Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Phạm Thị Hạnh - Tuần 6 - Tiết 11 - Bài 11: Phát sinh giao tử và thụ tinh

Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Phạm Thị Hạnh - Tuần 6 - Tiết 11 - Bài 11: Phát sinh giao tử và thụ tinh

1. Kiến thức:

 Trình bày được các quá trình phát sinh giao tử ở động vật.

 Nêu được điểm giống nhau và khác nhau cơ bản giữa 2 quá trình phát sinh giao tử đực và cái.

 Xác định được bản chất của quá trình thụ tinh.

 Phân tích được ý nghĩa của các quá trình giảm phân và thụ tinh về mặt di truyền và biến dị.

2. Kỹ năng : rèn kỹ năng quan sát, phân tích kênh hình và tư duy lý thuyết ( phân tích,so sánh )

B/ TRỌNG TÂM:

 

doc 4 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1893Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Phạm Thị Hạnh - Tuần 6 - Tiết 11 - Bài 11: Phát sinh giao tử và thụ tinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 6 Ngày soạn: 20/9/2009
Tiết 11 Ngày dạy: /9/2009	 
 BÀI 11:
A/ MỤC TIÊU:
Kiến thức: 
Trình bày được các quá trình phát sinh giao tử ở động vật.
Nêu được điểm giống nhau và khác nhau cơ bản giữa 2 quá trình phát sinh giao tử đực và cái.
Xác định được bản chất của quá trình thụ tinh.
Phân tích được ý nghĩa của các quá trình giảm phân và thụ tinh về mặt di truyền và biến dị.
Kỹ năng : rèn kỹ năng quan sát, phân tích kênh hình và tư duy lý thuyết ( phân tích,so sánh )
B/ TRỌNG TÂM:
Sự giống nhau vàkhác nhau giữa quá trình phát sinh giao tử đực với quá trình phát sinh giao tử cái.
Thực chất của quá trình thụ tinh chính là sự kết hợp hai bộ nhân đơn bội ( n) tạo thành hợp tử lưỡng bội ( 2n ).
Sự phối hợp giữa nguyên phân, giảm phân và thụ tinh là cơ chế duy trì sự ổn định bộ NST đặc trưng của loài qua các thế hệ.
C/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Sơ đồ H.11 trang 34 sgk
Phiếu học tập: nêu điểm giống vàkhác nhau của 2 quá trình phát sinh giao tử đực và cái.
D/ HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Oån định tổ chức (2’)
91 
92 
Kiểm tra bài cũ (5’)
Câu 1: Nêu những diễn biến của NST trong giảm phân I ?
ĐA: Giảm phânI
-Kì đầu: Các NST kép tương đồng có sự tiếp hợp.
-Kì giữa I : các NST kép tập trung và xếp song song thành 2 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
-Kì sau I: có sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp NST kép tương đồng về 2 cực tế bào
-Kì cuối I: tạo ra 2 tế bào mới có bộ NST đơn bội ( n NST kép ) khác nhau về nguồn gốc.
Câu 2: Nêu những diễn biến của NST trong giảm phân II ?
ĐA: Giảm phân II
-Kì đầu II : các NST kép co lại.
-Kì giữa II : các NST kép tập trung và xếp thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
-Kì sau II : 2 crômatit trong từng NST kép tách nhau ở tâm động thành 2 NST đơn rồi phân li về 2 cực tế bào.
-Kì cuối II : tạo thành 4 tế bào con có bộ NST ( n NST đơn )
Câu 3: Giảm phân là gì?
ĐA: -Giảm phân là sự phân chia của tế bào sinh dục (2n NST) ở thời kì chín, qua hai lần phân bào liên
tiếp, tạo ra 4 tế bào con đều mang bộ NST đơn bội (n NST), nghĩa là số lượng NST ở tế bào con giảm đi
một nửa so với tế bào mẹ.
Dạy bài mới: (32’)
 *Giới thiệu: (2’)
Qua sinh sản tế bào sinh dục tạo ra được nhiều tế bào con à là cơ sở để hình thành các loại giao tử đực và cái, về sau sẽ tham gia vào quá trình thụ tinh. Trong bài học hôm nay ta sẽ tìm hiểu về quá trình phát sinh giao tử và quá trình thụ tinh ở các loài sinh vật sinh sản hữu tính. Để nắm rõ được quá trình này xảy ra như thế nào ta cùng tìm hiểu bài11.
 * Phát triển bài: (30’) 
Hoạt động 1:(14’)
I/ SỰ PHÁT SINH GIAO TỬ:
- Chuyển ý phần I : các tế bào sinh dục đực và cái qua sinh sản sẽ hình thành các giao tử đực và cái. Quá trình phát sinh của 2 loại giao tử này diễn ra như thế nào? có những điểm giống và khác nhau cơ bản ra sao? ( à ghi phần I ) 
- Mục tiêu: HS trình bày được những điểm giống nhau và khác nhau giữa quá trình phát sinh giao tử.
GV
HS
NỘI DUNG
GV:Cho HS n/c SGK Tr.34-35. q/s H.11 trong 3’, Sau đó đặt câu hỏi cho HS trả lời.
?:Nguyên phân là gì?
?:Giảm phân là gì?
?:Qua hình 11 nêu sự tạo noãn?
?:Qua hình 11 nêu sự tạo tinh?
GV:Cho HS thảo luận 2’, tìm điểm giống nhau và khác nhau của sự tạo noãn (phát sinh giao tử cái) và sự tạo tinh (phát sinh giao tử đực).
-HS HS nghiên cứu SGK Tr.34-35, q/s H.11 trong 3’, ghi nhớ các ý chính.
- Nguyên phân là phương thức sinh sản của tế bào và lớn lên của cơ thể đồng thời duy trì ổn định bộ NST dặc trưng của loài qua các thế hệ tế bào.
-Giảm phân là sự phân chia của tế bào sinh dục (2n NST) ở thời kì chín, qua hai lần phân bào liên tiếp, tạo ra 4 tế bào con đều mang bộ NST đơn bội (n NST), nghĩa là số lượng NST ở tế bào con giảm đi một nửa so với tế bào mẹ.
-Các tế bào mầm nguyên phân liên tiếp nhiều lần tạo ra nhiều noãn nguyên bào.
-Noãn nguyên bào phát triển thành noãn bào bậc I. Tế bào này giảm phân, lần phân bào một tạo ra một tế bào có kích thước nhỏ gọi là thể cực thứ nhất và một tế bào có kích thước lớn gọi là noãn bào bậc hai.
-Noãn bào bậc II tiếp tục phân bào cũng tạo ra một tế bào có kích thứơc nhỏ gọi là thể cực thứ hai và một tế bào khá lớn gọi là trứng.
-Các tế bào mầm nguyên phân liên tiếp nhiều lần tạo ra nhiều tinh nguyên bào (sự tạo tinh bắt đầu khi tinh nguyên bào đựơc hình thành).
-Tinh nguyên bào phát triển thành tinh bào bậc I và giảm phân lần 1 tạo ra hai tinh bào bậc II, lần phân bào bậc 2 tạo ra ra 4 tế bào con, từ đó phát triển thành 4 tinh trùng.
*Giống nhau:-Các tế bào mầm(tinh nguyên bào và noãn nguyên bào) đều thực hiện nguyên phân liên tiếp nhiều lần. 
-Noãn bào bậc 1 và tinh bào bậc 1 đều thực hiện giảm phân.
*Khác nhau:
Phát sinh giao tử cái
Phát sinh giao tử đực
-Noãn bào bậc 1 qua giảm phân cho thể cực thứ nhất có kích thước nhỏ và noãn bào bậc II có kích thước lớn.
-Noãn bào bậc II qua giảm phân 2 cho một thể cực thứ 2 có kích thứơc bé và một tế bào trứng có kích thước lớn.
-Từ mỗi noãn bào bậc 1 qua giảm phân cho hai thể cực và một tế bào trứng, trong đó chỉ có trứng được trực tiếp thụ tinh.
-Tinh bào bậc I qua giảm phân chomhai tinh bào bậc II.
-Mỗi tinh bào bậc hai qua giảm phân 2 cho hai tinh tử, các tinh tử phát triển thành tinh trùng.
-Từ mỗi tinh bào bậc I qua giảm phân cho 4 tinh trùng, các tinh trùng này đều tham gia vào thụ tinh.
* Giảm phân ở dộng vật.
-Từ mỗi noãn bào bậc I, qua giảm phân chỉ tạo ra được 1 trứng trực tiếp thụ tinh.
-Từ mỗi tinh bào bậc I, qua giảm phân tạo ra được 4 tinh trùng đều tham gia vào thụ tinh.
Hoạt động 2: (9’)
II/ THỤ TINH:
- Chuyển ý vào phần II: Sau quá trình phát sinh giao tử, trứng và tinh trùng được tạo thành sẽ tham gia trực tiếp vào quá trình thụ tinh, vạy quá trình này được diễn ra như thế nào để hiểu rõ hơn ta cùng tìm hiểu phần II .
- Mục tiêu: Xác định được thực chất của quá trình thụ tinh.
GV: Cho HS ngiên cứu thông tin SGK/Tr.35-II và q/s H.11. 
?:Thụ tinh là gì?
GV ghi tóm tắt:1 trứng kết hợp 1 tinh trùng à 1 hợp tử
 ( n ) + ( n ) à ( 2n )
?:Xác định tỉ lệ của 2 loại giao tử khi tham gia thụ tinh.
- GV kết luận: sự thụ tinh giữa các loại giao tử đực và cái diễn ra với khả năng như nhau. 
?:Em có nhận xét gì về bộ NST ở các loại giao tử với ở hợp tử?
?:Tại sao sự kết hợp nhẫu nhiên giữa các giao tử đực và giao tử cái lại tạo được các hợp tử chứa các tổ hợp NST khác nhau về nguồn gốc?
- GV tóm tắt ý: - Cho 1 HS đọc sgk trang 35 + sử dụng H.5/ trang 17 để giúp HS giải thích và trả lời câu hỏi của sgk.
- Hoạt động chung cả lớp ngiên cứu thông tin SGK/Tr.35-II và q/s H.11. Tóm tắt các nội dung chính.
-Thụ tinh là sự kết hợp giữa 1 tinh trùng và 1 trứng tạo thành 1 hợp tử.
-Tỉ lệ giữa 2 loại giao tử đực và cái khi tham gia thụ tinh là 1 : 1 
-Thực chất của quá trình thụ tinh làsự kết hợp hai bộ nhân đơn bội( n NST ) của giao tử đực và giao tử cái tạo thành bộ NST lưỡng bội ở hợp tử ( 2n NST ) có nguồn gốc từ bố và mẹ.
-Do sự phân li độc lập của các cặp NST tương đồng trong quá trình giảm phân đã tạo nên các giao tử khác nhau về nguồn gốc NST. Sự kết hợp ngẫu nhiên của các loại giao tử này đã tạo nên các hợp tử chứa các tổ hợp NST khác nhau về nguồn gốc.
 “ Menđen giải thích kết quả thí nghiệm của mình : chính nhờ sự phân li độc lập của các cặp nhân tố di truyền và sự tổ hợp tự do( ngẫu nhiên ) giữa các loại giao tử có nguồn gốc khác nhau dẫn đến các tổ hợp NST khác nhau về nguồn gốc.
-Thụ tinh là sự kết hợp giữa 1 tinh trùng và 1 trứng tạo thành 1 hợp tử.
-Thực chất của quá trình thụ tinh làsự kết hợp hai bộ nhân đơn bội( n NST ) của giao tử đực và giao tử cái tạo thành bộ NST lưỡng bội ở hợp tử ( 2n NST ) có nguồn gốc từ bố và mẹ.
- Chuyển ý : Chúng ta vừa tìmhiểu về quá trình giảm phân để tạo ra các loại giao tử và sự thụ tinh. Vậy giảm phân và thụ tinh có ý nghĩa gì đối với sinh vật?
Hoạt động 3 :(7’)
III/ Ý NGHĨA CỦA GIẢM PHÂN VÀ THỤ TINH:
- Mục tiêu: Làm rõ ý nghĩa của giảm phân và thụ tinh về các mặt di truyền, biến dị và thực tiễn.
GV: Cho HS ngiên cứu thông tin SGK/Tr.35-III.
?:Nêu ý nghĩa của 3 quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh? 
?:Trong chọn giống để tạo ra nhiều biến dị tổ hợp người ta dùng phương pháp nào?
- HS ngiên cứu thông tin SGK/Tr.35-III, Tóm tắt các nội dung chính. à trả lời câu hỏi của GV 
-Ý nghĩa của 3 quá trình : nguyên phân, giảm phân và thụ tinh.
Nguyên phân à tạo tế bào mới à tăng số lượng tế bào à giúp cơ thể tăng trưởng và giúp ổn định bộ NST ( 2n ) 
Giảm phân à tạo giao tử mang bộ NST đơn bội ( n ) 
Thụ tinh à phục hồi bộ NST lưỡng bội của loài (2n ) 
Kết luận: Nhờ nguyên phân , giảm phân , thụ tinh à duy trì và ổn định bộ NST đặc trưng của loài sinh sản hữu tính qua các thế hệ cơ thể.
Dùng phương pháp lai hữu tính trong chăn nuôi và trồng trọt.
Ơû loài sinh sản hữu tính : nhờ nguyên phân, giảm phân, thụ tinh à duy trì ổn định bộ NST đặc trưng của loài.
Qua giảm phân xuất hiện biến dị tổ hợp à tạo nguồn nguyên liệu cho tiến hóa và chọn giống.
Củng cố: (4’)
Câu 1 : Trình bày tóm tắt quá trình phát sinh giao tử đực và giao tử cái ở động vật.
ĐA:
- Noãn nguyên bào nguyênphân noãn bào bậc I giảmphân 1 trứng 
- Tinh nguyên bào nguyênphân tinh bào bậc I giảmphân 4 tinh trùng 
Câu 2 : Cho HS làm bài tập 4 trang 36 sgk 
 	Đáp án đúng : C 
Câu 3 : Cho HS làm bài tập 5 trang 36 sgk
ĐA: Các tổ hợp NST trong các giao tử: AB, Ab, aB, ab; trong các hợp tử: AABB, AABb, AaBB, AaBb, AAbb, aaBB, Aabb, aaBb, aabb.
Dặn dò: (2’)
Học bài ( phần tóm tắt sgk )
Đọc “ Em có biết “ trang 37
Xem kỹ H.12.2 và thông tin ở sgk Phần II bài 12 à thử trả lời các câu hỏi của sgk

Tài liệu đính kèm:

  • docBAI 11.doc