Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Phần I - Di truyền và biến dị (tiết 60)

Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Phần I - Di truyền và biến dị (tiết 60)

Qua bài học HS phải :

- Học sinh trình bày được mục đích, nhiệm vụ và ý nghĩa của di truyền học.

 + Hiểu được công lao to lớn và trình bày được phương pháp phân tích các thế hệ lai của Menđen.

+ Hiểu và nêu một số thuật ngữ và kí hiệu trong di truyền học.

 

doc 218 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1201Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Phần I - Di truyền và biến dị (tiết 60)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:18/ 8/2011.
Tuần 1
PHẦN I- DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ
CHƯƠNG I: CÁC THÍ NGHIỆM CỦA MENĐEN
TIẾT 1: MENĐEN VÀ DI TRUYỀN HỌC
I. MỤC TIÊU
Qua bài học HS phải :
- Học sinh trình bày được mục đích, nhiệm vụ và ý nghĩa của di truyền học.
 + Hiểu được công lao to lớn và trình bày được phương pháp phân tích các thế hệ lai của Menđen.
+ Hiểu và nêu một số thuật ngữ và kí hiệu trong di truyền học.
- Rèn luyện kỹ năng quan sát kênh hình, kênh chữ, kỹ năng hoạt động nhóm.
- Giáo dục ý thức yêu thích bộ môn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY VÀ HỌC
- Tranh : Các cặp tính trạng tương phản trong thí nghiệm của Menđen.
- Tranh ảnh chân dung Menden, tiểu sử Menden
- Bảng phụ.
II. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
A.Mở bài :
 Di truyền học tuy mới hình thành từ đầu thế kỉ XX nhưng chiếm một vị trí quan trọng trong sinh học và Menđen là người đặt nền móng cho di truyền học. Vậy di truyền học nghiên cứu vấn đề gì, nó có ý nghĩa như thế nào? chúng ta cùng nghiên cứu bài hôm nay.
B. Bài mới:
Hoạt động 1: Di truyền học
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
- Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK và GV lấy ví dụ :
- Cá nhân nghiên cứu thông tin SGK, ghi nhớ kiến thức→HS trả lời, HS khác bổ sung.
? Thế nào là di truyền và biến dị ? Lấy ví dụ minh hoạ?
? Vậy em có nhận xét gì về hiện tượng DT và BD đối với bản thân?
? Vì sao lại có hiện tượng DT và BD? 
 ( Ta sẽ n/cứu sau)
- GV giải thích rõ: biến dị và di truyền là 2 hiện tượng trái ngược nhau nhưng tiến hành song song và gắn liền với quá trình sinh sản.
- GV cho HS làm bài tập s SGK mục I.
- Yêu cầu HS n/cứu 
? Đối tượng, nội dung và ý nghĩa của di truyền học là gì ?
 - GV nhấn mạnh MenĐen phát hiện ra 3 qui luật năm 1865 nhưng đến năm 1900 mới được công nhận song nó có rất nhiều ý nghĩa với thực tiễn.
- 1 HS trả lời khái niệm biến dị và di truyền, lấy ví dụ minh hoạ.
- HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.
- Liên hệ bản thân và xác định xem mình giống và khác bố mẹ ở điểm nào: hình dạng tai, mắt, mũi, tóc, màu da... và trình bày trước lớp.
- HS trả lời, HS khác nhận xét và bổ sung.
Tiểu kết 1: 
- Khái niệm di truyền, biến dị (SGK).
- Di truyền học nghiên cứu về cơ sở vật chất, cơ chế, tính quy luật của hiện tượng di truyền và biến dị.
- Di truyền học có vai trò quan trọng không chỉ về lí thuyết mà còn có giá trị thực tiễn cho khoa học chọn giống, y học và đặc biệt là công nghệ sinh học hiện đại.
Hoạt động 2: Menđen - người đặt nền móng cho di truyền học
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
- GV cho HS đọc tiểu sử Menđen SGK.
- Yêu cầu HS quan sát kĩ hình 1.2 phóng to, thảo luận nhóm: 
? Nhận xét về đặc điểm của từng cặp tính trạng đem lai?
- Treo hình 1.2 phóng to để phân tích.
GV nhận xét giúp HS nhận dạng được các cặp tính trạng tương phản.
- Yêu cầu HS đọc 
? Phương pháp nghiên cứu độc đáo của Menđen là phương pháp nào? Nội dung của phương pháp đó?
? Vì sao MĐen lại chọn n/cứu trên cây đậu Hà lan?
? Vì sao nói MĐen là người đặt nền móng cho ngành di truyền học ?
- GV: trước Menđen, nhiều nhà khoa học đã thực hiện các phép lai trên đậu Hà Lan nhưng không thành công. Menđen có ưu điểm: chọn đối tượng thuần chủng, có vòng đời ngắn, lai 1-2 cặp tính trạng tương phản, thí nghiệm lặp đi lặp lại nhiều lần, dùng toán thống kê để xử lý kết quả.
- GV giải thích vì sao Menđen chọn đậu Hà Lan làm đối tượng để nghiên cứu. 
- 1 HS đọc to , cả lớp theo dõi.
- HS quan sát và phân tích H 1.2, thảo luận nhóm tìm để được sự tương phản của từng cặp tính trạng.
Đại diện nhóm trả lời, nhóm khác bổ sung
- HS đọc kĩ thông tin SGK, trình bày được nội dung cơ bản của phương pháp phân tích các thế hệ lai.
- 1 vài HS phát biểu, HS khác bổ sung.
- HS suy nghĩ và trả lời được ưu điểm của cây đậu Hà Lan:
+Thời gian sinh trưởng, phát triển ngắn
+Là cây tự thụ phấn cao.
+Có nhiều cặp tính trạng tương phản....
- HS: Ông tìm ra 3 qui luật DT.
- HS lắng nghe GV giới thiệu.
Tiểu kết 2: 
- Menđen là nhà khoa học Áo ( 1822 - 1884) là người đầu tiên vận dụng PP khoa học vào nghiên cứu sự di truyền trên cây đậu Hà lan --> Tìm ra 3 quui luật DT--> Ông là người đặt nền móng cho nghành DT học.
- Phương pháp nghiên cứu độc đáo của Menđen là phương pháp phân tích các thế hệ lai.
-Nội dung phương pháp( SGK)
Hoạt động 3 : Một số thuật ngữ và kí hiệu cơ bản của Di truyền học
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
- GV hướng dẫn HS nghiên cứu một số thuật ngữ.
? Nêu khái niệm về tính trạng, cặp tính trạng tương phản và nhân tố di truyền ?
? Giống thuần chủng là gì ?
- Yêu cầu HS lấy thêm VD minh họa cho từng thuật ngữ, GV đưa thêm khái niệm về kiểu gen và kiểu hình.
- GV giới thiệu một số kí hiệu.
- GV nêu cách viết công thức lai: mẹ thường viết bên trái dấu x, bố thường viết bên phải. P: mẹ x bố.
- HS thu nhận thông tin, ghi nhớ kiến thức.
- HS trả lời và lấy VD cụ thể để minh hoạ.
- HS ghi nhớ kiến thức, chuyển thông tin vào vở.
Tiểu kết 3: 
1. Một số thuật ngữ:
+ Tính trạng.
+ Cặp tính trạng tương phản.
+ Nhân tố di truyền( gen).
+ Giống (dòng) thuần chủng.
+ Kiểu gen và kiểu hình.
2. Một số kí hiệu.
	P: Cặp bố mẹ xuất phát
	x: Kí hiệu phép lai
	G: Giao tử
 ♂: Đực; ♀ : Cái
F: Thế hệ con (F1: con thứ 1 của P; F2 con của F2 tự thụ phấn hoặc giao phấn giữa F1).
C.Kiểm tra đánh giá:
 - GV treo bảng phụ nội dung bài tập trắc nghiệm.
 Hãy đánh dấu vào câu trả lời đúng nhất trong các câu sau : 
1.Tại sao Menđen lại chọn các cặp tính trạng tương phản để thực hiện các phép lai?
a. Để dễ dàng theo dõi những biểu hiện của các cặp tính trạng .
b.Để dễ dàng khi thực hiện các phép lai.
c.Để dễ dang chăm sóc đến các đối tượng nghiên cứu.
d. Cả a,b và c.
2.Biến dị và di truyền là 2 hiện tượng sông song gắn liền với quá trình:
a.Sinh sản.
b.Phát triển.
c.Cả a và b đều đúng.
D. Hướng dẫn học bài ở nhà
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK, vở bài tập Sinh học.
- Kẻ bảng 2 vào vở bài tập.
- Đọc trước bài 2.
--------------------------------------------------------------
TIẾT 2: LAI MỘT CẶP TÍNH TRẠNG
I. MỤC TIÊU:
- Học sinh trình bày và phân tích được thí nghiệm lai một cặp tính trạng của Menđen.
+ Hiểu và nêu các khái niệm kiểu hình, kiểu gen, thể đồng hợp, thể dị hợp cho VD minh hoạ.Viết được sơ đồ lai 1 cặp TT.
+ Hiểu và phát biểu được nội dung quy luật phân li.
+ Giải thích được kết quả thí nghiệm theo quan điểm của Menđen.
- Rèn kĩ năng phân tích số liệu và kênh hình.
- HS biết vận dụng làm những bài tập đơn giản về lai một cặp tính trạng
II. ĐỒ DÙNG DẠY VÀ HỌC
- Tranh : Sơ đồ sự di truyền màu hoa ở Đậu Hà lan. Sơ đồ gải thích lai 1 cặp tính trạng của Menđen. Bảng phụ.
III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
* Kiểm tra bài cũ: ( Sử dụng bảng phụ)
1. Khi cho lai hai cây đậu hoa đỏ với nhau, F1 thu được 100% hoa đỏ. Khi cho các cây đậu F1 tự thụ phấn, F2 có cả hoa đỏ và hoa trắng. Cây đậu hoa dỏ ban đầu (P) có thuộc giống thuần chủng hay không? Vì sao?
2. Trong các cặp tính trạng sau, cặp nào không phải là cặp tính trạng tương phản:
	a. Hạt trơn – nhăn	c. Hoa đỏ – hạt vàng
	b. Thân thấp – thân cao	d. Hạt vàng – hạt lục.
	( Đáp án: c) 
A.Mở bài:
 ? Trình bày nội dung cơ bản của phương pháp phân tích các thế hệ lai của Menđen?
MB: Bằng phân tích thế hệ lai, Menđen rút ra các quy luật di truyền, đó là quy luật gì? Chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài hôm nay.
B.Bài mới:
Hoạt động 1: Thí nghiệm của Menđen
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
GV treo tranh: TN0 lai 1 cặp tính trạng của Menđen.
- GV hướng dẫn HS quan sát tranh đối chiếu hình 2.1 và giới thiệu sự tự thụ phấn nhân tạo trên hoa đậu Hà Lan.
? Em hãy tóm tắt cách làm TN của Menđen?
? Em có nhận xét gì về kquả ở F1?
? Hãy tính tỷ lệ KH ở F2, kquả biểu hiện KH ở F2 có khác ở F1 như thế nào?
- HS quan sát tranh, theo dõi và ghi nhớ cách tiến hành
- HS nêu được:
+Quy trình làm TN.
+ Nêu kquả ở F1 và F2.
- HS khác nhận xét và bổ sung.
-GV: Ông Međen đã tiến hành làm TN trên những cặp TT khác của cây đậu Hà lan và thu được kết quả ở bảng 2 -> GV dùng bảng phụ yêu cầu HS điền tỉ lệ các loại kiểu hình ở F2 vào ô trống.
? Nhận xét gì về sự biểu hiện KH ở F2 khi P thuần chủng?
- GV nhấn mạnh về sự thay đổi giống làm bố và làm mẹ thì kết quả phép lai vẫn không thay đổi.
- Yêu cầu HS đọc thông tin tiếp.
? Thế nào là TT trội, TT lặn? Lấy ví dụ minh hoạ trong những phép lai trên?
- Yêu cầu HS q/sát tranh H2.2 và làm bài tập điền từ SGK trang 9.
- Yêu cầu HS đọc lại nội dung bài tập sau khi đã điền.
- HS hoàn thành bài tập.
- Phân tích bảng số liệu, thảo luận nhóm hoàn thành bảng và nêu được nhận xét:
+ Kiểu hình F1: đồng tính về tính trạng trội.
+ F2: 3 trội: 1 lặn
+ Nếu Pt/c thì sự biểu hiện KH ở F2 mang tính qui luật.
- HS trả lời, hs khác bổ sung.
- Lựa chọn cụm từ điền vào chỗ trống:
1. đồng tính
2. 3 trội: 1 lặn
- 1, 2 HS đọc nội dung bài tập .
Tiểu kết 1: 
a. Thí nghiệm:
- Lai 2 giống đậu Hà Lan khác nhau về 1 cặp tính trạng thuần chủng tương phản
VD: Pt/c: Hoa đỏ x Hoa trắng
	F1: 100% Hoa đỏ
	F2: 3 hoa đỏ: 1 hoa trắng
b. Nhận xét:
- F1 chỉ biểu hiện 1 loại KH của bố hoặc mẹ( Đó là TT trội và được kí hiệu bằng các chữ cái in hoa: A, B, D, ....)
+ TT không được biểu hiện ở F1 là TT lặn và được kí hiệu bằng các chữ cái thường: a, b, d, ....
- F2 biểu hiện cả 2 loại TT.
c.Kết luận: Khi lai hai cơ thể bố mẹ khác nhau về 1 cặp tính trạng thuần chủng tương phản thì F1 đồng tính về tính trạng của bố hoặc mẹ, F2 có sự phân li theo tỉ lệ trung bình 3 trội: 1 lặn.
Hoạt động 2: Menđen giải thích kết quả thí nghiệm.
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK trang 7, GV treo tranh
? Mđen đã giải thích kết quả TN của mình như thế nào?
- GV giải thích quan niệm đương thời
-HS nghiên cứu thông tin SGK, ghi nhớ kiến thức
-HS quan sát tranh đối chiếu hình2.3
và quan niệm của Menđen đồng thời sử dụng H 2.3 để giải thích:
+ 1 TT do một cặp gen (NTDT) qui định.
+ GV hướng dẫn HS viết sơ đồ lai từ P đến F1, y/cầu HS xác định G của F1 và hợp tử của F2.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm hoàn thành bài tập phần lệnh ( 5 phút)
- GV ghi kết quả lên bảng, nhận xét và rút ra kết quả đúng.
- Y/cầu HS đọc tiếp thông tin trang 10
? Vậy bản chất Kquả TN của Mđen là gì?
- GV nêu rõ: Khi F1 hình thành giao tử, mỗi NTDT trong cặp NTDT phân li về 1 giao tử và giữ nguyên bản chất của P mà không hoà lẫn vào nhau nên F2 tạo ra:1AA:2Aa: 1aa, trong đó AA và Aa cho kiểu hình hoa đỏ, còn aa cho kiểu hình hoa trắng.
? Hãy phát biểu nội dung quy luật phân li trong quá trình phát sinh giao tử?
+ NTDT A quy định tính trạng trội (hoa đỏ).
+ NTDT a quy định tính trạng trội (hoa trắng).
+ Trong TB sinh dưỡng, nhân tố di truyền tồn tại thành từng cặp: Cây hoa đỏ t/c cặp nhân tố di truyền là AA, cây hoa trắng t/c cặp nhân tố di truyền là aa.
- Trong quá trình phát sinh giao tử:
+ Cây hoa đỏ thuần chủng cho 1 loại giao tử: a
+ Cây hoa trắng thuần chủng cho 1 loại giao t ... > TV cạn --> Rêu 
--> DX cổ --> DX --> Hạt trần --> Hạt kín.
- Tiến hoá của giới ĐV: ĐVNS --> RK -> Giun dẹp --> Giun tròn --> G. đốt --> Thân mềm --> CK --> ĐVCXS.
C. KTĐG.
? Sinh giới chia thành mấy nhóm? Đặc điểm của mỗi nhóm?
D. Hướng dẫn học bài.
- Ôn tập kiến thức bài 65, 66.
Ngày 10/5/2011
Tuần 35 - Tiết 69:
TỔNG KẾT CHƯƠNG TRÌNH TOÀN CẤP(Tiếp)
I. MỤC TIÊU
- Học sinh nêu được CN của các cơ quan trong cơ thể TV, CN của các hệ cơ quan trên cơ thể người và các phần của tế bào. Nêu được các hoạt động của TBTV và con người.
- Rèn kĩ năng KQH và phân tích.
- GD ý thức cẩn thận cho HS.
II. ĐỒ DÙNG DẠY VÀ HỌC
- Máy chiếu đa năng.
- Phiếu học tập có sẵn ND các bảng 65.1 - 65.5 SGK.
III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
A. Mở bài:
- GV giới thiệu ND bài tổng kết và những yêu cầu đối với HS.
B.Bài mới
III. Sinh học cơ thể.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu 2 nhóm thảo luận hoàn thành ND 1 bảng trong SGK 65.1 - 65.2.
- GV chiếu kết quả 1 số nhóm, yêu cầu HS nhận xét và bổ sung.
- GV chiếu kết quả đúng.
? Vì sao người ta xếp rễ, thân, lá vào 1 nhóm và hoa, quả hạt vào 1 nhóm?
? Vậy ở thực vật có thể chia thành mấy nhóm hệ cơ quan? Vì sao?
- GV nhận xét chốt vấn đề.
 HS dựa vào kiến thức đã biết thảo luận nhóm hoàn thành ND bảng thao nhóm.
- Đại diện nhóm báo cáo, nhóm khác nhận xét bổ sung.
- HS thao dõi kết quả đúng và bổ sung vào bài của mình.
- HS dựa vào ND bài tập trả lời câu hỏi của GV.
* Kết luận: ND của 2 bảng SGK
IV. Sinh học tế bào.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- GV chia lớp thành 3 nhóm và yêu cầu mỗi nhóm hoàn thành ND 1 bảng SGK ( 7 phút).
- GV xuống từng nhóm hướng dẫn thêm.
- Yêu cầu đại diện từng nhóm báo cáo kết quả, nhóm khác nhận xét và bổ sung.
- GV chiếu kết quả của 1 số nhóm.
- GV chiếu kết quả đúng.
? Vì sao nói T là đơn vị cấu tạo và chức năng của cơ thể sống? Muốn cơ thể phát triển tốt cần lưu ý vấn đề gì?
? Mối quan hệ giữa hô hấp với quang hợp?
? Ý nghĩa của nguyên phân và giảm phân?
? Sự khác nhau cơ bản giữa nguyên phân với giảm phân?
- GV nhận xét chốt vấn đề.
- Các nhóm thảo luận hoàn thành ND bài tập.
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả và bổ sung cho nhóm bạn.
- Các nhóm theo dõi kết quả đúng và hoàn thiện bài của mình.
- HS vận dụng kiến thức trả lời, HS khác nhận xét và bổ sung.
- HS nghe và ghi nhớ thông tin.
* Kết luận: ND đúng các bảng trong SGK.
C. Kiểm tra đánh giá.
? M hiể được những gì khi n/c sinh học cá thể và sinh học tế bào?
D. Hướng dẫn học bài.
- Hoàn thành hết ND các bảng( nếu chưa hoàn thành trên lớp).
- Tiếp tục ôn tập ND theo bài 66 SGK.
----------------------------------------------------------
Ngày 10/5/2011
Tuần 35 - Tiết 70:
TỔNG KẾT CHƯƠNG TRÌNH TOÀN CẤP(Tiếp)
I. MỤC TIÊU
- Học sinh nêu được CSVC và cơ chế của hiện tượng DT và BD; Nêu được các qui luật của DTvà 1 số khái niệm của biến dị. Nêu được mối quan hệ giữa các thành phần trong MT và khái niệm về HST.
- Rèn kĩ năng KQH và phân tích.
- GD ý thức cẩn thận cho HS.
II. ĐỒ DÙNG DẠY VÀ HỌC
- Máy chiếu đa năng.
- Phiếu học tập có sẵn ND các bảng 65.1 - 65.5 SGK.
III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
A. Mở bài:
- GV giới thiệu ND bài tổng kết và những yêu cầu đối với HS.
B.Bài mới.
V. Di truyền và biến dị
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 Gv chia toàn lớp thành 4 nhóm hoạt động hoàn thành ND của 4 bảng SGK từ 66.1- 66.4.
- GV đến từng nhóm hướng dẫn thêm.
- GV chiếu kết quả của 1 số nhóm.
yêu cầu HS đại diện nhóm nhận xét và hoàn thành bài giúp nhóm bạn.
- GV chiếu kết quả đúng.
? DTĐL có mâu thuẫn với DTLK không? Vì sao?
? Có mấy dạng BD? So sánh BĐT với BDkhông DT?
? So sánh thể dị bội với thể đa bôi?
- GV chốt vấn đề.
- HS thảo luận nhóm hàon thành ND bào tập.
- Đại diện báo cáo, nhóm khác nhận xét và bổ sung.
- HS theo dõi kết quả đún và hoàn thành bảng của mình vào vở.
- HS vận dụng kiến thức đã học trả lời câu hỏi của GV. 
* Kết luận: ND các bảng có kết quả đúng.
VI. Sinh vật và môi trường
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Yêu cầu HS quan sát H66.
? TP của môi trường?
? Hãy giải thích sơ đồ theo chiều mũi tên?
- GV nhận xét và chốt trên hình vẽ.
? Nêu k/n về quần xã, quần thẻ và HST? VD minh hoạ?
? Đặc điểm của quần thể, quần xã và HST?
?
Phân biệt quần thể với quần xã, quần xã với HST?
? Phân tích mqhệ các TP trong HST chứng tỏ HST là 1 hệ thống tương đối hoàn chỉnh và thống nhất?
- GV nhận xét chốt vấn đề.
- HS nêu được 2 TP của MT và phân tích sơ đồ theo chiều mũi tên.
- HS khác nhận xét và bổ sung.
- HS vận dụng kiến thức đã học trả lời các câu hỏi.
- HS nghe và ghi nhớ thông tin.
C. KTĐG
- Yêu cầu nhắc lại các kiến thức đã thu được trong tiết học?
D. Hướng dẫn học bài.
- Ôn tập lại các kiến thức cơ bản lớp 9 và hoàn thành ND các bảng SGK phần ôn tập.
*Kiểm tra 15 phút: GV sử dụng bảng phụ.
 Đề bài:
Câu 1:
Hãy hoàn thành ND bảng sau thể hiện sự khác nhau cơ bản giữa nguyên phân với giảm phân.
Nguyên phân
Giảm phân
- Xảy ra ở tế bào sinh dưỡng và SD sơ khai.
- Số lần phân bào............(2).............
- Cơ sở: NST nhân đôi và phân li 1 lần.
- Kết quả: Từ 1 TB mẹ ( 2n) tạo ra ......(4)...... tế bào con có bộ NST như ở tế bào mẹ( 2n).
 - Xảy ra ở tế bào.......................(1)
- Gồm 2 lần phân bào liên tiếp.
- Cơ sở:..........(3).......................
- Kết quả: Từ 1 TB mẹ( 2n) tạo ra .(5)...... tế bào con có bộ NST ...(6)........
Câu 2:
a. DTĐL là gì? DTĐL có mâu thuẫn với DT liên kết của Moocgan không ? Vì sao?
b. Hãy giải thích vì sao ở những loài giao phối khó tìm thấy 2 cá thể giống nhau hoàn toàn?
Đáp án:
Câu 1 (3đ):Mỗi ý đúng được 0,5đ
1- TB sinh dục chín 4- Hai tế bào con.
2- Gồm 1 lần phân bào. 5- Bốn tế bào con
3- NST nhân đôi 1 lần và phân li 2 lần. 6- Bằng 1/2 NST của tế bào mẹ.
Câu 2( 7đ):
a. - Nêu đúng khái niệm DTĐL (1đ)
 - DTĐL không mâu thuẫn với DTLK (1đ)
 - Vì DTDL các gen qui định các TT đang xét nằm trên các NST khác nhau, còn DTLK các gen đang xét nằm trên cùng 1 NST. Vậy DTLK bổ sung cho DTĐL của Menđen (2đ).
b. - Vì xuất hiện biến dị tổ hợp (1đ).
 - Cơ sở của BDTH: Do sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các gen trong quá trình phát sinh G và thụ tinh nên các gen được tổ hợp theo các cách khác nhau ở đời con (2đ). 
Ngày 10/12/2010
Tuần 17 - Tiết 34:
GÂY ĐỘT BIẾN NHÂN TẠO TRONG CHỌN GIỐNG
I. MỤC TIÊU
- Học sinh nắm được sự cần thiết phải chọn tác nhân cụ thể khi gây đột biến. Phương pháp sử dụng tác nhân vật lí và tác nhân hoá học để gây đột biến.
Giải thích được sự giống và khác nhau trong việc sử dụng các thể đột biến trong chọn giống VSV và thực vật.
- Rèn kĩ năng n/cứu thông tin, so sánh, tổng hợp cho HS.
- GD cho HS ý thích ham tìm hiểu các thành tựu KH, yêu thích bộ môn.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY - HỌC.
- Tài liệu tham khảo; bảng phụ.
III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
A. Mở bài:
- GV đặt câu hỏi: Thế nào là đột biến? Đột biến có ý nghĩa như thế nào trong thực tiễn? => N/cứu bài hôm nay.
B.Bài mới
I. Gây đột biến nhân tạo bằng tác nhân vật lí.
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
- GV giới thiệu sơ lược 3 loại tác nhân vật lí chính: tia phóng xạ, tia tử ngoại, sốc nhiệt.
- Yêu cầu HS đọc thông tin mục I.1 thảo luận hoàn thành PHT sau: ( 5 phút)
Tác nhân 
Tiến hành
Kết quả
Ứng dụng
1. Tia phóng xạ
2. Tia tử ngoại
3. Sốc nhiệt.
- GV ghi kết quả của HS lên bảng phụ, nhận xét và bổ sung => Kết quả đúng.
- Yêu cầu HS dựa vào kết quả bài tập trả lời câu hỏi trong lệnh.
- Lắng nghe GV giới thiệu.
- HS nghiên cứu SGK, trao đổi nhóm để hoàn thành bài tập.
- Đại diện nhóm báo cáo, nhóm khác nhận xét và bổ sung.
- HS nghiên cứu thông tin SGKvà dựa vào kết quả bài tập trả lời câu hỏi, HS khác nhận xét và bổ sung.
Kết luận: 
Tác nhân
Tiến hành
Kết quả
Ứng dụng
1.Tia phóng xạ
- Chiếu vào màng, mô TV.
- Tác động lên ADN.
- Gây ĐB gen.
- Đột biến NST.
- Chiếu xạ vào hạt nảy mầm, đỉnh sinh trưởng, mô TV nuôi cấy.
2. Tia tử ngoại
- Chiếu tia xuyên vào màng TB.
- ĐB gen.
- Xử lí VSV, bào tử, hạt phấn.
3.Sốc nhiệt.
- Tăng giảm nhiệt độ đột ngột.
- ĐB NST (số lượng).
- Gây ĐB thể đa bội.
II. Gây đột biến nhân tạo bằng tác nhân hoá học
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
- Yêu cầu HS đọc thông tin SGK mục II và trả lời câu hỏi trong lệnh:
- Tại sao khi thấm vào tế bào, một số hoá chất lại gây đột biến gen? Trên cơ sở nào mà người ta hi vọng có thể gây ra những đột biến theo ý muốn?
- Tại sao dùng cônxixin có thể gây ra các thể đa bội?
- Người ta dùng tác nhân hoá học để tạo ra các đột biến bằng những phương pháp nào?
- GV nhận xét trả lời, HS khác nhận xét.
? Hãy nêu ưu, nhược điểm của phương pháp gây đột biến bằng các tác nhân hoá học?
- GV nhận xét chốt vấn đề.
- HS sử dụng thông tin SGK để trả lời các câu hỏi.
- 1 HS trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung và hoàn thiện kiến thức.
- HS: hiệu quả cao, gây ô nhễm MT.
*Kết luận: 
- Dùng hoá chất : EMS, NMU, NEU, Consixin.
- Phương pháp: 
+ Ngâm hạt khô hay hạt đang nảy mầm ở thời điểm nhất định vào dung dịch hoá chất có nồng độ thích hợp.
+ Tiêm dung dịch vào bầu nhuỵ. Quấn bông tẩm hoá chất vào đỉnh sinh trưởng. Cho hoá chất tác động lên tinh hoàn hoặc buồng trứng.
+ Tác động lên ADN làm thay thế cặp nu, cản trở sự hình thành thoi vo sắc.
III. Sử dụng đột biến nhân tạo trong chọn giống
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
- GV định hướng: sử dụng đột biến nhân tạo trong chọn giống gồm: Chọn giống VSV, chọn giống cây trồng, chọn giống động vật.
- Yêu cầu HS n/ cứu SGK và trả lời câu hỏi:
? Người ta sử dụng các thể đột biến trong chọn giống VSV và cây trồng theo hướng nào? Tại sao?
? Tại sao người ta ít sử dụng phương pháp gây đột biến trong chọn giống vật nuôi?
- GV nhận xét chốt vấn đề.
- HS lắng nghe.
- HS nghiên cứu SGK, trao đổi nhóm và trả lời.
- 1 HS trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung và rút ra kết luận.
*Kết luận: 
- Các đột biến nhân tạo được sử dụng làm nguyên liệu chọn giống áp dụng chủ yếu với VSV và cây trồng.
1. Chọn giống VSV
- Chọn các thể đột biến tạo ra chất có hoạt tính cao.
- Chọn thể đột biến sinh trưởng mạnh để tưng sinh khối ở nấm men và vi khuẩn.
- Chọn các thể đột biến giảm sức sống, không còn khả năng gây bệnh để sản xuất văcxin.
2. Trong chọn giống cây trồng
- Chọn các đột biến rút ngắn thời gian ST, tăng năng suất và chất lượng, chống sâu bệnh, chống chịu được với điều kiện bất lợi để nhân lên hoặc sử dụng lai tạo kết hợp với chọn lọc để tạo ra giống mới.
3. Đối với vật nuôi
- Chỉ sử dụng với 1 số động vật bậc thấp khó áp dụng cho động vật bậc cao vì động vật bậc cao sơ quan sinh sản nằm sâu trong cơ thể, dễ gây chết hoặc khó áp dụng.
C. Kiểm tra đánh giá.
? Con người đã sử dụng tác nhân nào để gây ĐB nhân tạo và tiến hành như thế nào?
D. Hướng dẫn học bài ở nhà
- Học bài và trả lời câu hỏi 1, 2,3 SGK.
- Đọc trước bài 34.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an sinh 9 da theo giam tai.doc