Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Phạm Thị Hạnh - Tuần 26 - Tiết 52 - Bài 50: Hệ sinh thái

Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Phạm Thị Hạnh - Tuần 26 - Tiết 52 - Bài 50: Hệ sinh thái

1. Kiến thức :

 Khái niệm hệ sinh thái ; nhận biết được 1 hệ sinh thái trong tự nhiên

 HS nắm được chuỗi thức ăn ; lưới thức ăn

 Vận dụng giải thích ý nghĩa của biện pháp nông nghiệp nâng cao năng suất cây trồng đang sử dụng rộng rãi hiện nay.

2. Kỹ năng :

 Rèn kỹ năng quan sát tranh ảnh nhận biết kiến thức .

 

doc 4 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1216Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Phạm Thị Hạnh - Tuần 26 - Tiết 52 - Bài 50: Hệ sinh thái", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần :26 Ngày soạn: 27/02/2010
Tiết : 52 Ngàydạy: /03/2010
BÀI 50 
A/ MỤC TIÊU :
Kiến thức : 
Khái niệm hệ sinh thái ; nhận biết được 1 hệ sinh thái trong tự nhiên 
HS nắm được chuỗi thức ăn ; lưới thức ăn 
Vận dụng giải thích ý nghĩa của biện pháp nông nghiệp nâng cao năng suất cây trồng đang sử dụng rộng rãi hiện nay.
Kỹ năng : 
Rèn kỹ năng quan sát tranh ảnh nhận biết kiến thức .
Kĩ năng khái quát tổng hợp
Vận dụng bài học giải thích hiện tượng thực tế 
Thái độ : Giáo dục ý thức bảo vệ thiên nhiên , ý thức xây dựng mô hình sản xuất .
B/ TRỌNG TÂM : 
Hệ sinh thái , các thành phần chủ yếu của 1 hệ sinh thái
Quan hệ dinh dưỡng trong hệ sinh thái.
C/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
Tranh về hệ sinh thái : rừng nhiệt đới , Savan , rừng ngập mặn  
Tranh ảnh của 1 số động vật ( cắt rời ) : thỏ , hổ , sư tử , chuột , dê , trâu 
D/ HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
	Oån định tổ chức (2’)
91 
92 
Kiểm tra bài cũ: (5’) 
Câu 1 : Thế nào là quần xã sinh vật ? quần xã sinh vật khác quần thể ở đặc điểm nào ? cho thí dụ ?
ĐA QXSV là tập hợp những quần thể sinh vật khác loài cùng song trong một không gian xác định và chúng có mối quan hệ mật thiết gắn bó với nhau
Có độ đa dạng. Rừng Cúc Phương, ao cá tự nhiên .
Câu 2 : Thế nào là cân bằng sinh học ? cho thí dụ ?
ĐA: Số lượng cá thể của quần thể trong quần xã luôn được khống chế ở mức độ phù hợp với khả năng của môi trường, tạo nên sự cân bằng sinh học trong quần xã 
Cây phát triển à sâu ăn lá tăng à chim ăn sâu tăng à sâu ăn lá giảm
Dạy bài mới: (32’)
ðVÀO BÀI: GV giới thiệu : 
Nhiều quần thể sùng sinh sống với nhau tại một khu vực nào đó tại một thời điểm nhất định nào đó thì chúng ta gọi là gì? Để giúp các em hiểu rõ vấn đề này ta cùng tìmhiểu bài 49.
ðTIẾN TRÌNH BÀI DẠY: (30’)
Hoạt động 1 :I/ THẾ NÀO LÀ 1 HỆ SINH THÁI ?
- Mục tiêu : HS trình bày khái niệm hệ sinh thái và các thành phần chủ yếu của 1 hệ sinh thái .
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
- GV y/c cả lớp quan sát hình 50 sgk / trang 150 và trả lời các câu hỏi ở sgk .
* GV vừa cho HS phát biểu , nhận xét , bổ sung và hoàn chỉnh từng câu trả lời
?: Một hệ sinh thái rừng nhiệt đới ( H.50.1 ) có đặc điểm gì ?
- Câu hỏi tiểu kết :
?: Thế nào là 1 hệ sinh thái ?
?: Hãy kể tên 1 hệ sinh thái mà em biết ?
?: Hệ sinh thái hoàn chỉnh gồm những thành phần chủ yếu nào ?
- Cá nhân quan sát H.50 , vài cá nhân trả lời câu hỏi ; vài cá nhân nhận xét và bổ sung 
Thành phần vô sinh : đất , nước , nhiệt độ.
Thành phần hữu sinh : động vật, thực vật
Lá mục : là thức ăn của vi khuẩn , nấm .
Cây rừng : là thức ăn , nơi ở của động vật.
Động vật ăn thực vật , thụ phấn và bón phân cho thực vật.
Rừng cháy à mất nguồn thức ăn , nơi ở , nước, khí hậu thay đổi.
* Đặc điểm của hệ sinh thái rừng nhiệt đới : 
Có nhân tố vô sinh ,nhân tố hữu sinh
Có nguồn cung cấp thức ăn đó là thực vật.
Giữa sinh vật có mối quan hệ dinh dưỡng khép kín.
Hệ sinh thái bao gồm QXSV và môi trường sống của quần xã ( sinh cảnh ) trong đó các sinh vật luôn tác động lẫn nhau và tác động qua lại với các nhân tố vô sinh của môi trừơng tạo nên 1 hệ thống hòan chỉnh và tương đối ổn định .
Thí dụ : Hệ sinh thái rừng nhiệt đới , hệ sinh thái rừng lá rộng ôn đới , hệ sinh thái hoang mạc
Các thành phần chủ yếu của 1 hệ sinh thái hoàn chỉnh gồm :
Sinh vật sản xuất : là thực vật
Sinh vật tiêu thụ : gồm động vật ăn thực vật , động vật ăn động vật
Sinh vật phân giải : vi sinh vật, nấm  
I/ THẾ NÀO LÀ 1 HỆ SINH THÁI ?
Hệ sinh thái bao gồm QXSV và môi trường sống của quần xã ( sinh cảnh ) trong đó các sinh vật luôn tác động lẫn nhau và tác động qua lại với các nhân tố vô sinh của môi trừơng tạo nên 1 hệ thống hòan chỉnh và tương đối ổn định .
Thí dụ : Hệ sinh thái rừng nhiệt đới , hệ sinh thái rừng lá rộng ôn đới , hệ sinh thái hoang mạc
Các thành phần chủ yếu của 1 hệ sinh thái hoàn chỉnh gồm :
Sinh vật sản xuất : là thực vật
Sinh vật tiêu thụ : gồm động vật ăn thực vật , động vật ăn động vật
Sinh vật phân giải : vi sinh vật, nấm  
Hoạt động 2 :II/ CHUỖI THỨC ĂN VÀ LƯỚI THỨC ĂN :
- Mục tiêu : Định nghĩa chuỗi thức ăn và lưới thức ăn 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
?: Thế nào là chuỗi thức ăn ?
( GV gợi ý : nhìn theo chiều mũi tên : sinh vật đứng trước là thức ăn cho sinh vật đứng sau mũi tên ) 
- Gọi vài HS lên bảng viết chuỗi thức ăn , các HS còn lại viết ra giấy.
- GV sửa chữa và yêu cầu HS nêu được nguyên tắc viết chuỗi thức ăn sau khi GV phân tích 1 thí dụ :
?: Em có nhận xét gì về mối quan hệ giữa một mắt xích đứng trứơc và mắt xích đứng sau trong chuỗi thức ăn ?
-GV y/c HS làm bài tập điền từ vào chỗ chấm / trang 152
?: Chuỗi thức ăn gồm những thành phần sinh vật nào ?
?: Lưới thức ăn là gì ?
- GV liên hệ :Trong thực tiễn sản xuất , người nông dân có biện pháp kĩ thuật gì để tận dụng nguồn thức ăn của sinh vật ?
GV lồng ghép: Các sinh vật trong quần xã gắn bó mật thiết với nhau bởi nhiều mối quan hệ, trong đó vai trò dinh dưỡng có vai trò quan trọng được thể hiện qua chuỗi thức ăn và lưới thức ăn. Vì vậy nên mỗi chúng ta cần phải bảo vệ sự đa dạng sinh học để đảm bảo nguồn thức ăn phong phú cho các loài sinh vật.
1 ) Chuỗi thức ăn :
- Hoạt động lớp :HS quan sát H.50.2 / trang 151sgk 
- HS kể tên một vài chuỗi thức ăn đơn giản 
* Phân tích thí dụ :
 Cây à Sâu ăn lá	à Cầy à Đại bàng à SV phân hủy
Sinh vật tiêu thụ
Sinh vật phân giải
SV sản xuất
Bậc 3
Bậäc 2
Bậc 1
* Sinh vật đứng trước là thức ăn của sinh vật đứng sau.
* Con vật ăn thịt và con mồi
* Mối quan hệ thức ăn 
- HS dựa vào bài tập vừa làm phát biểu thành nội dung : khái niệm về chuỗi thức ăn .
+Thực vật; mèo.
+ Cây; rắn
+Cây; cầy
+Thực vật; sâu; chuột; cú mèo; đại bàng; VSV
+Đứng trước; đứng sau
- Sinh vật bị phân giải
- Sinh sản xuất
- Sinh vật tiêu thụ
- Sinh vật phân giải
 HS dựa vào bài tập vừa làm phát biểu thành nội dung chuỗi thức ăn .
2) Lưới thức ăn :
-Các chuỗi thức ăn có nhiều mắt xích chung tạo thành 1 lưới thức ăn 
- Hoạt động cá nhân : y/c trả lời :
* Thả nhiều loại cá trong ao
* Dự trữ thức ăn cho động vật trong mùa khô hạn.
II/ CHUỖI THỨC ĂN VÀ LƯỚI THỨC ĂN:
1) Chuỗi thức ăn:
Chuỗi thức ăn là một dãy nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau . Mỗi loài trong chuỗi thức ăn vừa là sinh vật tiêu thụ mắt xích đứng trước , vừa là sinh vật bị mắt xích đứng sau tiêu thụ .
Thí dụ : Cây à Sâu ăn lá à Cầy à Đại bàng à vi sinh vật.
2) Lưới thức ăn :
Khái niệm : Các chuỗi thức ăn có nhiều mắt xích chung tạo thành 1 lưới thức ăn 
Thí dụ : Xem H.50.2 sgk
4. Củng cố: (4’) : GV hướng dẫn , gợi ý cho HS làm bài tập 2 /sgk/trang 153
5.Dặn dò: (2’)
Ỉ Đọc mục “Em có biết”
Ỉ Học bài 
Ỉ Oân tập từ bài 37 đến bài 50 tiết sau kiểm tra 45’. Oân cả các bài thực hành

Tài liệu đính kèm:

  • docBAI 50.doc