1/ Kiến Thức : học xong bài này Hs phải
- Nêu được thành phần hoá học của prôtêin, phân tích được tính đặc thù và đa dạng của nó.
- Mô tả được các bậc cấu trúc của prôtêin và hiểu được vai trò của nó.
- Trình bày được các chức năng của prôtêin
2/ Kỹ năng:
Rèn kỹ năng quan sát, nhận biết, phát triển tư duy lí thuyết ( phân tích, hệ thống hoá kiến thức)
3/ Thái độ:
Tuần : 9 Tiết : 18 BÀI 18 : PRÔTÊIN I/ MỤC TIÊU 1/ Kiến Thức : học xong bài này Hs phải Nêu được thành phần hoá học của prôtêin, phân tích được tính đặc thù và đa dạng của nó. Mô tả được các bậc cấu trúc của prôtêin và hiểu được vai trò của nó. Trình bày được các chức năng của prôtêin 2/ Kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát, nhận biết, phát triển tư duy lí thuyết ( phân tích, hệ thống hoá kiến thức) 3/ Thái độ: II/ PHƯƠNG PHÁP và ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1/ Phương pháp: Trực quan, vấn đáp, hoạt động nhóm 2/ Đồ dùng dạy học: Tranh phóng to hình 18 SGK III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1/ Ổn định 2/ Kiểm tra bài cũ Gọi hs lên bảng làm bài tập : từ một đoạn ADN, cho biết mạch khuôn mẫu à mạch ARN và từ mạch ARN à mạch ADN. Nêu những điểm khác nhau cơ bản giữa ADN và ARN. ARN được tổng hợp theo nguyên tắc nào? Nêu bản chất của mối quan hệ gen và ARN. 3/ Bài mới: Mở bài: Các tính trạng của cơ thể chủ yếu có cấu trúc từ prôtêin. Vậy prôtêin có cấu tạo và chức năng như thế nào? Tiến trình tổ chức tiết học I/ HOẠT ĐỘNG 1: CẤU TRÚC CỦA PRÔTÊIN * Mục tiêu : Nêu được thành phần hoá học của prôtêin, phần tích được tính đa dạng và đặc thù của nó. Mô tả được các bậc cấu trúc của pôtêin và hiểu được vai trò của nó * Tiến hành Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Yêu cầu Hs đọc thông tin mục I và quan sát hình 18, cho biết ? Mô tả cấu tạo của prôtêin? - GV nhận xét, hoàn chỉnh và chốt ý + Đơn phân cấu tạo nên prôtêin là axit amin gồm 20 loại khác nhau. ? ADN được cấu tạo từ mấy loại đơn phân? Tính đặc trưng và đa dạng của nó được qui định bởi các yếu tố nào? - Yêu cầu Hs cho biết: ? Vì sao prôtêin có tính đa dạng và đặc thù? - GV nhận xét, hoàn chỉnh và chốt ý + Tính đặc thù của prôtêin được thể hiện ở thành phần, số lượng và trình tự sắp xếp của các axit amin + Sự sắp xếp theo những cách khác nhau của hơn 20 loại aixt amin tạo ra sự đa dạng của prôtêin. + Đặc điểm cấu trúc theo nguyên tắn đa phân với hơn 20 loại axit amin đã tạo nên tính đa dạng và đặc thù của prôtêin. - Dựa vào hình 18, GV diễn giải 4 bậc cấu trúc và nhấn mạnh cấu trúc bậc 1 là cơ bản, còn cấu trúc không gian prôtêin ( bậc 3 và bậc 4) mới thực hiện chức năng - Yêu cầu Hs trả lời câu hỏi: ? Tình đặc trưng của prôtêin còn được thể hiện thông qua cấu trúc không gian như thế nào? - HS đọc thông tin, quan sát hình, phát biểu - Hs khác nhận xét, bổ sung - Hs dựa vào kiến thức vừa phân tích để trả lời - HS khác nhận xét, bổ sung - Hs phát biểu, HS khác nhận xét bổ sung Yêu cầu nêu được: Tính đặc trưng được thể hiện qua cấu trúc bậc 3 ( cuộn xếp theo kiểu đặc trưng cho từng loại prôtêin), bậc 4 ( số lượng, số loại chuỗi axit amin) * Tiểu kết: - Prôtêin được cấu tạo từ các nguyên tố : C, H, O, N. Là một đại phân tử được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, bao gồm hành trăn đơn phân là aixt amin thuộc hơn 20 loại khác nhau. - Prôtêin có tính đa dạng và đặc thù do số lượng,thành phần và trình tự sắp xếp khác nhau của hơn 20 loại axit amin và còn đặc trưng bởi cấu trúc không gian, số chuỗi axit amin> + Cấu trúc bậc 1: chuỗi axit amin có trình tự xác định ( thể hiện tính đặc thù) + Cấu trúc bậc 2: chuỗi axit amin tạo vòng lò xo + Cấu trúc bậc 3: do cấu trúc bậc 2 cuộn xếp theo kiểu đặc trưng + Cấu trúc bậc 4: gồm 2 hay nhiều chuỗi axit aim kết hợp với nhau ( thể hiện chức năng) II/ HOẠT ĐỘNG II: CHỨC NĂNG CỦA PRÔTÊIN * Mục tiêu : Trình bày được các chức năng của prôtêin * Tiến hành: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Gv diễn giải 3 chức năng ( 1,2,3) và có thể nêu thêm các chức năng còn lại như vận chuyển và chuyển động; bảo vệ; cung cấp năng lượng; chống đỡ cơ học; truyền xung thần kinh như thông tin ở SGV( nếu có thời gian) - Yêu cầu Hs thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi mục ▼ SGK/II - GV nhận xét, hoàn chỉnh và chốt ý - HS lắng nghe - Các nhóm thảo luận thống nhất ý kiến - Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung Yêu cầu xác định + Prôtêin dạng sợi là nguyên liệu cấu trúc rất tốt và các vòng xoắn dạng sợi được bện lại với nhau kiểu dây thừng tạo cho sợi chịu lực khoẻ. + Amilza trong nước bọt ở khoang miệng biến đổi một phần của tinh bột trong thức ăn thành đường mantôzơ. Enzim pepsin trong dịch vị dạ dày có tác dụng phân giải chuỗi dài axit amin thành các chuỗi ngắn gồm 3 – 10 axit amin. + Do sự rối loạn trong hoạt động nội tiết của tuyến tuỵ ( sự thay đổi tỉ lệ bất thường của insulin) dẫn tới tình trạng bệnh tiểu đường. * Tiểu kết: - Là thành phần cấu tạo của chất nguyên sinh, các bào quan và màng sinh chất. - Thành phần cấu tạo của các enzim à xúc tác cho các quá trình trao đổi chất. - Thành phần cấu tạo của các hoocmon à điều hoà các quá trình trao đổi chất. - Cấu tạo nên các kháng thể à tham gia bảo vệ cơ thể - Ngoài ra còn tham gia vận chuyển, cung cấp năng lượng è Prôtêin đảm nhiệm nhiều chức năng liên quan đến hoạt động sống của tế bào, biểu hiện thành các tính trạng của cơ thể. IV/ CỦNG CỐ: Trình bày cấu tạo của prôtêin. Tính đa dạng và đặc thù của prôtêin do yếu tố nào xác định? Ví sao nói prôtêin có vai trò quan trọng đối với cơ thể. V/ DẶN DÒ: Học bài, trả lời các câu hỏi SGK/56 Soạn bài 19. Ôn lại bài ADN và ARN
Tài liệu đính kèm: