Kiến thức:
- Nêu được nhiệm vụ, nội dung và vai trò của Di truyền học.
- Giới thiệu Menden là người đặt nền móng cho Di truyền học.
- Nêu được phương pháp nghiên cứu di truyền của Menden.
- Nêu được các thí nghiệm của Menden và rút ra nhận xét.
2. Kĩ năng: Rèn kỹ năng:
+ Quan sát phân tích kênh hình.
Ngày soạn: 20.08.2011 PHẦN I - DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ CHƯƠNG I: CÁC THÍ NGIỆM CỦA MEN ĐEN Tiết 01 Bài 01. MEN ĐEN VÀ DI TRYỀN HỌC. I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức: - Nêu được nhiệm vụ, nội dung và vai trò của Di truyền học. - Giới thiệu Menden là người đặt nền móng cho Di truyền học. - Nêu được phương pháp nghiên cứu di truyền của Menden. - Nêu được các thí nghiệm của Menden và rút ra nhận xét. 2. Kĩ năng: Rèn kỹ năng: + Quan sát phân tích kênh hình. + Phát triễn tư duy phân tích, so sánh. 3. Thái độ: Yêu thích môn học. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: Tranh phóng to hình 1.2. III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 1. Ổn định: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: Di truyền học tuy mới hình thành từ đầu thế kỉ 20 nhưng nó chiếm vị trí quan trọng trong sinh học. Men Đen là người đặt nền móng choDi truyền học. a. Hoạt động 1: DI TRUYỀN HỌC Mục tiêu: Nêu được nhiệm vụ, nội dung và vai trò của Di truyền học. Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh Nội dung - Cho HS làm bài tập mục SGK, liên hệ bản thân để nêu những điểm giống và khác bố mẹ? - Giải thích: + Đặc điểm giống bố mẹ ® di truyền. + Đặc điểm khác bố mẹ ® biến dị di truyền. - Thế nào là di truyền, biến dị? -GV chốt lại: -Giải thích thêm: Biến dị và di truyền là 2 hiện tượng song song gắn liền với hiện tượng sinh sản. -Gv yêu cầu HS trình bày nội dung và ý nghĩa thực tiễn của di truyền học. -HS giải thích được những đặc điểm giống và khác với bố mẹ về chiều cao, hình dáng, màu mắt -HS nêu được 2 hiện tượng di truyền, biến dị. -HS sử dụng SGK để trả lời. Lớp nhận xét bổ sung, hoàn chỉnh bài tập. Di truyền học nghiên cứu cơ cở vật chất, cơ chế, tính qui luật hiện tượng di truyền và biến dị. b. Hoạt động 2: II. MENDEN- NGƯỜI ĐẶT NỀN MÓNG CHO DI TRUYỀN HỌC Mục tiêu: Hiểu, trình bày được phuơng pháp nghiên cứu di truyền học của Menden. Phương pháp phân tích thế hệ lai. Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh Nội dung - Giới thiệu cho HS tiểu sử của Men Đen. - GV: Giối thiệu tình hình nghiên cứu ditruyền ở TK 19 và phương pháp ng/c của Men Đen. - GV:Y/c học sinh và quan sát hình 1.2 nêu từng cặp tính trạng đem lai. - Một số HS đọc tiểu sử. Cả lớp theo dõi. -HS quan sát và phân tích hình ® nêu được sự tương phản của từng cặp tíng trạng. -HS đọc kỹ thông tin SGK ® trình bày được nội dung cơ bản của phương pháp phân tích các thế hệ lai. -Một vài HS phát biểu, cả lớp bổ sung. - Bằng phương pháp phân tích các thế hệ lai, Menden đã phát minh ra được quy luật di truyền từ thực nghiệm. - - Đặt nền móngcho Di truyền học. c. Hoạt động 3: MỘT SỐ THUẬT NGỮ VÀ KÝ HIỆU CỦA DI TRUYỀN HỌC: Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh Nội dung - Hướng dẫn HS nghiên cứu một số thuật ngữ. -GV: Y/c học sinh lấy ví dụ minh họa cho từng thuật ngữ. -GV: Nhận xét sữa chữa nếu sai. -GV: Giới thiệu một số ký hiệu VD: mẹ + bố -HS tự thu nhận thông tin ® ghi nhớ liến thức. - HS lấy ví dụ cụ thể. - HS ghi nhớ kiến thức. * Thuật ngữ: - Tính trạng. - Cặp tính trạng tương phản. - Nhân tố di truyền . - Giống (dòng) thuần chủng. * Kí hiệu: P: Cặp bố mẹ xuất phát X: Ký hiệu phép lai. G: Giao tử. ♂: Giao tử đực.(cơ thể đực). ♀: Giao tử cái (cơ thể cái). F: Thế hệ con. Kết luận chung: HS đọc phần kết luận SGK 4. Củng cố: - Trình bày nội dung pp phân tích các thế hệ lai của Men Đen? - Trình bày đối tượng, nội dung và ý nghĩa thực tiễn của di truyền học? - Cho một vài ví dụ ở người để minh họa khái niệm "Tính trạng tương phản". 5. Hướng dẫn về nhà: - Học bài theo nội dung SGK. - Kẻ bảng 2 trang 8 vào vở BT. - Đọc trước bài 2.
Tài liệu đính kèm: