. Kiến thức:
- HS mô tả được một số nhiễm sắc thể giới tính.
- Trình bày được cơ chế nhiễm sắc thể xác định giới tính ở người.
- Nêu được hình ảnh của các yếu tố môi trường trong và môi trường ngoài đến sự phân hoá giới tính.
Ngày soạn:....../10/2009 Ngày giảng: ...../10/2009 Tiết 12 Bài 12: Cơ chế xác định giới tính 1/Mục tiêu 1.1. Kiến thức: - HS mô tả được một số nhiễm sắc thể giới tính. - Trình bày được cơ chế nhiễm sắc thể xác định giới tính ở người. - Nêu được hình ảnh của các yếu tố môi trường trong và môi trường ngoài đến sự phân hoá giới tính. 1.2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình. - Phát triển tư duy lí luận (phân tích, so sánh) 1.3. Thái độ: Hứng thú học tập bộ môn. 2/ chuẩn bị - GV: - Tranh phóng to hình 12.1: Bộ nhiễm sắc thể ở người. - H12.2: Cơ chế xác định giới tính ở người - HS: Nghiên cứu trước bài mới 3/ phương pháp - Trực quan. Hoạt động nhóm. 4/ Tiến trình bài giảng 4.1. ổn định: 4.2. Kiểm tra bài cũ: ? HS1: Trình bày quá trình phát sinh giao tử ở động vật ? ? HS2: Giải thích vì sao bộ NST đặc trưng của những loài sinh sản hữu tính lại được duy trì ổn định qua các thế hệ của cơ thể ? ?HS3: Biến dị tổ hợp xuất hiện phong phú ở những loài sinh sản hữu tính được giải thích trên cơ sở tế bào học nào ? 4.3. Bài mới: Mở bài:Sự phối hợp các quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh đảm bảo duy trì ổn định bộ nhiễm sắc thể của loài qua các thế hệ. Vậy Cơ chế nào xác định giới tính của loài. Hoạt động 1: Nhiễm sắc thể giới tính. Mục tiêu: Trình bày được một số đặc điểm của nhiễm sắc thể giới tính. Hoạt động của GV Hoạt động của HS - GV: yêu cầu hs quan sát hình 8.2 bộ nhiễm sắc thể ruồi giấm, trả lời câu hỏi: ? Nêu điểm giống nhau và khác nhau ở bộ nhiễm sắc thể của ruồi đực và ruồi cái? - GV: từ điểm giống nhau và khác nhau ở bộ nhiễm sắc thể của ruồi giấm, phân tích đặc điểm nhiễm sắc thể thường, nhiễm sắc thể giới tính. -> Giới tính và những đặc điểm kèm theo do cặp NST giới tính qui định - GV: yêu cầu hs quan sát hình 12.1 ? Những đặc điểm cơ bản của NST giới tính là gì. ? Cặp nhiễm sắc thể nào là cặp nhiễm sắc thể giới tính? ? Nhiễm sắc thể giới tính có ở tế bào nào? - GV lưu ý HS: Trong cơ thể, không chỉ TB sinh dục có NST giới tính mà ở tất cả các TB sinh dưỡng ( xôma) cũng đều có NST giới tính. - GV: đưa ví dụ ở người 44A + XX Nữ 44A + XY Nam ? Chức năng của cặp NST giới tính? ?Cặp NST giới tính tương đồng hay không tương đồng phụ thuộc vào đâu? ? So sánh điểm khác nhau giữa nhiễm sắc thể thường và nhiễm sắc thể giới tính. ( Theo bảng) NST thường NST GT - Số lượng - Đặc điểm - Chức năng - GV: Nhận xét -> yêu cầu hs tổng kết nội dung kiến thức mục 1. - HS: Các nhóm quan sát kĩ hình nêu được đặc điểm: * Giống nhau: số lượng 8 cặp nhiễm sắc thể . Hình dạng 1 cặp hình hạt, 2 cặp hình chữ V. * Khác nhau: 1 chiếc hình que. O: 1 chiếc hình móc O: 1 cặp hình que. - HS: Quan sát kĩ hình + đọc tt SGK -> Thảo luận nhóm trả lời câu hỏi Đại diện nhóm phát biểu, các nhóm khác bổ sung. -> nêu được: cặp nhiễm sắc thể số 23 khác nhau giữa nam và nữ. - HS phát biểu -> HS khác bổ sung. - HS: Phụ thuộc vào loài và giới tính. - HS: thảo luận điền bảng so sánh -> báo cáo kq: NST thường NST GT - Số lượng Nhiều cặp 1 cặp - Đặc điểm tồn tại thành cặp tương đồng Tương đồng hoặc không TĐ - Chức năng TT thường TT liên quan GT Tiểu kết: * ở tế bào lưỡng bội: + Có cặp nhiễm sắc thể thường (A). + 1 cặp nhiễm sắc thể giới tính: - Tương đồng XX - Không tương đồng XY. * Nhiễm sắc thể giới tính mang gen quy định: + Tính đực cái + Tính trạng liên quan với giới tính hoặc không. Hoạt động 2: Cơ chế nhiễm sắc thể xác định giới tính. Mục tiêu: Tìm hiểu cơ chế nhiễm sắc thể xác định giới tính và tỉ lệ giới tính. - GV: giới thiệu cơ chế xác định giới tính ở người, yêu cầu quan sát hình 12.2 trao đổi thảo luận nhóm trả lời câu hỏi: ? Có mấy loại trứng và tinh trùng được tạo ra qua giảm phân? ? Sự thụ tinh giữa trứng và tinh trùng nào tạo ra hợp tử phát triển thành con trai và con gái? - GV: gọi 1 hs trình bày trên tranh cơ chế nhiễm sắc thể xác định giới tính ở người. - GV: phân tích các khái niệm đồng giao tử, dị giao tử và sự thay đổi tỉ lệ nam nữ theo lứa tuổi. ? Vì sao con trai và con gái sinh ra xấp xỉ tỉ lệ 1: 1? ? Nếu cấu trúc này thay đổi dẫn đến hậu quả gì? ( GV liên hệ tt) ? Sinh con trai hay con gái là do người mẹ quyết định đúng không? -> phản ánh quan niệm sai lầm và tư tưởng trọng nam khinh nữ. - GV: yêu cầu hs tự tổng kết kiến thức. ? Cơ chế xác định giới tính là gì? - HS: quan sat tranh thảo luận thống nhất ý kiến trả lời câu hỏi, yêu cầu: * Qua giảm phân: + Mẹ sinh ra một loại trứng 22A + X + Bố sinh ra hai loại tinh trùng 22A + X và 22A + Y. + Sự thụ tinh giữa trứng với tinh trùng: - Tinh trùng X XX (gái) - Tinh trùng Y XY (trai) - HS: lên trình bày-> lớp theo dõi, nhận xét, bổ sung. - HS: nêu được: + 2 loại tinh trùng tạo ra với tỉ lệ ngang nhau. + Các tinh trùng tham gia thụ tinh với xác suất ngang nhau. + Số lượng thống kê đủ lớn. - HS phát biểu - HS: tổng kết kiến thức mục 2 Tiểu kết: * Cơ chế nhiễm sắc thể xác định giới tính ở người: P: O (44A + XX) x O ( 44A + XY) G: 22A + X ; 22A + X , 22A + Y F: 44A + XX ; 44A + XY 1 gái : 1trai * Sự phân li của cặp nhiễm sắc thể giới tính trong quá trình phát sinh giao tử và tổ hợp lại trong thụ tinh là cơ chế xác định giới tính. Hoạt động 3: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phân hoá giới tính. Mục tiêu: HS nắm được các yếu tố gây lên sự phân hoá giới tính. - GV: bên cạnh nhiễm sắc thể giới tính có các nhiễm sắc thể thường ảnh hưởng đến sự phân hoá giới tính. - GV: yêu cầu hs nghiên cứu thông tin sgk trả lời câu hỏi: ? Nêu những yếu tố ảnh hưởng đến sự phân hoá giới tính? ? Sự hiểu biết về cơ chế xác định giới tính có ý nghĩa như thế nào trong sinh sản? - GV: giới thiệu thêm VD về sự điều khiển tỉ lệ dực cái bằng hooc môn hoặc gây đột biến. -GV: giải thích thêm về hiện tượng đổi giới, vấn đề đồng tính luyến ái ở người.-> giáo dục ý thức sinh hoạt tinh thần và tình yêu lành mạnh. - GV: yêu cầu hs rút ra kết luận mục 3 và toàn bài. - HS n/c tt SGK -> phát biểu -> HS: nêu được các yếu tố + Hooc môn + Nhiệt độ, cường độ ánh sáng. - Lấy ví dụ để phân tích. - HS: 1, 2 hs phát biểu, lớp nhận xét bổ sung. - HS: tổng kết kiến thức, đọc kết luận chung. Tiểu kết: + ảnh hưởng của môi trường trong: do rối loạn tiết hooc môn sinh dục biến đổi giới tính. + ảnh hưởng của môi trường ngoài: nhiệt độ, nồng độ CO2, ánh sáng. + ý nghĩa: chủ động điều chỉnh tỉ lệ đực cái phù hợp với mục đích sản xuất. * Kết luận chung: sgk 4.4. Củng cố. GV: sử dụng phiếu học tập. Hoàn thành bảng sau: Sự khác nhau giữa nhiễm sắc thể thường và nhiễm sắc thể giới tính. Nhiễm sắc thể giới tính Nhiễm sắc thể thường 1, Tồn tại 1cặp trong tế bào lưỡng bội. 2, 3,................... 1 2, Luôn tồn tại thành từng cặp tương đồng. 3, Mang gen quy định tính trạng thường của cơ thể. 2)Tại sao người ta có thể điều chỉnh tỉ lệ đực cái ở giống vật nuôi ? điều đó có ý nghĩa gì trong thực tiễn ? 4.5. Hướng dẫn về nhà - Học bài theo nội dung sgk. - Làm bài tập 1,2,3,4,5 vào vở bài tập. - Ôn lại bài “2 cặp tính trạng của Menđen” - Đọc mục em có biết. - nghiên cứu bài mới “Di truyền liên kết”. 5. rút kinh nghiệm: ......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Ngày soạn: 06/10/2009 Ngày giảng: 09/10/2009 Tiết 13 Bài 13: Di truyền liên kết 1/Mục tiêu 1.1. Kiến thức: - HS hiểu được những ưu thế của ruồi giấm đối với nghiên cứu di truyền. - Mô tả và giải thích được thí nghiệm của Moocgan. - Nêu được ý nghĩa của di truyên liên kết, đặc biệt trong lĩnh vực chọn giống 1.2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng hoạt động nhóm. - Phát triển tư duy thực nghiệm quy nạp. 1.3. Thái độ: Hứng thú học tập bộ môn 2/ chuẩn bị - Tranh phóng to hình 13: Cơ sở tế bào học của di truyền liên kết. 3/ phương pháp - Quan sát tìm tòi, n/c - Hoạt động nhóm. 4/ Tiến trình bài giảng 4.1. Tổ chức: 4.2. Kiểm tra bài cũ: 1)Nêu những điểm khác nhau giữa NST giới tính và NST thường ? 2) Trình bày cơ chế sinh con trai, con gái ở người ? quan niệm cho rằng người mẹ quyết định việc sinh con trai hay con gái là đúng hay sai ? 4.3. Bài mới. Mở bài: Y/c HS viết sơ đồ lai sau: F1: Đậu vàng, trơn x xanh, nhăn AaBb aabb Trong trường hợp các gen PLĐL kq pt trên cho ra 4 KH với tỉ lệ ngang nhau. GV giới thiệu về Moocgan và thông báo cho học sinh vì sao Moocgan lại chọn ruồi giấm làm đối tượng nghiên cứu. Hoạt động 1: Thí nghiệm của Moocgan. Mục tiêu: Mô tả và giải thích được thí nghiệm của Moocgan. Hoạt động của GV Hoạt động của HS - GV: Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin. ? Trình bày thí nghiệm của Moocgan? - GV ghi tóm tắt TN lên bảng. - GV: yêu cầu HS quan sát hình 13 thảo luận nhóm trả lời câu hỏi: ? Tại sao phép lai giữa ruồi đực F1 với ruồi cái thân đen cánh cụt được gọi là phép lai phân tích? ? Moocgan tiến hành lai phân tích nhằm mục đích gì? ? Vì sao Moocgan cho rằng gen cùng nằm trên một nhiễm sắc thể? - Gợi ý: nếu phân li độc lập thì kq phép lai sẽ ntn? ? giải thích kết quả của phép lai bằng sơ đồ TB học? - GV giới thiệu cách viết sơ đồ lai trong trường hợp có liên kết gen. - GV: Lưu ý HS: Thân xám, cánh dài cũng như thân đen cánh cụt luôn luôn di truyền với nhau( được gọi là DT liên kết) và cùng nằm trên 1 NST, cùng phân li về các giao tử và cùng được tổ hợp lại trong quá trình thụ tinh) ? Hiện tượng di truyền liên kết là gì? - HS: tự thu nhận và xử lí thông tin-> hs trình bày thí nghiệm, lớp nhận xét bổ sung. - HS: quan sát thảo luận thống nhất ý kiến trong nhóm. + Vì đây là phép lai giữa cá thể mang kiểu hình trội với cá thể mang kiểu hình lặn. + Nhằm xác định kiểu gen của ruồi đực F1 kết quả lai phân tích có hai tổ hợp, mà ruồi cái thân đen, cánh cụt cho 1 loại giao tử. Ruồi đực F1 cho 2 loại giao tử( Không phải là 4 loại giao tử như DT độc lập) Các gen cùng nằm trên một nhiễm sắc thể, cùng phân li về giao tử. Đại diện các nhóm phát biểu, các nhóm khác bổ sung. - HS: lên trình bày trên hình 13. lớp nhận xét bổ sung. - HS: tự rút ra kết luận. Tiểu kết: * Thí nghiệm: P: Xám, dài x đen, cụt. F1 : xám, dài Lai phân tích O F1 xám, dài x O đen, cụt FB: 1 xám, dài : 1 đen, cụt. * Giải thích kết quả hình 13 P: Xám, dài x Đen, cụt BV bv BV bv Gp: BV bv F1: BV ( 100% xám, dài) bv Lai phân tích: O F1 BV x O bv bv bv Gb: BV, bv bv Fb: BV bv bv bv 1xám, dài 1đen, cụt * Kết luận: Di truyền liên kết là trường hợp các gen quy định nhóm tính trạng nằm trên một nhiễm sắc thể, cùng phân li về giao tử và cùng được tổ hợp lại trong thụ tinh. Hoạt động 2: ý nghĩa của di truyền liên kết. Mục tiêu: HS nêu được ý nghĩa của di truyền liên kết, đặc biệt trong lĩnh vực chọn giống. - GV: nêu tình huống: ở ruồi giấm 2n = 8 nhưng tế bào có khoảng 4000 gen Vậy mỗi NST có khoảng bao nhiêu gen? - GV gt: Số nhóm gen liên kết ở mỗi loài tương ứng với số NST trong bộ đơn bội của loài. VD ở ruồi giấm có 4 nhóm gen lk (n= 4) - GV: yêu cầu hs thảo luận: ? So sánh kết quả lai phân tích F1 trong trường hợp phân li độc lập và di truyền liên kết ? ?Vì sao lk gen chỉ cho ra 2 loại KH giống P? ? ý nghĩa của di truyền liên kết trong chọn giống ? - GV: chốt lại kiến thức. - HS: nêu được mỗi nhiễm sắc thể sẽ mang nhiều gen (500 gen) - HS: căn cứ vào kết quả F2 của hai trường hợp nêu được: Fb: phân li độc lập xuất hiện biến dị tổ hợp ( có 2 KH khác P). Fb : di truyền liên kết không xuất hiện biến dị tổ hợp( chỉ cho 2 KH giống P) - Đại diện nhóm phát biểu ý kiến, nhóm khác nhận xét bổ sung. - HS: nêu được: Liên kết gen hạn chế sự tổ hợp tự do của các gen trong quá trình phát sinh giao tử hạn chế sự xuất hiện biến dị tổ hợp, làm cho đời sau có khuynh hướng giống đời trước chọn những nhóm TT tốt. Tiểu kết: - Trong tế bào mỗi nhiễm sắc thể mang nhiều gen tạo thành nhóm gen liên kết. - DT liên kết đảm bảo sự DT bền vững của từng nhóm tính trạng được qui định bởi các gen trên một NST -> Trong chọn giống người ta có thể chọn những nhóm tính trạng tốt đi kèm với nhau. 4.4. Củng cố. GV: sử dụng câu hỏi: 1) Qua bài liên kết gen em hãy cho biết trong trường hợp nào thì các gen phân li độc lập và tổ hợp tự do? (mỗi gen nằm trên 1NST) 2) Tại sao nói quy luật lk gen không bác bỏ mà bổ sung cho quy luật phân li độc lập của Menđen? (Các cặp gen nằm trên các cặp NST khác nhau thì DT theo QLPLĐL. Khi các gen cùng mằm trên 1 NST thì DTLK. Như vậy DTLK gen không mâu thuẫn mà bổ sung cho DTPLĐL) 4.5. Hướng dẫn về nhà - Làm câu hỏi 3,4 vào vở bài tập. - Ôn lại sự biến đổi hình thái nhiễm sắc thể qua nguyên phân và giảm phân. - Nghiên cứu bài “ ADN” 5. rút kinh nghiệm ..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tài liệu đính kèm: