Giáo án Lớp 9 môn Sinh học - Phần I: Di truyền và biến dị (Tiết 28)

Giáo án Lớp 9 môn Sinh học - Phần I: Di truyền và biến dị (Tiết 28)

MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- HS nêu được nhiệm vụ, nội dung và vai trò của di truyền học.

- HS hiểu được Menđen là người đặt nền móng cho Di truyền học

- HS biết được nội dung của phương pháp nghiên cứu di truyền của Menđen

2. Kĩ năng:

- Phát triển kĩ năng quan sát, phân tích và so sánh.

 

doc 122 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1259Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 9 môn Sinh học - Phần I: Di truyền và biến dị (Tiết 28)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 1	 	Ngày soạn: 16/08/2011
Tiết : 1 	Ngày dạy: 17/08/2011
PHẦN I : DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ
CHƯƠNG I: CÁC THÍ NGHIỆM CỦA MENĐEN
BÀI 1. MENĐEN VÀ DI TRUYỀN HỌC
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- HS nêu được nhiệm vụ, nội dung và vai trò của di truyền học.
- HS hiểu được Menđen là người đặt nền móng cho Di truyền học
- HS biết được nội dung của phương pháp nghiên cứu di truyền của Menđen 
2. Kĩ năng:
- Phát triển kĩ năng quan sát, phân tích và so sánh...
3. Thái độ:
- Xây dựng ý thức tự giác và lòng yêu thích môn học.
4. Các kĩ năng sống cơ bản:
- Kĩ năng hợp tác, lắng nghe tích cực, tìm kiếm và xử lí thông tin.
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Tranh vẽ phóng to hình 1.2 SGK.
- Học sinh: Nghiên cứu trước nội dung bài học 
III. PHƯƠNG PHÁP:
- Trực quan; Vấn đáp...
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1.Ổn định lớp: (1’) Kiểm tra sỉ số học sinh
2. Kiểm tra bài cũ: (Không kiểm tra)
3. Bài mới:
Đặt vấn đề: (1’) Di truyền học là một ngành khoa học có vai trò to lớn trong khoa học hiện nay vậy ai là người có công lớn trong việc đặt nền móng cho ngành khoa học này. Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về một trong những con người đó.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1: (17’)
GV yêu cầu HS nghiên cứu và trả lời câu hỏi phần lệnh s SGK.
Sau đó GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
H? Vậy di truyền và biến dị là gì.
H? Em hãy cho biết nội dung của DTH . ý nghĩa thực tiễn của nó.
HS nghiên cứu trả lời câu hỏi. GV nhận xét, bổ sung và chốt kiến thức.
Hoạt động 2: (12’)
GV giới thiệu sơ lược về Menđen cho HS biết.
Sau đó GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK kết hợp với quan sát hình 1.2 SGK trả lời các câu hỏi sau:
H? Các cặp tính trạng Menđen sử dụng trong nghiên cứu có đặc điểm gì. Vì sao Menđen sử dụng như vậy.
H? Menđen đã sử dụng phương pháp nào trong nghiên cứu. Nội dung của phương pháp đó là gì.
H? Menđen đã nghiên cứu thành công trên đối tượng nào.
H? Theo em vì sao Menđen lại chọn đậu Hà Lan làm đối tượng nghiên cứu.
HS nghiên cứu trả lời câu hỏi. Gv nhận xét bổ sung và chốt kiến thức.
Hoạt động 3: (8’)
GV cho HS nghiên cứu thông tin và gọi một vài HS trình bày một số thuật ngữ và kí hiệu cơ bản của Di truyền học.
Sau đó GV yêu cầu HS lấy một số ví dụ.
I. Di truyền học.
- Di truyền là hiện tượng truyền đạt các tính trạng của bố mẹ, tổ tiên cho các thế hệ con cháu.
- Biến dị là hiện tượng con sinh ra khác với bố mẹ và khác nhau về nhiều chi tiết.
- Nội dung của Di truyền học: Nghiên cứu cơ sở vật chất, cơ chế và tính quy luật của hiện tượng di truyền và biến dị.
II. Menđen - người đặt nền móng cho di truyền học.
(Kết luận: SGK)
III. Một số thuật ngữ và kí hiệu 
thường dùng trong di truyền học.
(Kết luận: SGK)
4. Củng cố: (5’) Giáo viên yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi:
- Em hãy trình bày nội dung và ý nghĩa của di truyền học.
- Trình bày nội dung của phương pháp phân tích các thế hệ của Menđen.
- Vì sao Menđen lại chọn các cặp tính trạng tương phản để thực hiện các phép lai.
5. Dặn dò: (1’)
- Đọc mục: “Em có biết ?”
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.
- Chuẩn bị bài mới.
------------------------------eçf-----------------------------
Tuần: 1	 	Ngày soạn: 18/08/2011
Tiết : 2	Ngày dạy: 20/08/2011
BÀI 2. LAI MỘT CẶP TÍNH TRẠNG
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- HS nêu và rút ra được nhận xét về kết quả của thí nghiệm lai một cặp tính trạng .
- HS phát biểu được nội dung quy luật phân li.
- HS Biết ý nghĩa và ứng dụng của quy luật phân li.
2. Kĩ năng:
- Phát triển kĩ năng quan sát, phân tích kênh hình để giải thích được các kết quả thí nghiệm theo quan điểm của Menđen.
- Viết được sơ đồ lai
3. Thái độ:
- Xây dựng ý thức tự giác và lòng yêu thích môn học.
4. Các kĩ năng sống cơ bản:
- Kĩ năng hợp tác, lắng nghe tích cực và chia sẻ thông tin quan sát được.
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin khi đọc SGK.
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Tranh vẽ phóng to hình 2.2, 2.3 SGK, bảng phụ nội dung bảng 2 SGK 
- Học sinh: Học bài cũ, nghiên cứu bài mới
III. PHƯƠNG PHÁP:
- Trực quan; Vấn đáp, hoạt động nhóm ...
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp: (1') Kiểm tra sỉ số học sinh
2. Kiểm tra bài cũ: (5')
Câu 1: Thế nào là di truyền, biến dị. Nội dung và ý nghĩa của Di truyền học là gì?
Câu 2: Trình bày nội dung phương pháp nghiên cứu của Menđen.
3. Bài mới:
Đặt vấn đề: (1') Menđen đã tiến hành thí nghiệm như thế nào để đưa ra các quy luật di truyền. Chúng ta cùng tìm hiểu nội dung bài học "Lai một cặp tính trạng".
Họat động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1: (20')
GV cho HS quan sát tranh vẽ, nghiên cứu SGK và cho biết:
H? Menđen đã tiến hành thí nghiệm lai một cặp tính trạng như thế nào.
HS nghiên cứu trả lời câu hỏi GV nhận xét, bổ sung và chốt kiến thức.
Sau đó treo bảng phụ nội dung bảng 2 Sgk trang 8 GV cho HS thảo luận hoàn thành bảng 2 SGK.
HS tiến hành hoàn thành bảng. GV gọi đại diện trình bày. Lớp nhận xét cuối cùng GV nhận xét, bổ sung và đưa đáp án chuẩn cho HS so sánh.
GV cho HS nghiên cứu thông tin và trả lời câu hỏi.
H? Thế nào gọi là kiểu hình.
Tiếp theo GV cho HS quan sát tranh kết hợp với hình 2.2 SGK yêu cầu HS trình bày thí nghiệm lai một cặp tính trạng của Menđen.
Sau đó GV cho HS thảo luận hoàn thành bài tập điền từ vào chỗ chấm trong SGK.
Từ kết quả bài tập GV yêu cầu HS cho biết:
H? Nội dung của quy luật phân li là gì?
HS trình bày Gv nhận xét, bổ sung và chốt kiến thức.
Hoạt động 2: (12')
GV giải thích cho HS hiểu quan niệm di truyền đương thời về sự trộn lẫn giữa các giao tử và quan niệm giao tử thuần khiết của Menđen cho HS hiểu.
Sau đó GV cho HS quan sát hình 2.3 SGK nghiên cứu trả lời các câu hỏi SGK.
Tiếp theo GV cho HS nghiên cứu thông tin SGK và cho biết:
H? Menđen đã giải thích kết quả thí nghiệm như thế nào.
HS nghiên cứu trả lời câu hỏi GV nhận xét, bổ sung và chốt kiến thức.
I. Thí nghiệm của Menđen
- Thí nghiệm: (SGK)
- Kiểu hình: Là tổ hợp toàn bộ các tính trạng của cơ thể.
- Tính trạng trội là tính trạng được biểu hiện ở F1.
- Tính trạng lặn là tính trạng đến F2 mới được biểu hiện.
Quy luật phân li: Khi lai hai bố mẹ khác nhau về một cặp tính trạng thuần chủng tương phản thì F1 đồng tính về tính trạng của bố hoặc mẹ, còn F2 có sự phân li tính trạng theo tỉ lệ trung bình 3 trội 1 lặn.
II. Menđen giải thích kết quả thí nghiệm
- Mỗi cặp tính trạng do một cặp nhân tố di truyền quy định
- Trong quá trình phát sinh giao tử có sự phân li các cặp nhân tố di truyền về một giao tử và giữ nguyên bản chất của nó.
- Trong quá trình thụ tinh các giao tử này tổ hợp lại với nhau dẫn đến các nhân tố di truyền cũng tổ hợp lại thành từng cặp biểu hiện thành tính trạng
4. Củng cố: (5')
- GV viên cho HS làm bài tập 4 SGK trang 10
5. Dặn dò: (1')
- Học và trả lời các câu hỏi 1, 2, 3/ SGK.
- GV hướng dẫn HS làm bài tập 4: Cách quy ước gen và viết sơ đồ lai.
- Đọc trước bài: Lai một cặp tính trạng (tiếp theo).
------------------------------eçf-----------------------------
Tuần: 2 	 	Ngày soạn: 22/08/2011
Tiết : 3	Ngày dạy: 24/08/2011
BÀI 3. LAI MỘT CẶP TÍNH TRẠNG( tiếp theo)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- HS biết được nội dung và mục đích của phép lai phân tích.
- HS hiểu và phân biệt được sự di truyền trội không hoàn toàn với trội hoàn toàn.
2. Kĩ năng:
- Phát triển kĩ năng quan sát, phân tích và so sánh, hoạt động nhóm ...
3. Thái độ:
- Xây dựng ý thức tự giác và lòng yêu thích môn học.
4. Các kĩ năng sống cơ bản:
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin khi đọc SGK.
- Kĩ năng hợp tác, lắng nghe tích cực và chia sẻ thông tin quan sát được.
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Tranh phóng to hình 3 SGK, bảng phụ ghi nội dung bảng 3 SGK trang 13
- Học sinh: Học bài cũ, làm bài tập, nghiên cứu bài mới
III. PHƯƠNG PHÁP:
- Trực quan; Vấn đáp, hoạt động nhóm ...
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp: (1') Kiểm tra sỉ số học sinh
2. Kiểm tra bài cũ: (5')
Câu 1: Trình bày thí nghiệm lai một cặp tính trạng và nội dung quy luật phân li
Câu 2: Em hãy cho biết Menđen đã giải thích kết quả thí nghiệm của mình như thế nào?
3. Bài mới:
Đặt vấn đề: (1') Để xác định được cây mang tính trạng trội là đồng hợp tử hay dị hợp tử, Menđen đã tìm ra một phương pháp khoa học, đó là phương pháp lai phân tích.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1: (17')
GV yêu cầu HS nhớ lại kiến thức cũ và cho biết: Tỉ lệ các loại hợp tử F2 trong lai một cặp tính trạng.
Sau đó GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin và cho biết:
H? Kiểu gen là gì.
H? Thế nào gọi là thể đồng hợp; thể dị hợp.
HS nghiên cứu trả lời câu hỏi. GV nhận xét, bổ sung và chốt kiến thức.
Sau đó GV gọi 2 HS lên bảng xác định kết quả của 2 phép lai. Từ kết quả này GV yêu cầu hs nghiên cứu trả lời các câu hỏi sau:
H? Kiểu hình hoa đỏ có mấy kiểu gen.
H? Làm thế nào để biết được kiểu gen mang tính trạng trội là đồng hợp hay dị hợp.
Tiếp theo GV cho HS thảo luận hoàn thành bài tập SGK.
GV gọi đại diện lên trình bày. Lớp nhận xét, bổ sung cuối cùng GV nhận xét và đưa ra đáp án chuẩn cho HS quan sát so sánh kết quả của mình.
Sau khi hoàn chỉnh bài tập GV yêu cầu HS cho biết:
H? Theo em phép lai phân tích là gì.
H? Mục đích của phép lai phân tích là gì.
HS trình bày câu hỏi. Gv nhận xét, bổ sung và chốt kiến thức.
Hoạt động 2: (5')
GV cho HS nghiên cứu thông tin SGK và cho biết:
H? Theo em trong tự nhiên hiện tượng tương quan trội – lặn được diễn ra như thế nào.
H? Việc xác định tính trạng trội có ý nghĩa gì.
H? Người ta làm thế nào để xác định tương quan trội lặn.
H? Để xác định giống có thuần chủng hay không người ta dùng phép lai nào.
HS nghiên cứu trả lời câu hỏi. GV nhận xét bổ sung và chốt kiến thức.
Hoạt động 3: (10')
GV cho HS quan sát tranh vẽ, hình 3 SGK kết hợp với nghiên cứu thông tin SGK trả lời các câu hỏi sau:
H? Em có nhận xét gì về kiểu hình ở F1 so với bố mẹ.
H? Nêu sự khác nhau về kiểu hình F1; F2 giữa trội không hoàn toàn với thí nghiệm lai một cặp tính trạng của Menđen.
HS nghiên cứu trả lời câu hỏi.GV nhận xét và chốt kiến thức.
Tiếp theo GV cho HS thảo luận hoàn thành bài tập SGK
Từ kết quả bài tập GV yêu cầu HS cho biết:
H? Thế nào là hiện tượng di truyền trội không hoàn toàn.
H? Nêu sự khác nhau cơ bản của di truyền trội không hoàn toàn với trội hoàn toàn.
III. Lai phân tích.
- Kiểu gen: Là tổ hợp toàn bộ các gen trong cơ thể.
- Thể đồng hợp là cá thể có kiểu gen chứa 2 gen tương ứng giống nhau.
- Thể dị hợp là cá thể có kiểu gen chứa 2 gen tương ứng khác nhau.
- Phép lai phân tích: Là phép lai giữa cá thể mang tính trạng trội cần xác định kiểu gen với cá thể mang tính trạng lặn . nếu kết quả của phép lai là đồng tính thì cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen đồng hợp còn kết quả phép lai là phân tính thì cá thể đó có kiểu gen là dị hợp.
IV. Ý nghĩa tương quan trội - lặn
- Xác định được các tính trạng trội ta có thể tập trung nhiều gen trội quý vào một kiểu gen để tạo ra giống có giá trị kinh tế cao.
V. Trội k ... , bổ sung. Cuối cùng GV nhận xét, bổ sung và chốt kiến thức
- Mỗi người phải tìm hiểu và nắm vững luật bảo vệ môi trường.
- Tuyên truyền để mọi người thực hiện tốt luật bảo vệ môi trường.
V. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ- DẶN DÒ:
- Trình bày các biện pháp bảo vệ hệ sinh thái rừng, biển và nông nghiệp.
- Mục địc của ban hành luật là gì? Trách nhiệm của mội người trong việc chấp hành luật là gì?
- Đọc mục “ Em có biết?”
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK
- Chuẩn bị bài mới
TIẾT 64 THỰC HÀNH: VẬN DỤNG LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 
 VÀO VIỆC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở ĐỊA PHƯƠNG
Ngày soạn: 17/4/2011
Ngày dạy: 21/4. 9A; 22/4. 9B
I.MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Học sinh vận dụng được những nội dung cơ bản của luật bảo vệ môi trường vào tình hình cụ thể của địa phương.
2. Kĩ năng:
a. Kĩ năng nhận thức:
- Phát triển kỹ năng tư, phân tích và hoạt động nhóm.
b. Kĩ năng hành động:
- Kĩ năng thu thập và xử lí thông tin trong việcvận dụng Luật bảo vệ môi trường vào bảo vệ môi trường ở địa phương
- Kĩ năng tự tin trình bày ý kiến trước tổ, nhóm, lớp.
- Kĩ năng lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ/ ý tưởng.
- Kĩ năng hợp tác trong nhóm.
3. Thái độ 
- Có ý thức trong việc bảo vệ môi trường ở địa phương...
II. PHƯƠNG PHÁP:
- Hoạt động nhóm, vấn đáp....
III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bảng phụ
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động 1: Ổn đinh tổ chức lớp
- GV phân chia lớp làm 4 nhóm. Tiếp theo GV yêu cầu các nhóm tiến hành cử nhóm trưởng, thư kí và phân công nhiệm vụ cho từng thành viên trong nhóm.
Hoạt động 2: Tiến hành thảo luận nhóm theo chủ đề
- GV yêu cầu HS nắm vững các nội dung cơ bản của luật bảo vệ môi trường. Tiếp theo GV giao cho mỗi nhóm 1 chủ đề thảo luận dựa theo các câu hỏi SGK trang 187 đã đưa ra:
+ Nhóm 1: Chủ đề “Không đổ rác thải bừa bãi gây mất vệ sinh”
+ Nhóm 2: Chủ đề “ Không lấn đất công”
+ Nhóm3: Chủ đề “ Không sử dụng phương tiên giao thông qua cũ nát gây ô 
 nhiễm ”.
+ Nhóm 4: Chủ đề “ Tích cực trồng nhiều cây xanh”.
- Các nhóm tiến hành thảo luậ và ghi kết quả ra giấy.
- Sau khi các nhóm tiến hành thảo luận xong. GV gội đại diện lên trình bày. Lớp nhận xét, bổ sung. Cuối cùng GV nhận xét, bổ sung và chỉnh sửa những chỗ chưa hợp lí
Hoạt động 3: Viết thu hoạch
- GV yêu cầu HS viết thu hoạch thẻo nội dung yêu cầu trong SGK
V. DẶN DÒ:
- Hệ thống lại các câu hỏi khó ở chương trình học kì II
TIẾT 65: BÀI TẬP
Ngày soạn: 21/4/2011
Ngày dạy: 25/4. 9A
I.MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Hệ thống và giải các bài tập khó trong sách bài tập sinh học 9.
- Củng cố khắc sâu kiến thức đã học cho học sinh.
2. Kĩ năng:
- Phát triển kỹ năng tư, phân tích và tổng hợp, hoạt đọng nhóm
II. PHƯƠNG PHÁP:
- Hoạt động nhóm, vấn đáp....
III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bảng phụ
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
- Giáo viên đưa hệ thống các bài tập khó trong sách bài tập sinh học 9 cho HS tiến hành thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi. Sau đó giáo viên gọi đại diện lên trình bày trước lớp.
- HS tiến hành thảo luận trả lời các câu hỏi. Các nhóm cử đại diện lên trình bày. các nhóm khác nhận xét, bổ sung. Cuối cùng GV nhận xét, sửa chữa, bổ sung và đưa đáp án cho HS quan sát so sánh và tự sửa chữa nếu sai.
Câu 1: Vì sao tự thụ phấn bắt bộc ở cây giao phấn và giao phối gần ở động vật lại gây hiện tượng thoái hoá giống.
* Đáp án: Vì qua tự thụ phấn và giao phối gần thì tỉ lệ các gen dị hợp tử giảm, các gen đồng hợp tử tăng trong đó các gen lặn gây hại có điều kiện gặp gỡ nhau tạo thành đồng hợp biểu hiện các tính trạng xấu gây hại cho cơ thể nên dẫn đến sự thoái hoá.
Câu 2: Trong thực tiến sản xuất cần làm gì để tránh sự cạnh tranh gay gắt giữa các sinh làm giảm năng suất.
* Đáp án: 
- Đối với cây trồng: Trồng cây với mật độ hợp lý, tỉa thưa, cung cấp đầy đủ thức ăn, giữ vệ sinh môi trường.
- Đối với vật nuôi: Nuôi đảm bảo mật độ, tách đàn, cung cấp đầy đủ thức ăn, luôn giữ vệ sinh môi trường.
Câu 3: Mật độ các thể trong quàn thể được điều chỉnh quanh mức cân bằng như thế nào?
- Khi mật độ cá thể quá cao dẫn đến điều kiện sống giảm nên số lượng cá thể sẽ giảm ( Do di cư, giắm khả năng sinh sản và mắn đẻ, giảm mức sống sót, các cá thể cạnh tranh với nhau).
- Khi mật độ cá thể giảm tới mức thấp dẫn đến điều kiện sống dồi dào, khả nằn sinh sản và sống sót tăng lên nên số lượng cá thể tăng. Đay chính là cơ chế điều chỉnh mật độ cá thể quanh mức cân bằng.
Câu 4: Vì sao phải sử dụng tiết kiệm và hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên.
* Đáp án: Vì TNTN không phải là vô tận, nếu chúng ta không sử dụng hợp lí thì nguồn TNTN sẽ không còn cho thé hệ mai sau và như vậy thế hệ mai sau sẽ không còn nguồn TNTN để sử dụng. Do vậy chúng ta cần phải sử dụng hợp lí nguồn TNTN để vừa đáp ứng nhu cầu sử dụng tài nguyên của xã hội hiện tại vừa đáp ứng được nhu câu của thế hệ mai sau:
V. DẶN DÒ:
- Ôn lại các kiến thức phần sinh vật và môi trường
TIẾT 66: ÔN TẬP PHẦN SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG
Ngày soạn: 30/4/2011
Ngày dạy: 05/4. 9A; 06/5.9B
I.MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Hệ thống hoá kiến thức phần sinh vật và môi trường.
- Củng cố khắc sâu kiến thức đã học cho học sinh.
2. Kĩ năng:
- Phát triển kỹ năng tư duy, phân tích và tổng hợp, hoạt động nhóm
II. PHƯƠNG PHÁP:
- Hoạt động nhóm, vấn đáp....
III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bảng phụ
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động 1: Hệ thống hoá kiến thức
- GV cho HS tiến hành thảo luận nhóm hoàn thành các bảng 63.1 đến 63.6 SGK.
- HS tiến hành thaot luận hoàn thành bảng. GV gọi đại diện các nhóm lên trình bày kết quả. Lớp nhận xét, bổ sung. Cuối cùng GV đưa đáp án chuẩn cho HS quan sát, đối chiếu và sửa chữa kết quả nếu sai.
Đáp án:
Bảng 63.1: Môi trường và các nhân tố sinh thái
Môi trường
Nhân tố sinh thái
Ví dụ minh hoạ
Nước
- Nhân tố vô sinh.
- Nhân tố hữu sinh
- nước, nhiệt độ, ánh sáng. Tôm, Cá, Rong
Trong đất
- Nhân tố vô sinh.
- Nhân tố hữu sinh
- Đất, nước, đá
- giun đất, chuột
Trên mặt đất - không khí
- Nhân tố vô sinh.
- Nhân tố hữu sinh
- Đất, nước, không khí
- Chó, lợn, gà trâu
Sinh vật
- Nhân tố vô sinh.
- Nhân tố hữu sinh
- Nước, Chất khoáng
- Giun sán, vi khuẩn
Bảng 63.2 Sự phân chia các nhóm sinh vật dựa vào giới hạn sinh thái
Nhân tố sinh thái
Nhóm thực vật
Nhóm động vật
ánh sáng
- Nhóm cây ưa sáng.
- Nhóm cây ưa bóng.
- Ưa sáng.
- Ưa tối.
Nhiệt độ
- Biến nhiệt.
- Biến nhiệt.
- Hằng nhiệt.
Độ ẩm
- Ưa ẩm.
- Chịu hạn
- Ưa ẩm.
- Ưa khô.
Bảng 63.3: Quan hệ cùng loài hay khác loài
Quan hệ
Cùng loài
Khác loài
Hỗ trợ
- Quần tụ cá thể.
- Cách li cá thể
- Cộng sinh.
- Hội sinh.
Cạnh tranh(Hay đối địch)
- Thức ăn, chỗ ở
- Trong mùa sinh sản.
- ăn thịt nhau
- Cạnh tranh.
- Kí sinh, nửa kí sinh.
- Sinh vật này ăn sinh vật khác
Bảng 63.4 Hệ thống hoá các khái niệm
Khái niệm
Nội dung
Ví dụ minh hoạ
Quần thể
- Là tập hợp các cá thể cùng loài,sinh sống trong một khoảng không gian nhất định, ở một htời điểm nhất định. Những cá thể trong quần thể có khả năng sinh sản tạo thành những thế hệ mới.
- Rừng cây thông nhựa phân bố tại vùng núi Đông Bắc Việt Nam.
Quần xã sinh vật
- Là tập hợp những quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau, cùng sống trong một khoảng không gian nhất định. Các sinh vật trong quần xã có mối quan hệ gắn bó như một thể thống nhất và do vậy, quần xã có cấu trúc tương đối ổn định.
- Quần xã rừng mưa nhiệt đới.
- Quần xã rừng ngập mặn ven biển.
Cân bằng sinh học
- CBSH là biểu hiện ở số lượng cá thể sinh vật trong quần xã luôn luôn được khống chế ở mức độ nhất định phù hợp với khả năng của môi trường
Hệ sinh thái
- HST bao gồm QXSV và khu vực sống của quần xã(sinh cảnh). Trong HST, các sinh vật luôn luôn tác động lẫn nhau và tác động qua lại với các nhân tố vô sinh của môi trường tạo thành một hệ thống hoàn chỉnh và tương đối ổn định.
- Hệ sinh thái rừng nhiệt đới.
Chuỗi thức ăn
- Là một dãy nhiều loài sinh vật có quan hệ sinh dưỡng với nhau. Mỗi loài trong chuỗi thức ăn vừa là sinh vật tiêu thụ mắt xích đứng trước, vừa là sinh vật bị mắt xích phía sau tiêu thụ
 Lưới thức ăn
- Là tập hợp nhiều chuỗi thức ăn có các mắt xích chung liên kết lại.
Bảng 63.5 Các đặc trưng của quần thể
Các đặc trưng
Nội dung cơ bản
í nghĩa sinh thái
Tỉ lệ đực/Cái
- Là tỉ số giữa số lượng cá thể đực/cái
- Cho thấy tiềm năng sinh sản của quần thể.
Thành phần nhóm tuổi
- Nhóm tuổi trước sinh sản; sinh sản; sau sinh sản
- Tăng trưởng khối lượng và kích thước của QT;Quyết định mức sinh sản của quần thể; Không ảnh hưởng tới sự phát triển của quần thể.
Mật độ
- Là số lượng hay khối lượng sinh vật có trong một đơn vị diện tích hay thể tích.
- Phản ánh mối quan hệ trong quần thể và có ảnh hưởng tới các đặc trưng khác của quần thể
Bảng 63.6 Các dấu hiệu của quần xã
Các dấu hiệu
Các chỉ số
Thể hiện
Số lượng các loài trong quần xã
Độ đa dạng
Mức độ phong phú về số lượng loài trong quần xã
Độ nhiều
Mật độ cá thể từng loài trong quần xã
Độ thường gặp
Tỉ lệ % số địa điểm bắt gặp một loài trong tổng số địa điểm quan sát.
Thành phần loài
Loài ưu thế
Loài đóng vai trò quan trọng trong quần xã.
Loài đặc trưng
Loài chỉ có ở một quần xã hoặc có nhiều hơn hẳn các loài khác.
Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi
- GV hướng dẫn cho HS tiến hành trả lời các câu hỏi. HS tự tiến hành hoàn thiện các câu hỏi SGK.
V. DẶN DÒ:
- Về nhà ôn lại các kiến thức sinh học trong chương trình sinh học THCS các em đã học.
- Hoàn thành các bảng 64.1 đến 64.6
TIẾT 67: TỔNG KẾT CHƯƠNG TRÌNH TOÀN CẤP
Ngày soạn: 07/5/2011
Ngày dạy: 09/5. 9A; 11/5/5.9B
I.MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Hệ thống hoá kiến thức cơ bản của toàn cấp THCS.
- Củng cố khắc sâu kiến thức đã học cho học sinh.
- Biết vận dụng kiến thức vào thực tiễn sản xuất và đời sống.
2. Kĩ năng:
- Phát triển kỹ năng tư duy, phân tích và tổng hợp, hoạt động nhóm
II. PHƯƠNG PHÁP:
- Hoạt động nhóm, vấn đáp....
III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bảng phụ
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động 1: Tìm hiểu sự đa dạng sinh học
- GV cho HS tiến hành thảo luận nhóm hoàn thành các bảng 64.1 đến 64.5 SGK.
- HS tiến hành thaot luận hoàn thành bảng. GV gọi đại diện các nhóm lên trình bày kết quả. Lớp nhận xét, bổ sung. Cuối cùng GV đưa đáp án chuẩn cho HS quan sát, đối chiếu và sửa chữa kết quả nếu sai.
Hoạt động 2: Tìm hiểu sự tiến hoá của thực vật và động vật
GV cho HS thảo luận hoàn thành sơ đồ
HS thảo luận hoàn thành sơ đôd. GV gọi đại diện lên trình bày.Lớp nhận xét, bổ sung. Cuối cùng GV đưa đáp án chuẩn cho HS quan sát đối chiếu và sữa chữa nếu sai.
GV cho HS thảo luận hoàn thành bảng 64.6. HS tiến hành hoàn thành bảng.. GV gọi đại diện lên trình bày.Lớp nhận xét, bổ sung. Cuối cùng GV đưa đáp án chuẩn cho HS quan sát đối chiếu và sữa chữa nếu sai.
1. Phát sinh và phát triển của thực vật
2. Tiến hoá của giới động vật
* Đáp án:
1d; 2b;3a; 4e; 5c; 6i; 7g; 8h.
V. DẶN DÒ:
- Về nhà ôn lại các kiến thức sinh học trong chương trình sinh học THCS các em đã học.
- Hoàn thành các bảng 65.1 đến 65.5

Tài liệu đính kèm:

  • docSinh hoc 9 - 2010.doc