận nhóm theo phân công của GV
( Đáp án dự kiến bảng 43 ) 
Nhóm sinh vật
Tên sinh vật
Môi trường sống
SV Biến nhiệt
Cá , ếch nhái, visinh vật,thực vật
Môi trường nước , cạn
SV hằng nhiệt
Chim , thú , con ngừơi.
Môi trường cạn.
I/ ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỆT ĐỘ LÊN ĐỜI SỐNG SINH VẬT :
Nhiệt độ môi trường làm thay đổi hình thái và hoạt động sinh lí của sinh vật , làm ảnh hưởng đến tập tính của động vật ( như : tập tính ngủ hè , ngủ đông )
Hình thành 2 nhóm sinh vật : Sinh vật biến nhiệt và sinh vật hằng nhiệt ( bảng 43.1 sgk / trang 127 )
Hoạt động 2 : (15’)
* TÌM HIỂU ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỘ ẨM LÊN ĐỜI SỐNG SINH VẬT :
- Mục tiêu :Phân tích được ảnh hưởng của độ ẩm lên đời sống động vật và thực vật.
GV
HS
Nội dung
-y/c HS thảo luận nhóm : Xem hình 43.3 + đọc thông tin và hoàn thành bảng 43.2 (3’) ( phân công : Nhóm 1,2,3 thảo luận nhóm thực vật ưa ẩm và thực vật chịu hạn ; Nhóm 4,5,6 :phần động vật ưa ẩm và động vật ưa khô )
- Các nhóm cử đại diện lên bảng 
- Sau khi hoàn thành bảng 43.2 ; GV nêu câu hỏi để HS đi đến kết luận 
?: Độ ẩm ảnh hưởng đến đời sống sinh vật như thế nào ?
?: Trong sản xuất người ta cần có biện pháp , kĩ thuật gì để tăng năng suất cây trồng và vật nuôi?
-GV liên hệ: ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái lên sinh vật và sự thích nghi của sinh vật với môi trường. Môi trường tác động lên sinh vật, đồng thời sinh vật cũng tác động trở lại làm thay đổi môi trường
- Hoạt động nhóm : thực hiện theo yêu cầu của GV.
- Đáp án dự kiến bảng 43.2
Nhóm SV
Tên sinh vật
Nơi sống
TV ưa ẩm
Rau bợ , rau mác.
Cây lúa nước 
-Ven bờ ruộng , hồ ao .
Ruộng lúa nước
TV chịu hạn
Cây xương rồng
Cây phi lao
Cây thông
Bãi cát
Trên đồi ( nơi có khí hậu khô ) 
ĐV ưa ẩm
Con ếch
Ốc sên 
Giun đất
Hồ ,ao.
Trên thân cây, trong vườn.
Trong đất.
ĐV ưa khô
Lạc đà
Thằn lằn bóng
Sa mạc
Vùng cát khô, đồi
* Cung cấp cho cây trồng và vật nuôi điều kiện sống thích hợp.
* Gieo trồng đúng thời vụ .
II/ ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỘ ẨM LÊN ĐỜI SỐNG SINH VẬT :
Sinh vật thích nghi với môi trường sống có độ ẩm khác nhau .
Hình thành các nhóm sinh vật: 
- Thực vật: nhóm thực vật ưa ẩm và nhóm thực vật ưa khô
- Động vật: nhóm động vật ưa ẩm và nhóm thực vật ưa khô
* TỔNG KẾT CHUNG : Cho 1 HS đọc phần tóm tắt
Củng cố: (4’)
Câu 1: Nhiệt độ của môi trường có ảnh hưởng tới những đặc điểm nào của sinh vật ?
ĐA:
Nhiệt độ môi trường làm thay đổi hình thái và hoạt động sinh lí của sinh vật , làm ảnh hưởng đến tập tính của động vật ( như : tập tính ngủ hè , ngủ đông )
Hình thành 2 nhóm sinh vật : Sinh vật biến nhiệt và sinh vật hằng nhiệt ( bảng 43.1 sgk / trang 127 )
Câu 2 : Có mấy nhóm sinh vật thích nghi với nhiệt độ khác nhau của môi trường ? Đo ùlà những nhóm nào ?
ĐA: - Thực vật: nhóm thực vật ưa ẩm và nhóm thực vật ưa khô
- Động vật: nhóm động vật ưa ẩm và nhóm thực vật ưa khô
Câu 3 : Kể trên sinh vật và nêu vài đặc điểm thích nghi với môi trường có độ ẩm khác nhau ?
ĐA: Gấu trắng Việt Nam cơ thể nhỏ có ít lông lông thưa hơn so với gấu Bắc Cực
Dặn dò: (2’)
* Học bài ( tập + bảng 43.1;43.2 sgk )
* Xem bài 44 ( đọc và phân tích thông tin ở bảng 44 sgk ), soạn bài theo phần câu hỏi ở 6 và câu hỏi cuối bài
* Chuẩn bị ôn bài 41,42.43 à làm bài thực hành ./. 

Tài liệu đính kèm:

  • docBAI 43.doc