Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Phạm Thị Hạnh - Tuần 7 - Tiết 13 - Bài 13: Di truyền liên kết

Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Phạm Thị Hạnh - Tuần 7 - Tiết 13 - Bài 13: Di truyền liên kết

A/ MỤC TIÊU:

1. Kiến thức :

¯ HS hiểu được những ưu thế của ruồi giấm đối với nghiên cứu di truyền.

¯ Mô tả và giải thích thí nghiệm của Moocgan.

¯ Nêu đựơc ý nghiã của di truyền liên kết, dặc biết trong lĩnh vực chọn giống.

2. Kỹ năng :

¯ Rèn kỹ năng phát triển tư duy thực nghiệm- quy nạp- phân tích – tổng hợp và so sánh.

¯ Vận dụng kiến thức để nhận dạng trường hợp là di truyền độc lập hay di truyền liên kết.

B/ TRỌNG TÂM: Giải thích thí nghiệm của Moocgan bằng sự di truyền liên kết gen.

 

doc 4 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1207Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Phạm Thị Hạnh - Tuần 7 - Tiết 13 - Bài 13: Di truyền liên kết", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 7 Ngày soạn: 30/9/2009
Tiết : 13 Ngày dạy: /10/2009
BÀI 13 :
A/ MỤC TIÊU:
1. Kiến thức : 
HS hiểu được những ưu thế của ruồi giấm đối với nghiên cứu di truyền.
Mô tả và giải thích thí nghiệm của Moocgan.
Nêu đựơc ý nghiã của di truyền liên kết, dặc biết trong lĩnh vực chọn giống.
2. Kỹ năng : 
Rèn kỹ năng phát triển tư duy thực nghiệm- quy nạp- phân tích – tổng hợp và so sánh.
Vận dụng kiến thức để nhận dạng trường hợp là di truyền độc lập hay di truyền liên kết.
B/ TRỌNG TÂM: Giải thích thí nghiệm của Moocgan bằng sự di truyền liên kết gen.
C/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Các tranh phóng to H.13 sgk và 13 sách GV
D/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
Oån định tổ chức (2’)
91 
92 
Kiểm tra bài cũ (5’)
Câu 1: : Cơ chế xác định giới tính ở người là gì?
ĐA: -Tính đực, cái được quy định bởi cặp NST giới tính.
-Sự tự nhân đôi , phân li và tổ hợp của cặp NST giới tính trong quá trình phát sinh giao tử và thụ tinh là cơ chế tế bào học của sự xác định giới tính.
-Sự phân li cặp NST XY trong phát sinh giao tử tạo ra 2 loại tinh trùng X và Y số lượng ngang nhau.
-Qua thụ tinh hai loại tinh trùng này với trứng mang NST X tạo ra 2 tổ hợp XX và XY với số lượng ngang nhau, do đó số lượng đực/cái sấp xỉ 1/1 ở đa số loài
Câu 2: Điểm khác nhau giữa NST thường và NST giới tính?
ĐA: 
NST thường
NST giới tính
-Tồn tại thành từng cặp lớn hơn trong tế bào sinh dưỡng
-Chỉ có 1 cặp trong tế bào lưỡng bội ( 2n )
-Luôn luôn tồn tại thành từng cặp NST tương đồng
-Chỉ có 1 cặp tương đồng ( XX ) hoặc cặp không tương đồng ( XY ) 
-Quy định các tính trạng thường ( không phải là giới tính ) 
-Chủ yếu qui định tính trạng giới tính của cơ thể
Câu 3: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phân hoá giới tính là gì? Sự phân hoá giới tính có ứng dụng gì trong thực tiễn?
ĐA: Quá trình phân hóa giới tính còn chịu ảnh hưởng của các nhân tố môi trường bên trong và bên ngoài à ứng dụng trong sản xuất, chăn nuôi chủ động điều chỉnh tỉ lệ đực, cái.
Dạy bài mới: (32’)
 *Giới thiệu: (2’)
Chúng ta đã học thí nghiệm lai 2 cặp tính trạng của Menđen. Moocgan cũng tiến hành thí nghiệm về lai 2 cặp tính trạng, nhưng kết quả ra sao ? Moocgan rút ra được điều gì? Để giúp các em làm rõ vấn đề này ta cùng tìm hiểu bài13.
 * Phát triển bài: (30’) 
Hoạt động 1 : (15’)
I/ THÍ NGHIỆM CỦA MOOCGAN:
Mục tiêu: Tìm hiểu sự di truyền liên kết.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
-GV cho HS q/s tranh H.13 SGK/Tr.42 à y/c HS quan sát đọc thông tin sgk trong 3’à nêu câu hỏi:
?:Nêu những đặc điểm thuận lợi của ruồi giấm cho nghiên cứu di truyền học?
-GV: lần lượt đọc các câu hỏi của Đ SGK/Tr.42 cho HS lần lượt trả lời.
.
?:Vậy hiện tượng di truyền liên kết là gì? 
- Hoạt động chung cả lớp :q/s H.13 và đọc thông tin à thưc hiện Đ SGK/Tr.42:
-Ruồi giấm có những đặc điểm thuận lợi cho nghiên cứu di truyền học như :
Chu trình sống ngắn ( 10 – 14 ngày ) 
Đẻ nhiều ( 100 con / cặp ) 
Số lượng NST ít (2n = 8)à dễ quan sát.
Nhiều biến dị ( khoảng 400 biến dị ) 
Dễ nuôi trong phòng thí nghiệm 
Dễ lai
NST ít nhưng to à dễ quan sát.
*ĐA Đ SGK/Tr.42
-Phép lai giữa ruồi đực F1 với ruồi cái thân đen, cánh cụt là phép lai phân tích vì đây là phép lai giữa cá thể mang kiểu hình trội với cá thể mang kiểu hình lặn. 
-Moocgan tiến hành phép lai phân tích nhằm xác định kiểu gen của ruồi đực F1.
-Khi thấy kiểu hình cho tỉ lệ 1 :1 Moocgan cho rằng các gen quy định màu sắc thân và hình dạng cánh cùng nằm trên một NST (liên kết gen) vì ruồi cái thân đen, cánh cụt chỉ cho một loại giao tử (bv), còn ruồi đực F1 phải cho hai loại giao tử, do đó các gen quy định màu sắc thân và hình dạng cánh phải nằm trên một NST, nghĩa là chúng liên kết với nhau.
(ð nếu di truyền độc lập thì :
F1 : ruồi xám, cánh dài à 4 loại giao tử.
 BV,Bv,bV.bv
Còn ruồi cái thân đen,cánh ngắn chỉ cho 1 giao tử là: bv
Vậy khi nó tổ hợp lại cho tỉ lệ kiểu hình:1xám dài : 1 xám ngắn : 1đen dài : 1 đen ngắn
Còn trong di truyền liên kết :
ð F1 ruồi xám, cánh dài à 2 loại giao tử là BV và bv => Các gen qui định màu sắc thân và hình dạng cánh phải cùng nằm trên 1 NST và chúng liên kết nhau à gọi là liên kết gen)
-Di truyền liên kết là hiện tượng một nhóm tính trạng đựơc di truyền cùng nhau, được quy định để các gen trên 1 NST cùng phân li trong quá trình phân bào.
-Di truyền liên kết là hiện tượng một nhóm tính trạng đựơc di truyền cùng nhau, được quy định để các gen trên 1 NST cùng phân li trong quá trình phân bào.
Hoạt động 2 : (15’)
II/ Ý NGHĨA CỦA DI TRUYỀN LIÊN KẾT:
- Mục tiêu : HS hiểu được di truyền liên kết có ý nghĩa gì trong chọn giống cây trồng, vật nuôi?
-GV cho HS nghiên cứu SGK/Tr.43 trong 2’.
?:Trên thực tế ta thấy số lượng NST ít hơn số lượng gen, vậy các gen sẽ sắp xếp như thế nào trên NST?
?:So sánh di truyền liên kết và di truyền độc lập?
?:So sánh kiểu hình F2 trong trường hợp phân li độc lập và di truyền liên kết?
?:Ýù nghĩa của di truyền liên kết trong chọn giống ? 
-HS nghiên cứu SGK/Tr.43 ghi nhớ các ý chính.
-Mỗi NST phải mang nhiều gen, các gen phân bố theo chiều dài của NST và tạo thành nhóm gen liên kết.
Đ/Đ so sánh
Di truyền độc lập
Di truyền liên kết
P a
VàngtrơnXxanh nhăn
 AaBb ab
Xám dài X đen cụt
BV bv
b v bv
G
AB,Ab,aB,ab ab
BV ;bv bv
Fa– kiểu gen
 Kiểu hình
1 AaBb : 1 Aabb : 1 aaBb : 1 aabb
1 vàng trơn : 1 vàng nhăn : 1 xanh trơn : 1 xanh nhăn .
1 : 1 
1 xám dài : 1 đen cụt 
Biến dị tổ hợp
2 biến dị tổ hợp : vàng nhăn và xanh trơn.
Không có biến dị tổ hợp.
- HS căn cứ vào kết quả F2 của 2 trường hợp à nêu được F2 phân li độc lập xuất hiện biến dị tổ hợp
F2 : di truyền liên kết không xuất hiện biến dị tổ hợp
Trong chọn giống ngừơi ta có thể chọn những nhóm tính trạng tốt đi kèm nhau.
Hạn chế sự xuất hiện biến dị tổ hợp 
-Trong tế bào mỗi NST mang nhiều gen tạo thành nhóm gen liên kết (số nhóm gen liên kết = sốNST đơn bội của loài ) 
-Trong chọn giống ngừơi ta có thể chọn những nhóm tính trạng tốt đi kèm nhau.
-Hạn chế sự xuất hiện biến dị tổ hợp 
-Đảm bảo sự di truyền bền vững của từng nhóm tính trạng được qui định bởi các gen trên NST.
Củng cố: (4’)
Câu 1 : Thế nào là di truyền liên kết ? hiện tượng này đã bổ sung cho quy luật phân li độc lập của
Menđen như thế nào?
ĐA: Di truyền liên kết là hiện tượng một trong nhóm tính trạng được di truyền cùng nhau, được quy định bởi các gen trên 1 NST cùng phân li trong quá trình phân bào.
Nếu ở định luật phân li độc lập của Menđen cặp gen phân li độc lập với nhau làm xuất hiện nhiều biến dị tổ hợp thì di truyền liên kết cho tổ hợp kiểu hình ít, không tạo ra hoặc hạn chế sự xuất hiện biến dị tổ hợp, đảm bảo di truyền bền vững của từng nhóm tính trạng được quy định bởi các gen trên một NST.
Câu 2 : (SGK/43)
ĐA: gen B quy định thân xám; gen b quy định thân đen; gen V quy định cánh dài; gen v quy định cánh ngắn.
Ta có sơ đồ lai:
P: B B X bb
 V V vv 
 Thân xám thân đen
 Cánh dài cánh ngắn
Gp : BV bv
F1 : BV
 bv
 thân xám cánh dài
Lai phân tích:
♂F1: BV X ♀ bv
 bv bv
GF BV ; bv bv
F2
 ♂
♀
BV
bv
bv
BV
bv
thân xám, cánh dài
bv
bv
thân đen, cánh ngắn
Câu 4 : (SGK/43)
ĐA: chọn c
Dặn dò: (2’)
Học bài ( phần tóm tắt ) 
Làm câu 3, 4 sgk
ôn lại sự biến đổi hình thái NST qua nguyên phân và giảm phân

Tài liệu đính kèm:

  • docBAI 13.doc