Giáo án lớp 9 môn Sinh học - THCS Mường Cang – Than UYên – Lai Châu - Tuần : 13 - Tiết : 27 - Bài 26 : Thực hành - Nhận biết một vài dạng đột biến

Giáo án lớp 9 môn Sinh học - THCS Mường Cang – Than UYên – Lai Châu -  Tuần : 13 - Tiết : 27 - Bài 26 : Thực hành - Nhận biết một vài dạng đột biến

Kiến Thức : học xong bài này Hs phải

- Nhận biết được một số đột biến hình thái ở thực vật và phân biệt được sự sai khác về hình thái của thân, lá, hoa, quả, hạt giữa thể lưỡng bội và thể đa bội trên tranh và ảnh.

- Nhận biết được hiện tượng đoạn NST trên ảnh chụp hiến vi ( hoặc trên tiêu bản hiển vi)

 2/ Kỹ năng: Rèn kỹ năng sử dụng kính hiển vi để quan sát tiêu bản

 3/ Thái độ: giáo dục ý thức học tập tốt bộ môn

 

doc 2 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1110Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Sinh học - THCS Mường Cang – Than UYên – Lai Châu - Tuần : 13 - Tiết : 27 - Bài 26 : Thực hành - Nhận biết một vài dạng đột biến", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 13 Tiết : 27
 BÀI 26 : THỰC HÀNH - NHẬN BIẾT MỘT VÀI DẠNG ĐỘT BIẾN 
I/ MỤC TIÊU
 1/ Kiến Thức : học xong bài này Hs phải
Nhận biết được một số đột biến hình thái ở thực vật và phân biệt được sự sai khác về hình thái của thân, lá, hoa, quả, hạt giữa thể lưỡng bội và thể đa bội trên tranh và ảnh.
Nhận biết được hiện tượng đoạn NST trên ảnh chụp hiến vi ( hoặc trên tiêu bản hiển vi)
 2/ Kỹ năng: Rèn kỹ năng sử dụng kính hiển vi để quan sát tiêu bản 
 3/ Thái độ: giáo dục ý thức học tập tốt bộ môn
 II/ PHƯƠNG PHÁP và ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 1/ Phương pháp: Trực quan, vấn đáp, hoạt động nhóm
 2/ Đồ dùng dạy học:
Tranh ảnh:
Tranh ảnh về đột biến hình thái: thân, lá, hoa, hạt ở lúa; hiện tượng bạch tạng ở lúa, chuột và người
Tranh ảnh về các kiểu đột biến cấu trúc NST ở hành tây hoặc hành ta, về biến đổi số lượng NST ở hành tây,hành ta, dâu tằm, dưa hấu 
Vật liệu và dụng cụ thí nghiệm:
Bộ NST bình thường và bộ NST có hiện tượng mất đoạn ở hành tây hoặc hành ta.
Bộ NST lưỡng bội (2n), tam bội (3n) và tứ bội ( 4n) ở dưa hấu
- 1 kính hiển vi quang học ( có dộ phóng đại 100 – 400 lần)
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
 1/ Ổn định
 2/ Kiểm tra bài cũ
Thường biến là gì? Phân biệt thường biến và đột biến.
Mức phản ứng là gì? Cho ví dụ về mức phản ứng ở cây trồng.
 3/ Bài mới:
 Mở bài: Để hiểu rõ hơn về hiện tượng đột biến. Hôm nay chúng ta cùng nhận biết một vài dạng đột biến ở bài 26
 Tiến trình tổ chức tiết học
 I/ HOẠT ĐỘNG 1: NHẬN BIẾT CÁC ĐỘT BIẾN GEN GÂY RA NHỮNG BIẾN ĐỔI HÌNH THÁI
 * Mục tiêu: Nhận biết được một số đột biến hình thái 
 * Tiến hành
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Treo tranh ảnh về đột biến hình thái ở lúa, hiện tượng bạch tạng ở lúa chuột và người
- Yêu cầu Hs đối chiếu với dạng gốc để nhận biết 
+ Đột biến bạch tạng, cây thấp, bông dài, lá đòng nằm ngang, hạt có râu, hạt dài
+Ở chuột: đột biến bạch tạng
+ Ở gà: đột biến chân ngắn
+ Ở người: bệnh bạch tạng
- HS quan sát tranh, đối chiếu với dạng gốc và nhận biết các dạng đột biến
 II/ HOẠT ĐỘNG II: NHẬN BIẾT ĐỘT BIẾN CẤU TRÚC NHIỄM SẮC THỂ
 * Mục tiêu: Nhận biết được hiện tượng mất đoạn NST trên ảnh chụp hiển vi
 * Tiến hành:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Treo tranh về các kiểu đột biến cấu trúc NST
- Yêu cầu HS quan sát tranh nhận biết hiện tượng đột biến mất đoạn NST
- Đưa HS tiêu bản bộ NST bình thường và bộ NST có hiện tượng mất đoạn. Yêu cầu HS quan sát tiêu bản dưới kính hiển vi, đối chiếu với ảnh chụp để nhận biết và vẽ lại ( chủ yếu tập trung vào quan sát kiểu mất đoạn)
- Hs quan sát tranh, nhận biết hiện tượng đột biến mất đoạn NST
- Hs quan sát tiêu bản dưới KHV, đối chiếu với ảnh chụp và vẽ hình
 II/ HOẠT ĐỘNG III: NHẬN BIẾT MỘT SỐ KIỂU ĐỘT BIẾN SỐ LƯỢNG NST
 * Mục tiêu: Nhận biết được một số kiểu đột biến số lượng NST
 * Tiến hành:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Treo tranh bộ NST của người bình thường và của bệnh nhân Đao, Tớcnơ và ảnh chụp bệnh nhân
- Yêu cầu HS quan sát tranh, chỉ ra sự khác biệt của các bộ NST nói trên
- Treo tranh các dạng đột biến đột biến đa bội thể ở thực vật
- Yêu cầu HS :
+ So sánh hình thái thể đa bội với thể lưỡng bội ở dâu tằm ( lá) và dưa hấu ( quả)
+ So sánh bộ NST ở thể lưỡng bội và đa bội ở hành hoặc ở dâu tằm, dưa hấu
- Hs quan sát tranh, chỉ ra sự khác biệt của các bộ NST
- Hs quan sát tranh, so sánh hính thái và bộ NST
- Hs khác nhận xét, bổ sung
IV/ CỦNG CỐ:
Gv nhận xét hoạt động của các nhóm
Yêu cầu Hs hoàn thành bảng 26
V/ DẶN DÒ:
Về nhà tiếp tục hoàn thành báo cáo thu hoạch
Xem trước bài 27

Tài liệu đính kèm:

  • docTIẾT 27.doc