Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Phần 2: Nhiễm sắc thể và các cơ chế di truyền

Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Phần 2: Nhiễm sắc thể và các cơ chế di truyền

1.Công thức áp dụng liên quan đến việc XĐ số NST, số crômatit và số tâm động trong mỗi tế bào trong từng kỳ của nguyên phân.

Trong quá trình nguyên phân, NST có những hoạt động mang tính chất chu kỳ như tháo xoắn, nhân đôi, xếp trên mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc, phân ly về các cực của tế bào, đóng xoắn

 

doc 8 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 4070Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Phần 2: Nhiễm sắc thể và các cơ chế di truyền", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần 2: Nhiễm sắc thể và các cơ chế di truyền
a.NST và hoạt động của NST trong nguyên phân:
I.Hướng dẫn một số công thức áp dụng:
1.Công thức áp dụng liên quan đến việc XĐ số NST, số crômatit và số tâm động trong mỗi tế bào trong từng kỳ của nguyên phân.
Trong quá trình nguyên phân, NST có những hoạt động mang tính chất chu kỳ như tháo xoắn, nhân đôi, xếp trên mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc, phân ly về các cực của tế bào, đóng xoắn 
Bảng khái quát về số NST, số crômatit và số tâm động trong mỗi tế bào dựa trên lý thuyết về biến đổi và hoạt động của NST trong nguyên phân:
 Kỳ
Cấu trúc
Trung gian
Đầu
(trước)
Giữa
Sau
Cuối
TB chưa tách
TB đã tách
Số NST
Trạng thái NST
2n
kép
2n
kép
2n
kép
4n
đơn
4n
đơn
2n
đơn
Số crômatit
4n
4n
4n
0
0
0
Số tâm động
2n
2n
2n
4n
4n
2n
2.Tính số lần nguyên phân, số TB con được tạo ra số NST môi trường cung cấp cho các tế bào nguyên phân và số NST có trong các tế bào con được tạo ra sau nguyên phân:
a.Nếu có 1 TB mẹ (2n) tiến hành nguyên phân x lần,thì:
- Số TB con dược tạo ra sau nguyên phân = 2x
- Số NST có trong các TB con = 2x . 2n
- Số NST môi trường cung cấp cho tế bào nguyên phân= (2x -1) . 2n
b.Nếu có a TB mẹ (2n) đều tiến hành nguyên phân x lần bằng nhau thì:
- Số TB con được tạo ra sau nguyên phân = a. 2x
- Số NST có trong các tế bào con = a. 2x . 2n
- Số NST môi trường cung cấp cho các TB nguyên phân = (2x -1) . a. 2n
c. Nếu có a TB mẹ (2n) nguyên phân với số lần không bằng nhau là x1, x2, x3, xa, thì:
- Số TB con được tạo ra sau nguyên phân = 2 X1 + 2 X2 + + 2 Xa
- Số NST có trong TB con = (2 X1 + 2 X2 + + 2 Xa).2n
- Số NST môi trường cung cấp cho các tế bào nguyên phân
= [ (2 X1 - 1) + (2 X2 - 1) + (2 X3 - 1) + (2 Xa – 1)] . 2n
II. Bài tập:
Bài 1:
Ruồi giấm có 2n = 8
Có 4 hợp tử của ruồi giấm đều nguyên phân 5 lần bằng nhau.
XĐ:
 a.Số TB con đã được tạo ra
 b.Số NST có trong TB con
 c.Số NST môi trường đã cung cấp cho quá trình nguyên phân.
Giải:
a.Số Tb con được tạo ra:
ADCT: a. 2x
= 4 . 25 = 128 (TB)
b.Số NST có trong các tế bào con:
2x . 2n = 128 x 8 = 1024 (NST)
c.Số NST môi trường đã cung cấp cho quá trình nguyên phân:
(2x -1) . a. 2n = (25 -1) .4 .8 = 992 (NST)
Bài 2:
Có một hợp tử của một loài đã nguyên phân liên tiếp 2 lần và đã sử dụng của môi trường nguyên liệu tương đương với 138 NST đơn.
XĐ:
a.Tên của loài nói trên
b.Số TB con được tạo ra và số NST có trong các tế bào con?
Giải:
a.Tên loài:
Gọi 2n là bộ NST của loài x là số lần nguyên phân của hợp tử
Số NST môi trường cung cấp cho hợp tử nguyên phân là:
(2x -1) . 2n = 138
Suy ra 2n = 138: (22 – 1) = 46
2n = 46 à loài người
Số TB con và số NST có trong các tế bào con:
 Số TB con: 2x = 22 = 4 (TB)
 Số NST có trong các TB con:
2x . 2n = 4. 46 = 184 (NST)
Bài 3:
Có 5 TB sinh dưỡng cùng loài đều nguyên phân liên tiếp 3 lần bằng nhau. Trong quá trình naỳ:
 Số NST môi trường đã cung cấp bằng 280
 TS NST có trong các tế bào con được tạo ra bằng 320
XĐ:
a.Tên của loài nói trên.
Số TB con đã được tạo ra từ qúa trình trên và số tâm động có trong TB con.
Bài 4
Có 3 hợp tử A, B, C
- Hợp tử A nguyên phân 3 lần liên tiếp và đã sử dụng của môi trường nguyên liệu tương đương 84 NST.
- Hợp tử B nguyên phân 4 lần liên tiếp và trong các tế bào con có chứa 256 NST.
- Hợp tử C nguyên phân 2 lần. Vào kỳ giữa của lần nguyên phân đầu tiên, trong hợp tử có chứa 40 crômatit
Hãy XĐ:
a. Ba hợp tử A, B, C cùng loài hay khác loài?
b. TS TB con do 3 hợp tử tạo ra.
c. TS NST môi trường cung cấp cho 2 loại hợp tử B và C nguyên phân.
Bài 5
Có một TB sinh dưỡng của thỏ cùng nguyên phân 3 lần bằng nhau và đã tạo ra các tế bào con có chứa TS 2112 NST.
Hãy XĐ số TB sinh dưỡng ban đầu và số TB con đã được tạo ra sau quá trình nguyên phân.
Biết thỏ có bộ NST lưỡng bội 2n = 44
Bài 6:
Có một số hợp tử cùng loài, đều nguyên phân 6 lần bằng nhau vad đã tạo ra TS 256 TB con. Các Tb con có chứa TS 20480 tâm động.
a. Hãy cho biết số hợp tử ban đầu và bộ NST lưỡng bội của loài là bao nhiêu?
b.Tính số nguyên liệu tương đương với số NST mà môi trường đã cung cấp cho các hợp tử nói trên nguyên phân.
Bài 7
Có hai TB sinh dưỡng của hai loài khác nhau nguyên phân một số lần không bằng nhau và đã tạo ra TS 18 TB con.
Biết TB ở loài A có số lần nguyên phân nhiều hơn tế bào ở loài B và loài B có bộ NST lưỡng bội bằng 14 chiếc. TS NST chứa trong tất cả các TB con do cả hai TB sinh dưỡng nguyên phân tạo ra là 248.
Hãy XĐ:
a. Số lần nguyên phân của mỗi TB sinh dưỡng đã cho.
b. Số NST lưỡng bội của loài A.
c. Số NST môi trường đã cung cấp cho 2 TB sinh dưỡng nguyên phân.
Bài 8
Có ba hợp tử A, B, C cùng loài nguyên phân với số lần không bằng nhau & dã tạo ra tống số 28 tế bào con.
a. XĐ số lần nguyên phân và số tế bào con tạo ra của mỗi hợp tử. Biết rằng theo thứ tự ba hợp tử A, B, C có số lần nguyên phân giảm dần.
b. Trong úa trình nguyên phân trên của 3 hợp tử, môi trường dã cung cấp tổng số 1150 NST.
XĐ:
- Tên của loài.
- Số NST có trong toàn bộ các tế bào con được tạo ra.
Bài 9
Hợp tử của một loài nguyên phân 3 đợt liên tiếp, môi trường đã cung cấp nguyên liệu tương đương 182 NST.
a. XĐ 2n là bao nhiêu?
b. Một TB sinh dưỡng khác cũng của loài trên nguyên phân một lần.
XĐ số NST cùng trạng thái & số crômatit trong tế bào ở mỗi kỳ sau đây:
- Kỳ trước
- Kỳ giữa
- Kỳ sau
- Kỳ cuối khi hoàn thành đợt phân bào.
Bài 10
Có 1 tế bào sinh dưỡng của gà (2n = 73) nguyên phân một số lần liên tiếp. Trong tất cả tế bào con được tạo ra khi kết thúc nguyên phân, người ta đếm được có tất cả 2496 NST.
Hãy XĐ số NST cùng trạng thái và số crômatit có trong các tế bào vào lần nguyên phân cuối cùng ở mỗi kỳ sau đây:
a. Kỳ trung gian.
b. Kỳ trước.
c. Kỳ giữa.
d. kỳ sau.
Bài 11
Có 5 tế bào của cùng một cơ thể đều nguyên phân một số lần bằng nhau là 4. Vào kỳ giữa của lần nguyên phân cuối cùng, người ta đếm được trong các tế bào lúc đó có 3040 crômatit.
Hãy XĐ:
a.Số NST 2n của loài.
b.Số NST môi trường cung cấpcho quá trình nguyên phân và số tâm động có trong toàn bộ tế bào con sau nguyên phân.
Bài 12
Có 35 tế bào trong cơ thể của chuột (2n = 40) cùng đồng loạt tiến hành nguyên phân 1 lần.
a.Hãy giải thích diễn biến NST và XĐ số NST cùng trạng thái của nó trong các tế bào ở mỗi kỳ sau: kỳ trung gian, kỳ đầu, kỳ giữa, kỳ sau và kỳ cuối (khi tế bào chất đã phân chia)
b.Trong lần nguyên phân nói trên, biêt giai đoạn chuẩn bị kéo dài 6 phút. Tỉ lệ thời gian giữa các kỳ trung gian: đầu: giữa: sau : cuối lần lươt bằng 37,5 %: 25%: 18,75 %: 12,5%: 6,25%
XĐ thời gian của mỗi kỳ.
Bài 13
Vịt nhà có bộ NST 2n = 80. Có nhóm tế bào sinh dưỡng của vịt nhà đang nguyên phân. Số NST trong các tế bào của nhóm ở 2 trạng thái khác nhau và người ta đếm được có tổng số NST kép đang xếp trên mặt phẳng XĐ của thoi vô sắc & số NST đơn đang phân ly về các cực tế bào bằng 2480, trong đó số NST kép ít hơn số NST đơn là 80.
Hãy XĐ:
	Các tế bào trong nhóm đã cho đang nguyên phân ở kỳ nào?
	Số lượng tế bào của mỗi kỳ là bao nhiêu?
	Kết thúc đợt nguyên phân đang xét thì số tế bào con được tạo ra là bao nhiêu? và chúng chứa bao nhiêu NST?
Bài 14
Có 1 tế bào nguyên phân. Vào kì giữa của lần nguyên phân đầu tiên, trong tế bào, người ta đếm có tất cả 76 crômatit.
a.XĐ số NST 2n của loài.
b.XĐ số NST cùng trạng thái của NST trong mỗi tế bào ở mỗi kì sau đây:
Kỳ đầu
Kỳ sau
Kỳ cuối, khi kết thúc nguyên phân.
Bài 15
ở người bộ NST 2n = 46
a. Hãy giải thích để XĐ số NST cùng trạng thái trong một tế bào của người ở mỗi kỳ nguyên phân sau đây:
- Kỳ trung gian
- Kỳ giữa
- Kỳ sau
b. Giải thích và XĐ số crômatit trong một tế bào của người ở mỗi kỳ sau:
- Kỳ đầu
- Kỳ cuối, khi kết thúc sự phân bào.
Giải
Số NST cùng trạng thái trong một tế bào:
ở kỳ trung gian:
NST tiến hành nhân đôi, mỗi NST trở thành 1 NST kép. vậy số NST trong tế bào lúc này là 2n kép = 46
ở kỳ giữa:
Các NST trong tế bào vẫn là 2n kép đóng xoắn cực đại và bằng 46 NST kép.
Kỳ sau:
Mỗi NST kép tách tâm động thành 2 NST đơn và phân ly. Vậy số NST trong lúc này là: 2. 2n NST đơn = 2. 46 = 92 NST đơn.
Số crômatit trong một tế bào:
ở kỳ đầu:
Mỗi tế bào có 2n NST kép, mỗi NST kép có 2 crômatit.
Vậy số crômatit trong tế bào ở kỳ này là: 2. 2n = 2. 46 = 92 crômatit
ở kỳ cuối, khi kết thúc sự phân bào:
Mỗi tế bào có 2n NST đơn, không còn trạng thái kép, nên số crômatit trong tế bào lúc này bằng 0 .
Bài 16
Tế bào của một loài nguyên phân 4 lần. Các tế bào con tạo ra chứa tất cả 128 NST. Hãy XĐ:
Số tế bào con đã được tạo ra.
Tên của loài.
Số crômatit trong mỗi tế bào ở một trong các kỳ sau đây của nguyên
phân:
- Kỳ giữa.
- Kỳ sau.
Bài 17
Có 4 tế bào của gà đều nguyên phân 3 lần: Hãy XĐ:
Số tế bào con được tạo ra.
Số tâm động có trong các tế bào con nói trên. Biết gà có 2n = 78
Đề bài Phần nguyên phân
Bài 1
 Có 1 Tbsinh dưỡng nguyên phân 6 lần và đã sử dụng môi trường nguyên liệu 
 tương đương với 1134 NST. Hãy XĐ:
Số NST trong mỗi TB.
Số TB con đã được tạo ra và số NST có trong các TB con.
ĐS
2n = 18
64 TB con chứâ 1152 NST
Bài 2
 Có một số hợp tử trong cơ thể của gà mái đều nguyên phân 4 lần bằng nhau và 
 đã tạo ra 128 TB con. Các Tb con chứa 9984 NST 
 XĐ:
Số hợp tử ban đầu.
Số NST mà môi trường đã cung cấp cho các hợp tử nguyên phân.
ĐS
8 hợp tử
9360 (NST)
Bài 3
Có 12 hợp tử của một loài đều nguyên phân 2 lần và trong quá trình này, môi trường đã cung cấp nguyên liệu tương đương với 1656 NST.
XĐ:
TS TB con được tạo ra.
Tên của loài
Số tâm động có trong các tế bào con
ĐS
48 TB con
Loài người
2208 (tâm động)
Bài 4
Có 2 TB sinh dưỡng của thỏ (2n = 44) tiến hành nguyên phân và đã tạo ra 6 TB con. Biết TB I có số lần nguyên phân nhiều hơn TB II.
Tính số lần nguyên phân của mỗi TB.
XĐ số NST môi trường cung cấp và số NST có trong TB con được tạo ra ở quá trình nguyên phân nói trên.
ĐS
- TB I nguyên phân 2 lần.
TB II nguyên phân 1 lần
- Môi trường cung cấp cho nguyên phân: 176 NST
	Các TB con có 264 NST
Bài 5
 Có 12 tế bào cùng loài đều nguyên phân một số lần bằng nhau.
Các tế bào con được tạo ra có chứa 1344 NST và trong quá trình nguyên phân, các tế bào đã sử dụng của môi trường nguyên liệu tương đương với 1176 NST.
Tính số NST lưỡng bội của loài.
Số lần nguyên phân của mỗi tế bào là bao nhiêu?
Số tâm động có trong các tế bào con được tạo ra từ mỗi tế bào mẹ là bao nhiêu?
ĐS:
2n = 14
3 lần
112 tâm động
Bài 6
Có 4 hợp tử cùng loài nguyên phân với số lần bằng nhau và đã tạo ra tổng số 32 tế bào con.
XĐ số lần nguyên phân của mỗi hợp tử.
Trong các tế bào con được tạo ra thấy có tất cả 256 tâm động. Cho biết tên của loài.
XĐ số NST môi trường đã cung cung cấp cho quá trình nguyên phân.
ĐS:
3 lần
Loài ruồi giấm
224 (NST)
Bài 7
Có một tế bào đều nguyên phân 5 lần bằng nhau và trong các tế bào con có chứa 10944 NST. Biết rằng vào kỳ giữa, lúc các NST co xoắn cực đại, người ta đếm được trong mỗi tế bào có chứa 76 crômatit.
Hãy XĐ:
Số tế bào mẹ ban đầu.
Số NST môi trường đã cung cấpcho quá trình nguyên phân và số tế bào con đã được tạo ra từ quá trình đó.
ĐS:
9 tế bào
10602 (NST), 288 tế bào con
Bài 8
Có 4 hợp tử đều nguyên phân 1 lầnvà môi trường đã cung cấp 160 NST.
XĐ:
Số NST cùng trạng thái của nó và số crômatit trong các tế bào ở kỳ trước.
Số NST cùng trạng thái của nó và số crômatit trong các tế bào ở kỳ sau
Số tế bào con sau nguyên phân và số NST có trong các tế bào con.
ĐS:
160 NST kép và 320 crômatit
320 NST đơn crômatit = 0
Có 8 tế bào con chứa 320 NST.
Bài 9
Có 1 tế bào sinh dưỡng nguyên phân 4 lần. Vào kỳ giữa của lần nguyên phân cuối cùng, người ta đếm được trong các tế bào con có chứa tổng số 304 tâm động. Hãy XĐ trong các tế bào ở lần nguyên phân cuối:
Có bao nhiêu crômatit ở kỳ đầu?
Có bao nhiêu NST cùng trạng thái ở kỳ sau?
Có bao nhiêu tâm độngở kỳ cuối (khi tế bào chất đã phân chia xong)?
ĐS:
608 crômatit
608 NST đơn
608 tâm động
Bài 10
 Có 8 tế bào sinh dưỡng của thỏ (2n = 44) nguyên phân 1 lần.
 Hãy XĐ, trong các tế bào của quá trình này:
 a. Số NST và trạng thái của nó ở kỳ trước và ở kỳ sau.
 b. Số crômatit ở kỳ trung gian, kỳ giữa, kỳ cuối.
 c. Số tế bào con khi hoàn tất quá trình nguyên phân.
 ĐS:
 a. - Kỳ trước có 352 NST kép
 - Kỳ sau có 704 NST đơn.
 b. - Kỳ trung gian có 704 crômatit
- Kỳ giữa có 704 crômatit
- Kỳ cuối số crômatit = 0
c. Số tế bào con = 16

Tài liệu đính kèm:

  • docBoi Duong HSG NST va Co che di truyen.doc