MỤC TIÊU
1/ Kiến Thức : học xong bài này Hs phải
- Nêu được những ảnh hưởng của nhân tố sinh thái ánh sáng đến các đặc điểm hình thái, giải phẩu, sinh lí và tập tính của sinh vật
- Giải thích được sự thích nghi của sinh vật
2/ Kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát, nhận biết
3/ Thái độ:
Ngµy so¹n : / / 2010 Ngµy gi¶ng : / / 2010 Tiết : 44 : ẢNH HƯỞNG CỦA ÁNH SÁNG LÊN ĐỜI SỐNG SINH VẬT I/ MỤC TIÊU 1/ Kiến Thức : học xong bài này Hs phải Nêu được những ảnh hưởng của nhân tố sinh thái ánh sáng đến các đặc điểm hình thái, giải phẩu, sinh lí và tập tính của sinh vật Giải thích được sự thích nghi của sinh vật 2/ Kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát, nhận biết 3/ Thái độ: II/ PHƯƠNG PHÁP và ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1/ Đồ dùng dạy học: Hình 42.1, 42.2 SGK Bảng phụ : bảng 42.1, 42.2 SGK III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1/ Ổn định 2/ Kiểm tra bài cũ Thế nào là môi trường sống của sinh vật? Có mấy loại môi trường chủ yếu? Cho ví dụ. Có mấy nhóm nhân tố sinh thái? Hãy cho ví dụ minh hoạ.Thế nào là giới hạn sinh thái Yêu cầu Hs trả lời câu hỏi 1, 4 SGK/121. 3/ Bài mới: Mở bài: Khi chuyển một sinh vật từ nơi có ánh sáng mạnh sang nơi có ánh sáng yếu ( hoặc ngước lại) thì khả năng sống của chúng sẽ như thế nào? Nhân tố ánh sáng có ảnh hưởng như thế nào tới đời sống sinh vật? I/ HOẠT ĐỘNG 1: ẢNH HƯỞNG CỦA ÁNH SÁNG LÊN ĐỜI SỐNG THỰC VẬT Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Treo tranh phóng to hình 42.1, 42.2 . Yêu cầu HS quan sát tranh, đọc thông tin mục I SGK và liên hệ trong thực tế xung quanh, thảo luận nhóm hoàn thành bảng 42.1 SGK - Để giúp HS dễ so sánh, GV có thể gợi ý để các em so sánh cây sống nơi ánh sáng mạnh là những cây mọc riêng rẽ nơi trống trải ( Bạch đàn), và cây sống nơi ánh sáng yếu có thể là cây mọc dưới tán cây ( Trầu không, lá lốt.... mọc dưới tán cây gỗ lớn) - Treo bảng phụ, gọi đại diện nhóm lên điền kết quả vào bảng - GV nhận xét, hoàn chỉnh Những đặc điểm của cây Khi cây sống nơi quang đãng (ưa sáng) Khi cây sống trong bóng râm, dưới tán cây khác(ưa bóng) Đặc điểm hình thái: - Lá - Thân - Phiến là nhỏ, hẹp, màu xanh nhạt - Thân cây thấp, số cành nhiều - Phiến lá lớn, màu xanh thẫm - Chiều cao bị hạn chế bởi chiều cao của tán cây phía trên Đặc điểm sinh lí: - Quang hợp - Thoát hơi nước - Cường độ qung hợp cao trong điều kiện ánh sáng mạnh Cây điều tiết thoát hơi nước linh hoạt: thoát hơi nước cao trong điều kiện ánh sáng mạnh, thoát hơi nước giảm khi cây thiếu nước - Cây có khả năng quang hợp trong đìêu kiện ánh sáng yếu, quang hợp yếu trong điều kiện ánh sáng mạnh - Cây điều tiết thoát hơi nước kém: thoát hơi nướ tăng cao trong điều kiện ánh sáng mạnh, khi thiếu nước cây dễ bị héo ? Ánh sáng có ảnh hưởng như thế nào đến đời sống thực vật? - GV nhận xét, hoàn chỉnh, chốt ý - Hs quan sát tranh, đọc thông tin, liên hệ trong thực tế, thảo luận nhóm thống nhất ý kiến - Đại diện nhóm lên điền kết quả vào bảng phụ. Nhóm khác nhận xét, bổ sung - HS dựa vào kết quả bảng phụ, phát biểu - Hs khác nhận xét, bổ sung * Tiểu kết: - Ánh sáng ảnh hưởng tới đới sống thực vật, làm thay đổi những đặc điểm hình thái, sinh lí của thực vật. - Mỗi loại cây thích nghi với điều kiện chiếu sáng khác nhau. Có hai nhóm cây: * Nhóm cây ưa sáng ( bạch đàn, phi lao, lúa, ngô, xà cừ, thông .) * Nhóm cây ưa bóng ( lá lốt, vạn niên thanh, trầu không ) II/ HOẠT ĐỘNG II: ẢNH HƯỞNG CỦA ÁNH SÁNG LÊN ĐỜI SỐNG ĐỘNG VẬT Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Yêu cầu HS nghiên cứu thí nghiệm SGK, trả lời câu hỏi mục ▼/II SGK - GV nhận xét, hoàn chỉnh: + Nhờ có ánh sáng mà động vật định hướng được không gian. + Dựa vào khả năng phân tích vaàdự đoán của HS để chọn khả năng thủ 3: Kiến sẽ đi theo hướng ánh sáng do gương phản chiếu. - Yêu cầu HS đọc tiếp thông tin mục II SGK, cho biết: ? Ánh sáng có ảnh hưởng như thế nào đến đời sống động vật? - GV nhận xét, hoàn chỉnh và chốt ý - HS nghiên cứu SGK, trả lời câu hỏi - HS khác nhận xét, bổ sung - Hs đọc tiếp thông tin, phát biểu - Hs khác nhận xét, bổ sung * Tiểu kết: - Ánh sáng có ảnh hưởng tới đời sống động vật, tạo điều kiện cho động vật nhận biết các vật và định hướng di chuyển trong không gian. - Ánh sáng là nhân tố ảnh hưởng tói hoạt động, khả năng sinh trưởng và sinh sản của động vật. - Có hai nhóm động vật: + Nhóm động vật ưa sáng ( trâu, bò, dê, cừu, chích choìe, chào mào, khứu) + Nhóm động vật ưa tối( vạc, diệc, sếu, chồn, sáo, sóc, cú mèo ) IV/ CỦNG CỐ: - Ánh sáng có ảnh hưởng đến đời sống thực vật như thế nào Nêu sự khác nhau giữa thực vật ưa sáng và ưa bóng.Cho ví dụ V/ DẶN DÒ: Học bài, trả lời các câu hỏi SGK Đọc mục “ Em có biết” SGK Soạn bài 43, kẻ bảng 43.1, 43.2 SGK
Tài liệu đính kèm: