1/ Kiến Thức : học xong bài này Hs phải
- Phát biểu được khái niệm chung về môi trường sống, các loại môi trường sống của sinh vật.
- Phân biệt được các nhân tố sinh thái vô sinh, nhân tố sinh thái hữu sinh.
- Trình bày được khái niệm về giới hạn sinh thái.
2/ Kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát, nhận biết
Ngµy so¹n : / / 2010 Ngµy gi¶ng : / / 2010 PHẦN II : SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG CHƯƠNG I : SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG Tiết 43 : MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI I/ MỤC TIÊU 1/ Kiến Thức : học xong bài này Hs phải Phát biểu được khái niệm chung về môi trường sống, các loại môi trường sống của sinh vật. Phân biệt được các nhân tố sinh thái vô sinh, nhân tố sinh thái hữu sinh. Trình bày được khái niệm về giới hạn sinh thái. 2/ Kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát, nhận biết 3/ Thái độ: II/ PHƯƠNG PHÁP và ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1/ Phương pháp: Trực quan, vấn đáp, hoạt động nhóm 2/ Đồ dùng dạy học: Tranh phóng to hình 41.1, 41.2 SGK Bảng phụ : 41.1, 41.2 SGK III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1/ Ổn định 2/ Kiểm tra bài cũ: Hs nộp báo cáo thu hoạch 3/ Bài mới: Mở bài: GV giới thiệu về phần II I/ HOẠT ĐỘNG 1: MÔI TRƯỜNG SỐNG CỦA SINH VẬT Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Yêu cầu Hs đọc thông tin mục I SGK, cho biết ? Môi trường là gì? - GV nhận xét, hoàn chỉnh và chốt ý - Gv treo tranh 41.1, yêu cầu Hs quan sát và vận dụng kiến thức thực tế quan sát được để điền tiếp vào bảng 41.1 - Gv treo bàng phụ, yêu cầu HS lên điền kết quả - Gv nhận xét, hoàn chỉnh. Yêu cầu HS dựa vào kết quả bảng phụ, cho biết ? Có mấy loại môi trường? Nêu tên các loại môi trường đó? - Gv nhận xét, chốt ý. GV cần giải thích để các em hiểu rõ hơn về môi trường sinh vật. Yêu cầu Hs lấy thêm ví dụ về môi trường sinh vật. - Hs đọc thông tin, phát biểu - Hs khác nhận xét, bổ sung - HS quan sát tranh, chọn kiến thức để điền - Hs lên bảng điền vào bảng phụ - Hs khác nhận xét, bổ sung - Hs dựa vào bảng phụ và phát biểu - Hs khác nhận xét, bổ sung * Tiểu kết: - Môi trường sống của sinh vật bao gồm tất cả những gì bao quanh sinh vật. - Có 4 loại môi trường chủ yếu: môi trường nước, môi trường trong đất, môi trường trên mặt đất – không khí và môi trường sinh vật. II/ HOẠT ĐỘNG II: CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI CỦA MÔI TRƯỜNG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Yêu cầu HS đọc thông tin mục II SGK phân biệt được các nhân tố sinh thái thành 2 nhóm: Nhóm nhân tố sinh thái vô sinh, nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh. Phân biệt được hoạt động của con người tác động tới môi trường và các sinh vật xung quanh khác với các sinh vật khác tác động tới môi trường. - Gv nêu tên hai nhóm nhân tố sinh thái, lấy ví dụ để các em hiểu sơ bộ, sau đó yêu cầu Hs vận dụng bằng cách điền ví dụ vào bảng 41.2 SGK - Gv treo bảng 41.2, yêu cầu Hs lên điền vào bảng - Gv nhận xét, hoàn chỉnh và chốt ý + Nhân tố vô sinh : ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, đất, xác chết sinh vật khi các yếu tố đó tác động tới đời sống của sinh vật + Nhân tố hữu sinh : nhân tố con người và nhân tố các sinh vật khác - GV yêu cầu HS tiếp tục nghiên cứu thông tin mục II SGK, trả lời 3 câu hỏi mục II SGK/ 120 - GV nhận xét, hoàn chỉnh và chốt ý + Trong một ngày cường độ ánh sáng mặt trời chiếu trên mặt đất tăng dần từ sáng tới trưa và sau đó giảm dần vào buổi chiều cho đến tối. + Độ dài ngày thay đổi theo mùa : mùa hè có ngày dài hơn mùa đông. + Trong năm nhiệt độ thay đổi theo mùa : mùa hè nhiệt độ không khí cao, mùa thu mát mẻ, mùa đông nhiệt độ không khí xuống thấp. mùa xuân ấm áp - HS đọc thông tin, thu nhận kiến thức - HS theo dõi GV hướng dẫn và vận dụng kiến thức để hoàn thành bảng 41.2 - HS lên điền kết quả vào bảng phụ - Hs khác nhận xét, bổ sung - HS nghiên cứu thông tin, vận dụng kiến thức thực tế, trả lời câu hỏi - Hs khác nhận xét, bổ sung * Tiểu kết: - Nhân tố sinh thái là những yếu tố của môi trường tác động tới sinh vật. - Các nhân tố sinh thái được chia thành 2 nhóm: * Nhóm nhân tố sinh thái vô sinh : đất, nước, không khí, nhiệt độ, độ ấm, xác chết sinh vật * Nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh: + Nhân tố sinh thái con người + Nhân tố sinh thái các sinh vật khác: gồm thực vật và các động vật II/ HOẠT ĐỘNG III: GIỚI HẠN SINH THÁI Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - GV yêu cầu HS đọc thông tin mục III SGK - Treo tranh phóng to hình 41.2, phân tích sơ đồ giới hạn nhiệt độ của cá rô phi ở Viết Nam ? Thế nào là giới hạn sinh thái? - GV nhận xét, hoàn chỉnh và chốt ý - Yêu cầu HS về nhà vẽ đồ thị ( bài tập 4 SGK) - HS đọc thông tin - Quan sát tranh và theo dõi Gv phân tích - Trả lời câu hỏi, Hs khác nhận xét, bổ sung * Tiểu kết: Giới hạn sinh thái là giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với một nhân tố sinh thái nhất định IV/ CỦNG CỐ: Thế nào là môi trường sống của sinh vật? Có mấy nhóm nhân tố sinh thái? Hãy lấy ví dụ minh hoạ. Thế nào là nhân tố sinh thái V/ DẶN DÒ: - Học bài, trả lời các câu hỏi SGK - Soạn bài 42, kẻ bảng 42.1, 42.2 vào vở bài tập.
Tài liệu đính kèm: