Giáo án Lớp 9 môn Sinh học - Phần I: Di truyền và biến dị (tiết 30)

Giáo án Lớp 9 môn Sinh học - Phần I: Di truyền và biến dị (tiết 30)

MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức:

- Trình bày được mục đích, nhiệm vụ và ý nghĩa của di truyền học.

- Nắm được hiện tượng di truyền và biến dị.

- Nắm được phương pháp phân tích các thế hệ lai của Menđen.

- Hiểu và nêu được 1 số thuật ngữ, ký hiệu trong di truyền học.

2. Kĩ năng:

- Rèn kỹ năng quan sát, so sánh, phân tích kênh hình.

 

doc 180 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1146Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 9 môn Sinh học - Phần I: Di truyền và biến dị (tiết 30)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng : 9A	9B	9C	9D
Phần i:Di truyền và biến dị
Chương I. 
Các thí nghiệm của men đen
Tiết 1
men đen và di truyền học
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
- Trình bày được mục đích, nhiệm vụ và ý nghĩa của di truyền học.
- Nắm được hiện tượng di truyền và biến dị.
- Nắm được phương pháp phân tích các thế hệ lai của Menđen.
- Hiểu và nêu được 1 số thuật ngữ, ký hiệu trong di truyền học.
2. Kĩ năng:
- Rèn kỹ năng quan sát, so sánh, phân tích kênh hình.
- Phát triển tư duy phân tích so sánh.
3. Thái độ:
- Xây dựng ý thức tự giác và thói quen học tập bộ môn.
II. chuẩn bị tài liệu-thiết bị dạy học:
- Tranh 1.2 SGK phóng to.
Iii. Tiến trình tổ chức dạy học :
1. ổn định tổ chức :
Sĩ số : 9A	
9B
	9C
	9D	
2. Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra đồ dùng học tập học sinh.
3. Dạy-hoc bài mới:
 - Mở bài: Vì sao con sinh ra lại có những tính trạng giống hay khác bố, mẹ?
	 	Ai là người đặt nền móng cho di truyền học?
Tất cả điều đó ta đi tìm hiểu trong chương trình học này.
Hoạt động của Thầy và Trò
Nội dung kiến thức
*Hoạt động 1 : 
- GV yêu cầu HS làm BT mục6 SGK/5 : 
 ?Liên hệ bản thân có điểm gì giống và khác bố mẹ ? 
(chiều cao, hình dạng, màu da,...)
- HS : trình bày
- GV: ghi theo 2 cột giống và khác
→ đi đến KL
+ Điểm giống bố mẹ gọi là hiện tượng di truyền. 
+ Điểm khác bố mẹ gọi là hiện tương biến dị.
- GV: Yêu cầu HS rút ra khái niệm DT và BD.
- HS: Nêu được 2 khái niệm
- GV: Ghi bảng và giải thích :
DT và BD là 2 hiện tượng song song gắn liền với quá trình sinh sản(cm bằng VD)
 ? Đối tượng, nội dung và ý nghĩa của DTH
- HS: nghiên cứu SGK trả lời câu hỏi:
+ Đối tượng: là bản chất và quy luật của 
hiện tượng di truyền và biến dị.
+ ND và ý nghĩa: SGK
- GV: Chốt kiến thức và ghi bảng
- GV: Giảng thêm về 3 ND của DTH:
+ CSVC & cơ chế: Bố mẹ truyền cho con 
những đặc tính giống mình thông qua cấu trúc vật chất và theo cách nào.
+ Các quy luật DT: Những đặc tính của bố mẹ biểu hiện ở các đời con cháu theo những xu thế tất yếu ra sao, trong những mối quan hệ số lượng như thế nào.
+ Nguyên nhân và quy luật BD: Do đâu mà con mang những đặc điểm khác nhau và khác vơí bố mẹ. Những sai khác này biểu hiện dưới những hình thức như thế nào và theo những xu hướng ra sao.
*Hoạt động 2:
- GV: Giới thiệu tiểu sử của Menđen, tình hình nghiên cứu DT ở thế kỉ XIX và phương pháp nghiên cứu của Menđen.
- GV: Yêu cầu HS quan sát H1.2:
? Nêu nhận xét về đặc điểm của từng cặp tính trạng đem lai?
- HS: nêu được sự tương phản của từng cặp tính trạng.
- GV: Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin:
?Nêu phương pháp nghiên cứu của Menđen?
- HS: trình bày được nội dung cơ bản của phương pháp phân tích các thế hệ lai
→ Một vài HS phát biểu, lớp bổ sung.
- GV: Nhấn mạnh thêm tính chất độc đáo trong phương pháp nghiên cứu DT của Menđen, giải thích vì sao Men Đen lại chọn đậu Hà Lan làm đối tượng n/c và vì sao công trình của Menđen công bố từ năm 1865 mãi đến năm 1900 mới được thừa nhận ?
*Hoạt động 3: 
- GV: Nêu từng khái niệm sau đó yêu cầu HS lấy ví dụ minh hoạ.
- Tính trạng tương phản: (Trắng - Đen).
- Tính trạng tương ứng: (Đen- Xanh) : không hoàn toàn tương phản.
- GV : Giới thiệu một số kí hiệu
VD : P : Mẹ x Bố
- G : thế hệ lai thứ I : F1
 II: F2
 III: F3
- GV: KL toàn bài
- HS: Đọc kết luận SGK trang 7.
1. Di truyền học :
- Di truyền: Là hiện tượng truyền đạt các tính trạng của bố mẹ, tổ tiên cho các thế hệ con cháu.
- Biến dị : Là hiện tượng con sinh ra khác với bố mẹ và khác nhau về nhiều chi tiết.
- BD và DT là 2 hiện tượng song song, gắn liền với quá trình sinh sản
- Nội dung: 
 Cơ sở vật chất 
 Cơ chế 
 Tính quy luật
 → của hiện tượng DT và BD.
2. Menđen - Người đặt nền móng cho Di truyền học :
- Menđen dùng phương pháp phân tích các thế hệ lai : 
+ Lai các cặp bố mẹ khác nhau về một hoặc một số cặp tính trạng thuần chủng tương phản.
+ Dùng toán thống kê để phân tích, từ đo rút ra quy luật di truyền của các tính trạng.
3- Một số thuật ngữ và kí hiệu cơ bản của Di truyền học :
a. Một số thuật ngữ:
- Tính trạng:
- Cặp tính trạng tương phản:
- Nhân tố di truyền:
- Giống (dòng ) thuần chủng:
b. Một số ký hiệu:
- P : Cặp bố, mẹ xuất phát.
- x : Phép lai.
- G : Giao tử.	
- ♂ : Cơ thể đực (hoặc giao tử đực)
- ♀ : Cơ thể cái (hoặc giao tử cái)
- F : Thế hệ con lai.
- F1 : Là thế hệ thứ nhất con của P.
- F2 : Là thế hệ thứ 2 (Từ F1).
4. Củng cố :
- Trình bày nội dung phương pháp phân tích các thế hệ lai của Menđen?
- Tại sao Menđen lại chọn các cặp tính trạng tương phản để thực hiện phép lai?
- Lấy ví dụ về tính trạng ở người để minh hoạ cho khái niệm “cặp tính trạng tương phản”.
5. Hướng dẫn học sinh học ở nhà:
- Đọc mục “Em có biết” SGK trang 7.
- Trả lời các câu hỏi từ 1 đến 4 SGK trang 7 vào vở bài tập.
- Xem trước bài 2: Lai một cặp tính trạng để giờ sau học.
Ngày giảng: 9A	9B	9C 	9D 
Tiết 2
Lai một cặp tính trạng
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
- Trình bày và phân tích được thí nghiệm lai 1 cặp tính trạng của Menđen.
- Hiểu và ghi nhớ được các khái niệm kiểu hình, kiểu gen, thể đồng hợp, thể dị hợp.
- Hiểu và phát biểu được nội dung quy luật phân li .
- Giải thích được kết quả thí nghiệm theo quan niệm của Menđen.
2. Kĩ năng :
- Rèn luyện kĩ năng phân tích số liệu và kênh hình, phát triển tư duy lôgic.
- Củng cố niềm tin vào khoa học khi nghiên cứu tính quy luật của hiện tượng sinh học.
3. Thái độ:
- Xây dựng ý thức tự giác và thói quen học tập bộ môn.
II. chuẩn bị tài liệu-thiết bị dạy học::
- Tranh 2.1 và 2.3 SGK phóng to.
Iii. Tiến trình tổ chức dạy- học
1. ổn định tổ chức :
Sĩ số : 9A	
9B
9C
9D	
2. Kiểm tra bài cũ : 
- Trình bày khái niệm DT và BD? Đối tượng, nội dung, ý nghĩa của DTH?
- Nêu nội dung cơ bản của phương pháp phân tích các thế hệ lai của Menđen?
 - Lấy VD ở người để minh họa cho cặp tính trạng tương phản?
3. Dạy-học bài mới 
- Mở bài : GV cho HS trình bày nội dung cơ bản của phương pháp phân tích các thế hệ lai của Menđen.
Vậy sự di truyền các tính trạng của bố mẹ cho con cháu như thế nào ?
Hoạt động của Thầy và Trò
Nội dung kiến thức
*Hoạt động 1 : 
- GV : Dùng tranh phóng to H2.1 SGK để giớ thiệu về sự thụ phấn nhân tạo trên hoa đậu Hà Lan :
? Vì sao phải cắt bỏ nhị từ khi chưa chín ở hoa?
- HS : Dựa vào H 2.2 để trả lời
- GV kẻ bảng 2 yêu cầu HS lên điền tỉ lệ các loại kiểu hình ở F2 vào ô trống.
- HS: Điền tỉ lệ vào ô trống
- GV: Sử dụng bảng 2 để phân tích các khái niệm: kiểu hình, tính trạng trội, tính trạng lặn.
- GV: Em có nhận xét gì về kết quả lai ở H2.2 và bảng 2
- HS: + F1 xuất hiện 1 loại KH→ tt trội (của bố hoặc mẹ)
 + F2 xuất hiện 2 loại KH → Tỉ lệ 3 trội : 1 lặn
- GV: Yêu cầu HS trình bày thí nghiệm của Menđen
- HS : Dựa vào H2.2 trình bày thí nghiệm lớp nhận xét, bổ sung. 
- G : nhấn mạnh về sự thay đổi giống làm mẹ thì kết quả thu được không thay đổi → vai trò di truyền như nhau của bố và mẹ.
- GV : Yêu cầu HS làm bài tập điền từ SGK trang 9
- HS : Điền từ
- GV : Yêu cầu HS nhắc lại nội dung quy luật phân li.
- HS : Đọc lại nội dung quy luật
* Hoạt động 2: 
- GV: Giải thích quan niệm đương thời của Menđen về di truyền hòa hợp.
- Nêu quan niệm của Menđen về giao tử thuần khiết.
- GV : Yêu cầu HS làm BT mục 6 SGK trang 9:
+ Tỉ lệ các loại giao tử ở F1 và tỉ lệ các loại hợp tử ở F2?
+ Tại sao F2 lại có tỉ lệ 3 đỏ: 1 trắng?
- HS : quan sát H2.3 thảo luận nhóm xác định được:
+ G F1 : 1A : 1a
Hợp tử F2 có tỉ lệ: 1AA : 2Aa : 1aa
+ Vì kiểu hình Aa biểu hiện kiểu hình trội giống hợp tử AA
- GV: giải thích thể đồng hợp tử, thể dị hợp tử.
 KG quy định KH của cơ thể.
Menđen đã giải thích các kết quả thí nghiệm của mình bằng sự phân li và tổ hợp của các cặp nhân tố di truyền (gen) quy định cặp tính trạng tương phản thông qua các quá trình phát sinh giao tử và thụ tinh.
- GV: Yêu cầu HS đọc KL SGK/10
1. Thí nghiệm của Menđen:
a- Các khái niệm:
- Kiểu hình: là tổ hợp các tính trạng của cơ thể.
- Tính trạng trội: là tính trạng biểu hiện ở F1.
- Tính trạng lặn: là tính trạng đến F2 mới được biểu hiện.
b- Thí nghiệm:
- Lai hai giống đậu Hà Lan khác nhau về một cặp tính trạng thuần chủng tương phản.
VD: 
P : Hoa đỏ x Hoa trắng
F1 : Hoa đỏ
F2 : 3 Hoa đỏ : 1Hoa trắng
 ( KH có tỉ lệ 3 trội: 1 lặn)
c- Nội dung quy luật phân li
- Khi lai hai bố mẹ khác nhau về một cặp tính trạng thuần chủng tương phản thì F1 đồng tính về tính trạng của bố hoặc mẹ, còn F2 có sự phân li tính trạng theo tỉ lệ trung bình 3 trội : 1 lặn.
2. Menđen giải thích kết quả thí nghiệm:
P: Đỏ Trắng
 AA x aa
G: A a
F1: Aa (Đỏ) x Aa (Đỏ)
GF1 A , a A, a
F2: 1AA : 2 Aa : aa
 3 đỏ: 1 trắng
- Theo Menđen : 
+ Mỗi tính trạng do cặp nhân tố di truyền quy định(gen).
+ Trong quá trình phát sinh giao tử có sự phân li của cặp nhân tố di truyền.
+ Các nhân tố di truyền được tổ hợp lại trong thụ tinh.
4. Củng cố:
- Trình bày thí nghiệm lai một cặp tính trạng và giải thích kết quả thí nghiệm theo Menđen?
- Phân biệt tính trạng trội, tính trạng lặn và cho ví dụ minh hoạ.
5. Hướng dẫn học sinh học ở nhà:
- Học bài, trả lời câu hỏi SGK trang 10 gồm các bài 1, 2, 3, 4.
- Xem trước bài 3: Lai một cặp tính trạng (T2) để giờ sau học.
Ngày	tháng 	năm 2011
 Ký duyệt của tổ trưởng
 Vũ Đức Giang
Ngày dạy : 9A	 9B	9C	9D
Tiết 3
Lai một cặp tính trạng (Tiếp theo)
I. Mục tiêu bài học: 
1. Kiến thức:
- HS hiểu và trình bày được nội dung, mục đích và ứng dụng của phép lai phân tích .
- Giải thích được vì sao quy luật phân li chỉ nghiệm đúng trong những điều kiện nhất định.
- Nêu được ý nghĩa của các quy luật phân li đối với lĩnh vực sản xuất.
- Hiểu và phân biệt sự di truyền trội không hoàn toàn với di truyền trội hoàn toàn.
2. Kĩ năng:
- Phát triển tư duy lí luận như phân tích, so sánh cho HS.
- Rèn kĩ năng hoạt động nhóm.
- Luyện kĩ năng viết sơ đồ lai.
3. Thái độ : 
- Niềm tin vào khoa học khi nghiên cứu tính quy luật của hiện tượng sinh học.
Ii. chuẩn bị tài liệu-thiết bị dạy học:
- Tranh minh hoạ lai phân tích.
- Tranh H.3 SGK phóng to.
Iii. Tiến trình tổ chức dạy- học
1. ổn định tổ chức:
 Sĩ số : 9A	
9B
	9C
9D	
2. Kiểm tra bài cũ:
- Phát biểu nội dung của quy luật phân li?
- Nêu khái niệm kiểu hình?
3. Dạy-học bài mới :
Hôm trước chúng ta đã được nghiên cứu tiết 1 của phép lai một cặp tính trạng tương phản thuần chủng. Để kiểm nghiệm tính thuần chủng trong các phép 
lai đó ta làm thế nào ta sẽ đi tìm hiểu bài học hôm nay.
Hoạt động của Thầy và Trò
Nội dung kiến thức
* Hoạt động 1 :	
- GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK trả lời câu hỏi:
? Hãy nêu các khái niệm: kiểu gen, thể đồng hợp, thể dị hợp?
- GV chuẩn hoá kiến thức.
- GV yêu cầu HS: 
? Xác định kết quả của những phép lai sau
1) P: Hoa đỏ x Hoa trắng
 A A a a 
2) P: Hoa đỏ x Hoa trắng
 A a a a 
- HS: thảo luận nhóm, viết sơ đồ lai của từng trường hợp, nhóm khác nhận xét, bổ sung. ... hờ chi bên ,tơ hay hệ cơ , hô hấp qua da hay mang
*không phân đốt có vỏ đá vôi , có khoang áo có hệ tiêu hóa phân hoá và cơ quan di chuyển thường đơn giản
*có số loài lớn , chiếm 2/3số loại đv có 3 lớp lớn giáp xác hình nhện , sâu bọ,các phần phụ phân đốt khớp động với nhau, có bộ xương ngoài băng ki tin 
*có bộ xương trong có cột sống chúa tuỷ sống các hệ cq phân hoá và phát triển đặ biệt là hệ thần kinh 
Bảng 64.5 : Đặc điểm của các lớp động vật có xương sống
Lớp
Đặc điểm
Cá
Lưỡng cư
Bò sát
Chim
Thú
sống hoàn toàn dưới nước , bơi bằng vây , hô hấp bằng mang có 1 vòng tuần hoàn , tim 2ngăn chứa máu đỏ thẫm ,thụ tinh ngoài .là đv biến nhiệt
*ở nước và cạn . da trần và ẩm ướt di chuyển 4 chi , hô hấp bằng phổi , và da , 2vòng tuần hoàn , tim 3ngăn tâm thất chứa máu pha , thụ tinh ngoài , sinh sản trong nước nòng nọc phát triển qua biến thái là đv biến nhiệt
*chủ yếu sống ở cạn , da và vẩy sừng khô , cổ dài , phổi có nhiều vách ngăn tim có vách hụt ngăn tâm thất .máu nuôi cơ thể là máu pha có cơ quan giao phối thụ tinh trong, trứng có màng dai hoă vỏ đá vôi là đv biến nhiệt 
*mình có lông vũ bao phủ , chi trước biến thành cánh phổi có mạng ống khí , có túi tham gia hô hấp. tim 4 ngăn , trứng lớn có vỏ đá vôi vôi ắp nở con là đv hằng nhiệt 
*mình có lông mao bao phủ răng phân hoá răng nanh , răng cửa , răng hàm bộ não phát triển đặc biệt bán cầu não và tiểu não .có hiện tượng thai sinh nuôi con bằng sữa là đv hằng nhiệt 
- Gv vẽ sơ đồ H 64.1 sgk lên bảng.
- HS trai đổi nhóm điền vào sơ đồ
1. Tảo
2. Dương xỉ
3. Các cơ thể sống đầu tiên
4. Dương xỉ cổ 
5. Các thực vật cạn đầu tiên
6. Hạt kín
7. Tảo nguyên thuỷ
8. Rêu
9. Hạt trần
Hình 64.1. Sơ đồ cây phát sinh thực vật
Bảng 64.6: Trật tự tiến hoá của giới Động vật
Các ngành động vật
Trật tự tiến hoá
ấ) Giun dẹt
b) Ruột khoang
c) Giun đốt
d) Động vật nguyên sinh
e) Giun tròn
g) Chân khớp
h) Động vật có xương sống
i) Thân mềm
3
2
5
1
4
7
8
6
4/ Củng cố- rèn luyện.
 - Giáo viên giải đáp thắc mắc của học sinh
5 / Hướng dẫn học tập.
- Về nhà làm tiếp các bảng còn lại.
- Điền trước các bảng của bài 65 vào vở bài tập
Ngày giảng :
Tiết 69 
Tổng kết chương trình toàn cấp (Tiếp theo)
I. Mục tiêu:
1.Kiến thức
- Hệ thống hoá kiến thức sinh học về các nhóm sinh vật, đặc điểm các nhóm thực vật và các nhóm động vật.
- Nắm được sự tiến hoá của giới động vật, sự phát sinh, phát triển của thực vật.
- Biết vân dụng lí thuyết vào thực tiễn sản xuất và đời sống.
2.Kỹ năng : 
- Rèn kĩ năng tư duy lí luận, trong đó chủ yếu là kĩ năng so sánh tổng hợp, hệ thống hoá.
3.Thái độ :yêu thích môn học 
II.PHƯƠNG tiện thực hiện
1. Giáo viên : 
Các bảng phụ 65.1 đến 65.5.
2. Học sinh : 
- Điền trước các bảng của bài 65 vào vở bài tập
III. Tiến trình dạy học 
1. Tổ chức : 
9A ..........................
 	9B ..........................
9C ..........................
2. Kiểm tra bài cũ :Lồng vào bài dạy
3. Bài mới 
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Trao đổi nhóm- điền bảng tìm hiểu về sinh học cơ thể và sinh học tế bào
- GV chia lớp thành các nhóm( 2 bàn thành nhóm)
- Giao việc cho từng nhóm: mỗi nhóm hoàn thành 1 bảng trong 15 phút.
- GV để các nhóm trình bày lần lượt nhưng sau mỗi nội dung của nhóm, GV đưa ra đánh giá và đưa kết quả đúng.
I. Sinh học cơ thể
II. Sinh học tế bào
- Các nhóm tiến hành thảo luận nội dung được phân công.
- Thống nhất ý kiến, ghi vào giấy khổ to.
- Đại diện nhóm trình bày ý kiến trên trên giấy khổ to.
- Các nhóm khác theo dõi, bổ sung hoặc hỏi thêm vấn đề chưa rõ.
 1/ Cây có hoa 
Bảng 65.1: Chức năng của các cơ quan ở cây có hoa
Các cơ quan
Chức năng
Rễ
Thân
Lá
 Hoa
Quả
Hạt
- Hấp thụ nước và muối khoáng cho cây 
-Vận chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên lá và chất h/c từ lá đến các bộ phận khác của cây 
-Thu nhận ánh sáng để quang hợp tạo chất hữu cơ cho cây trao đổi khí với môi trường ngoài và nước
-Thực hiện thụ phấn thụ tinh kết hạt và tạo quả 
-Bảo vệ hạt và góp phần phân tán hạt
-Nảy mầm thành cây con , duy trì nòi giống 
	2. Cơ thể người
 	Bảng 65.2: Chức năng của các cơ quan và hệ cơ quan ở cơ thể người
Các cơ quan và hệ cơ quan
Chức năng
Vận động Tuần hoàn
Hô hấp
Tiêu hoá
Bài tiết
Da
Thần kinh và 
giác quan
Tuyến nội tiết
Sinh sản
*Nâng đỡ bảo vệ cơ thể ,tạo cử động và di chuyển cho cơ thể
*Vân chuyển chất dinh dưỡng và ô xi đến các tế bào, chuyển sản phẩm phân giải từ tế bào đến hệ bài tiết
*thực hiện trao đổi khí với môi trường ngoài : nhận o xi và thải khí CO2
*Phân giải các chất hữu cơ phức tạp thành các chất đơn giản
*Thải ra ngoài các chất không cần thiết hay độc hại cho cơ thể 
*Cảm giác bt điều hoà thân nhiệt và bảo vệ cơ thể
*Điều khiển ,điều hoà phối hợp hoạt động của các cơ quan bảo đảm cho cơ thể 1 thể thống nhất toàn vẹn
*Điều hoà các cơ quan sinh lý cuả cơ thể ,trao đổi chất ,chuyển hoá vật chất và năng lượng bằng đường máu
*Sinh con duy trì và phát triển nòi giống
Bảng 65.3: Chức năng của các bộ phận ở tế bào 
Các bộ phận
Chức năng
Thành tế bào
Màng tế bào
Chất tế bào
Ti thể
Lục lạp
Ribôxôm
Không bào
Nhân
*Bảo vệ tế bào
*Trao đổi chất giưã trong và ngoài tế bào 
*Thực hiện các hoạt động sống của tế bào 
*Thực hiện chuyển hoá năng lượng của tế bào
*Tổng hợp chất hữu cơ ( quang hợp ) 
*Tổng hợp prô têin
*Chứa dịch tế bào
*Chứa vật chất di truyền: ADN,NST điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào
Bảng 65.4: Các hoạt động sống của tế bào
Các quá trình
Vai trò
Quang hợp
Hô Hờp
Tổng hợp Prôtêin
*Tổng hợp chất hữu cơ
*Phân giải chất hữu cơ và giải phóng năng lượng
*Tạo prôtêin cung cấp cho tế bào
Bảng 65.5: Những điểm khác nhau cơ bản giữa nguyên phân và giảm phân
Các kỳ
Nguyên phân
Giảm phân
Kỳ giữa
Kỳ sau
Kỳ cuối
Kết thúc
*NST kép co ngắn cực đại và xếp thành 1 hàng ở mp xích đạo của thoi phân bào
*Từng NST kép chẻ dọc ở tâm độngthành 2NST đơn phân ly về 2 cực tb
*Các NST đơn nằm gọn trong nhân với số lượng 
=2n như ở tb mẹ
*-GP1 từng cặp NSTkép xếp 2hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào
-GP2 các NSTkép xếp thành 1 hàng MPXĐ của thoi phân bào
* - GP1 các NST kép tương đồng phân ly độc lập về 2 cực tb 
-GP2 từng NST kép chẻ dọc ở tâm động thành 2 NST đơn phân li về 2 cực tb
*-GP1 các nST kép nằm gọn trong nhân với số lượng =n kép=1/2 như ở tb mẹ
*-GP2 các NST đơn nằm gọn trong nhân với số lượng =n (NST đơn)
4/ Củng cố- rèn luyện.
 - Giáo viên giải đáp thắc mắc của học sinh
5 / Hướng dẫn học tập.
- Về nhà làm tiếp các bảng còn lại.
- Điền trước các bảng của bài 66 vào vở bài tập
Ngày giảng : 
Tiết 70
Tổng kết chương trình toàn cấp (Tiếp theo)
I. Mục tiêu:
1.Kiến thức
- Hệ thống hoá kiến thức về di truyền và biến dị,sinh vật và môi trường
- Biết vân dụng lí thuyết vào thực tiễn sản xuất và đời sống.
2.Kỹ năng : 
- Rèn kĩ năng tư duy lí luận, trong đó chủ yếu là kĩ năng so sánh tổng hợp, hệ thống hoá.
3.Thái độ :yêu thích môn học 
II.PHƯƠNG tiện thực hiện
1. Giáo viên : 
- Các bảng phụ 66.1 đến 66.5.
2. Học sinh :
- Kẻ và trước các bảng 66.1 đến 66.5.vào vở bài tập
III. Tiến trình dạy học 
1. Tổ chức : 
9A ..........................
 	9B ..........................
9C ..........................
2. Kiểm tra bài cũ : Lồng vào bài dạy
3. Bài mới 
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Trao đổi nhóm- điền bảng hệ thống kiến thức về di truyền và biến dị- sinh vật và môi trường
- GV chia lớp thành các nhóm( 2 bàn thành nhóm)
- Giao việc cho từng nhóm: mỗi nhóm hoàn thành 1 bảng trong 15 phút.
- GV để các nhóm trình bày lần lượt nhưng sau mỗi nội dung của nhóm, GV đưa ra đánh giá và đưa kết quả đúng.
I. Di truyền và biến dị
II. Sinh vật và môi trường
- Các nhóm tiến hành thảo luận nội dung được phân công.
- Thống nhất ý kiến, ghi vào giấy khổ to.
- Đại diện nhóm trình bày ý kiến trên trên giấy khổ to.
- Các nhóm khác theo dõi, bổ sung hoặc hỏi thêm vấn đề chưa rõ.
Bảng 66.1 Các cơ chế của hiện tượng di truyền
Cơ sở vật chất
Cơ chế
Hiện tượng
Cấp phân tử : ADN
ADNA RNPrôtêin
Tính đặc thù của prôtêin
Cấp tế bào : NST
nhân đôi – phân li – tổ hợp 
Nguyên phân – giảm phân – thụ tinh
Bộ NST đặc trưng của loài con giống bố mẹ
Bảng 66.2: Các quy luật di truyền( HS tự điền bảng)
Quy luật di truyền
Nội dung
Giải thích
Phân li
Phân li độc lập
Di truyền giới tính
Di truyền liên kết
Bảng 66.3: Các loại biến dị
Biến dị tổ hợp
Đột biến
Thường biến
Khái niệm
Nguyên nhân
Tính chất và vai trò
-*sư tổ hợp lại các gen của P tạo ra hế hệ lai những kiểu hình khác P
*phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp gen trong giảm phân và thụ tinh
*xuất hiện với tỉ lệ không nhỏ , là nguyên liệu cho chọn giống và tiến hoá 
*Những biến đổi về cấu trúc số lượng ADN và NST ,khi biểu hịên thành kiểu hình là thể đột biến
*Tác động của các nhân tố ở mt trong và ngoài cơ thể vào ADNvà NST
*mang tính cá biệt ngẫu nhiên ,có lợi hoặc hại dt được nlà nguyên liệu cho tiến hoá và chọn giống
*Những biến đổi ở kiểu hình của 1 gen ,phát sinh trong quá trình phát triển cá thể dưới ảnh hưởng của môi trường
*Ănh hưởng của điều kiện môi trường chứ không do sự biến đổi trong kiểu gen
*mang tính đồng loạt ,định hướng có lợi .,k dt được ,đảm bảo cho sự thích nghi của cơ thể
Bảng 66.4: Các loại đột biến ( HS tự điền bảng )
Đột biến gen
Đột biến cấu trúc NST
Đột biến số lượng NST
Khái niệm
Các dạng đột biến
- GV yêu cầu HS quan sất H66 sgk và chú ý chiều mũi tên
Hình 66. Sơ đồ mối quan hệ giữa các cấp độ tổ chức sống và môi trường
Bảng 66.5 Đặc điểm của quần thể, quần xã và hệ sinh thái
Quần thể
Quần xã
Hệ sinh thái
Khái niệm
bao gồm những cá thể cùng loài ,cùng sống trong 1 khu vực nhất định , ở 1 thời điểm nhất định ,giao phối tự do với nhau tạo ra thế hệ mới
bao gồm những QT thuộc cá loài khác nhau , cùng sống trong 1 k gian xác định , có mối quan hệ sinh thái mật thiết với nhau
bao gồm QX và khu vực sống ( sinh cảnh ) của nó ,trong đó các SV luôn có sự tương tác lẫn nhau và với cấc nhân tố k sống tạo thành 1 hệ thống hoàn chỉnh và tương đối ổn định
Đặc điểm
Có các đặc trưng về mật độ tỉ lệ giới tính , thành phần tuổi...các cá thể có mối quan hệ sinh thái hỗ trợ hoắc cạnh tranh ,số lượng cá thể có thể biến động có hoặc k theo chu kì ,thường được điều chỉnh ở mức cân bằng
có các T/C cơ bản về số lượng vàg thành phần các loài , luôn có sự khống chế tạo nên sự cân bằng SH về số lượng cá thể . Sự thay thể kế tiếp nhaucủa các qx theo thơi gian là diễn thể sinh thái 
có nhiều mối quan hệ ,nhưng quan trọng về măt dd thông qua chuỗi và lưới TĂ . Dòng năng lượng trong hệ ST dược vận chưyển qua các bậc d d của chuỗi Tă:
SVSX SV tiêu thụ SV phân giải
4. Củng cố rèn luyện :
- Giáo viên giải đáp thắc mắc của học sinh
5 . Hướng dẫn học tập: 
- Về nhà làm tiếp các bảng còn lại
- Ôn tập tốt để thi vào lớp 10 đạt kết quả cao

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN SINH 9 2011.doc