Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Phạm Thị Hạnh - Tuần 23 - Tiết 46 - Bài 44: Ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sinh vật

Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Phạm Thị Hạnh - Tuần 23 - Tiết 46 - Bài 44: Ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sinh vật

/ MỤC TIÊU:

1. Kiến thức :

 HS hiểu và trình bày được thế nào là nhân tố sinh vật

 Mối quan hệ giữa các sinh vật cùng loài và sinh vật khác loài

 Ý nghĩa của các mối quan hệ trên .

2. Kỹ năng :

 Rèn kỹ năng quan sát hình và rút ra nhận xét.

 

doc 4 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 2465Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Phạm Thị Hạnh - Tuần 23 - Tiết 46 - Bài 44: Ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sinh vật", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần :23 Ngày soạn: 20/01/2010
Tiết : 46 Ngàydạy: /01/2010
BÀI 44 :
A/ MỤC TIÊU:
Kiến thức :
HS hiểu và trình bày được thế nào là nhân tố sinh vật 
Mối quan hệ giữa các sinh vật cùng loài và sinh vật khác loài
Ý nghĩa của các mối quan hệ trên .
Kỹ năng :
Rèn kỹ năng quan sát hình và rút ra nhận xét.
Rèn kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tế.
 3. Thái độ : Giáo dục ý thức bảo vệ thiên nhiên ( đặc biệt là động vật )
B/ TRỌNG TÂM :Aûnh hưởng lẫn nhau giữa các sinh vật cùng loài và khác loài.
C/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
H.44.1 phóng to
HS xem hình ở sgk ( H.44.2 ; H.44.3 )
Bảng phụ cho HS xác định mối quan hệ của sinh vật trong các thí dụ.
D/ HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
	Oån định tổ chức (2’)
91 
92 
Kiểm tra bài cũ: (5’) 
Câu 1: Nêu ảnh hưởng của nhiệt độ lên đời sống sinh vật . Cho thí dụ dẫn chứng nhiệt độ làm ảnh hưởng đến hình thái của sinh vật.
ĐA:
Nhiệt độ môi trường làm thay đổi hình thái và hoạt động sinh lí của sinh vật , làm ảnh hưởng đến tập tính của động vật ( như : tập tính ngủ hè , ngủ đông )
Hình thành 2 nhóm sinh vật : Sinh vật biến nhiệt và sinh vật hằng nhiệt ( bảng 43.1 sgk / trang 127 )
Câu 2: Aûnh hưởng của độ ẩm tới đời sống sinh vật ? Nêu các nhóm sinh vật được hình thành do ảnh hưởng của độ ẩm môi trường . Cho thí dụ .
ĐA: 
Sinh vật thích nghi với môi trường sống có độ ẩm khác nhau .
Hình thành các nhóm sinh vật: 
- Thực vật: nhóm thực vật ưa ẩm và nhóm thực vật ưa khô
- Động vật: nhóm động vật ưa ẩm và nhóm thực vật ưa khô
Dạy bài mới: (32’)
ðVÀO BÀI: : GV giới thiệu 1 số tranh : đàn bò , ruộng lúa , con hổ đang ngoạm con mồi 
?: Những bức tranh này cho em thấy được điều gì về mối quan hệ giữa các sinh vật? (HS ) Để giúp các em hiểu rõ vấn đề này ta cùng tìm hiểu bài 44
ðTIẾN TRÌNH BÀI DẠY: (30’)
Hoạt động 1 : (15’) TÌM HIỂU QUAN HỆ CÙNG LOÀI
- Mục tiêu : Tìm hiểu những mối quan hệ giữa các sinh vật cùng loài và ý nghĩa của mối quan hệ đó.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
- GV y/c 1 HS đọc thông tin ( đoạn đầu sgk trang 131 )(1’)
 ?: Các sinh vật cùng loài sống gần nhau có những mối quan hệ nào ?
-GV y/c HS quan sát H.44.1; thảo luận nhóm nhỏ ( đôi bạn ) trả lời 2 câu hỏi : (1’)
1) Khi có gió bão, thực vật sống thành nhóm có lợi gì so với sống riêng rẽ ?
2) Trong tự nhiên, động vật sống thành bầy đàn có lợi gì ?
- GV cho 1 HS đọc tiếp thông tin và cả lớp cùng suy nghĩ để tìm câu đúng theo lệnh Đ sgk trang 131.
* Câu hỏi củng cố :
1) Thế nào là quan hệ cùng loài ?Bao gồm những mối quan hệ nào?
2) Ý nghĩa của hiện tượng 1 số cá thể phải tách ra khỏi nhóm khi gặp điều kiện bất lợi?
* Câu hỏi liên hệ thực tế : 
?: Trong chăn nuôi người dân đã lợi dụng mối quan hệ hỗ trợ cùng loài để làm gì?
- Hoạt động lớp :
1 HS đọc thông tin , lớp theo dõi thông tin và trả lời câu hỏi.
- Các sinh vật cùng loài sống gần nhau thường hỗ trợ hoặc cạnh tranh lẫn nhau .
- Hoạt động nhóm ( đôi bạn ) : đại diện 2 nhóm trả lời 2 câu hỏi , các nhóm còn lại bổ sung.
- Thực vật sống thành nhóm cản bớt sức thổi của gió à cây không bị ngã đổ .
- Động vật sống thành bầy đàn sẽ tìm kiếm nhiều thức ăn hơn, phát hiện kẻ thù nhanh hơn, tự vệ tốt hơn .
-Đáp án đúng : câu thứ ba.
-Các sinh vật sống cùng nhau, liên hệ, hỗ trợ lẫn nhau trong các nhóm cá thể. Bao gồm các mối quan hệ hỗ trợ và cạnh tranh lẫn nhau
-Hạn hế sự cạn kiệt nguồn thức ăn trong vùng
-VD :Nuôi vịt đàn, lợn đàn để chúng tranh nhau ăn và sẽ lớn nhanh.
-Trong tự nhiên, thường không có sinh vật nào sống tách biệt với các sinh vật khác. Thông qua các mối quan hệ cùng loài và khác loài, các sinh vật luôn luôn hỗ trợ và cạnh tranh với nhau.
I. QUAN HỆ CÙNG LOÀI
-Các sinh vật sống cùng nhau, liên hệ, hỗ trợ lẫn nhau trong các nhóm cá thể. Tuy nhiên khi gặp điều kiện bất lợi các cá thể cùng loài cạnh tranh nhau dẫn tới một số cá thể tách ra khỏi nhóm
Hoạt động 2 : (15’)
- Mục tiêu : Tìm hiểu về mối quan hệ giữa các sinh vật khác loài và ý nghĩa của các mối quan hệ này 
GV
HS
Nội dung
-GV cho HS nghiên cứu SGK và thực hiện 6sgk/132 (3’)
-GV y/c cả lớp theo dõi thông tin ở bảng 44/ trang 132 sgk 
?: Quan hệ khác loài gồm những mối quan hệ nào? à(hỗ trợ và đối địch)
?: Quan hệ hỗ trợ gồm những mối quan hệ nào? à(cộng sinh và hội sinh)
?: Quan hệ đối địch gồm những mối quan hệ nào? à(cạnh tranh, lí sinh và sinh vật ăn sinh vật khác)
-GV treo bảng phụ y/c 1 HS lên bảng hoàn thành sơ đồ( trống) về mối quan hệ khác loài .
- GV y/c HS thảo luận nhóm để thực hiện lệnh Đ trang 132
à Mỗi thí dụ gọi đại diện 1 nhóm lên bảng , gọi đại diện 1-2 nhóm khác nhận xét , bổ sung 
- Sau khi hoàn chỉnh các câu trảlời à GV liên hệ thực tế bằng câu hỏi :
?: Trong nông nghiệp va ølâm nghiệp con người đã lợi dụng mối quan hệ giữa các sinh vật khác loài để làm gì ? 
?:Điều đó có ý nghĩa như thế nào? ( TL: à 
?:Vậy quan hệ khác loài gồm có những mối quan hệ nào ?
-GV liên hệ: ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái lên sinh vật và sự thích nghi của sinh vật với môi trường. Môi trường tác động lên sinh vật, đồng thời sinh vật cũng tác động trở lại làm thay đổi môi trường
- Hoạt động lớp : nghiên cứu SGK và thực hiện 6sgk/132 à hoàn thành sơ đồ :
Cộng sinh
Đối địch
 Hỗ trợ
Quan hệ khác loài
SV ăn SV khác
Kí sinh
( nửa kí sinh)
Cạnh tranh
Hội sinh
- Hoạt động nhóm : y/c trả lời :
Ở địa y , sợi nấm và tảo à quan hệ hỗ trợ ( cộng sinh ) 
Lúa và cỏ dại à quan hệ đối địch ( cạnh tranh) 
Rận ,bét à quan hệ đối địch ( kí sinh )
Địa y bám cành cây à quan hệ hỗ trợ ( hội sinh ) 
Cá ép bám rùa biển à quan hệ hỗ trợ ( hội sinh ) 
Dê , bò à quan hệ cạnh tranh 
Giun đũa trong ruột người à quan hệ kí sinh
Vi khuẩn trong nốt sần ở rễ cây họ đậu à cộng sinh 
Cây nắp ấm bắt côn trùng à sinh vật ăn sinh vật khác 
-Dùng sinh vật có ích tiêu diệt sinh vật có hại
-Không gây ô nhiễm môi trường à gọi là biện pháp sinh học
-Nội dung bảng 44.tr.132
II. QUAN HỆ KHÁC LOÀI
-Vẽ sơ dồ (quan hệ khác loài)
-Bảng 44/ sgk. Tr.132
- KẾT LUẬN CHUNG : Cho 1HS đọc phần tóm tắt sgk trang 134 
Củng cố: (4’)
Câu 1 : Nêu sự khác nhau chủ yếu giữa quan hệ hỗ trợ và quan hệ đối địch của các sinh vật khác loài là gì ?
ĐA: * Quan hệ hỗ trợ là quan hệ có lợi hoặc ít nhất là không có hại 
* Quan hệ đối địch là 1 bên sinh vật được lợi , bên kia bị hại hoặc cả 2 bên cùng bị hại 
Câu 2 : Cho 2 dãy bàn thi đua nhau ( cử đại diện 1 bên đọc thông tin về đặc điểm bất kỳ nào đó à bên còn lại xác định đó là mối quan hệ gì ?)
Dặn dò: (2’)
* Học bài ( chú ý bảng 44 sgk trang 132 )
* Kẻ sẵn vào vỡ bài tập bảng có nội dung sau :
Stt
Tên sinh vật
Môi trường sống
Đặc điểm thích nghi với môi trường .
1
2
3
4
* Oân các khái niệm về môi trường – Nhân tố sinh thái 
* Mỗi HS ép 1 lá cây vào vỡ ( ghi chú : phải biết tên lá , thuộc nhóm cây ưa sáng , ưa bóng hay sống trong hồ nước  ) 
* Tiết sau xuống hội trường à xem phim minh họa ( mang theo phiếu thực hành + vỡ bài tập )
 KIỂM TRA CỦA CHUYÊN MÔN
 Ngày  tháng 2 năm 2010

Tài liệu đính kèm:

  • docBAI 44.doc