Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Phần I: Di truyền và biến dị (tiết 13)

Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Phần I:  Di truyền và biến dị (tiết 13)

. Kiến thức:

- Nêu được nhiệm vụ, nội dung và vai trũ của di truyền học

- Giới thiệu Menđen là người đặt nền móng cho di truyền học

- Nêu được phương pháp nghiên cứu di truyền của Menđen

2. Kỹ năng:

- Rèn kỹ năng quan sát và phân tích.

- Phát triển tư duy phân tích so sánh.

 

doc 173 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1343Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Phần I: Di truyền và biến dị (tiết 13)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 08-08-2010	Tuần: 1
Ngày dạy: 11-08-2010	Tiết: 1
Phần I- Di truyền và biến dị
Chương I- Các thí nghiệm của manđen
Bài 1: Menđen và di truyền học
A. Mục tiêu.
1. Kiến thức:
Nờu được nhiệm vụ, nội dung và vai trũ của di truyền học
Giới thiệu Menđen là người đặt nền múng cho di truyền học
Nờu được phương phỏp nghiờn cứu di truyền của Menđen
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng quan sát và phân tích.
- Phát triển tư duy phân tích so sánh.
3. Thái độ: Xây dựng ý thức tự giác, thói quen học tập bộ môn.
4. Trọng tâm:
- Học sinh làm quen với khỏi niệm “di truyền học”. Cần làm rừ ý: Biến dị và di truyền là hai hiện tượng song song gắn liền với quỏ trỡnh sinh sản.
- Cần giới thiệu cỏc khỏi niệm: tớnh trạng, cặp tớnh trang tương phản, nhõn tố di truyền... (nờu định nghĩa và cho vớ dụ).
B. Chuẩn bị.
- Tranh phóng to hình 1.2.
- Tranh ảnh hay chân dung Menđen.
C. hoạt động dạy - học.
1. Bài mới.
Hoạt động 1: Di truyền học
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
- GV cho HS đọc khái niệm di truyền và biến dị mục I SGK.
-Thế nào là di truyền và biến dị ?
- GV giải thích rõ: biến dị và di truyền là 2 hiện tượng trái ngược nhau nhưng tiến hành song song và gắn liền với quá trình sinh sản.
- GV cho HS làm bài tập s SGK mục I.
- Cho HS tiếp tục tìm hiểu mục I để trả lời:
- Cá nhân HS đọc SGK.
- 1 HS dọc to khái niệm biến dị và di truyền.
- HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.
- Liên hệ bản thân và xác định xem mình giống và khác bó mẹ ở điểm nào: hình dạng tai, mắt, mũi, tóc, màu da... và trình bày trước lớp.
- Dựa vào Ê SGK mục I để trả lời.
Kết luận
- Di truyền là hiện tượng truyền đạt lại các tính trạng của tổ tiên cho các thế hệ con cháu.
- Biến dị là hiện tượng can sinh ra khác với bố mẹ và khác nhau ở nhiều chi tiết.
- Di truyền học nghiên cứu về cơ sở vật chất, cơ chế, tính quy luật của hiện tượng di truyền và biến dị.
- Di truyền học có vai trò quan trọng trong chọn giống, trong y học và đặc biệt là công nghệ sinh học hiện đại.
Hoạt động 2: Menđen người đặt nền móng cho di truyền học
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
- GV cho HS đọc tiểu sử Menđen SGK.
- Yêu cầu HS quan sát kĩ hình 1.2 và nêu nhận xét về đặc điểm của từng cặp tính trạng đem lai?
- Treo hình 1.2 phóng to để phân tích.
- Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK và nêu phương pháp nghiên cứu của Menđen?
- GV: trước Menđen, nhiều nhà khoa học đã thực hiện các phép lai trên đậu Hà Lan nhưng không thành công. Menđen có ưu điểm: chọn đối tượng thuần chủng, có vòng đời ngắn, lai 1-2 cặp tính trạng tương phản, thí nghiệm lặp đi lặp lại nhiều lần, dùng toán thống kê để xử lý kết quả.
- GV giải thích vì sao menđen chọn đậu Hà Lan làm đối tượng để nghiên cứu.
- 1 HS đọc to , cả lớp theo dõi.
- HS quan sát và phân tích H 1.2, nêu được sự tương phản của từng cặp tính trạng.
- Đọc kĩ thông tin SGK, trình bày được nội dung cơ bản của phương pháp phân tích các thế hệ lai.
- 1 vài HS phát biểu, bổ sung.
- HS lắng nghe GV giới thiệu.
- HS suy nghĩ và trả lời.
Kết luận
- Menđen (1822-1884)- người đặt nền móng cho di truyền học.
- Đối tượng nghiên cứu sự di truyền cảu Menđen là cây đậu Hà Lan.
- Menđen dùng phương pháp phân tích thế hẹ lai và toán thống kê để tìm ra các quy luật di truyền.
Hoạt động 3: Một số thuật ngữ và kí hiệu cơ bản của Di truyền học
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
- GV hướng dẫn HS nghiên cứu một số thuật ngữ.
- Yêu cầu HS lấy thêm VD minh hoạ cho từng thuật ngữ.
- Khái niệm giống thuần chủng: GV giới thiệu cách làm của Menđen để có giống thuần chủng về tính trạng nào đó.
- GV giới thiệu một số kí hiệu.
- GV nêu cách viết công thức lai: mẹ thường viết bên trái dấu x, bố thường viết bên phải. P: mẹ x bố.
- HS thu nhận thông tin, ghi nhớ kiến thức.
- HS lấy VD cụ thể để minh hoạ.
- HS ghi nhớ kiến thức, chuyển thông tin vào vở.
Kết luận
1. Một số thuật ngữ:
+ Tính trạng
+ Cặp tính trạng tương phản
+ Nhân tố di truyền
+ Giống (dòng) thuần chủng.
2. Một số kí hiệu
	P: Cặp bố mẹ xuất phát
	x: Kí hiệu phép lai
	G: Giao tử
	 ♂ : Đực; ♀: Cái
	F: Thế hệ con (F1: con thứ 1 của P; F2 con của F2 tự thụ phấn hoặc giao phấn giữa F1).
2. Củng cố
- 1 HS đọc kết luận SGK.
3. Kiểm tra - đánh giá.
- Yêu cầu HS trả lời câu hỏi 2, 3,4 SGK trang 7.
4. Hướng dẫn học bài ở nhà
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.
- Kẻ bảng 2 vào vở bài tập.
- Đọc trước bài 2.
Ngày soạn: 10-08-2010	Tuần: 1
Ngày dạy: 13-08-2010	Tiết: 2
Bài 2: lai một cặp tính trạng
A. Mục tiêu.
1. Kiến thức:
 - Neõu ủửụùc TN cuỷa Menủen vaứ ruựt ra nhaọn xeựt.
 - Hieồu vaứ ghi nhụự caực khaựi nieọm kieồu hỡnh, kieồu gen, theồ ủoàng hụùp, theồ dũ hụùp
 - Giaỷi thớch ủửụùc keỏt quaỷ TN theo quan ủieồm cuỷa Menủen
 -Phaựt bieồu noọi dung quy luaọt phaõn li.
Kyừ naờng:
 - Phaựt trieồn kyừ naờng phaõn tớch keõnh hỡnh
 - Reứn luyeọn tử duy phaõn tớch soỏ lieọu, tử duy logic.
Thaựi ủoọ:
 - Cuỷng coỏ nieàm tin khoa hoùc khi nghieõn cửựu tớnh quy luaọt cuỷa hieọn tửụùng sinh hoùc
4. Trọng tâm:
B. Chuẩn bị.
- Tranh phóng to hình 2.1; 2.2; 2.3 SGK.
C. hoạt động dạy - học.
1. Bài cũ
- Trình bày nội dung cơ bản của phương pháp phân tích các thế hệ lai của Menđen?
2. Bài mới: 
Hoạt động 1: Thí nghiệm của Menđen
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
- GV hướng dẫn HS quan sát tranh H 2.1 và giới thiệu sự tự thụ phấn nhân tạo trên hoa đậu Hà Lan.
- GV giới thiệu kết quả thí nghiệm ở bảng 2 đồng thời phân tích khái niệm kiểu hình, tính trạng trội, lặn.
- Yêu cầu HS: Xem bảng 2 và điền tỉ lệ các loại kiểu hình ở F2 vào ô trống.
- Nhận xét tỉ lệ kiểu hinìh ở F1; F2?
- GV nhấn mạnh về sự thay đổi giống làm bố và làm mẹ thì kết quả phép lai vẫn không thay đổi.
- Yêu cầu HS làm bài tập điền từ SGK trang 9.
- Yêu cầu HS đọc lại nội dung bài tập sau khi đã điền.
- HS quan sát tranh, theo dõi và ghi nhớ cách tiến hành.
- Ghi nhớ khái niệm.
- Phân tích bảng số liệu, thảo luận nhóm và nêu được:
+ Kiểu hình F1: đồng tính về tính trạng trội.
+ F2: 3 trội: 1 lặn
- Lựa chọn cụm từ điền vào chỗ trống:
1. đồng tính
2. 3 trội: 1 lặn
- 1, 2 HS đọc.
Kết luận
a. Thí nghiệm:
- Lai 2 giống đậu Hà Lan khác nhau về 1 cặp tính trạng thuần chủng tương phản
VD: P: Hoa đỏ x Hoa trắng
	F1: Hoa đỏ
	F2: 3 hoa đỏ: 1 hoa trắng
b. Các khái niệm:
- Kiểu hình là tổ hợp các tính trạng của cơ thể.
- Tính trạng trội là tính trạng biểu hiện ở F1.
- Tính trạng lặn là tính trạng đến F2 mới được biểu hiện.
c. Kết quả thí nghiệm – Kết luận:
	Khi lai hai cơ thể bô smẹ khác nhau về 1 cặp tính trạng thuần chủng tương phản thì F1 đồng tính về tính trạng của bố hoặc mẹ, F2 có sự phân li theo tỉ lệ trung bình 3 trội: 1 lặn.
Hoạt động 2: Menđen giải thích kết quả thí nghiệm
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
- GV giải thích quan niệm đương thời và quan niệm của Menđen đồng thời sử dụng H 2.3 để giải thích
- Do đâu tất cả các cây F1 đều cho hoa đỏ?
- Yêu cầu HS:
- Hãy quan sát H 2.3 và cho biết: tỉ lệ các loại giao tử ở F1 và tỉ lệ các loại hợp tử F2?
- Tại sao F2 lại có tỉ lệ 3 hoa đỏ: 1 hoa trắng?
- GV nêu rõ: khi F1 hình thành giao tử, mỗi nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di truyền phân li về 1 giao tử và giữ nguyên bản chất của P mà không hoà lẫn vào nhau nên F2 tạo ra:
 1AA:2Aa: 1aa
trong đó AA và Aa cho kiểu hình hoa đỏ, còn aa cho kiểu hình hoa trắng.
- Hãy phát biểu nội dung quy luật phân li trong quá trình phát sinh giao tử?
- HS ghi nhớ kiến thức, quan sát H 2.3
+ Nhân tố di truyền A quy định tính trạng trội (hoa đỏ).
+ Nhân tố di truyền a quy định tính trạng trội (hoa trắng).
+ Trong tế bào sinh dưỡng, nhân tố di truyền tồn tại thành từng cặp: Cây hoa đỏ thuần chủng cặp nhân tố di truyền là AA, cây hoa trắng thuần chủng cặp nhân tố di truyền là aa.
- Trong quá trình phát sinh giao tử:
+ Cây hoa đỏ thuần chủng cho 1 loại giao tử: a
+ Cây hoa trắng thuần chủng cho 1 loại giao tử là a.
- ở F1 nhân tố di truyền A át a nên tính trạng A được biểu hiện.
- Quan sát H 2.3 thảo luận nhóm xác định được:
GF1: 1A: 1a
+ Tỉ lệ hợp tử F2
1AA: 2Aa: 1aa
+ Vì hợp tử Aa biểu hiện kiểu hình giống AA.
Kết luận
Theo Menđen:
- Mỗi tính trạng do một cặp nhân tố di truyền quy định (sau này gọi là gen).
- Trong quá trình phát sinh giao tử, mỗi nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di truyền phân li về một giao tử và giữ nguyên bản chất như ở cơ thể P thuần chủng.
- Trong quá trình thụ tinh, các nhân tố di truyền tổ hợp lại trong hợp tử thành từng cặp tương ứng và quy định kiểu hình của cơ thể.
=> Sự phân li và tổ hợp của cặp nhân tố di truyền (gen) quy định cặp tính trạng thông qua quá trình phát sinh giao tử và thụ tinh chính là cơ chế di truyền các tính trạng.
- Nội dung quy luật phân li: trong quá trình phát sinh giao tử, mỗi nhân tố di truyền phân li về một giao tử và giữ nguyên bản chất như ở cơ thể thuần chủng của P.
3. Củng cố
- Trình bày thí nghiệm lai một cặp tính trạng và giải thích kết quả thí nghiệm của Menđen?
- Phân biệt tính trạng trội, tính trạng lặn và cho VD minh hoạ.
4. Hướng dẫn học bài ở nhà
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK
- Làm bài tập 4 (GV hướng dẫn cách quy ước gen và viết sơ đồ lai)
Vì F1 toàn là cá kiếm mắt đen nên tính trạng màu mắt đen là trội so với tính trạng mắt đỏ.
	Quy ước gen A quy định mắt đen
	Quy ước gen a quy định mắt đỏ
	Cá mắt đen thuần chủng có kiểu gen AA
	Cá mắt đỏ thuần chủng có kiểu gen aa
	Sơ đồ lai: 
	P: Cá mắt đen x Cá mắt đỏ
	AA	 aa
	GP: A a
	F1: Aa (mắt đen) x Aa (mắt đen)
	GF1: 1A: 1a 1A: 1a
	F2: 1AA: 2Aa: 1aa (3 cá mắt đen: 1 cá mắt đỏ).
Ngày soạn: 15-08-2010	Tuần: 2
Ngày dạy: 18-08-2010	Tiết: 3
Bài 3: lai một cặp tính trạng (tiếp)
A. Mục tiêu.
Kieỏn thửực:
 - HS hieồu vaứ trỡnh baứy ủửụùc noọi dung, muùc ủớch vaứ ửựng duùng cuỷa pheựp lai phaõn tớch.
 - Giaỷi thớch ủửụùc vỡ sao qui luaọt phaõn li chổ nghieọm ủuựng trong ủieàu kieọn nhaỏt ủũnh.
 - Neõu ủửụùc yự nghúa cuỷa qui luaọt phaõn li ủoỏi vụựi lổnh vửùc saỷn xuaỏt.
 - Hieồõu vaứ phaõn bieọt ủửụùc sửù DT troọi khoõng hoaứn toaứn vụựi DT troọi hoaứn toaứn.
Kyừ naờng:
 - Phaựt trieồn tử duy lớ luaọn nhử phaõn tớch, so saựnh.
 - Reứn kú naờng hoaùt ủoọng nhoựm.
 - Luyeọn kyừ naờng vieỏt sụ ủoà lai.
4. Trọng tâm:
B. Chuẩn bị.
- Tranh phóng to hình 3 SGK.
- Bảng phụ ghi bài tập trắc nghiệm.
C. hoạt động dạy - học.
1. Kiểm tra bài cũ
- Phát biểu nội dung quy luật phân li? Menđen giải thích kết quả thí nghiệm trên đậu Hà Lan như thế nào? (sơ đồ)
- Giải bài tập 4 SGK.
2. Bài mới.
Hoạt động 1: Lai phân tích
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
- Nêu tỉ lệ các loại hợp tử ở F2 trong thí nghiệm của Menđen?
- Từ kết quả trên GV phân tích các khái niệm: kiểu gen, thể đồng hợp, thể dị hợp.
- Hãy xác định kết quả của những phép lai sau:
P: Hoa đỏ x Hoa trắng
 AA aa
P: Hoa đỏ x Hoa trắng
 Aa aa
- Kết quả lai như thế nào thì ta có thể kết luận đậu hoa ... ủa GV 
Hoạt động của HS
- GV yêu cầu HS:
- Trả lời 2 câu hỏi mục s SGK trang 185.
- GV nhận xét, bổ sung và yêu cầu HS rút ra kết luận.
- GV liên hệ ở các nước phát triển, mỗi người dân đều rất hiểu luật và thực hiện tốt " môi trường được bảo vệ và bền vững.
- Cá nhân suy nghĩ hoặc trao đổi nhóm và nêu được:
+ Tìm hiểu luật
+ Việc cần thiết phải chấp hành luật
+ Tuyên truyền dưới nhiều hình thức
+ Vứt rác bừa bãi là vi phạm luật.
- HS có thể kể các việc làm thể hiện chấp hành luật bảo vệ môi trường ở 1 số nước
VD: Singapore: vứt mẩu thuốc lá ra đường bị phạt 5 USD và tăng ở lần sau.
Kết luận: 
- Mỗi người dân phải hiểu và nắm vững luật bảo vệ môi trường.
- Tuyên truyền để mọi người thực hiện tốt luật bảo vệ môi trường.
3. Củng cố
- Luật bảo vệ môi trường ban hành nhằm mục đích gì?
- Bản thân em đã chấp hành luật như thế nào?
4. Hướng dẫn học bài ở nhà
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.
Ngày soạn: 31-10-2010	Tuần: 14
Ngày dạy: 03-11-2010	Tiết: 27
: Bài 62: Thực hành:Vận dụng luật bảo vệ môi trường 
vào việc bảo vệ môi trường ở địa phương
Ngày soạn:10/05/2009
Ngày dạy: 14/05/2009
A. Mục tiêu.
- Học sinh vận dụng được những nội dung cơ bản của Luật bảo vệ môi trường vào tình hình cụ thể của điạ phương.
- Nâng cao ý thức của HS trong việc bảo vệ môi rường ở địa phương.
B. Chuẩn bị.
- Giấy trắng khổ lớn dùng khi thảo luận.
- Bút dạ nét đậm viết trên khổ giấy lớn.
III. Cách Tiến hành 
1. Yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
Trình bày sơ lược 2 nội dung về phòng chống suy thoái, ô nhiễm môi trường, khắc phục sự cố môi trường của Luật bảo vệ môi trường Việt Nam?
2. Chọn chủ đề thảo luận
- Ngăn chặn hành vi phá rừng bất hợp pháp.
- Không đổ rác bừa bãi.
- Không gây ô nhiễm nguồn nước.
- Không sử dụng phương tiện giao thông cũ nát.
3. Tiến hành
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
- GV chia lớp thành 8 nhóm nhỏ.
- 2 nhóm cùng thảo luận 1 chủ đề
- Mỗi chủ đề thảo luận 15 phút. Trả lời các câu hỏi vào khổ giấy lớn.
- Những hành động nàp hiện nay đang vi phạm Luật bảo vệ môi trường? Hiện nay nhận thức của người dân địa phương về vấn đề đó đã đúng như luật bảo vệ môi trường quy định chưa?
- Chính quyền địa phương và nhân dân cần làm gì để thực hiện tốt luật bảo vệ môi trường?
- Những khó khăn trong việc thực hiện luật bảo vệ môi trường là gì? Có cách nào khắc phục?
- Trách nhiệm của mỗi HS trong việc thực hiện tốt luật bảo vệ môi trường là gì?
- GV yêu cầu các nhóm treo tờ giấy có viết nội dung lên bảng để trình bày và các nhóm khác tiên theo dõi.
- GV nhận xét phần thảo luận theo chủ đề của nhóm và bổ sung (nếu cần).
- Tương tự như vậy với 3 chủ đề còn lại.
- Mỗi nhóm: 
+ Chọn 1 chủ đề
+ Nghiên cứu kĩ nội dung luật
+ Nghiên cứu câu hỏi
+ Liên hệ thực tế ở địa phương
+ Thống nhất ý kiến, ghi vào giấy khổ lớn.
- VD ở chủ đề: Không đổ rác bừa bãi, yêu cầu:
+ Nhiều người vứt rác bừa bãi đặc biệt là nơi công cộng.
+ Nhận thức của người dân về vấn đề này còn thấp, chưa đúng luật.
+ Chính quyền cần có biện pháp thu gọn rác, đề ra quy định đối với từng hộ, tổ dân phố.
+ Khó khăn trong việc thực hiện luật bảo vệ môi trường là ý thức của người dân còn thấp, cần tuyên truyền để người dân hiểu và thực hiện.
+ HS phải tham gia tích cực vào việc tuyên truyền, đi đầu trong ciệc thực hiện luật bảo vệ môi trường.
- Đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác theo dõi và nhận xét, đặt câu hỏi để cùng thảo luận.
4. Kiểm tra - đánh giá
- GV nhận xét buổi thực hành về ưu nhược điểm của các nhóm.
- Đánh giá điểm cho HS. 1\
5. Hướng dẫn học bài ở nhà
- Viết báo cáo thu hoạch theo nhóm.
- HS ôn lại nội dung: Sinh vật và môi trường, giao cho các nhóm thực hiện các bảng trong bài 63.
Ngày soạn: 31-10-2010	Tuần: 14
Ngày dạy: 03-11-2010	Tiết: 27
 ôn tập cuối học kì II
A. Mục tiêu.
- Học sinh hệ thống hoá được các kiến thức cơ bản về sinh vật và môi trường.
- Biết vận dụng lí thuyết vào thực tiễn sản xuất và đời sống.
- Tiếp tục rèn luyện kĩ năng tư duy lí luận, trong đó chủ yếu là kĩ năng so sánh, tổng hợp, hệ thống hoá.
B. Chuẩn bị.
- Phim trong in nội dung bảng 63.1; 63.2; 63.3; 63.4; 63.5 SGK và giấy thường.
- Máy chiếu, bút dạ.
C. hoạt động dạy - học.
1. ổn định tổ chức
- Kiểm tra sĩ số.
2.Kiểm tra 
3.Bài mới
Hoạt động 1: Hệ thống hoá kiến thức
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
- GV có thể tiến hành như sau:
- Chia 2 HS cùng bàn làm thành 1 nhóm
- Phát phiếu có nội dung các bảng như SGK (GV phát bất kì phiếu có nội dung nào và phiếu trên phim trong hay trên giấy trắng)
- Yêu cầu HS hoàn thành 
- GV chữa bài như sau:
+ Gọi bất kì nhóm nào, nếu nhóm có phiếu ở phim trong thì GV chiếu lênmáy, còn nếu nhóm có phiếu trên giấy thì HS trình bày.
+ GV chữa lần lượt các nội dung và giúp HS hoàn thiện kiến thức nếu cần.
- GV thông báo đáp án trên máy chiếu để cả lớp theo dõi.
- Các nhóm nhận phiếu để hoàn thành nội dung.
- Lưu ý tìm VD để minh hoạ.
- Thời gian là 10 phút.
- Các nhóm thực hiện theo yêu cầu của GV.
- Các nhóm bổ sung ý kiến nếu cần và có thể hỏi thêm câu hỏi khác trong nội dung của nhóm đó.
- HS theo dõi và sửa chữa nếu cần.
Nội dung kiến thức ở các bảng:
Bảng 63.1- Môi trường và các nhân tố sinh thái
Môi trường
Nhân tố sinh thái (NTST)
Ví dụ minh hoạ
Môi trường nước
NTST vô sinh
NTST hữu sinh
- ánh sáng
- Động vật, thực vật, VSV.
Môi trường trong đất
NTST vô sinh
NTST hữu sinh
- Độ ẩm, nhiệt độ
- Động vật, thực vật, VSV.
Môi trường trên mặt đất
NTST vô sinh
NTST hữu sinh
- Độ ẩm, ánh sáng, nhiệt độ
- Động vật, thực vật, VSV, con người.
Môi trường sinh vật
NTST vô sinh
NTST hữu sinh
- Độ ẩm, nhiệt độ, dinh dưỡng.
- Động vật, thực vật, con người.
Bảng 63.2- Sự phân chia các nhóm sinh vật dựa vào giới hạn sinh thái
Nhân tố sinh thái
Nhóm thực vật
Nhóm động vật
ánh sáng
- Nhóm cây ưa sáng
- Nhóm cây ưa bóng
- Động vật ưa sáng
- Động vật ưa tối.
Nhiệt độ
- Thực vật biến nhiệt
- Động vật biến nhiệt
- Động vật hằng nhiệt
Độ ẩm
- Thực vật ưa ẩm
- Thực vật chịu hạn
- Động vật ưa ẩm
- Động vật ưa khô.
Bảng 63.3- Quan hệ cùng loài và khác loài
Quan hệ
Cùng loài
Khác loài
Hỗ trợ
- Quần tụ cá thể
- Cách li cá thể
- Cộng sinh
- Hội sinh
Cạnh tranh
(hay đối địch)
- Cạnh tranh thức ăn, chỗ ở.
- Cạnh tranh trong mùa sinh sản
- Ăn thịt nhau
- Cạnh tranh
- Kí sinh, nửa kí sinh
- Sinh vật này ăn sinh vật khác.
Bảng 63.4- Hệ thống hoá các khái niệm
Khái niệm
Ví dụ minh hoạ
- Quần thể: là tập hợp những các thể cùng loài, sống trong 1 không gian nhất định, ở một thời điểm nhất định, có khả năng sinh sản.
- Quần xã: là tập hợp những quần thể sinh vật khác loài, cùng sống trong 1 không gian xác định, có mối quan hệ gắn bó như một thể thống nhất nên có cấu trúc tương đối ổn định, các sinh vật trong quần xã thích nghi với môi trường sống.
- Cân bằng sinh học là trạng thái mà số lượng cs thể mỗi quần thể trong quần xã dao động quanh vị trí cân bằng nhờ khống chế sinh học.
- Hệ sinh thái bao gồm quần xã sinh vật và khu vực sống của quần xã, trong đó các sinh vật luôn tác động lẫn nhau và tác động qua lại với nhân tố vô sinh của môi trường tạo thành một hệ thống hoàn chỉnh và tương đối ổn định.
- Chuỗi thức ăn: là một dãy nhiều loài sinh vật có mối quan hệ dinh dưỡng với nhau, mỗi loài là một mắt xích, vừa là mắt xích tiêu thụ mắt xích phía trước, vừa bị mắt xích phía sau tiêu thụ.
- Lưới thức ăn là các chuỗi thức ăn có nhiều mắt xích chung.
VD: Quần thể thông Đà Lạt, cọ Phú Thọ, voi Châu Phi...
VD; Quần xã ao, quần xã rừng Cúc Phương...
VD: Thực vật phát triển " sâu ăn thực vật tăng " chim ăn sâu tăng " sâu ăn thực vật giảm.
VD: Hệ sih thái rừng nhiệt đới, rừng ngập mặn, biển, thảo nguyên...
Rau " Sâu " Chim ăn sâu " Đại bàng " VSV.
Bảng 63.5- Các đặc trwng của quần thể
Các đặc trưng
Nội dung cơ bản
ý nghĩa sinh thái
Tỉ lệ đực/ cái
- Phần lớn các quần thể có tỉ lệ đực: cái là 1:1
- Cho thấy tiềm năn sinh sản của quần thể
Thành phần nhóm tuổi
Quần thể gồm các nhóm tuổi:
- Nhóm tuổi trước sinh sản
- Nhóm tuổi sinh sản
- Nhóm sau sinh sản
- Tăng trưởng khối lượng và kích thước quần thể
- Quyết định mức sinh sản của quần thể
- Không ảnh hưởng tới sự phát triển của quần thể.
Mật độ quần thể
- Là số lượng sinh vật trong 1 đơn vị diện tích hay thể tích.
- Phản ánh các mối quan hệ trong quần thể và ảnh hưởng tới các đặc trưng khác của quần thể.
Bảng 63.6 – Các dấu hiệu điển hình của quần xã (Bảng 49 SGK).
Hoạt động 2: Câu hỏi ôn tập
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
- GV cho HS nghiên cứu các câu hỏi ở SGK trang 190, thảo luận nhóm để trả lời:
- Nếu hết giờ thì phần này HS tự trả lời.
- Các nhóm nghiên cứu câu hỏi, thảo luận để trả lời, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
4. Hướng dẫn học bài ở nhà
- Hoàn thành các bài còn lại
- Chuẩn bị kiểm tra học kì II vào tiết sau.
Kiểm tra học kì II
Ngày soạn: 31-10-2010	Tuần: 14
Ngày dạy: 03-11-2010	Tiết: 27
Bài 64: Tổng kết chương trình toàn cấp
A. Mục tiêu.
- Học sinh hệ thống hoá kiến thức sinh học về các nhóm sinh vật, đặc điểm các nhóm thực vật và các nhóm động vật.
- Học sinh nắm được sự tiến hoá của giới động vật, sự phát sinh, phát triển của thực vật.
- Biết vân dụng lí thuyết vào thực tiễn sản xuất và đời sống.
- Rèn kĩ năng tư duy lí luận, trong đó chủ yếu là kĩ năng so sánh tổng hợp, hệ thống hoá.
B. Chuẩn bị.
- Máy chiếu, bút dạ.
- Phim trong có in sẵn nội dung các bảng 64.1 đến 64.5.
- Tờ giấy khổ to có in sẵn nội dung bảng 64.4.
C. hoạt động dạy - học.
1. ổn định tổ chức
- Kiểm tra sĩ số.
2.kiểm tra 
3.Bài mới
Hoạt động 1: Đa dạng sinh học
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
- GV chia lớp thành 6 nhóm
- Giao việc cho từng nhóm: mỗi nhóm hoàn thành 1 bảng trong 15 phút.
- GV chữa bài bằng cách chiếu phim của các nhóm.
- GV để các nhóm trình bày lần lượt nhưng sau mỗi nội dung của nhóm, GV đưa ra đánh giá và đưa kết quả đúng.
- Các nhóm tiến hành thảo luận nội dung được phân công.
- Thống nhất ý kiến, ghi vào phim trong hoặc khổ giấy to.
- Đại diện nhóm trình bày ý kiến trên máy chiếu hoặc trên giấy khổ to.
- Các nhóm khác theo dõi, bổ sung hoặc hỏi thêm vấn đề chưa rõ.
Nội dung kiến thức ở các bảng như SGV:.
Hoạt động 2: Sự tiến hoá của thực vật và động vật
Mục tiêu: HS chỉ ra được sự tiến hoá của giới động vật và sự phát sinh, phát triển của thực vật.
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
- GV yêu cầu HS:
+ Hoàn thành bài tập mục s SGK trang 192 + 193.
- GV chữa bài bằng cách gọi đại diện từng nhóm lên viết bảng.
- Sau khi các nhóm thảo luận và trình bày, GV thông báo đáp án.
- GV yêu cầu HS lấy VD về động vật và thực vật đại diện cho các ngành động vật và thực vật.
- Các nhóm tiếp tục thảo luận để hoàn thành 2 bài tập SGK.
- Đại diện 2 nhóm lên viết kết quả lên bảng để lớp theo dõi và bổ sung ý kiến.
- Các nhóm so sánh bài với kết quả GV đưa ra và tự sửa chữa.
- HS tự lấy VD.

Tài liệu đính kèm:

  • docSinh 9 da sua theo CKTKN den het HKI.doc