Giáo án lớp 9 môn Sinh học - THCS Mường Cang – Than Uyên – Lai Châu - Tuần : 26 - Tiết : 52 - Bài 50 : Hệ sinh thái

Giáo án lớp 9 môn Sinh học - THCS Mường Cang – Than Uyên – Lai Châu - Tuần : 26 - Tiết : 52 - Bài 50 : Hệ sinh thái

 1/ Kiến Thức : học xong bài này Hs phải

- Trình bày được thế nào là một hệ sinh thái, lấy được ví dụ minh hoạ cho các kiểu hệ sinh thái, chuỗi và lưới thức ăn.

- Giải thích được ý nghĩa của các biện pháp nông nghiệp nâng cao năng suất cây trồng đang sử dụng rộng rãi hiện nay

 2/ Kỹ năng: Củng cố và phát triển kỹ năng quan sát, nhận biết

 

doc 3 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 930Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Sinh học - THCS Mường Cang – Than Uyên – Lai Châu - Tuần : 26 - Tiết : 52 - Bài 50 : Hệ sinh thái", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 26 Tiết : 52
 BÀI 50 : HỆ SINH THÁI 
I/ MỤC TIÊU
 1/ Kiến Thức : học xong bài này Hs phải
Trình bày được thế nào là một hệ sinh thái, lấy được ví dụ minh hoạ cho các kiểu hệ sinh thái, chuỗi và lưới thức ăn.
Giải thích được ý nghĩa của các biện pháp nông nghiệp nâng cao năng suất cây trồng đang sử dụng rộng rãi hiện nay
 2/ Kỹ năng: Củng cố và phát triển kỹ năng quan sát, nhận biết 
 3/ Thái độ: Giáo dục Hs ý thức thực hiện qui mô sản suất “ Vườn – Ao - Chuồng”
 II/ PHƯƠNG PHÁP và ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 1/ Phương pháp: Trực quan, vấn đáp, hoạt động nhóm
 2/ Đồ dùng dạy học:
Tranh phóng to hình 50.1, 50.2 SGK
Bảng phụ : Điền vào chổ trống
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
 1/ Ổn định
 2/ Kiểm tra bài cũ
Hãy nêu khái niệm thế nào là quần xã sinh vật.Cho ví dụ. Quần xã khác với quần thể như thế nào? 
Hãy nêu những tính chất cơ bản của quần xã? Em hiểu thế nào là cân bằng sinh học trong quần xã?
 3/ Bài mới:
 Mở bài: Các loài sinh vật sống trong môi trường luôn có sự tác động qua lại với môi trường sống tạo nên một hệ sinh thái. Vậy hệ sinh thái là gì? Có những đặc điểm gì? Bài học hôm nay sẽ tìm hiểu về hệ sinh thái
 Tiến trình tổ chức tiết học
 I/ HOẠT ĐỘNG 1: THẾ NÀO LÀ MỘT HỆ SINH THÁI
 * Mục tiêu: Hs trình bày được thế nào là một hệ sinh thái, lấy được ví dụ minh hoạ các kiểu hệ sinh thái
 * Tiến hành
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Treo tranh phóng to hình 50.1. Yêu cầu HS quan sát tranh, thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi mục ▼ SGK
- Gv nhận xét, hoàn chỉnh
+ Thành phần vô sinh: đất, đá, lá rụng, mùn hữu cơ, ánh sáng, độ ẩm, nhiệt độ .
+ Thành phần hữu sinh: cây cỏ, cây gỗ, địa y, hươu, hổ, chuột, cầy, bọ ngựa, sâu, cú mèo, khỉ 
+ Lá và cành cây mục là thức ăn của các sinh vật phân giải: Vi khuẩn, giun đất, nấm 
+ Cây rừng có ý nghĩa đối với đời sống động vật: cây rừng cung cấp thức ăn, nơi ở, nơi sinh sản, điều hoà khí hậu .
+ Động vật có ảnh hưởng tới thực vật: động vật ăn thực vật đồng thời cũng góp phần thụ phấn và phát tán cho thực vật, bón phân cho thực vật .
+ Nếu rừng bị cháy: động vật mất nơi ở, mất nguồn thức ăn, nơi trú ẩm, nguồn nước, khí hậu khô cạn  nhiều loài động vật nhất là các loài ưa ầm sẽ chết
- Yêu cầu Hs dựa vào kiến thức vừa phân tích “ Hệ sinh thái rừng nhiệt đới”, cho biết
? Thế nào là hệ sinh thái? Cho ví dụ
? Nêu các thành phần có trong hệ sinh thái?
- Gv nhận xét, hoàn chỉnh và chốt ý : GV có thể giới thiệu cho HS biết vế các kiểu hệ sinh thái
- Chuyển ý: Các sinh vật trong quần xã của hệ sinh thái gắn bó mật thiết với nhau bởi nhiều mối quan hệ trong đó quan hệ dinh dưỡng có vai trò quan trọng được thể hiện qua chuổi và lưới thức ăn.
- HS quan sát tranh, thảo luận nhóm thống nhất ý kiến
- Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung
- Hs dựa vào kiến thức vừa thu nhận được, phát biểu
- Hs khác nhận xét, bổ sung
 * Tiểu kết: 
- Hệ sinh thái bao gồm quần xã sinh vật và môi trường sống của quần xã ( sinh cảnh)
- Ví dụ: Hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới, hệ sinh thái đồng cỏ .
- Hệ sinh thái là một hệ thống hoàn chỉnh và tương đối ổn định
- Một hệ sinh thái hoàn chỉnh có các thành phần: 
+ Thành phần vô sinh : Đất, đá, nước. thảm mục 
+ Thành phần hữu sinh:
Sinh vật sản suất: thực vật
Sinh vật tiêu thụ : động vật ăn thực vật, động vật ăn cỏ
Sinh vật phân giải: vi khuẩn, nấm .
 II/ HOẠT ĐỘNG II: CHUỖI VÀ LƯỚI THỨC ĂN
 * Mục tiêu:Hs nêu được chuỗi và lưới thức ăn. Lấy được ví dụ minh hoạ cho chuỗi và lưới thức ăn. Giải thích được ý nghĩa của các biện pháp nông nghiệp nâng cao nang suất cây trồng đang sử dụng hiện nay, vận dụng vào việc tạo mô hình VAC
 * Tiến hành:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1/ Chuỗi thức ăn
- Treo tranh hình 50.2. Yêu cầu Hs quan sát hình, hoàn thành bài tập mục 1 SGK
- Treo bảng phụ, yêu cầu Hs lên điền kết quả
- Gv nhận xét, hoàn chỉnh
? Chuỗi thức ăn là gì? Cho ví dụ.
- Gv nhận xét, chốt ý
2/ Lưới thức ăn
- Yêu cầu HS tiếp tục quan sát hình 50.2, trả lời câu hỏi:
? Cho biết sâu ăn lá cây tham gia vào những chuổi thức ăn nào?
- Gv nhận xét và ghi nhanh kết quả để hình thành một lưới thức ăn
? Vậy thế nào là một lưới thức ăn? Trong một lưới thức ăn có các thành phần sinh vật nào?
- Gv nhận xét, hoàn chiỉn và chốt ý
- Hs quan sát hình, hoàn thành bài tập
- Hs lên điền kết quả vào bảng phụ
- Hs khác nhận xét, bổ sung
- Hs dựa vào bài tập trả lời
- Hs khác nhận xét, bổ sung
- Hs quan sát hình phát biểu
- Hs khác nhận xét, bổ sung
- Hs nhìn ví dụ về lưới thức ăn do Gv viết lên bảng, trả lời câu hỏi
- Hs khác nhận xét, bổ sung
 * Tiểu kết: 
1/ Chuỗi thức ăn: 
- Chuỗi thức ăn là một dãy gồm nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau. Mỗi loài trong chuỗi thức ăn vừa là sinh vật tiêu thụ mắc xích đứng trước, vừa là sinh vật bị mắc xích đứng sau tiêu thụ.
- Ví dụ : Cây cỏ à chuột à rắn
 Cây gỗ à sâu ăn lá à cầy 
 Lúa à chuột à mèo 
2/ Lưới thức ăn
- Lưới thức ăn bao gồm nhiều chuỗi thức ăn có nhiều mắc xích chung.
Ví dụ : Hs viết ví dụ theo Gv ghi lên bảng
- Một lưới thức ăn hoàn chỉnh bao gồm 3 thành phần chủ yếu là: sinh vật sản suất, sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân giải
IV/ CỦNG CỐ:
Thế nào là một hệ sinh thái? Cho ví dụ. Các thành phần chu yếu của hệ sinh thái là gì?
Quan hệ dinh dưỡng trong hệ sinh thái được thể hiện như thế nào?
V/ DẶN DÒ:
Học bài, trả lời các câu hỏi SGK/153
Dọc mục “ Em có biết” SGK/153
Chuẩn bị bài thực hành, ôn tập, kiểm tra

Tài liệu đính kèm:

  • docTIẾT 52.doc