Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Phạm Thị Hạnh - Tuần 26 - Tiết 51 - Bài 49: Quần xã sinh vật

Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Phạm Thị Hạnh - Tuần 26 - Tiết 51 - Bài 49: Quần xã sinh vật

1. Kiến thức :

 Khái niệm quần xã và những dấu hiệu điển hình của quần xã đó cũng là để phân biệt với quần thể .

 Nêu mối quan hệ giữa ngoại cảnh và quần xã , tạo sự ổn định và cân bằng sinh học trong quần xã

2. Kỹ năng : Rèn kỹ năng quan sát tranh hình , kỹ năng phân tích , tổng hợp , khai quát hóa.

3. Thái độ : Giáo dục lòng yêu thiên nhiên và ý thức bảo vệ thiên nhiên

 

doc 3 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1485Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Phạm Thị Hạnh - Tuần 26 - Tiết 51 - Bài 49: Quần xã sinh vật", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần :26 Ngày soạn: 25/02/2010
Tiết : 51 Ngàydạy: /03/2010
BÀI 49 :
A/ MỤC TIÊU :
Kiến thức :
Khái niệm quần xã và những dấu hiệu điển hình của quần xã đó cũng là để phân biệt với quần thể .
Nêu mối quan hệ giữa ngoại cảnh và quần xã , tạo sự ổn định và cân bằng sinh học trong quần xã 
Kỹ năng : Rèn kỹ năng quan sát tranh hình , kỹ năng phân tích , tổng hợp , khai quát hóa.
Thái độ : Giáo dục lòng yêu thiên nhiên và ý thức bảo vệ thiên nhiên 
B/ TRỌNG TÂM : Khái niệm và tính chất cơ bản : của quần xã – Phân biệt quần xã với quần thể – Cân bằng sinh học.
C/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Tranh về : QXSV 
D/ HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
	Oån định tổ chức (2’)
91 
92 
Kiểm tra bài cũ: (5’) 
Câu 1 : Vì sao QT người lại có 1 số đặc trưng mà QTSV khác không có ?
ĐA -Ngoài những đặc trưng của quần thể sinh vật, quần thể người còn có những đặ trưng mà các quần thể sinh vật khác không có. Đó là những đặc trưng về kinh tế xã hội như: pháp luật, hôn nhân, kinh tế văn hoá sự khác nhau đó do con người có lao động và tư duy
Câu 2 : Ý nghĩa của việc phát triển dân số hợp lí của mỗi quốc gia là gì ?
ĐA: Để có sự phát triển bền vững, mỗi quốc gia cần phải phát triển dân số hợp lí. Không để tăng dân số quá nhanh dẫn đến thiếu nơi ở, nguồn thức ăn, nước uống, ô nhiễm môi trường, tàn phá rừng và các tài nguyên khác.
Câu 3 : Nêu ý nghĩa của pháp lệnh dân số của Việt Nam ?
ĐA: Hiện nay, Việt Nam đang thự hiện pháp lệnh dân số nhằm mục đích đảm bảo chất lượng cuộc sống của mỗi cá nhân, gia đình và toàn xã hội. Số con sinh ra phải phù hợp với khả năng nuôi dưỡng, chăm sóc của mỗi gia đình và hài hoà với sự phát triển kinh tế – xã hội, tài nguyên môi trường của đất nước.
Dạy bài mới: (32’)
ðVÀO BÀI: GV giới thiệu : 
Nhiều quần thể sùng sinh sống với nhau tại một khu vực nào đó tại một thời điểm nhất định nào đó thì chúng ta gọi là gì? Để giúp các em hiểu rõ vấn đề này ta cùng tìmhiểu bài 49.
ðTIẾN TRÌNH BÀI DẠY: (30’)
Hoạt động 1 : (10’) I/ THẾ NÀO LÀ 1 QUẦN XÃ SINH VẬT ?
- Mục tiêu : ¯ HS phát biểu được khái niệm QXSV 
 ¯Phân biệt QXSV với tập hợp ngẫu nhiên 
 ¯Lấy thí dụ về QXSV 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
- GV nêu 1 số câu hỏi :
1 ) Cho biết trong 1 cái ao tự nhiên có những QTSV nào ?
2 ) Thứ tự xuất hiện các quần thể trong ao đó như thế nào ?
3 ) Các quần thể có mối quan hệ sinh thái như thế nào ?
à Vào bài : Ao cá được gọi là QXSV . Vậy QXSV là gì ? Cho vài thí dụ à y/c HS thảo luận nhóm về câu hỏi trên .
- Hoạt động lớp : cá nhân phát biểu , 1) Cá lóc, cá sặc, ốc, rong, 
2) rong -> ốc -> cá ->
3) quan hệ chặt chẽ về nguồn thức ăn, nơi ở 
-HS thảo luận nhóm về câu hỏi 
- QXSV là tập hợp những quần thể sinh vật khác loài cùng sống trong một không gian xác định
- VD: Rừng Cúc Phương, ao cá tự nhiên .
I/ THẾ NÀO LÀ 1 QUẦN XÃ SINH VẬT ?
Khái niệm : QXSV là tập hợp những quần thể sinh vật khác loài cùng song trong một không gian xác định và chúng có mối quan hệ mật thiết gắn bó với nhau 
Thí dụ : Rừng Cúc Phương, ao cá tự nhiên .
Hoạt động 2 : (10’) II/ TÌM HIỂU DẤU HIỆU ĐIỀN HÌNH CỦA QXSV :
- Mục tiêu : *HS chỉ rõ đặc điểm cơ bản của QX
 * Phân biệt QX với QT.
GV
HS
Nội dung
?: Trình bày đặc điểm cơ bản của 1 QXSV? 
( y/c HS thảo luận nhóm )
- GV cần lưu ý cách gọi loài ưu thế, loài đặc trưng tương tự QT ưu thế, QT đặc trưng .
- GV cho thêm thí dụ :
 * Thực vật có hạt là quần thể ưu thế của QXSV trên cạn .
 * QT cây cọ tiêu biểu ( đặc trưng nhất cho QXSV đồi ở Phú Thọ ) 
- HS nghiên cứu sgk ( bảng 49 / trang 147 ) à trao đổi nhóm tìm thí dụ chứng minh cho các chỉ số như : độ đa dạng , độ nhiều  
- Đại diện nhóm trình bày nội dung kiến thức trong bảng và các thí dụ minh họa à nhóm khác bổ sung .
II/ NHỮNG DẤU HIỆU ĐIỂN HÌNH CỦA QXSV
Quần xã sinh vật có đặc điểm cơ bản về số lượng và thành phần các laòi sinh vật
Bảng 49 tr.147
Hoạt động 3 : (10’) III/ QUAN HỆ GIỮA NGOẠI CẢNH VÀ QUẦN XÃ :
-Mục tiêu : Chỉ ra mối quan hệ giữa ngoại cảnh và QX ; nắm được khái niệm cân bằng sinh học.
GV
HS
Nội dung
- Chuyển ý :Quan hệ giữa ngoại cảnh và QX là kết quả tổng hợp giữa các mối quan hệ giữa ngoại cảnh với các quần thể .
?: Vậy điều kiện ngoại cảnh ảnh hưởng tới quần thể như thế nào? ( y/c HS nghiên cứu sgk / trang 148 )
- GV y/c HS lấy thêm các thí dụ khác để thể hiện ảnh hưởng của ngoại cảnh tới QX đặc biệt là về số lượng.
- GV nêu tình huống như sgk :
* Cây phát triển à sâu ăn lá tăng à chim ăn sâu tăng à sâu ăn lá giảm .
?: Vậy nếu sâu ăn lá mà hết thì chim ăn sâu sẽ ăn thức ăn gì ? 
- GV giúp HS hình thành khái niệm cân bằng sinh học dẫn dắt qua câu hỏi : “Tại sao QX luôn có cấu trúc ổn định ?”
-GV giúp HS hoàn thiện kiến thức .
* Liên hệ :
Tác động nào của con người gây mất cân bằng sinh học trong quần xã ?
Chúng ta đã và sẽ làm gì để bảo vệ thiên nhiên ?
- HS nghiên cứu và phân tích các thí dụ ở sgk / trang 148 
Sự thay đổi chu kỳ ngày , đêm , chu kỳ mùa , dẫn đến hoạt động theo chu kỳ của sinh vật.
Điều kiện thuận lợi để thực vật phát triển à động vật cũng phát triển .
Số lượng loài động vật này khống chế số lượng loài động vật khác .
- Chuột ban đêm xuất hiện nhiều hơn ban ngày .
- chim sâu sẽ cạnh tranh nhau về thức ănà chếtà: Do có sự cân bằng các QT trong QX.
- Số lượng cá thể trong mỗi quần thể luôn được khống chế ở mức độ nhất định phù hợp với cung cấp nguồn sống của môi trường 
Săn bắn bừa bãi , gây cháy rừng .
Nhà nước đã có biện pháp bảo vệ môi trường , thiên nhiên hoang dã.
Tuyên truyền mỗi người dân phải tham gia bảo vệ môi trường , thiên nhiên.
III/ QUAN HỆ GIỮA NGOẠI CẢNH VÀ QUẦN XÃ :
-Các loài trong quần xã luôn có quan hệ mật thiết với nhau. Số lượng cá thể của quần thể trong quần xã luôn được khống chế ở mức độ phù hợp với khả năng của môi trường, tạo nên sự cân bằng sinh học trong quần xã
Củng cố: (4’) Chọn câu trả lời đúng :
Câu 1 :Đặc trưng nào sau đây chỉ có ở QX mà không có ở QT :
Mật độ
Tỉ lệ tử vong 
Tỉ lệ đực , cái 
Tỉ lệ nhóm tuổi
Độ đa dạng 
Đáp án đúng : e
Câu 2 : Vai trò của khống chế sinh học trong sự tồn tại của QX là :
Điều hòa mật độ ở các quần thể 
Làmgiảm số lượng cá thể trong quần xã
Đảm bảo sự cân bằng trong quần xã
Chỉ có a và b đúng
Chỉ có c và d đúng .
Đáp án đúng :c
Dặn dò: (2’)
* Học bài 
*Làm các bài tập trong SGK và sách bài tập
* Đọc bài 50 ( tìm hiểu về chuỗi thức ăn , lưới thức ăn ), soạn bài theo dấu 6và câu hỏi cuối bài

Tài liệu đính kèm:

  • docBAI 49.doc